Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mỹ thuật thời Tây Sơn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.81 KB, 7 trang )

Mỹ thuật thời Tây Sơn
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra năm 1771 lật đổ chính quyền chúa
Nguyễn. Năm 1778 Nguyễn Nhạc lên ngôi lập ra triều đại mới: Tây
Sơn. Nhà Tây Sơn chỉ tồn tại trong vòng 14 năm song có nhiều biến
động về lịch sử xã hội. Đó chính là những biến động trong nước trên
các lãnh thổ nhà Tây Sơn - mà tiêu biểu là thời Quang Trung và đời
tiếp theo là Quang Toản.
Những năm 1788 - 1789 dân tình đói kém. Quang Trung ra chiếu "
khuyến nông " - xã hội đi vào ổn định, về đối ngoại tuy có nhiều hạn
chế song đương thời không những nhà Thanh mà nhiều quốc gia láng
giềng vị nể.
Chỉ trong 14 năm nắm chính quyền nhà Tây Sơn đã có nhiều đóng góp
to lớn không những cho sự ổn định xã hội mà còn tích cực xây dựng
một nền mỹ thuật khá độc đáo và riêng biệt.
Cũng như các triều đại khác luôn chú trọng việc xây dựng kinh đô, nhà
Tây Sơn chọn Phú Xuân làm nơi xây dựng kinh thành sớm ổn định
vững chắc cho việc điều hành triều chính. Đây là nơi mà địa hình thuận
lợi, xung quanh có 4 đầm nước, năm lần hồ, địa thế 3 lần long sa, đằng
trước là quần sơn chầu về la liệt, thu nước bên trái, vật lực thịnh giàu.
Với một địa thế như vậy, kiến trúc xây dựng ở đây càng mang đậm nét
riêng. Xây dựng nhiều phủ điện ngya nga rực rỡ, chạm khắc vẽ vời
khéo đẹp vô cùng. Tường được trang trí bằng sành sứ thành rồng - lân -
phượng - hổ và hoa cỏ. Ngoài ra còn có những bộ tranh lớn độc đáo và
sinh động như bộ tranh 8 bức liên hoàn vẽ 100 em bé để trang hoàng
trong cung điện.
Kiến trúc kinh thành Phú Xuân rất có giá trị, tuy nhiên di vật còn lại
đến nay rất hạn hữu. Một trong số đó có chùa Thiên Mụ - nơi lưu giữ
hiện vật thời Tây Sơn. Nơi đây hiện còn lưu giữ 11 chiếc vạc đồng và
nhiều hiện vật khác.
Bên cạnh kiến trúc kinh thành, nhà Tây Sơn đã chủ tâm kế thừa, bổ
sung và phát triển mảng kiến trúc tôn giáo. Tuy sự ổn định về văn hoá


thời nhà Tây Sơn diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn ngủi,
mặc dù vậy mỹ thuật ở mảng này cũng có nhiều kết quả đáng ghi nhận:
Chùa Kim Liên (Hà Nội) - 1792 - Chùa Tây Phương (Hà Tây) - 1794.
Đền Vua Bà (Nghệ An) - 1798. Đình Niên Xá (Bắc Ninh) - 1800, Đình
Phong Cốc (Quảng Ninh) - 1800…
Tôn giáo gia nhập vào Việt Nam lâu đời tạo niềm tin vào cuộc sống
cho nhân dân Việt. Tấm lòng người Việt luôn mang trong mình truyền
thống hiếu đạo, tôn trọng tất cả những giá trị tâm linh. Bởi thế chùa
chiền đền quán được xây dựng rất nhiều và từ lâu đời. Đây không
những là chỗ dựa tinh thần cho con người mà kiến trúc của nó cũng làm
ta nể phục bởi tài nghệ của nghệ nhân đương thời, chùa Kim Liên là
một ví dụ. Đây là ngôi chùa vốn đã có từ trước qua thời gian và chiến
tranh đã bị tàn phá và hư hỏng nay sang thời Tây Sơn được dựng lại
hoàn toàn. Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XVIII, khác với kiểu chùa "
Tram gian " Nội Công - Ngoại Quốc ở giai đoạn trước, có sự vây bọc
kín, chùa thời này có sự thoát khỏi khuôn viên, tường bao bọc, mà hoà
nhập vào thiên nhiên bằng cách dùng các vườn cây vườn cảnh bao bovj
hoà trộn không gian chùa, các toà chùa cũng có sự khác biẹt. Một trong
những kiến trúc độc đáo duy nhất thể hiện nét riêng cho kiến trúc thời
này là khu Tam Quan chùa Kim Liên.

Cùng thời với các toà chùa khu Tam Bảo, nét riêng ở đây là: dàn ra ba
cửa, cửa giữa cao rộng hơn 2 cửa bên, tất cả chỉ có một hàng cột, toàn
bộ sức nặng truyền xuống đất chỉ thông qua bốn cột dựng trên một
đường thẳng thế mà đứng vững ngang nhiên trong nhiều cuộc đối đầu
với gió bão. Ngoài ra các vì đỡ nóc là những con đường chồng đè
xuyên qua cột được trang trí rồng mây, cả tầng trên của cổng giữa và
tầng dưới của hai cổng bên. Đèu có mái toả về bốn phía và do đó có 8
hoa đao uốn cong vồng lên xum xuê bay bổng.
Đây là một thành công lớn cả trong tính toán kỹ thuật và sáng tạo nghệ

thuật.
Bên cạnh đó khu Tam Bảo của chùa Tây Phương cũng là một kiến trúc
đặc biệt độc đáo. Một điều đáng nói là khu Tam Bảo của chùa Tây
Phương và chùa Kim Liên đều rất giống nhau: Gồm 3 toà nhà song
hành thẻo kiểu chữ Tam ((). Đây là một sáng tạo của thời Tây Sơn,
nhưng xung quanh xây tường và lắp cánh cửa bao quanh lại theo chữ
Công (I) là kiểu truyền thống vốn phổ biến từ nhiều thế kỷ trước (Thế
kỷ XV) nhưng nét độc đáo ở chỗ khi những cửa khép lại, tổng thể đóng
kién theo chiều ngang song, chiều dọc vẫn mở luôn đón nắng gió làm
cho nội thất thông thoáng và được chiếu sáng. Khoảng sân hẹp song
cũng đủ rộng để xây bể nước vừa làm gương hắt sáng vừa đảm bảo độ
âmr trong chùa.

Cả 3 toà chùa đều dựng theo lối chồng diêm với nhau tầng mái xoè ra
bốn phía xung quanh tất cả có 24 lá mái và 24 hoa đao. Cứ trùng điệp
nhấp nhô, lặp lại mà đổi mới. Phần cổ diềm lắp ván cờ đồng nhìn bên
ngoài như hai tầng song nột thất thống nhất một khối từ nền đến nóc
tạo không gian thuận lợi cho việc bày tượng. Phần thân chùa trừ phía
trước lắp cánh cửa, phần còn lại xây tường gạch Bát Tràng, nung già,
mạch dày, để mọc như mảng kẻ ngang trang trí, trong đó mỗi mảng
tường lại trổ cửa tròn " sắc - không " gồm nhiều vòng tròn đồng tâm,
nửa đặc, nửa rỗng đan xen tạo mới vuông tròn đối đã và cũng là cách
lưu thông không khí trong - ngoài.
Vào bên trong, bộ khung chùa gồm những thành phần phải ưa nhìn gắn
bó nhau bằng mộng mẹo xít xao, chủ yếu bào trơn đóng bén xoi giờ
chạy chỉ, nhưng vấn giành tỷ lệ cần thiết để trang trí ở các mặt bẩy.
Hai toà chùa trước và sau giống nhau về quy mô 3 gian 2 di về kích
thước và cũng giống nhau về cả đề tài trang trí loại hoa lá nhiều thuỳ
như lá ngô đồng, lá đu đủ hau thầu dầu, với hoạ tiết vừa rắn thật mạnh
mẽ mà mềm mại.


Đặc biệt là toà chùa giữa lại ngắn hơn (1 gian 2 dĩ) nhưng lại rộng hơn
và cao hơn thì trang trí cũng khác hơn gồm hỏ phù - rồng - phượng, các
đấu kê cột và đôi giường đều làm thành đoá sen nở rộ các dép đỡ hoành
đều làm như con thuyền.
Không như các thời trước kiến trúc tôn giáo đền chùa luôn lộng lẫy
trang hoàng, các nghệ nhân thời Tây Sơn đã đưa nghệ thuật vào bên cái
trang hoàng lộng lẫy thành một thể kiến trúc thống nhất tạo sự trang
nghiêm mà gần gũi giản dị nhưng vẫn mang rõ nét riêng độc đáo cho
triều đại mình.

Kiểu kỹ thuật chạm nổi vừa phải tạo đường néy uốn lượn tươi mát hình
rõ ràng nền thoáng… tất cả tạo nên cảm giác thanh thản, tranh nhã khác
với sự cứng cỏi thời trước và sự vụn rối ở giai đoạn sau.
Mỹ thuật Tây Sơn còn nổi trội bởi các tác phẩm điêu khắc mà tiêu biểu
là tượng tròn. Nó mang nét riêng khắc hẳn tượng các thời khác. Mặc dù
những tác phẩm này không hề ghi rõ niên đại vẫn xác định được đó là
của thời Tây Sơn.
Thời này đã để lại một số lượng tượng đáng kể: 18 vị tổ kế đăng; 8 vị
kim cương; thái tử Vi Đà, bộ tượng Di Đà tam tôn, Di Lặc tam tôn,
Tuyết Sơn… ở chùa Tây Phương. Với phong cách độc đáo kết hợp với
đường nét hoa văn trang trí kiến trúc đặc biệt phù hợp với tinh thần xã
hội rạng rỡ mà điêu khắc có một ấn tượng riêng mà lạ. Nổi trội là tượng
chùa Tây Phương như:
Tượng Tuyết Sơn đây là tượng Thái Tử Thích Ca Mâu Ni tượng truyền
rời bỏ kinh thành lên núi cao có tuyết phủ để tu hành khổ hạnh quên
thân mình tập trung suy tư. Tượng Tuyết Sơn ở thời này được diễn tả
theo lối khác, bình dị hơn so với tượng Tuyết Sơn. Chùa Bút Tháp ở
thế kỷ XVII. Đây là một ông già Việt Nam ở các làng quê mình dầy
đét, bộ xương trên thân, mình nhiều hốc lõm, với đường nét quằn

quại… tất cả đều biểu thị cái chết vật chất. Khối đầu có nhiều hốc lõm
trên khuôn mặt nhưng hộp sọ tròn căng tập trung suy tư chứa chất cái
sống tinh thần dồi dào. Tượng ngồi lặng yên, trầm tư mà cọ sự vận
động nội tâm rất lớn.

Hay như hệ thống Tổ Tế Đăng là những người nối tiếp nhau thắp sáng
ngọn đuốc tuệ Phật giáo. Từ sau khi Đức Phật Thế Tôn nhập niết bàn
theo lịch sử Phật giáo có 28 vị Tổ Tây Thiên và tiếp theo là 6 vị Tổ
Đông Đô nhưng ở chùa Tây Phương chỉ có 18 vị Tây Thiên. Trong đó
tượng Xà Da Đa mang nét riêng biệt làm ta dễ cảm nhận cuộc đời
nghèo túng đau khổ, tai dài kéo xuống gần tới vai, mặt mang dáng vẻ bi
thương, ngồi tĩnh toạ, bụng phệ một tay cầm liên ấn, tay kia buông
xuôi, tư thế điềm đạm mà mang nét bi sầu thể hiện rõ trên khuôn mặt.
Như hình hài được nghiên cứu giải phẫu gắn với tâm lý rất kỹ, lại được
bày theo nhịp điệu mà không theo thứ tự nên thoáng hoạt.

Các tượng chùa Tây Phương mang tính tượng chân dung nó làm toát
lên vẻ người thực. Ví như các tượng Kim Cương là những thiên tướng
có nhiệm vụ bảo vệ Phật giáo do đó mang tư cách hệ pháp. Là chàng
thanh niên tráng kiện, có trang bị vũ khí là một cây gươm, tượng trong
thế võ, hùng dũng, quả quyết mà đằng đằng sát khí nhưng vẫn mang
được vẻ đôn hậu nhân ái. Y phục, võ quan nhưng dưới bàn tay của các
nghệ nhân đương thời trở nên mềm mại, các dải và nép áo bay lượn
trang trí nhiều mà không rối, các mảng chảy sóng mượt tạo cảm giác
như người thật.

Bên cạnh những tượng tròn thờ một thành tựu của nghệ thuật điêu khắc
thời Tây Sơn là chững quả chuông rất lớn được đúc bằng đồng, trống
đồng dáng cân đối, nhiều chuông có quai có hình một con rồng hoàn
chỉnh vui mắt, khắc chữ sắc gọn.

Một tác phẩm điêu khắc khổng lồ của mỹ thuật Tây Sơn là tượng
Thánh Trấn Vũ ở đền Cư LInh. Tượng ở thế ngồi còn cao tới 3,8m, chỗ
rộng nhất giữa hai đùi tới 5,9m nặng chừng 4000kg. Dù được tham
khảo tượng cùng tên ở đền Quán Thánh (Hà Nội) đúc ở nửa sau thế kỷ
XVII thì vẫn là một kỳ công của điêu khắc và của kỹ thuạt đúc đồng.
Tựơng thể hiện một đạo sỹ, tay bắt quyết lại được phù trợ bởi con rắn
quấn quanh lưỡi kiếm chống trên lưng rùa tạo sự huyến bì linh thiêng.

Mỹ thuật Tây Sơn xứng đáng là một nền mỹ thuật đặc sắc riêng biệt,
chỉ với một thời gian rất ngắn song mỹ thuật Tây Sơn đã thực sự làm
giàu cho nghệ thuật dân tộc. Nó không những kế thừa, phát huy những
nền mỹ thuật của các triều đại cũ mà còn phát triển mảng mỹ thuật đặc
sắc riêng thể hiện đặc trưng cho triều đại mình và tạo tiền đề cho mỹ
thuật thời sau phát triển.
Nó hoàn toàn xứng đáng là một giai đoạn riêng rất riêng, làm cho con
người đời sau thán phục./.

×