Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SẬP TRONG TÂM THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.95 KB, 5 trang )

SẬP TRONG TÂM THỨC CỦA
NGƯỜI VIỆT

Sập đá ở đền vua Đinh

Sập là một vật dụng quen thuộc với người Việt. Người ta thấy nó trong
hình thức của những chiếc sập đá trong đền đài, lăng tẩm, hay là chiếc
sập gỗ trước ngay ban thờ ở chùa và ở các gia đình khá giả
Trong bức tranh Trê Cóc của dòng tranh Đông Hồ, chúng ta thấy h
ình
một quan thái thú cá chép nằm trên sập. Dẫu rằng qua bức vẽ này
chúng ta không thể nào xác định chính xác đây là sập đá hay sập gỗ; th
ì
chiếc sập đã trở thành một biểu tượng của sang trọng và quyền uy. Có
thể thấy trong nhiều ví dụ khác như trong bức tranh Thầy đồ Cóc, thày
đồ Cóc ngồi trên sập giảng bài. Bức tranh vẽ Nguyễn Siêu giảng học
(1853) cũng vẽ thày đồ Nguyễn Siêu ngồi trên sập. Thậm chí pho tư
ợng
Phật Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương được đặt trên một chiếc sập gỗ.
Sập đã rất đỗi quen thuộc, quen thuộc tới mức chúng ta quên mất câu
hỏi về vị thế những chiếc sập trong lịch sử dân tộc.
Trong không gian hậu cung đền vua Đinh vua Lê, sập đá là nơi để ngự
ngai thờ và tượng thờ. Có thể xưa hơn nữa, thoạt kỳ thủy, sập đá chính
là nơi các bậc thủ lĩnh tù trưởng ngồi. Đây là giả thiết thứ nhất về chức
năng của sập đá. Rồi tới buổi đầu dựng nước, cung điện thành quách
đơn sơ, ngai vàng các vị vua Đinh vua Lê có thể được đặt trên các sập
đá như thế này. Và sập đá đã trở thành biểu tượng cho quyền lực của
nhà vua. Có hiểu như thế, chúng ta mới hình dung nổi một chiếc sập có
diện tích hơn 14m2 ( sập nhà Hồ). Không ai cần một cái giường lớn
như vậy! Chưa có đầy đủ chứng cứ để chắc chắn rằng sập là một vật
dụng bắt nguồn từ văn hóa Việt. Nhưng chắc chắn là một hiện tượng


văn hóa rất đáng chú ý. Chúng tôi chọn 12 điểm xuất hiện chiếc sập đá
tiêu biểu của người Việt trải dài từ Bắc vào Nam như sau:
1. Sập đá ở Chùa làng Nhạn Tháp xã Mễ Sở (Hưng Yên) - thời Trần
2. Sập đá ở thành Tây Giai (nhà Hồ) từ Thanh Hóa chuyển về nhà thờ
Phát Diệm.
3. Sập đá ở đền vua Đinh ( Lê -Trịnh) huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
4. Sập đá ở đền vua Lê (thời Lê -Trịnh) huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
5. Sập đá ở chùa Cả tức Pháp Vân tự (thời Lê- Trịnh) tỉnh Bắc Ninh
6. Sập đá ở Sinh từ Quốc Thái Mẫu (thời Lê - Trịnh) thôn Thịnh Mỹ,
xã thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
7. Sập đá ở Đền Nghè (thờ nữ tướng Lê Chân) (thời Lê- Trịnh), Hải
Phòng
8. Sập đá ở Bình Lãng Huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng (không r
õ niên
đại)
9. Sập đá ở Chùa Trăm Gian tỉnh Hà Tây
10. Sập đá ở Lăng Gia Long ở Huế (Nguyễn)
11. Sập đá ở Lăng Dục Đức ở Huế (thời Nguyễn)
12. Sập đá ở đền vua Đinh ở Văn Bòng huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
(thời Nguyễn)
Tiếp đến là sập gỗ, sập gỗ cũng không đơn giản chỉ là cái giường gỗ.
Người Việt đặt chiếc sập trước ban thờ sập cũng là nơi tiến hành các
nghi thức thờ cúng. Ngày xưa, trong xã hội phong kiến, những người
đàn bà không được tùy tiện ngồi lên sập. Mặt sập là không gian quyền
lực của những người đàn ông trong nhà, nơi ban bố ra những quyết
định quan trọng hay nhàn tản ngồi tụ tập ngâm vịnh, bài bạc
Về cấu tạo đặc trưng của chiếc sập, chúng ta thấy nó khác hẳn với
những chiếc phản, chiếc ghế ngựa chính ở sự c
ầu kỳ trong việc trạm trổ
ở bốn chân quỳ và thành sập. Những chiếc sập cổ khá thấp, càng v

ề sau
càng cao. Có thể hình dung công năng ng
ồi của chiếc sập ở vị trí của nó
trong gian nhà cổ người Việt. Sập đặt ngay ở lối vào, tiếp đến là tủ chè
và ban thờ. Không ai muốn nằm ở chỗ rất sáng và không yên tĩnh như
vậy. Cho nên hiểu sập là một loại giường là rất sai, dẫu rằng người ta
có thể dùng để nằm. Sập đá trong nhiều văn bản đồng nghĩa với chữ
thạch sàng - là chiếc giường đá. Và khi nói tới thạch sàng chúng ta dễ
hình dung tới các nhân vật cổ quái trong các truyện kiếm hiệp Trung
Hoa. Nguồn gốc của sập đá nên dành cho những chuyên luận nghiêm
túc hơn. Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản sập đá = thạch sàng thì
chúng ta không hình dung tại sao một vật để nằm lại được tôn kính nh
ư
vậy. Người Trung Hoa đem cái đỉnh, vật chuyên nấu các đồ cúng tế để
thờ. Lý do: cái đỉnh tự nó đã mang màu sắc tín ngưỡng, vật môi giới
với thần linh. Từng có một thời gian dài, trống đồng là biểu tượng
quyền lực của người Việt. Trống đồng là một loại nhạc khí thiêng liêng
trong văn hóa Đông Sơn. Nhưng chưa có gì ch
ắc chắn để nói rằng trống
đồng là quốc bảo tượng trưng cho các vương tri
ều phong kiến Đại Việt.
Còn sập rồng đã là một biểu tượng cho vương quyền. Hệ thống đồ án
trang trí trên các sập đá là cơ sở thị giác đầu tiên cho phép chúng ta
nghiên cứu những giá trị biểu tượng của nó. Cùng với mỹ thuật học,
chắc chắn chúng ta cần đến những kiến thức liên ngành khác như sử
học, biểu tượng học, văn hóa học, khảo cổ học-dân tộc học để nghiên
cứu một hiện tượng lý thú rất đậm chất Việt.
Trần Hậu Yên Thế


×