Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề tài : Khảo sát cách viết sapô trên báo potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.27 KB, 33 trang )

Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Error: Reference source not found
MỞ ĐẦU Error: Reference source not found
1. Lý do lựa chọn đề tài Error: Reference source not found
3. Mục đích nghiên cứu Error: Reference source not found
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error: Reference source not found
5. Phương pháp nghiên cứu Error: Reference source not found
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Error: Reference source not found
7. Cấu trúc của niên luận Error: Reference source not found
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SAPÔ Error: Reference source not found
1.1. Khái niệm Sapô Error: Reference source not found
1.2. Vị trí và dung lượng sapô Error: Reference source not found
1.3. Chức năng của Sapô Error: Reference source not found
1.3.1. Xác định chủ đề của bài báo Error: Reference source not found
1.3.2. Chứng minh tính thời sự của bài báo 5
1.3.3. Nêu những ý chính 5
1.3.4. Thu hút sự chú ý của độc giả 5
1.4. Phân loại sapô 5
1.4.1. Sapô gọi tên 5
1.4.2. Sapô tóm tắt 5
1.4.3. Sapô nêu sự việc dẫn đường 6
1.4.4. Sapô chân dung 6
1.4.5. Sapô tả cảnh 6
1.4.6. Sapô nêu luận cứ 7
1.4.7. Sapô kể chuyện 7
1.4.8. Sapô nêu cảm xúc và những suy tư riêng của tác giả. 7
1.4.9. Sapô tiếp nối tiêu đề 8
1.5. Yêu cầu đối với sapô. 8
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁCH VIẾT SAPÔ TRÊN BÁO HÀ NAM 9


TỪ 20/2/2012 ĐẾN 16/3/2012 9
2.1. Giới thiệu chung về báo Hà Nam 9
2.2. Cách sử dụng sapô trên báo Hà Nam 9
2.2.1. Thể loại báo chí thường sử dụng sapô 9
2.2.2. Loại sapô thường được dùng Error: Reference source not found
2.2.3. Dung lượng sapô Error: Reference source not found
2.2.4. Số lượng sapô đạt yêu cầu Error: Reference source not found
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÁCH VIẾT SAPÔ CHO BÁO
HÀ NAM Error: Reference source not found
3.1. Nhận xét Error: Reference source not found
3.1.1. Ưu điểm Error: Reference source not found
3.1.2. Hạn chế 20
3.2. Đề xuất một số giải pháp cho báo Hà Nam 22
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
1
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
KẾT LUẬN 24
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Báo chí là một loại hình thông tin. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin
của công chúng càng cao, nội dung thông tin trong báo chí cũng phải hết sức phong phú, về
nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề trong đời sống xã hội.
Mặt khác, trên cơ sở một nền báo chí hiện đại, rất nhiều loại hình báo chí cạnh tranh
nhau, để giữ được vị trí của mình, giữ được độc giả, mỗi nhà báo đều sử dụng sapô như một
phương tiện biểu đạt mới đầy hiệu quả.
Hiện nay, sapô được sử dụng ở hầu hết các báo và tạp chí. Nhiều tờ báo xem sapô như
một thành phần không thể thiếu trong kết cấu tác phẩm. Đồng thời, đó cũng là công việc cần
thiết trong hoạt động nghiệp vụ, thúc đẩy trách nhiệm người viết, góp phần nâng cao chất
lượng tin, bài.
Nhận thức được tầm quan trọng của sapô trên báo chí hiện nay, Tôi đã quyết định

chọn đề tài “Khảo sát cách viết sapô trên báo Hà Nam từ 10/5/2012 đến 15/6/2012”.
Nghiên cứu đề tài này, Tôi đã sống và hoc tập ở Hà Nam hơn 4 năm nên tôi muốn làm một cái
gì đó, dù là nhỏ bé, như muốn đưa ra những đánh giá, nhận xét của riêng mình về việc sử
dụng sapô trên báo tỉnh Hà Nam. Tôi hi vọng niên luận này sẽ là tài liệu có ích để tòa soạn
báo Hà Nam tham khảo trong qúa trình phát triển và nâng cao chất lượng báo chí. Cũng như
có ai muốn nghiên cứu về cùng đề tài, hay gần với đề tai: Khảo sát cách viết sapô trên báo,
tham khảo.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thực tiễn báo chí nước ta, sapô không còn mới. Tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều
vấn đề mới mẻ mà nhà báo vẫn chưa hiểu hết được. Theo sự khảo sát của Tôi, hiện nay chỉ có
một số khóa luận, hay tiểu luận nhỏ của sinh viên các trường báo chí nghiên cứu về sapô. Mặt
khác, từ trước tới bây giờ, chưa có cuốn giáo trình nào nghiên cứu sâu về đề tài này.
Trong giáo trình “ Phóng sự báo chí” của Tập thể giáo viên Học viện báo chí Tuyên
Truyền, chỉ đề cập đến sapo như một tiểu mục trong kết cấu bài phóng sự. Hay trong “Phóng
sự, từ giảng đường đến trang viết” của Huỳnh Dũng Nhân, NXB.Thông Tấn, cũng đề cập đến
sapô, nhưng chỉ dừng lại ở một mục nhỏ trong kết cấu và bố cục của một bài phóng sự, chưa
đặt sapô như một bài nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy thông tin về nó chưa nhiều, chưa đáp
ứng được nhu cầu của độc giả.
Với niên luận này, sapô được nghiên cứu sâu hơn, với vị trí là đối tượng nghiên cứu
chính. Vì vậy, thông tin về nó phong phú và đầy đủ hơn, giúp người đọc hiểu sâu hơn về sapô.
3. Mục đích nghiên cứu
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
2
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Nhằm làm rõ khái niệm, vai trò của sapô trên báo. Đồng thời làm rõ cách viết sapô
trên báo Hà Nam, từ đó tổng kết những thành công và tồn tại của việc rút sapô. Mục đích cuối
cùng nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực, cho báo Hà Nam nói riêng và các cơ quan báo
chí nói chung, để nâng cao chất lượng khi sử dụng sapô trong bài viết.
Thông qua nghiên cứu, người viết cung cấp thông tin một cách có hệ thống về công
tác tuyên truyền, phản ánh của báo chí trong thời gian qua. Từ đó chỉ ra những hạn chế, tồn

tại, những thiếu sót, rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần vào việc xây dựng kế hoạch, nội
dung của tác phẩm phù hợp nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền của báo trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Báo Hà Nam là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam. Nó có vai trò
và sự ảnh hưởng rất lớn đối với nhân dân và nền báo chí trong tỉnh cũng như cả nước. Vì vậy,
Tôi đã chọn các sapô trên báo Hà Nam làm đối tượng nghiên cứu cụ thể.
Thông qua việc khảo sát 19 số báo Hà Nam từ 10/5/2012 đến 15/6/2012 với 52 sapô Tôi
có thể đưa ra những kết quả khách quan nhất về cách viết sapô trên báo Hà Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nội
dung, bao gồm các thao tác như: thống kê, phân tích hay đánh giá nội dung thông điệp, và từ
đó rút ra kết luận chung.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Tuy thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nhưng niên luận là kết quả của sự nghiên cứu
khoa học và có mục đích của cô và trò trong thời gian gần hai tháng. Vì vậy, niên luận có ý
nghĩa thực tiễn đối với báo Hà Nam nói riêng và là tài liệu tham khảo có ích cho các cơ quan
báo chí nói chung trong việc sử dụng sapo, nâng cao chất lượng tin, bài.
7. Cấu trúc của niên luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì niên luận này gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về Sapô
Chương 2. Khảo sát cách viết Sapô trên báo Hà Nam từ 10/5/2012 đến 15/6/2012
Chương 3. Một số nhận xét và giải pháp về cách viết sapô trên báo Hà Nam.

SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
3
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SAPÔ
1.1. Khái niệm Sapô
Theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong “Phóng Sự, Từ giảng đường đến trang viết”

(2009): Sapô (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Những người làm báo Việt
Nam quen với cách gọi phiên âm sapô hay mào đầu, lời dẫn với tư cách là một thuật ngữ - từ
nghề nghiệp.
Lời mào đầu đứng sau tiêu đề và đứng trước phần nội dung của bài báo. Nó là một văn bản
hoàn chỉ, có thể bao một câu hay nhiều câu. Song độ quan trọng của lời mào đầu không phụ
thuộc vào độ dài của nó. Trong báo chí hiện đại, lời mào đầu thường có xuhuwowngs ngày
càng ngắn gọn càng tót (tất nhiên, ngắn gọn phải đi kèm với dễ hiểu).
Sapô được dùng trên báo chí Việt Nam từ thời của Nam Phong và nó đã trở thành một
tên gọi quen thuộc, đặc biệt có tác dụng đối với những bài báo dài.
Có nhiều cách hiểu về Sapô: “Sapô là những thông tin chắt lọc nhất rút ra từ bài báo, ý
tưởng chủ đạo mà người viết muốn gửi gắm” hay “Sapô là lời mào đầu nằm ngay sau tít”.
Tuy nhiên, cách hiểu đầy đủ nhất: “Sapô là cái thần của bài báo được hoặc rút ra từ một đến
vài câu nguyên văn trong bài báo hoặc là được tác giả, tòa soạn sinh thành từ cái thần đó
bằng một hoặc vài câu có sức hấp dẫn và ngăn gon, dễ hiểu”.
1.2. Vị trí và dung lượng sapô
Sapô là một yếu tố thu hút độc giả, đứng sau tít và đứng trước phần nội dung của bài
báo. Thường được dùng cỡ chữ khác, đậm và to hơn chữ trong bài báo.
Đối với báo in, vai trò của sapô quan trọng, thì với phát thanh hay truyền hình nó càng
quan trọng hơn. Đặc biệt là đối với báo Internet, sapô không thể không có. Nó vừa tóm tắt nội
dung thông tin,vừa làm cho bài viết có kết cấu chặt chẽ hơn.
Lời mào đầu có thể là một câu hoặc một vài câu. Trong báo chí hiện đại, sapô thường
có xu hướng ngắn gọn, súc tích, nhưng vẫn đảm bảo được cái cốt của bài báo. Tuy nhiên độ
dai hay ngắn của sapo cũng còn phụ thuộc vào độ dài của bài báo.
1.3. Chức năng của Sapô
Theo quan điểm của tác giả Phương Nguyên 123, trên trang báo điện tử Tailieu.vn,
và sự hiểu biết của bản thân, Tác giả có cùng quan điểm là sapô có 4 chức năng:
1.3.1. Xác định chủ đề của bài báo
Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của Sapo. Nó mang đến cho người đọc khái
niệm chung về đề tài của bài viết, về góc độ mà tác giả lụa chọn xử lý. Nó hoàn thiện tít.
Do xu hướng phát triển của xã hội, trong cùng một khoảng thời gian nhất định, công

chúng muốn thu nhận được càng nhiều thông tin càng tốt. Bạn đọc sẵn sàng bỏ qua bài báo
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
4
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
nếu không tìm thấy ở mào đầu một điều gì đó hấp dẫn, có ý nghĩa, đáng để quan tâm, khiến
họ phải đọc cho hết. Bởi vậy, Sapo phải đặt tiêu chí này lên hàng đầu, để “giữ chân” độc giả.
1.3.2. Chứng minh tính thời sự của bài báo
Quy luật nghiệt ngã của báo chí là: Một bài báo thường được viết trong vài giờ, đọc
trong vài phút và bị quên sau 24 giờ. Một bài báo có ý nghĩa khi nó liên quan trực tiếp đến
vấn đề hiện tại, đang được xã hội quan tâm và có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Chính vì
điều đó, ngay từ lời dẫn của bài báo, phải nhấn mạnh được tính thời sự của thông tin mà bài
viết phản ánh. Đây cũng là lí do mà chúng ta thường gặp các từ: đang, hôm nay, gần đây, vừa
mới, đang đến gần. Rồi những cấu trú có chức năng gắn kết quá khứ với hiện tại: "tưởng
chừng như chuyện đẫ qua nhưng giờ đây nó vẫn còn", "cho đến thời điểm này"… trên Sapô.
1.3.3. Nêu những ý chính
Lời dẫn phải nêu được các ý chính, nội dung cơ bản của bài viết. Điều này giúp cho
độc giả dù không đọc hết bài báo cũng có thể nắm bắt được thông tin khái quát, quan trọng
của tác phẩm.
Tuy nhiên, việc nêu các ý chính thường gây sự dài dòng cho Sapô. Mặt khác, nếu lời
dẫn tập trung những thông tin chính thì độc giả sẽ không đọc đến nội dung bài báo. Điều này
làm giảm hiệu quả báo chí, vì vậy chức năng này không phải là yêu cầu bắt buộc.
1.3.4. Thu hút sự chú ý của độc giả
Có một câu ví von về Sapô: “Nếu như tít báo nhóm lên đốm lửa đầu tiên của sự đam
mê trong lòng người đọc thì sapô phải thổi bùng đốm lửa ấy thành một ngọn lửa, làm cho
ngọn lửa đó bùng lên”. Để làm được điều đó, mào đầu phải được viết thật ấn tượng, hấp dẫn,
gợi những thông tin có tính chất kích thích nhu cầu đọc và khơi dậy tính tò mò tìm hiểu tiếp
của độc giả bằng cách thể hiện tốt thần thái của vấn đề hay sự kiện.
1.4. Phân loại sapô
Theo quan điểm của tác giả Phương Nguyên 123, trên trang báo điện tử Tailieu.vn,
và sự hiểu biết của bản thân, đồng thời căn cứ vào ý nghĩa, mục đích của sapô Tác giả thống

nhất quan điểm với tác giả Phương Nguyên 123, là chia sapô thành 9 loại như sau:
1.4.1. Sapô gọi tên
Sapô này thường chỉ gọi tên vấn đề sẽ được trình bày trong bài viết, kèm theo nó là lời
bình luận ngắn gọn của tác giả.
Ví dụ: “ Việc các hãng tàu biển nước ngoài liên tiếp “đẻ” ra các khoản phụ phí, trong đó
có nhiều khoản rất vô lý càng khiến các doanh nghiệp tăng gánh nặng chi phí , giảm ưu thế
cạnh tranh hàng xuất khẩu.”- Bài viết “ Loạn phí tàu biển” của M.Vọng-Q.Thuần-
N.T.Tâm – Báo Thanh niên, Ngày 26/8/2011.
1.4.2. Sapô tóm tắt
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
5
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Đây là loại sapô giúp chúng ta có thể nắm bắt được những thông tin cốt lõi của vấn đề,
từ đó có cái nhìn khái quát tới sự kiện được phản ánh.
Ví dụ: “ Trả lời báo chí sau phiên họp Ban chấp hành ngày 28/2 vừa qua, Chủ tịch VFF
Nguyễn Trọng Hỷ cho biết, do hợp đồng phức tạp nên VFF cần chờ ý kiến của Vụ pháp chế
Bộ VH – TT&DL, đồng thời phải ngồi lại với VPF một lần nữa trước khi bàn giao” – Bài viết
“ Bao giờ VFF chuyển giao hợp đồng cho VPF” của Hồng Phất – Báo Tiền Phong, Ngày
1/3/2012.
1.4.3. Sapô nêu sự việc dẫn đường
Sapô này thường kể về các sự việc đã thúc đẩy tác giả viết nên bài báo. Nó sẽ khơi
gợi cho bạn đọc về mối liên quan giữa bài báo với lí do thôi thúc nhà báo viết tác phẩm này.
Từ đó, tăng tính thuyết phục đối với độc giả.
Ví dụ : “ Đọc kỹ tập hồ sơ và lá đơn của ông Phạm Xuân, thương binh hạng 2/4 ở Tân Kỳ,
Kỳ Anh, Hà Tĩnh gửi đến, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và sửng sốt: Ông đã phải chắp tay
lạy nhiều lần trước bác sĩ Dương Quang Phúc, trưởng khoa ngoại, bệnh viện Đa khoa Hà
Tĩnh để cầu xin được nằm điều trị tiếp. Tại sao lại có chuyện xót xa đến như vậy? ” – Bài
chân dung “Có một bệnh nhân chắp lạy bác sĩ” của Trung Chính – Báo Lao Động, ngày
2/8/2000.
1.4.4. Sapô chân dung

Đây là loại sapô, người viết phác thảo nên những nét chân dung nào đó của nhân vật
chính trong tác phẩm.
Đó có thể là ngoại hình nhân vật
Đó có thể là những nét về sự nghiệp, thân thế
Đó có thể là sự pha trộn nhiều khía cạnh của một chân dung.
Ví dụ: “ Đang là một bí thư chi đoàn thôn rất có uy tín, còn đúng hai ngày nữa thì anh được
kết nạp Đảng, không ngờ một quả bom bi còn sót lại trong vườn nhà đã nổ tung, làm Nguyễn
Đức Vệ đứt lìa cả hai cánh tay và cụt luôn cả chân trái. Dù với tấm thân tàn phế như thế,
Nguyễn Đức Vệ không chịu khuất phục trước cuộc sống mà chính anh, bằng nghị lực phi
thường, đã làm nên một huyền thoại đẹp như một khúc tráng ca về sự vươn dậy đáng kinh
ngạc của một con người. Tôi tìm đến nơi anh sống - tìm đến trán ca huyền thoại – tại xã
Quảng Đông, Quảng Trạch – Quảng Bình.” – Bài viết “ Năm trăm ngàn là nửa triệu”, tác
giả Nguyễn Quang Vinh, trong sách “Phóng sự: Từ giảng đường đến trang viết” của Huỳnh
Dũng Nhân.
1.4.5. Sapô tả cảnh
Đọc sapô này, độc giả như được xem một bức tranh sống động về thiên nhiên, sự vật.
Câu từ trong lời mào đầu có độ gợi cảm cao, tạo ra nhiều cảm xúc cho công chúng.
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
6
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Ví dụ: “ Người ta gọi Hoàng Liên Sơn là vùng “ Alpes Bắc Bộ” vì đó là dãy núi đồ sộ cao
nhất Việt Nam cũng như của cả bán đảo Đông Dương. Và những cư dân quanh vùng núi non
hiểm trở này gọi con đường đi lên đỉnh núi cao nhất Đông Dương mang tên Phanxipan với
độ cao 3.143 mét là “ đỉnh giá rét”. Vượt lên trên những đỉnh núi hình chóp, sắc nhọn, che
kín cả một bầu trời phía tây, đỉnh Phanxipan gần như quanh năm mây mù bao phủ với nhiệt
độ thường xuống âm độ bách phân…” – Bài phóng sự “ Đường lên đỉnh Phanxipan” của
Binh Nguyên, trong cuốn “Phóng sự: Từ giảng đường đến trang viết” – Huỳnh Dũng Nhân,
NXB Thông Tấn.
1.4.6. Sapô nêu luận cứ
Loại sapô này tác giả đưa ra các con số hay dữ kiện ấn tượng, có khả năng thu hút sự

chú ý của người đọc. Những con số này nằm trong quan hệ nhân quả với vấn đề hay sự kiện.
Ví dụ: “ - Chỉ trong tháng 12/97, cơ quan này chi 761,083 triệu đồng tiếp khách. Bình quân
31,7 triệu đồng/ ngày (tháng làm việc 24 ngày).
- “Lập chứng từ giả quyết toán khống ngót 54 triệu đồng” – Bài phản ánh “ Mỗi ngày
tiếp khách…4 trâu” của Phan Lợi, đăng trên Nhà Báo và Công Luận, từ 18 đến 24/8/2000.
1.4.7. Sapô kể chuyện
Đây là loại sapô khiến người đọc có cảm giác đang được nghe tác giả kể lại những câu
chuyện nào đó. Loại này đặc biệt hữu dụng đối với chủ đề khô khan hoặc các vấn đề có tính
khoa học. Câu chuyện mà tác giả nêu ra gắn với chủ đề bài viết.
Ví dụ: “ Một vài năm trước đây, một người bạn ngoài 40 tuổi kể với tôi rằng chị bị điếc từ
năm lên sáu. Sau ca phẫu thuật, thính giác của chị trở lại hoạt động bình thường. Xúc động
nhất, chị kể, là khi tỉnh thuốc mê, thấy cô y tá mở vời nước trong phòng tắm, chị có thể nghe
được tiếng nước đang chảy. “Đó là một giai điệu tuyệt vời”, chị nói.”
Đây là một lời mào đầu bài báo nói kể về những tiến bộ trong ngành khám chữa bệnh
thính giác. Nếu tác giả kể về lịch sử của ngành y tế khám chữa bệnh thính giác, hay tập hợp
những số liệu về bệnh nhân thính giác, thì bài viết sẽ rất khô khan, độc giả sẽ không đọc nó.
1.4.8. Sapô nêu cảm xúc và những suy tư riêng của tác giả.
Sapô thể hiện tâm tư, suy nghĩ, những trăn trở của tác giả về sự kiện, vấn đề nào đó,
diễn ra trong đời sống xã hội. Nó mang tính thời sự và có ý nghĩa xã hội.
Sapô này có yếu tố chủ quan của tác giả. Phù hợp với những chủ đề mang tính xã hội.
Ví dụ: “ Có những miền đất bán sơn địa phong thủy hữu tình, với những nền văn minh thuần
chất của người Việt ta, những di tích văn hóa từ thủa xa xưa và những câu chuyện có thật về
nhân vật, về lịch sử, về miền quê của những vị anh hùng dân tộc như truyền thuyết trong miền
cổ tích nhưng lại sống động hiện thực ngay trước mắt ta.”- Bài phản ánh “ Những triền văn
hóa Xứ Đoài” của Thủy Vân, trên báo Sài Gòn giải phóng , ngày 2/7/2000.
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
7
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
1.4.9. Sapô tiếp nối tiêu đề
Sapô này không phải là một tiểu văn bản tồn tại độc lập mà là bộ phận được viết tiếp

theo tiêu đề. Nó phụ thuộc vào tít cả về mặt hình thức lẫn nội dung.
Ví dụ: “ Ca sĩ Ngọc Tân đã nói thế và để đánh dấu kỉ lục 150 suất độc diễn trong suốt 32
năm làm ca sĩ, Ngọc Tân chuẩn bị “điểm” lại đời mình bằng một chương trình riêng: “ Có
một tình yêu”. Trời cho anh một giọng hát trẻ lâu đến mức đáng ngạc nhiên, và nụ cười lấp
lóa sau cặp kính trắng có vẻ như không mấy vướng bận lắm với cuộc đời. Nhưng sự thực lại
không phải thế…” Trong Bài “ Ca sỹ Ngọc Tân: “ Tôi đã đóng đủ thuế cho cuộc đời
mình!”,của Tác giả: Nhật Lệ, đăng trên báo Lao Động, ngày 10/11/1999.
1.5. Yêu cầu đối với sapô.
Sapô phải đảm bảo trả lời được 5 câu hỏi: ai?, cái gì?, ở đâu?, khi nào?, tại sao?. Đây
là quy tắc này giúp tác giả có thể đưa ra rất nhiều thông tin hấp dẫn ngay từ mào đầu.
Không sử dụng đoạn mô tả dài dòng ngay trong phần mào đầu.
Hãy dùng những câu ngắn và những đoạn văn ngắn.
Không nên viết dài quá 4 dòng.
Phải dùng cỡ chữ khác, đậm và to hơn chữ trong bài báo.
Sapô phải nêu được chủ đề và cái cốt của bài viết.
Thông tin phải có tính gợi mở, tạo tính tò mò tìm hiểu tiếp của độc giả.
Trong phần phân loại sapo trên, chia sapô thành 9 loại, đây cũng chỉ là cách chia
tương đối mà thôi, cũng có thể chia sapo ra thành nhiều cách, nhiều loại khác nhau
Tiểu kết chương 1.
Chương một này chủ yếu đề cập đến lý thuyết về sapô như: Khái niệm sapô, chức
năng sapô, các loại sapô và những yêu cầu đối với sapô. Đây là hệ thống kiến thức cơ bản,
giúp bản thân em nói riêng, và những nhà báo tương lai hay đang tác nghiệp noi chung cũng
những ai đọc niên luận này có thể hiểu sâu hơn về sapô. Mặt khác, nó giúp em hệ thống lại
được những kiến thức đã được hoc nhờ đó có thể áp dụng vào việc đối chiếu, so sánh để làm
nổi bật chủ đề trong phần khảo sát ở chương 2.

SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
8
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁCH VIẾT SAPÔ TRÊN BÁO HÀ NAM

TỪ 10/5/2012 ĐẾN 15/6/2012
2.1. Giới thiệu chung về báo Hà Nam
Báo Hà Nam thành lập năm 1996. Chính thức được cấp giấy phép xuất bản số 60/1998
do Bộ Văn hóa Thông tin cấp.
Tổng Biên tập báo Hà Nam là đồng chí Vũ Hiến
Trụ sở Báo đặt tại thôn Đình Tràng, xã Lam Hạ, TP Phủ Lý, Hà Nam
Báo Hà Nam là cơ quan của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Nam. Là tiếng
nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
Báo phát hành vào các ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6 hàng tuần
Tính đến ngày 15/6/2012 báo ra được 2493 số báo
Trong một số báo có các chuyên trang: Tin tức – sự kiện, Kinh tế - Xã hội, Chính trị -
Xã hội, Xây dựng Đảng - Chính quyền, Văn hóa – Giải trí, Sự kiện trong nước và quốc tế.
Màu của trang nhất thay đổi theo ngày: Thứ 2 và thứ 4 : màu đỏ
Thứ 3 và thứ 5 : màu xanh dương
Thứ 6 : màu xanh lục.
Từ khi thành lập đến nay, báo ngày càng thay đổi và hoàn thiện về mọi mặt. Không
chỉ tăng về số lượng bài viết mà chất lượng thông tin trong bài cũng nâng cao rõ rệt. Cách sắp
xếp, bố cục trang ngày càng hợp lý và đẹp hơn. Báo đáp ứng tốt nhu cầu thông tin cho nhân
dân trong tỉnh. Đặc biệt, báo Hà Nam đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vai trò của
mình trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.
2.2. Cách sử dụng sapô trên báo Hà Nam
2.2.1. Thể loại báo chí thường sử dụng sapô
Báo Hà Nam là một tờ báo tỉnh nên dung lượng bài viết có hạn, đặc biệt các dạng bài
trên số báo cũng có phần hạn chế. Qua việc khảo sát 26 số báo, từ 10/5/ 2012 đến 15/6/2012,
em nhận thấy, báo mình thường sử dụng các thể loại báo chí: tin, phóng sự, phỏng vấn, phản
ánh, bình luận, ghi nhanh… Trong đó, sapô thường được sư dụng ở các thể loại: Phóng sự xã
hội. phóng sự tư liệu, phóng sự chân dung, phỏng vấn, phản ánh, tin vắn, ghi nhanh, bình
luận. Đặc biệt, lời mào đầu được sử dụng nhiều trên thể loại phản ánh và phóng sự.
Trong 26 số báo có: 53 bài phong sự, phản ánh sử dụng sapô
Ví dụ: Bài “ Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ “ vừa hồng, vừa chuyên”” của Thu Thảo,

trên Số 2443, ngày 18/5/2012.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của công việc, công việc thành
hay bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Ghi nhớ lời dạy của Người, nhiều năm qua, Đảng bộ
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
9
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
tỉnh Hà Nam đã luôn coi trọng việc chăm lo, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về
chính trị, tinh thông về nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển thị xã xứng đáng với
vai trò trung tâm của tỉnh.
Bài “Bệnh viện đa khoa Thành phố Phủ Lý- Nâng cao tinh thần y đức trong công tác
khám, chữa bệnh” của Kim Chi, trên Số 2462, ngày 14/6/2012.
Năm 2005, bệnh viện đa khoa Thành phố Phủ Lý được tách ra từ Trung tâm y tế
Thành phố và thành lập mới theo quyết định số 1496 QĐ/UBND ngày 7/10/2005 của UBND
tỉnh. Sau 7 năm đi vào hoạt động, mặc dù cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn,
đội ngũ bác sỹ còn thiếu song tập thể y, bác sỹ và cán bộ viên chức bệnh viện đã khắc phục
mọi khó khăn, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu
cầu khám, chữa bệnh ngày một tốt hơn cho nhân dân trên địa bàn.
Có 11 bài phóng sự sử dụng sapô
Ví dụ: Bài : “ Long đong hàng rong” của Minh Thu, trên Số 2452, ngày 31/5/2012.
Bảy rưỡi sáng, hàng bún riêu ở phố Quy liu đang đông khách. Món bún riêu đậu rán
ở gánh hàng này khá dậy mùi, lại đậm đà khó quên nên nó được liệt vào "bản đồ ẩm thực"
của nhiều người. Chỉ độc bún riêu thôi nhưng "nhà hàng" cũng phải đến năm bảy nhân viên.
Trong đó có một "nhân viên đặc biệt" đứng thu tiền mà mắt "đảo như rang lạc". Vài chục gái,
trai, trẻ, già đang xì sụp thì chiếc xe tải nhỏ của công an phường lừ lừ tiến đến. "Nhân viên
đặc biệt" hô: Công an đến đấy! thế là té tát, người gánh hàng, người bưng rổ rau, người vơ
mấy chiếc ghế, tất cả chạy như vịt.
Có 19 chùm tin vắn sử dụng sapô
Ví dụ: Chùm tin vắn, trên Số 2452, ngày 31/5/2012
Có 1 bài ghi nhanh sử dụng sapô
Ví dụ: Bài “Dịch vụ cầm đồ hốt bạc mùa Euro” của Trịnh Hiền, số 2461, ngày 13/6/2012.

“Chiếc SH đậu cửa hiệu, nhận ra khách quen nên không cần hỏi han, nhân viên cầm
đổ trên đường Láng hỏi: “Lấy bao nhiêu”. Người thanh niên đầu trọc, bắp tay có hình xăm
nói chỉ đáp gọn lỏn: 30 “củ” (30 triệu).”
Có 1 bài bình luận sử dụng sapô
Ví dụ: Bài “ Đường đứt khúc 9 đoạn”- một yêu sách phi lý” theo Bảo vệ chủ quyền Biển
Đảo – NXB Thời đại 2011.
Gần đây, Trung Quốc liên tục có những hành động đáng lo ngại trên Biển Đông. Dư
luận đang đặt câu hỏi, phải chăng Trung Quốc đang đi những bước đầu tiên để hiện thực hóa
“Đường đứt khúc 9 đoạn”, một yêu sách chưa có quốc gia hay tổ chức quốc tế nào thừa nhận
và không có chứng lý nào khả dĩ để chứng minh. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của chuyên
gia Nguyễn Hồng Thao về yêu sách “Đường đứt khúc 9 đoạn” dưới góc độ luật pháp quốc tế.
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
10
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Có 3 bài phỏng vấn sử dụng sapô
Ví dụ: Bài “ Sức khỏe, lòng tin yêu của nhân dân là hạnh phúc của người thầy thuốc” của
Thế Vĩnh, trên số Số 2447, ngày 24/5/2012.
Là thầy thuốc trưởng thành từ y tế cơ sở, lăn lộn, gắn bó với việc xây dựng, phát triển
sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, đến lúc về hưu vẫn không ngừng làm việc thiện, tình
nguyện khám chữa bệnh cứu người gần suốt cuộc đời mình, bác sĩ đa khoa Vũ Chí Thuận
( thôn Động Tứ, xã Liêm Cần, Thanh Liêm) luôn tâm niệm và cố gắng làm theo lời dạy của
Bác Hồ “ Lương y như từ mẫu”. Trong lần trò chuyện với “ GẶP GỠ CUỐI THÁNG”, ông
bộc bạch chân thành: “Sức khỏe, lòng tin yêu của nhân dân là niềm vui, là hạnh phúc của
người thầy thuốc chân chính.”
Có 1 bài tường thuật sử dụng sapô
Ví dụ: Bài “Thanh Liêm : Đối thoại, trả lời giải quyết đơn thư của công dân”Của Hoàng
Hà báo Hà Nam, trên số 2424, ra ngày 14/6/2012.
Sáng ngày 13/6/2012, UBND huyện Thanh Liêm tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại,
trả lời giải quyết đơn thư của công dân trên địa bàn xã Thanh Nghị (huyện Thanh Liêm). Ông
Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh về dự và

chỉ đạo hội nghị.
Ngoài ra, sapô còn được sử dụng ở thể loại Tư vấn sức khỏe. 21 số là 19 bài tư vấn có
sử dụng sapô.
Đây là số liệu khảo sát trên báo Hà Nam. Với mỗi thể loại, sapô được dung khác nhau.
Bài phản ánh, phóng sự, lời mào đầu thường có dung lượng dài hơn, tần số xuất hiện nhiều
hơn. Với tin vắn, sapô chỉ sử dụng nhằm phân biệt giữa tin này với tin kia, chưa thể hiện được
hết vai trò của nó.
Phóng sự và phản ánh là hai thể loại chủ chốt xuất hiện nhiều trên báo Hà Nam, vì vậy
số lượng sapô xuất hiện trên báo nhiều, đặc biệt là ở các số báo: 2449, ra ngày 28/5/2012; số
báo Số 2455, ra ngày 5/6/2012; số báo Số 2461, ra ngày 13/6/2012
2.2.2. Loại sapô thường được dùng
Báo Hà Nam sử dụng hầu hết các loại sapô trong bài viết: sapô gọi tên, sapô kể
chuyện, sapô chân dung, sapô nêu luận cứ, sapô nêu sự việc dẫn đường, sapô tiếp nối tiêu đề,
sapô nêu cảm xúc. Đặc biệt, sapô tên gọi được sử dụng nhiều nhất.
Trong 24 số báo khảo sát có 39 bài sử dụng sapô gọi tên.
Ví dụ: Bài phản ánh “Mục sở thị tác dụng bùa yêu sau 7 ngày sử dụng” của Trần Hữu, trên
Số 2444, ra ngày 21/5/2012.
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
11
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Chỉ một triệu để có thể giúp chồng quay trở lại với gia đình và yêu mình đến suốt
cuộc đời là cái giá quá rẻ, cho nên chị Hương (Hoàng Mai, Hà Nội) đã không tiếc tiền chi ra
để sở hữu một lá bùa yêu giữ chồng.
Bài phóng sự tư liệu “ Ngày thứ 5 đen tối của không quân Mỹ” của NXB Thông
Tấn 2011, trên Số 2450, ra ngày 29/5/ 2012.
Hơn 50 năm trước, trong Chiến tranh lạnh Triều Tiên, vùng trời giữa sông Áp Lục và
sông Thanh Xuyên (Ch’ongch’on) là hành lang của những chiếc máy bay Mig. Không quân
Mỹ chỉ dám lượn lờ ở bên ngoài mà không dám xâm phạm bởi “ngày thứ 5 đen tối” đã cho
họ những bài học không thể nào quên.
Có 2 bài sử dụng sapô tiếp nối tiêu đề

Ví dụ: “ Đó là thông điệp của chương trình Lễ hội Xuân Hồng năm 2012 do Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Viện Huyết học truyền
máu Trung ương phối hợp tổ chức. Triển khai kế hoạch của Ban chỉ đạo Quốc gia vận động
hiến máu tình nguyện, hiến máu nhân đạo tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng địa
phương, đơn vị nhằm động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng phong
trào”
Trong bài “ Hiến máu đầu xuân nhân lên hạnh phúc”, Số 2454, ra ngày 4/6/2012.
Bài “Hà Nam: Hàng nghìn phụ nữ được học nghề, có việc làm” của Phùng Thống,
trên Số 2463, ra ngày 15/6/2012.
Nhờ mô hình đang được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Nam thực hiện, hàng nghìn phụ
nữ được học nghề, học xong được giới thiệu vào làm tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn,
hoặc làm tại nhà, gắn sản xuất với tiêu thụ
Có 6 bài sử dụng sapô nêu luận cứ
Ví dụ: Bài phản ánh “Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm các sản
phẩm nông, lâm, thủy sản” của Phùng Đức Thống, Số 2451, ra ngày 30/5/2012
Nhằm góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý an toàn thực phẩm nông
lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa đề nghị các Sở
NN&PTNT các tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai rà soát, quy định chức năng, nhiệm vụ
về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Có 2 bài sử dụng sapô kể chuyện
Ví dụ: Bài “Ký ức mãi trào dâng” của Nguyễn Lập Quang, trên số 2435, ra ngày 15/3/2012.
Chuyến xe đưa các cựu chiến binh (CCB) thăm lại chiến trường xưa, nhất là nơi diễn
ra trận chiến bi hùng với quân Pháp cách đây tròn 55 năm (ngày 11-5-1954) tại vùng núi
Chanh Chè (huyện Thanh Liêm, Hà Nam) xuất phát từ Hà Nội khi trời nắng chang chang.
Vậy mà vừa đặt chân đến chiến trường xưa, một cơn mưa rào làm tiết trời dịu hẳn.
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
12
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Phóng sự tư liệu “ Ngày thứ 5 đen tối của không quân Mỹ” của NXB Thông tấn
2011, trên số Số 2450, ra ngày 29/5/ 2012.

Hơn 50 năm trước, trong Chiến tranh lạnh Triều Tiên, vùng trời giữa sông Áp Lục và
sông Thanh Xuyên (Ch’ongch’on) là hành lang của những chiếc máy bay Mig. Không quân
Mỹ chỉ dám lượn lờ ở bên ngoài mà không dám xâm phạm bởi “ngày thứ 5 đen tối” đã cho
họ những bài học không thể nào quên.
Có 4 bài sử dụng sapô chân dung
Ví dụ: Bài “Nữ giám định viên hai năm liền được vinh danh trong sổ vàng truyền thống” của
Thế Vĩnh, trên Số 2453, ra ngày 1/6/2012
Từ sự nỗ lực phấn đấu hết mình vì công việc, trong 02 năm liền (năm 2010 và 2011)
Đại úy Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Đội trưởng Đội Giám định thuộc Phòng Kỹ thuật
hình sự được vinh danh ghi sổ vàng truyền thống của Công an tỉnh Hà Nam.
Bài phóng sự “Làng Vũ Đại thay da đổi thịt” của Thế Vĩnh, trên Số 2458, ra ngày 8/6/2012.
Làng Vũ Đại (Đại Hoàng), Lý Nhân, Hà Nam quê hương nhà văn Nam Cao luôn được
coi là hình mẫu trong các sáng tác của ông. Đó là một mảnh đất xưa kia nghèo khổ. Nhưng
hôm nay, làng Vũ Đại đã thay da đổi thịt
Có 1 bài sử dụng sapô nêu cảm xúc
Ví dụ: Sapô trong bài “Nữ giám định viên hai năm liền được vinh danh trong sổ vàng
truyền thống” của Thế Vĩnh, trên số 2453, ra ngày 1/6/2012, có dung lượng khoảng 85 chữ.
Từ sự nỗ lực phấn đấu hết mình vì công việc, trong 02 năm liền (năm 2010 và 2011) Đại úy
Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Đội trưởng Đội Giám định thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự được
vinh danh ghi sổ vàng truyền thống của Công an tỉnh Hà Nam.
Có 5 bài sử dụng sapô nêu sự việc dẫn đường
Ví dụ: Phóng sự “ Chuyện nhà cổ, nhà gỗ” của Thế Vĩnh, trên Số 2452, ra ngày 31/5/2012.
Trong muôn hình dáng vẻ của các kiểu nhà hộp, nhà tầng, biệt thự á âu đang đua
nhau mọc lên ở khắp phố thị, làng quê thì thấp thoáng đó đây những nếp nhà gỗ theo phong
cách truyền thống vẫn đang lặng lẽ tạo dựng một nét độc đáo cổ xưa riêng có. Mấy năm gần
đây, nhà gỗ phỏng dựng theo phong cách cổ đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình có điều
kiện về mặt bằng và kinh phí phù hợp. Có cầu ắt có cung, nghề dựng nhà cổ, nhà gỗ cũng
bỗng chốc nổi lên như một phong cách riêng, ẩn chứa không ít những câu chuyện thú vị trong
muôn nẻo nghề mộc giữa cơ chế thị trường đầy sôi động.
Trong xu hướng xã hội hiện nay, thời gian để công chúng giải trí rất ít, vì thế sapô

phải rút gọn được nội dung chính của bài, gọi tên trực tiếp sự việc. Bởi vậy, sapô gọi tên được
sử dụng chủ yếu trên báo Hà Nam nói riêng và báo chí cả nước nói chung.
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
13
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Sapô gọi tên được sử dụng nhiều trong thể loại phản ánh, phóng sự. Nó nêu tên trực
tiếp về vấn đề được phản ánh trong bài.
Ví dụ: Trong bài “Phụ nữ Hà Nam thi đua học tập, lãnh đạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc” của Phương Dung, trên Số 2456, ra ngày 6/6/2012.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, thời gian qua, phụ nữ tỉnh Hà
Nam đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia
đình hạnh phúc; thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thực hiện thắng lợi
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Sapô tiếp nối tiêu đề được sử dụng cho nhiều thể loại: tin, ghi nhanh. Sapô nêu luận
cứ, nêu sự việc dẫn đường thường sử dụng cho thể loại phỏng vấn, phản ánh.
2.2.3. Dung lượng sapô
Sapô trên báo Hà Nam thường rất dài, phổ biến trên 80 chữ. Do dung lượng bài trên
báo thường dài, điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến dung lượng sapô. Mặt khác, do cách rút sapô
của phóng viên, tham phô kiến thức, không chú trọng đến yếu tố dung lượng.
Qua 25 số báo được khảo sát, có 4 sapô có dung lượng nhỏ hơn 50 chữ
Ví dụ: “ Trong muôn nẻo nghề nghiệp của cuộc sống đời thường, có những nghề, những
công việc vô cùng quan trọng nhưng lại hết sức bình dị, lặng thầm và rất ít người biết đến.
Tuần đường ngành đường sắt là một trong những công việc như vậy”
Trong bài “ Lặng thầm nghề tuần đường” của Thế Vĩnh, ra ngày 15/6/2012, có dung
lượng 47 chữ.
Hay trong tin “Chủ tịch UBND tỉnh nghe UBND huyện Thanh Liêm và các sở,
ngành có liên quan báo cáo tình hình chuẩn bị nội dung gặp gỡ nhân dân xã Thanh Nghị” của
Phùng Thống, trên Số 2445 ra ngày 22/5/2012
, sapô có dung lượng 36 chữ

Sáng ngày 21/5/2012, ông Mai Tiến Dũng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe UBND huyện Thanh
Liêm và các sở.
Có 32 sapô có dung lượng từ 50 đến 100 chữ
Ví dụ: Sapô trong bài “Nữ giám định viên hai năm liền được vinh danh trong sổ vàng
truyền thống” của Thế Vĩnh, trên số 2453, ra ngày 1/6/2012, có dung lượng khoảng 85 chữ.
Từ sự nỗ lực phấn đấu hết mình vì công việc, trong 02 năm liền (năm 2010 và 2011)
Đại úy Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Đội trưởng Đội Giám định thuộc Phòng Kỹ thuật hình
sự được vinh danh ghi sổ vàng truyền thống của Công an tỉnh Hà Nam
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
14
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Hay bài “Thanh Liêm : Đối thoại, trả lời giải quyết đơn thư của công dân”Của tòa
soạn báo Hà Nam, trên số 2454, ra ngày 4/6/2012.
Sáng ngày 13/6/2012, UBND huyện Thanh Liêm tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại,
trả lời giải quyết đơn thư của công dân trên địa bàn xã Thanh Nghị (huyện Thanh Liêm). Ông
Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh về dự và
chỉ đạo hội nghị.
Ví dụ: Bài “Dịch vụ cầm đồ hốt bạc mùa Euro” của Trịnh Hiền, số 2460, ngày 12/62012.
“Chiếc SH đậu cửa hiệu, nhận ra khách quen nên không cần hỏi han, nhân viên cầm
đổ trên đường Láng hỏi: “Lấy bao nhiêu”. Người thanh niên đầu trọc, bắp tay có hình xăm
nói chỉ đáp gọn lỏn: 30 “củ” (30 triệu).”
Ví dụ: “ Trong muôn nẻo nghề nghiệp của cuộc sống đời thường, có những nghề, những
công việc vô cùng quan trọng nhưng lại hết sức bình dị, lặng thầm và rất ít người biết đến.
Tuần đường ngành đường sắt là một trong những công việc như vậy”
Trong bài “ Lặng thầm nghề tuần đường” của Thế Vĩnh, ra ngày 15/6/2012, có dung
lượng 47 chữ.
Ví dụ: trong bài “Khai mạc giải bóng đá vô địch Đoàn Khối lần thứ II năm 2012” , Của
Trịnh Hiếu, trên số 2456, ngày 6/6/2012.
Thiết thực chào mừng Đại hội Đoàn Khối các cơ quan tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2012

- 2017, tiến tới chào mừng Đại hội Đoàn tỉnh lần thứ XIII, sáng ngày 05/6/2012, tại sân vận
động tỉnh, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tổ chức khai mạc giải bóng đá vô địch
đoàn khối lần thứ II năm 2012.
Sapo này đạt yêu cầu, dung lượng 78 chữ
Có 18 sapô có dung lượng trên 100 chữ
Ví dụ: Bài phản ánh “Làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề cho đoàn viên
thanh niên” của Phương Dung, trên số 2450 ra ngày 29/5/2012, Sapô có dung lượng khoảng
110 chữ.
Phóng sự “ Chuyện nhà cổ, nhà gỗ” của Thế Vĩnh, trên Số 2452, ra ngày 31/5/2012,
sapô có dung lượng khoảng 138 chữ.
Trong muôn hình dáng vẻ của các kiểu nhà hộp, nhà tầng, biệt thự á âu đang đua
nhau mọc lên ở khắp phố thị, làng quê thì thấp thoáng đó đây những nếp nhà gỗ theo phong
cách truyền thống vẫn đang lặng lẽ tạo dựng một nét độc đáo cổ xưa riêng có. Mấy năm gần
đây, nhà gỗ phỏng dựng theo phong cách cổ đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình có điều
kiện về mặt bằng và kinh phí phù hợp. Có cầu ắt có cung, nghề dựng nhà cổ, nhà gỗ cũng
bỗng chốc nổi lên như một phong cách riêng, ẩn chứa không ít những câu chuyện thú vị trong
muôn nẻo nghề mộc giữa cơ chế thị trường đầy sôi động.
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
15
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Một sapô có dung lượng hợp lý nhỏ hơn 50 chữ ( đối với báo in), nhỏ hơn 30 chữ ( đối
với báo mạng điện tử). Căn cứ vào điều đó sapô trên báo in Hà Nam rất dài so với tiêu chí đặt
ra.
Một số bài quá dài: Bài phản ánh “ Huy động nguồn lực xây dựng thiết chế Văn
hóa thể thao theo tiêu chí NTM” của Chu Bình, trên số 2455 ra ngày 5/6/2012. sapô có dung
lượng khoảng 185 chữ.
Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) của Chính phủ ban hành bao
gồm 19 tiêu chí, trong đó có 02 nhóm tiêu chí thuộc lĩnh vực ngành văn hóa, thể thao và du
lịch (VHTT&DL). Đó là tiêu chí 06 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về văn hóa.
Trong đó, quy định các tiết chế văn hóa cụ thể như: Các trung tâm văn hóa - thể thao (VHTT)

xã, nhà văn hóa (NVH) - khu thể thao (KTT) thôn đều phải đạt chuẩn của Bộ VHTT&DL. Tuy
nhiên, theo đánh giá mới đây của Bộ VHTT&DL thì phần lớn các trung tâm VHTT các xã và
NVH - KTT các thôn, xóm thuộc 28 xã xây dựng NTM của tỉnh ta hiện vẫn chưa đáp ứng
được theo tiêu chí NTM. Nguyên nhân chủ yếu là do những vướng mắc trong công tác quy
hoạch và quy mô xây dựng.
Hay bài phản ánh “Thực hiện đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa” của Bích
Huệ, trên số 2449 ra ngày 28/5/2012. sapô có dung lượng khoảng 138 chữ.
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất
hàng hóa qui mô lớn, đảm bảo an ninh lương thực và tăng xuất khẩu nông sản là một trong
những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN&PTNT) tại Phiên họp thường kỳ của Chính phủ
Bài phản ánh “Xây dựng nghề trọng điểm cơ hội và thách thức” của Đỗ Hồng, trên
số 2461 ra ngày 13/6/2012, Sapô có dung lượng 143 chữ. Đây là Sapô có dung lượng dài.
Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất
nước, đặc biệt là nhu cầu về đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao, Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội đã phê duyệt cho một số trường nghề xây dựng các nghề trọng điểm cấp quốc
gia, khu vực ASEAN và quốc tế. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 3 trường được đầu tư xây dựng
nghề trọng điểm cấp quốc gia và khu vực ASEAN với 8 nghề trọng điểm đã được phê duyệt.
Chính vì sapô dài dễ gây cảm giác nhàm chán cho độc giả. Đôi khi chính vì quá dài
khiến cho chủ đề hay cái cốt của bài viết bị loãng, không hấp dẫn bạn đọc.
2.2.4. Số lượng sapô đạt yêu cầu
Một sapô đạt yêu cầu khi nó đảm bảo được những yếu tố:
Nêu được chủ đề bài báo và cái cốt của vấn đề
Dung lượng ngắn, câu ngắn, dưới 50 chữ
Cỡ chữ và kiểu chữ đậm và to hơn chữ trong bài báo
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
16
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Chứng minh được tính thời sự của bài báo
Không sử dụng đoạn mô tả quá 15 chữ ngay trong phần mào đầu.

Việc đánh giá sapô chỉ mang tính chất tương đối, rất ít sapô có thể đạt được tất cả
những yêu cầu trên. Vì vậy, khi đánh giá Sapô trên báo Hà Nam em chỉ dựa chủ yếu vào 2
tiêu chí đầu tiên. Dựa trên những yêu cầu đó, áp dụng cho việc khảo sát 52 sapô trên 19 số
báo Hà Nam, Tôi rút ra kết quả sau:
Trên 21 số báo có 28 sapô đạt yêu cầu
Ví dụ: “Mặc dù giữa công ty C.P và các chủ trang trại đã có hợp đồng là nếu lợn chết phải
tiêu hủy, tuyệt đối không được bán ra ngoài, tuy nhiên trên thực tế, C.P cho biết rất khó kiểm
soát hết được các trang trại.
Là sapô trong bài phản ánh “Bình Lục : C.P thừa nhận khó kiểm soát bán lợn chết ra
ngoài” ( Mạnh Hùng), trên số 2449, ra ngày 28/5/2012. Sapô này đạt yêu cầu vì nó đảm bảo
các yếu tố: Câu ngắn, đoạn ngắn, sapô nêu bật được chủ đề bài báo, chứng minh được tính
thời sự của bài viết.
Hay “ Theo Cục Thống kê, sau nhiều tháng giữ ở mức 1%, tháng hai vừa qua, chỉ số
giá tiêu dùng của tỉnh ta tăng mạnh trở lại đạt mức 1,13% so với tháng trước. Đây là hệ lụy
của việc tăng giá không ít mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trong đó chủ đạo là hai mặt hàng:
Sữa và gas.”
Sapô trong bài phản ánh “Tăng cường công tác quản lý nhà nước ổn định giá cả thị
trường”. của Phùng Thống trên Số 2451 ra ngày 30/5/2012. Sapô này đạt yêu cầu vì: Dung
lượng hợp lý. Câu ngắn, đoạn ngắn. Nêu bật được chủ đề bài báo. Nó chứng minh được tính
thời sự bài báo. Hấp dẫn dễ hiểu và là sapo của nền báo chí thế kỷ 21.
Có 2 sapô không đạt yêu cầu
Ví dụ: “ Trong muôn hình dáng vẻ của các kiểu nhà hộp, nhà tầng, biệt thự á âu đang đua
nhau mọc lên ở khắp phố thị, làng quê thì thấp thoáng đó đây những nếp nhà gỗ theo phong
cách truyền thống vẫn đang lặng lẽ tạo dựng một nét độc đáo cổ xưa riêng có. Mấy năm gần
đây, nhà gỗ phỏng dựng theo phong cách cổ đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình có điều
kiện về mặt bằng và kinh phí phù hợp. Có cầu ắt có cung, nghề dựng nhà cổ, nhà gỗ cũng
bỗng chốc nổi lên như một phong cách riêng, ẩn chứa không ít những câu chuyện thú vị trong
muôn nẻo nghề mộc giữa cơ chế thị trường đầy sôi động.”
Đây là sapô trong Phóng sự “Chuyện nhà cổ, nhà gỗ” ( Thế Vĩnh) trên số 2452 ra
ngày 31/5/2012. Tuy sapô này hấp dẫn, nhưng do dung lượng quá dài, khiến cho chủ đề và cái

cốt của bài báo chưa được nổi bật. Đó là lí do mà nó không đạt yêu cầu.
Hay “ Thực hiện nghị quyết số 12- NQ/HNDT của BCH Hội nông dân tỉnh về nâng
cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở hội giai đoạn 2011-2015, thời gian qua các cấp Hội
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
17
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
nông dân trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tuyên truyền tới toàn
thể cán bộ, hội viên về vai trò của Hội nông dân trong thời kỳ CNH-HĐH gắn với thwucj hiện
Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới và việc đẩy mạnh thực hiện “ Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó, huy động sự tham gia tích cực của
Hội nông dân xây dựng tổ chức Hội nghị càng vững mạnh”
Đây là sapô trong bài phản ánh “ Các cấp hội nông dân nâng cao chất lượng hoạt
động” (Phương Dung ) trên số 2459 ra ngày 11/6/ 2012. Nó không đạt yêu cầu do dung lượng
của sapô quá dài khoảng 138 chữ, Sapô chưa nêu bật được chủ đề của bài báo. Vì vậy nó
không đạt yêu cầu.
Bên cạnh đó tin vắn trên báo Hà Nam sử dụng sapô chưa đạt yêu cầu. Nhiều tin, câu
đầu tiên được tô đậm chỉ để phân biệt giữa tin này với tin khác. Chưa nêu được cái cốt của
vấn đề. Nhiều sapô chưa thành một câu, con rời rạc không liền mạch. Qua đây cho thấy việc
sử dụng sapo trên báo Hà Nam còn nhiều hạn chế, các tác giả còn quá chú trọng vào nội dung
câu từ hay nói cách khác còn ham dài, chưa chú trọng đến chất lượng, nội dung bài báo, và cả
thị hiếu cũng như nhu cầu của độc giả. Nhu cầu của độc giả là tin tức, là thông tin. Chứ không
phải diết thời gian bằng cách đọc các văn bản dài dòng văn tử.
Thực tế sapô sử dụng trên báo Hà Nam thường dài, chưa có sự chắt lọc thông tin. Cho
dù đề tài hay nhưng sapô không đạt yêu cầu khiến cho bài báo không còn đủ sức hấp dẫn.
Tiểu kết chương 2
Qua việc khảo sát 21 số báo, nhìn chung báo Hà Nam đã sử dụng sapô như một thành
phần quan trọng kết cấu bài báo. Thể hiện đúng vai trò của một lời mào đầu: giới thiệu chủ đề
bài báo và cái cốt của vấn đề. Trong báo Hà Nam sapô được sử dụng nhiều ở thể loại phản
ánh và phóng sự. Loại sapô thường dùng: Sapô gọi tên. Dung lượng lời mào đầu tương đối
dài, thường trên 80 chữ. Số lượng sapô đạt yêu cầu là 28 sapô.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP
VỀ CÁCH VIẾT SAPÔ CHO BÁO HÀ NAM
3.1. Nhận xét
3.1.1. Ưu điểm
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
18
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Báo Hà Nam thể hiện đúng vai trò là một tờ báo tỉnh, là tiếng nói của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân Hà Nam. Nó phản ánh mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong
tỉnh như : chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng
Ví dụ: Ở mảng kinh tế
Bài phản ánh “Tăng cường công tác quản lý nhà nước ổn định giá cả thị trường” của
Phùng Đức Thống, trên số 2451 ra ngày 30/5/2012. dung lượng sapo khoảng 63 chữ.
“ Theo Cục Thống kê, sau nhiều tháng giữ ở mức 1%, tháng hai vừa qua, chỉ số giá
tiêu dùng của tỉnh ta tăng mạnh trở lại đạt mức 1,13% so với tháng trước. Đây là hệ lụy của
việc tăng giá không ít mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trong đó chủ đạo là hai mặt hàng: Sữa và
gas.”
Bài phản ánh “Thực hiện đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa” của Bích Huệ,
trên số 2449 ra ngày 28/5/2012. sapô có dung lượng khoảng 138 chữ.
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất
hàng hóa qui mô lớn, đảm bảo an ninh lương thực và tăng xuất khẩu nông sản là một trong
những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN&PTNT) tại Phiên họp thường kỳ của Chính phủ
Biết cách sử dụng sapô như một thành phần quan trọng trong kết cấu bài báo.
Hầu hết sapô sử dụng đã thể hiện được chủ đề của bài báo, nêu được cái cốt của vấn
đề được nói đến trong bài.
Phần lớn lời mào đầu trên báo Hà Nam đều viết đúng thể loại
Lời mào đầu sử dụng trong bài viết đều được tô đậm, dùng cỡ chữ khác để thể hiện,
giúp cho bạn đọc dễ nhận biết
Sapô trên báo Hà Nam rất ít sử dụng những đoạn mô tả dài dòng. Nó thường đề cập

thẳng vào vấn đề, hấp dẫn bạn đọc.
Tính thời sự của thông tin trong bài báo được sapô thể hiện rất rõ nét, biểu hiện qua
việc sử dụng qua các từ thường gặp: vừa mới, đang, gần đây.
Ví dụ: Trong bài “Nhật Tân: Tập trung tiêm phòng vắc xin H5N1 cho đàn gia cầm” của
Kim Chi, trên số 2445, ra ngày 22/5/2012 có viết “ Như tin đã đưa, ngày 20/5 vừa qua, tại xã
Nhật Tân( Kim Bảng) đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm làm chết 3400 con ngan, gà, vịt của
hai hộ gia đình. Ngay sau khi ổ dịch xuất hiện, các cấp, ngành chức năng đã vào cuộc thực
hiện các biện pháp khoanh vùng, dập dịch. Hiện tại địa phương đang tập trung tiêm phòng
vắc xin H5N1 cho đàn gia cầm. Đây là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn dịch cúm
gia cầm tại địa phương không để lây lan ra diện rộng.”
Nhiều sapô làm cho bài báo trở nên ấn tượng, hấp dẫn độc giả hơn
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
19
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Ví dụ: Bài phóng sự “ Lặng thầm nghề tuần đường” của Thế Vĩnh, trên số 2463 ra ngày
15/6/2012. Có sapo: “ Trong muôn nẻo nghề nghiệp của cuộc sống đời thường, có những
nghề, những công việc vô cùng quan trọng nhưng lại hết sức bình dị, lặng thầm và rất ít
người biết đến. Tuần đường ngành đường sắt là một trong những công việc như vậy”.
Hay bài phóng sự “ Trà sen, níu bước chân người” của Phạm Vĩnh, trên số 2463 ra ngày
15/6/2012. Có sapo: “Nằm cạnh quốc lộ 1A, chếch cửa ga Đồng Văn (Duy Tiên), quán trà
sen cụ Trưởng An từ lâu đã là địa chỉ “tâm đắc” của khách đi đường có dịp ghé quán,
thưởng trà. Mấy chục năm đã qua (từ ngày quán nhỏ, trát vách,… đến nay xây dựng khang
trang thoáng mát) chén trà quán cụ vẫn giữ nguyên được hương vị sen quê thơm ngát, đậm
đà. ”
Sapô của hai bài trên cung cấp rất nhiều thông tin thú vị về nghề tuần đường hay thông
tin về người sáng tạo ra trà sen, hương vị đặc biệt của trà. Chính những thông tin ấy đã hấp
dẫn độc giả đọc tiếp vào nội dung bài báo.
3.1.2. Hạn chế
Hạn chế lớn nhất của sapô trên báo Hà Nam chính là dung lượng. Hầu hết những sapô
này có dung lượng dài, trên 80 chữ, có những lời mào đầu dài gần 200 chữ,

quá dài so với yêu cầu của sapô.
Ví dụ: Trong bài phỏng vấn “Sức khỏe, lòng tin yêu của nhân dân là hạnh phúc của người
thầy thuốc” của (Thế Vĩnh) trên số 2447 ra ngày 24/5/2012 có sapô “ Là thầy thuốc trưởng
thành từ y tế cơ sở, lăn lộn, gắn bó với việc xây dựng, phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe
nhân dân, đến lúc về hưu vẫn không ngừng làm việc thiện, tình nguyện khám chữa bệnh cứu
người gần suốt cuộc đời mình, bác sĩ đa khoa Vũ Chí Thuận ( thôn Động Tứ, xã Liêm Cần,
Thanh Liêm) luôn tâm niệm và cố gắng làm theo lời dạy của Bác Hồ “ Lương y như từ mẫu”.
Trong lần trò chuyện với “ GẶP GỠ CUỐI THÁNG”, ông bộc bạch chân thành: “Sức khỏe,
lòng tin yêu của nhân dân là niềm vui, là hạnh phúc của người thầy thuốc chân chính.”.
Sapô có dung lượng 120 chữ, quá dài so với yêu cầu của sapô. Chính dung lượng dài
khiến cho cái cốt của bài phỏng vấn bị mờ nhạt, làm giảm sự hấp dẫn của bài báo. Nếu sapô
này bỏ đi một đoạn giới thiệu đầu tiên: “ Là thầy thuốc cứu người” và trở thành sapô mới “
Gần suốt cuộc đời,, bác sĩ đa khoa Vũ Chí Thuận ( thôn Động Tứ, xã Liêm Cần, Thanh Liêm)
luôn tâm niệm và cố gắng làm theo lời dạy của Bác Hồ “ Lương y như từ mẫu”. Trong lần
trò chuyện với “ GẶP GỠ CUỐI THÁNG”, ông bộc bạch chân thành: “Sức khỏe, lòng tin
yêu của nhân dân là niềm vui, là hạnh phúc của người thầy thuốc chân chính.”, sapô vẫn đảm
bảo nêu được chủ đề bài viết mà dung lượng trở nên hợp lý hơn.
Do dung lượng dài nên nhiều khi chủ đề của bài báo chưa được đề cập hoặc sapô chưa
làm nổi bật được chủ đề. Cái cốt của vấn đề còn mờ nhạt.
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
20
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
Ví dụ: Trong bài phản ánh “ Làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề cho ĐVTN”
cuả Phương Dung, trên số 2450 ra ngày 29/5/2012, có sapô “ Tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề
và giới thiệu việc làm tương lai của mình là một việc làm hết sức cần thiết. Đây cũng là mong
muốn rất lớn của các bạn trẻ trước ngưỡng cửa vào đời. Nắm bắt được nguyện vọng đó, thời
gian qua các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã và đang có nhiều hoạt động tích cực giúp nhiều đoàn
viên thanh niên có được những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp.”
Dung lượng bài viết khoảng 105 chữ, dài so với yêu cầu của Sapô. Chính vì quá tham
về dung lượng nên sapô chưa nêu được cái cốt của bài báo. Bài viết phản ánh về việc cán bộ

đoàn trong tỉnh làm tốt công tác tư vấn việc làm cho thanh niên. Tuy nhiên sapô lại chưa nêu
được việc làm tốt đó là gì. Trong nội dung bài viết mới đề cập tới việc làm đó: đa dạng hóa
các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và hỗ trợ vốn cho thanh niên sản xuất.
Nhiều bài trên báo Hà Nam chưa sử dụng sapô. Điều đó làm giảm sự hấp dẫn của bài
báo.
Ví dụ: Bài phản ánh “ Mô hình quản lý giết mổ tại hộ ở Hòa Mạc: Giải pháp hiệu quả trong
phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh thú y” của phóng viên Mạnh Hùng, trên số 2425, ra ngày
12/6/2012. Chưa sử dụng sapô trong bài viết, chính điều này đã làm giảm sự hấp dẫn của bài
báo. Không có sapô, kết cấu bài viết chưa được chặt chẽ, bài viết trở nên rườm rà, khiến cho
độc giả nhàm chán.
Hay trong bài phản ánh “ Xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung: Hướng tới phát
triển chăn nuôi hàng hóa” của Bích Huệ, ra ngày 14/6/2012. Bài viết có dung lượng rất dài
gần 2000 chữ nhưng lại không dùng sapô, chính điều này khiến cho bài báo trở nên nhàm
chán đối với người đọc. Họ không thể đủ kiên nhẫn để đọc hết nội dung bài báo nhiều chữ
như vậy. Nếu có Sapô độc giả có thể không đọc hết bài báo mà vẫn nắm được nội dung của
bài.
Chùm tin vắn trên báo Hà Nam, về hình thức là sử dụng sapô, tuy nhiên, nó không đạt
yêu cầu. Một số tin, chỉ tô đậm câu đầu tiên nhưng chưa nêu được chủ đề của tin. Đôi khi nó
chưa thành một câu, mục đích chỉ để phân biệt tin này với tin kia.
Đoạn và câu trong sapô rất dài
Nhiều sapô có nội dung chung chung, chưa đề cập đến chủ đề của bài viết, thông tin
thiếu chọn lọc.
Sapô thường khuôn mẫu, gây nhàm chán
Ví dụ: Bài phản ánh “Các cấp hội nông dân: Nâng cao chất lượng hoạt động” của Phương
Dung, trên số 2459 ra ngày 11/6/2012, có sử dụng sapô “ Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ
HNDT của BCH Hội Nông dân tỉnh về nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở hội giai
đoạn 2011-2015, thời gian qua các cấp HND trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
21
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận

khai thực hiện, tuyên truyền tới toàn thể cán bộ , hội viên về vai trò của HND trong thời kỳ
CNH-HĐH gắn với thực hiện nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới và việc
đẩy mạnh thực hiện “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó, huy
động sự tham gia tích cực của nông dân xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh”. Đây là
mô típ sapô mà báo Hà Nam thường sử dụng trong các bài phản ánh mang tính chất tuyên
truyền. Chính cách rập khuôn đấy đã khiến cho bài viết kém hấp dẫn độc giả.
Hầu hết lời mở đầu chưa ấn tượng, chưa hấp dẫn
3.2. Đề xuất một số giải pháp cho báo Hà Nam
Tờ báo nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu, báo Hà Nam cũng vậy ngoài những điểm
mạnh, nó cũng có những hạn chế rất lớn. Mặt khác, sapô ngày càng khẳng định được vai trò,
ý nghĩa của mình trong bố cục một tác phẩm báo chí. Nếu khắc phục được những hạn chế đó,
báo Hà Nam sẽ phát triển thêm một nấc mới. Chất lượng bài viết sẽ được nâng lên. Thu hút
được nhiều độc giả hơn.
Sau đây em sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu trong cách sử dụng sapô
của báo Hà Nam.
Sapô trên báo Hà Nam nên dùng những câu ngắn và đoạn ngắn. Nên hạn chế dung
lượng, đây là nhược điểm lớn nhất mà tòa soạn cần khắc phục.
Phóng viên khi viết về vấn đề gì thì điều bạn muốn nói phải được thể hiện ngay trong lời mào
đầu.
Khi viết về một vấn đề nào đó, phóng viên cần phải đề cập đến thông tin quan trọng
nhất về nó ngay từ những câu đầu tiên.
Khi viết sapô nên chú ý tới đối tượng tiếp nhận thông tin ấy.
Không nhồi nhét quá nhiều ý hoặc nhiều thông tin không quan trọng vào đoạn mở đầu.
Mình có thể đề cập đến nó trong bài viết.
Với thể loại tin, bài phản ánh nên sử dụng kiểu mở đề trực tiếp hay nói cách khác là sử
dụng loại sapô gọi tên. Ý chính sẽ được thể hiện ngay ở câu đầu tiên. Dung lượng sapôcho
một tin không nên quá 25 chữ.
Với thể loại bài phóng sự nên sử dụng cách mở đề gián tiếp hay sử dụng sapô dẫn dắt. Nó sẽ
bắt đầu bằng một đoạn kể, hay mô tả về quang cảnh. Tất cả sẽ làm đậm nét thêm cho chủ đề
chính của câu chuyện. Sau đó, người viết cho độc giả biết ý chính.

Không nên viết mào đầu gây chú ý quá mức so với toàn bộ bài báo, vì sẽ khiến độc giả
hiểu lầm, đánh giá bài viết là “đầu voi đuôi chuột”, càng đọc càng chán.
Phóng viên báo Hà Nam nên thay đổi cách viết sapô trong các bài báo của mình, bằng
cách tham khảo một số cách viết sapô sau: Mào đầu tiếp cận thực tế ( thực tế cuộc sống được
tác giả đưa vào sapô thật đến nỗi khiến người đọc có cảm giác vấn đề ấy tồn tại bên cạnh
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
22
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
mình), hay mào đầu dẫn dắt (phù hợp với những vấn đề khoa học khô khan, có tính lý thuyết
cao), mào đầu dùng trích dẫn ( sử dụng câu trích dẫn của một nhân vật quan trọng, có ảnh
hưởng trong xã hội kèm theo giới thiệu tên, xuất xứ, chuyên môn của người đó), mào đầu thể
hiện quan điểm …
Sapô sử dụng trên tin vắn nên chú trọng hơn tới cách thể hiện. Nên để thông tin
quan trọng lên đầu và viết nó thành một câu hoàn chỉnh. Như vậy mới hấp dẫn độc giả.
Các bài viết trên báo Hà Nam nên dùng sapô. Nó vừa tạo cho bài viết một kết cấu
chặt chẽ, vừa tạo sức hấp dẫn đối với độc giả.
Con người là một nhân tố rất quan trọng, vì vậy báo Hà Nam cần tăng cường bồi
dưỡng, rèn luyện kỹ năng viết sapô cho phóng viên.
Trên đây là một số giải pháp mà em rút ra trong quá trình khảo sát sapô trên báo Hà
Nam. Em mong cô và các bạn sẽ bổ sung thêm những biện pháp mới để báo Hà Nam ngày
càng hoàn thiện hơn.
Tiểu kết chương 3
Qua việc tìm hiểu về cách sử dụng sapô trên báo Hà Nam, em rút ra được những hạn
chế cũng như ưu điểm về cách sử dụng sapô của báo. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
khắc phục hạn chế trong cách sử dụng lời mào đầu của báo. Hi vọng đây sẽ là những lý luận
có ích đối với báo in Hà Nam và bạn đọc quan tâm đến đề tài này.
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
23
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
KẾT LUẬN

Trong quá trình khảo sát sapô trên báo Hà Nam tôi có rút ra một số kết luận như sau:
Sapô ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mình trong bố cục một tác phẩm
báo chí. Trên báo chí, sapô được thể hiện rất đa dạng về mọi phương diện. Tuy nhiên, báo chí
hiện đại cần một sapô thật ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo được cái cốt lõi
của bài báo. Không chỉ có báo Hà Nam mà nhiều tờ báo khác cũng cần phải có cách nhìn
nhận đúng đắn hơn về Sapô. Nhiều sapô chưa có chất lượng như mong muốn, còn khuôn mẫu,
gây nhàm chán, dài dòng lan man, thông tin thiếu chọn lọc, chưa hấp dẫn. Muốn tồn tại và
phát triển báo Hà Nam cần phải thay đổi cách viết sapô cho hợp lý hơn.
Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân Hà Nam, báo tỉnh cần phản ánh đầy
đủ, toàn diện bộ mặt của đời sống xã hội trong tỉnh. Bởi vậy, không chỉ là sapô mà chất lượng
đề tài, cách thể hiện nội dung bài báo cần chú trọng hơn. Đặc biệt yếu tố con người cần được
nhấn mạnh, vì chính những phóng viên là người sáng tạo nên tác phẩm báo chí. Báo Hà Nam
cần nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động nghề báo của các phóng viên, đặc biệt là kĩ năng
viết sapô. Đó là thách thức lớn cho người làm báo địa phương và cũng là điều kiện giúp họ
ngày càng hoàn thiện mình hơn.
Do điều kiện nghiên cứu và năng lực có hạn, nên trong quá trình thực hiện không
tránh được những sai sót. Em rất mong cô góp ý để niên luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
24
Trường Đại học KHXH & NV   Niên luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Hà Nam
2. Báo Lao Động
3. Báo Tiền Phong
4. Báo Thanh Niên
5. Báo Sài Gòn giải phóng
6. Báo mạng điện tử: - Tailieu.vn
- Một số trang mạng khac của Việt Nam.
7.Các Thể Loại Bóa Chí Thông Tấn

8. Dương Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2003
9. Huỳnh Dũng Nhân, Phóng sự Từ giảng đường đến trang viết, NXB. Thông Tấn, Hà Nội,
2009
10. Nhà Báo và Công Luận
11. Nội san Nghiệp vụ thông tấn, 11/2008
12. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB. Thông Tấn, Hà Nội, 2009
13. Tài liệu tham khảo về Tòa soạn báo Hà Nam
14. Tạp Chí Người Làm Báo

SV: Lữ Đình Phú Lớp: BC TC K3-Hà Nam
25

×