Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vì sao cần phải xác định mục tiêu cho sự nghiệp. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.21 KB, 6 trang )




Vì sao cần phải xác định
mục tiêu cho sự nghiệp


Một số người trong chúng ta không cất chân được khỏi thói quen thận trọng,
nhất là để bảo vệ “uy tín cá nhân” nên họ không dám tuyên bố mục tiêu sự
nghiệp của mình, hoặc chỉ đặt mục tiêu be bé thôi vì sợ “nói trước bước
không qua, trèo cao té đau”. Đây cũng chính là tâm lý sợ sệt kìm hãm việc
phát triển của một con người.

Đặt mục tiêu không phải dễ
Theo quy luật của tự nhiên, mọi sự vật tồn tại đều phải vận động và thay đổi
để phát triển, nhưng mới vừa “dợm bước” đã e ngại thất bại, lo lắng “không
biết có làm được không”, “chắc vượt sức mình quá” thì nỗi sợ đã làm bạn
chùn chân rồi. Chính nỗi sợ cũng tạo ra tư tưởng an phận ở một số người:
“Thôi cứ thế này cho khỏe, bon chen làm gì cho mệt!”. Họ quên rằng khi mọi
sự vật chung quanh vận động, đứng yên là tụt hậu, thậm chí bị đào thải, hoặc
sự nghiệp rơi vào khủng hoảng trong một thời điểm tương lai.

Quá trình lão hóa sinh học làm mọi con người già đi, nhưng quá trình trưởng
thành bản thân lại đòi hỏi con người phải sống, trải nghiệm và dấn thân chứ
không phải là quá trình “sống lâu lên lão làng”.

Hành trình đó cần những mục tiêu dẫn dắt vì ta không thể đi nếu chưa hề biết
đích đến. Khi bạn không đặt mục tiêu cho sự nghiệp của mình, người khác sẽ
đặt cho bạn.

Rồi khi bạn dừng bước, bạn cũng sẽ đến một nơi nào đó, nhưng chắc hẳn đó


không phải là đích bạn muốn đến! Nếu bạn vẫn còn ngại ngùng khi đặt mục
tiêu lớn cho sự nghiệp, thì hãy ghi nhớ lời tâm sự của một người đàn ông với
bạn mình như sau: “Bi kịch của đời tôi là tôi đạt được hết mọi mục tiêu của
mình, vì chúng quá bé nhỏ”.

Đừng để mục tiêu là “lời nói gió bay”

Đây là điều thường xảy đến với những người nói mà không làm, ước mơ mà
không dám sống với ước mơ vì “nói thì dễ, làm mới khó”.

Đầu tiên bạn phải biết cách đặt mục tiêu. Tôi từng nghe nhiều bạn đặt mục
tiêu như sau: tôi sẽ trở thành người có ích cho xã hội (chẳng lẽ bạn ấy hiện
đang là người chẳng có ích cho ai ư?), tôi muốn làm nhà quản lý nổi tiếng,
tôi sẽ trở thành giám đốc nhãn hiệu, tôi sẽ là chuyên gia PR tầm cỡ

Đó là những mục tiêu không cụ thể, thiếu chi tiết, giống như bạn đang đặt
đích đến cho cuộc hành trình của mình là “ra miền Bắc” nhưng chẳng biết đến
địa phương nào. Tốt nhất, bạn hãy đặt đích đến cụ thể như “lăng Bác tại Hà
Nội”, lúc đó bạn mới lập được lộ trình cho chuyến đi của mình.

Khi bạn đặt cho mình đích đến, hãy nhớ càng chi tiết càng tốt: thu nhập bao
nhiêu, vào thời điểm nào, xếp ở vị trí thứ mấy trong ngành, làm ở công ty tầm
cỡ thế nào, người khác đánh giá công việc của tôi ra sao để não bạn hình
dung rõ ràng ước mơ trước khi thực hiện nó.

Ngôi sao điện ảnh Jim Carrey đã từng viết một tấm chi phiếu có ghi ngày
tháng tương lai cụ thể, cùng với số tiền thù lao 6 con số 0 mà anh muốn nhận,
kèm tên người nhận là chính mình lúc mới vào nghề. Mục tiêu đó đã trở
thành hiện thực, đưa anh trở thành diễn viên hài lãnh thù lao cao nhất
Hollywood.


Khi bộ não của bạn được lập trình chi tiết bằng hình ảnh, bạn bắt đầu cảm
nhận những cảm xúc đi kèm với mục tiêu của mình. Năng lượng của cảm xúc
mới thật sự là điều kỳ diệu, vì nó tác động đến phần tiềm thức – phần quyết
định 80-90% năng lực của bộ não. Một khi tiềm thức đã ghi nhận, nó sẽ thúc
đẩy cuộc đời bạn đạt đến điều bạn mong ước, nó sẽ làm bạn bất an khi bạn
chưa thực hiện được và liên tục nhắc nhở bạn tìm hướng, thay đổi, nỗ lực hơn
để đạt thành công.

Một bí quyết để bạn mãi gìn giữ mục tiêu của mình, không đánh mất nó, đó là
công bố mục tiêu, chia sẻ nó với những người mà bạn tin rằng sẽ giúp bạn đạt
được mong ước.

Để làm được điều này, bạn phải đủ dũng khí vượt qua nỗi lo thất bại, sự e
ngại bị người khác hoài nghi, dám chấp nhận rủi ro bị chê cười, nhưng nếu
niềm tin của bạn đặt vào mục tiêu đủ mạnh mẽ và vững vàng, những hoài
nghi đó chỉ là liều thuốc kích thích bạn gắn bó hơn với mục tiêu mà thôi. Điều
sung sướng nhất trong cuộc đời là làm được những điều mà người khác cho
rằng bạn không làm được!

Chắc hẳn trong cuộc đời, bạn đã từng chứng kiến nhiều cuộc đổi dời “biển cả
thành nương dâu”: một hòn đảo hoang vắng thành khu du lịch Tuần Châu, bãi
đất trống với sỏi đá thành khu biệt thự tráng lệ, khu đầm lầy thành khu đô thị
mới Phú Mỹ Hưng Khi bạn vững tin vào tiềm năng của con người, với một
cái đầu sáng suốt và sự góp sức của thời gian, bạn hoàn toàn có thể tạo được
kỳ tích cho sự nghiệp của mình, khởi đầu từ những mục tiêu cụ thể.

×