TƯỢNG GỖ TẠC BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM, ĐẠI THẾ CHÍ
CÙNG PHẬT ADIĐÀ TRONG KHO TÀNG BIỂU TƯỢNG TÔN
GIÁO VIỆT NAM
TƯỢNG QUÁN THẾ
ÂM BỒ TÁT-đứng (Ch
ùa
Bà Đá-Hà Nội)
Đạo Phật là đạo tu để giải thoát, quan niệm sắc sắc, không không (hư
hư, thực thực - không thực mà thực - thực mà không thực). Đã được
các nghệ nhân, nghệ sĩ tạo hình Việt Nam sáng tạo lấy cái thực và hư,
chân và ảo, tục và thiêng để diễn tả cái sắc sắc không không ấy. Đây là
một sự sáng tạo bắt nhịp, thật là vi diệu trong việc đạo và việc đời của
các thế hệ nghệ sĩ tạo hình chúng ta.
Hình dáng, kích thước và sự thờ phụng các pho tượng trong các ngôi
chùa ở miền Bắc Việt Nam có các quy thức và ý nghĩa rõ ràng. Trong
phạm vi bài viết này xin được giới thiệu hai loại tượng gồm tượng Phật
và tượng Bồ tát.
Đó là tượng Đức phật Adiđà và hai vị Bồ tát hai bên tả hữu là Quán
Thế âm và Đại Thế Chí.
Nhìn vào những pho tượng Phật bày trong chùa, lớp trên cùng ở chỗ
giáp vách gần nóc chùa có ba pho tượng để ngang một dãy, khuôn khổ
bằng nhau, hình dáng giống nhau gọi là Tam Thế (là hết thảy Chư Phật
ở đời quá khứ, đời hiện tại và đời vị lai)
Trong phạm vi bài viết chỉ giới thiệu các pho tượng ở lớp thứ 2 (kể từ
trên xuống).
Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi ở giữa là tượng Phật
Adiđà, pho tượng đứng bên tả là tượng Bồ tát Quán Thế âm, pho tượng
đứng bên hữu là tượng Bồ tát Đại Thế Chí. Ba pho tượng này thờ Đức
Phật và hai vị đại Bồ Tát ở Tây Phương cực lạc, chủ việc cứu độ chúng
sinh. Tuy ở cõi cực lạc là cõi Phật, nhưng có duyên với cõi Sa bà là cõi
trần của ta, cho nên tượng được để gần hơn lớp tượng thờ Phật Tam
Thế.
Các pho tượng Phật Adiđà
Nhìn chung các pho tượng Phật Adiđà được bày ở khu vực Tam bảo,
trong chùa thì lớp tượng Phật Adiđà thuộc loại lớn nhất. Phật tử Việt
Nam khi tới chùa, chào sư tăng trụ trì người ta đọc tên ngài “A di đà
Phật”, khi Phật tử hành hương, chảy hội chào nhau cũng “A di đà Ph
ật”
và tin rằng đây là một “niệm chú”, Ngài rất hiển linh ban phát ân huệ
ngay tức thì. Cõi của Ngài là tịnh độ, gọi là “Cực Lạc Quốc” ở về
Phương Tây (Tây Phương Cực Lạc). Ngài có nhiều hồng danh, song
phổ biến là “Phật vô lượng thọ”, “Phật vô lượng quang” ý chỉ ánh sáng
của Ngài phát ra là vô tận, chiếu xuyên suốt thời gian, trải khắp không
gian
Các pho tượng Adiđà bằng gỗ còn lại đến nay thì đ
ều khá muộn, từ thời
Mạc về trước chúng ta chưa tìm được một pho nào.
Tượng Adiđà trong các chùa ở Miền Bắc Việt Nam chỉ có hai dạng là
Adiđà đứng và Adiđà ngồi thiền bán kiết.
Tượng phật Adiđà ngồi
ở Chùa Thày (tên chữ là Thiên Phúc Tự - Hà Tây) còn giữ được bộ
tượng Di Đà Tam Tôn thuộc loại sớm nhất và cũng rất đẹp. Tư
ợng ngồi
“kiết già” để lộ bàn chân trên lòng đùi (cao 175cm) được đặt lên m
ột bệ
gỗ toà sen (cao chừng 100cm), với nhiều hình chạm trang trí tinh vi,
sắc sảo, tiêu biểu của nghệ thuật đầu thế kỷ XVII. Tượng được tạc theo
một khối hình tháp khép kín, hai khuỷu tay buông xuống cân xứng như
hai bờ bên của một tam giác cân, rồi thu vào trong lòng, tay kết ấn
“Tam muội”, tạo cho toàn thân đăng đ
ối, hai nửa phải trái cân nhau qua
trục đối xứng, đầu tượng dài 60cm, hộp sọ nở đỉnh đầu không nổi
“Nhục kháo” mà chỉ có “Bạch ngọc hào”, khuôn mặt trái xoan rất phù
hợp với thân hình thon thả. Nếp áo chảy dài rất nuột, sự phối hợp giữa
nếp áo đơn với nếp áo kép đã tạo cho pho tượng cảm giác có sự buông,
tượng đã chứa đựng nhiều yếu tố tạo hình (ở pho tượng này lần đầu t
ìm
thấy Phật đeo hoa tai kiểu bông sen rủ xuống). Ngực nở đầy đặn, có
đeo dây anh lạc, điêu khắc tỉ mỉ, mặt tượng toát ra vẻ từ bi thánh thiện
để cứu độ chúng sinh. Đây là pho tượng Adiđà ngồi, rất đặc trưng cho
loại tượng này trong các ngôi chùa khác ở Miền Bắc Việt Nam.
Tượng Phật Adiđà đứng
So với các tượng Phật Adiđà ngồi thì tượng Phật Adiđà đứng có số
lượng ít hơn. Các pho tượng này đều chung một bố cục đứng thẳng tr
ên
đài sen, hai chân mở tạo thế vững chắc, chững chạc của loại tượng có
hình thượng thu hạ thách. Tượng thường tạc có kích thước lớn hơn
người thực một chút, mặc áo có nếp buông dài chạm đất, hai vạt áo
chéo trước bụng để hở ngực trần, tay phải tượng duỗi thẳng chỉ xuống
đất biểu hiện sự chứng giám của âm phần, tay trái tượng co ngang
trước bụng bàn tay ngửa, hứng viên ngọc biểu hiện n
ơi đây có ánh sáng
Phật pháp và cũng là lối kết ấn “Cam lồ”. Đầu tượng có phần hơi thắt
trên đỉnh phía trước như muốn gợi ra sự đang phát triển của “Nhục
kháo” nhưng cũng có nhiều tượng khác dường như đầu tròn, tóc xoăn
xoáy ốc, không quan tâm đến “Nhục kháo”, phần ngực tượng thường
để trần trơn, hoặc có chữ vạn nhỏ ở chính giữa, hoặc đeo dây anh lạc
đơn giản. Mặt các tượng này đôn hậu, đầy đặn, tai dài, để trơn ho
ặc đeo
hoa nhỏ.
Các chạm khắc đài sen có cánh căng đầy, khối điêu khắc khoẻ, tính
trang trí cao.
Tượng Adiđà đứng, thể hiện ngài đứng để tiếp độ chúng sinh đang trên
đường thoát khỏi khổ đau ở cõi sa bà để đặt chân về cõi cực lạc Tây
Phương.
Các tượng bồ tát Quán Thế âm.
Quán Thế âm là một vị Bồ tát rất có lòng từ bi, hay cứu khổ cứu nạn,
cho nên ở đâu cũng thờ ngài và tụng niệm đến danh hiệu của ngài. Sự
phiền não của các chúng sinh khi đã nhất tâm đọc đến tên Bồ tát tức thì
ngài nghe âm thanh của chúng sinh đó mà độ ngay cho được giải thoát.
Bởi thế gọi tên ngài là “Quán Thế âm”. (Trong dân gian còn gọi là:
Đức Quan Âm)
Đức Quán Thế Âm có phép thần thông quảng đại, thư
ờng hay biểu hiện
ra nhiều sắc tướng để trừ phiền não, cho nên trong kinh nhà Phật có n
ơi
nói có sáu vị Quán Thế Âm, có nơi nói có bẩy vị, lại có nơi nói có ba
mươi ba vị.
Nhưng thường thì chỉ xưng hô một tiếng Quán Thế Âm tức là gồm hết
cả các vị Quán Thế Âm khác.
Trong danh hiệu và sắc tướng của Đức Quán Thế Âm, ta nên biết mấy
danh hiệu sau:
1. Quan âm Vô uý: là Quán Thế Âm đại bồ tát dùng phép bố thí vô uý
cứu chúng sinh trong cơn cấp nạn, sợ hãi.
2. Nam hải Viên thông giáo chủ đại từ, đại bi Tầm thanh cứu khổ linh
cảm Quán Thế Âm Bồ tát: Ngài là giáo chủ đạo viên thông ở Miền
Nam hải, ngài tìm đến tiếng kêu cứu khổ, rất cảm ứng và linh thiêng.
3. Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế âm Bồ tát: ngài có thần thông quảng
đại, cứu độ chúng sinh, không đâu là ngài không thấy, không việc gì là
ngài không làm được. Nên ngài có sắc tướng ngàn mắt để nhìn thấy
ngàn nỗi thống khổ của các chúng sinh, khi thấy rồi lại có đủ ngàn đôi
bàn tay để cứu độ hết thảy ngàn nỗi thống khổ đó một cách thật linh
diệu.
4. Chuẩn đề Quan âm: Ngài là một ứng thân trong sáu quan âm, theo
đúng sách thì tượng của ngài được tạc phải có ba mắt và mười tám tay,
mình mặc áo trắng có hoa. Biểu tư
ợng của quyền năng cộng lực, có sức
mạnh vô hạn, vô biên khi cứu độ chúng sinh.
5. Phật Bà Quan âm: Là một bậc đại bồ tát đã tu gần thành Phật, có
thần thông rất lớn, chỉ vì thấy chúng sinh đau đớn, khổ sở ở trần gian
mà đem lòng đại từ, đại bi phát lời nguyện ở lại để cứu độ chúng
sinh” Tất cả các chúng sinh khi nào chưa thành Phật thì con nguyện
chưa thành Phật ”
Các loại tượng Quán Thế âm Bồ Tát
Gọi tắt là tượng Quan âm, được tạc thành tượng độc lập, dưới các dạng
“Quan âm ngàn mắt ngàn tay”, “Quan âm chuẩn đề”, “Quan âm Nam
Hải”, “Quan âm toạ sơn”, “Quan âm Tống Tử”
Ta còn thấy tượng quan âm tạc bộ đôi, với Bồ tát đại thế chí, bày ở hai
bên tượng Phật Adiđà, để tạo thành bộ ba gọi là Di đà tam tôn (bởi tích
Phật kể rằng: Trong các cuộc thuyết pháp của đức Phật Adiđà thì Quán
thế âm Bồ tát luôn ở bên tả và Đại Thế Chí Bồ tát luôn ở bên hữu).
Quán Thế âm có ba mươi hai phép ứng hiện, thực thi mười bốn phép
công đức, ngài có thể hoá thân thành Phật, thành vua, thành dân, thành
kẻ sang, người hèn v.v để cứu độ chúng sinh thoát khỏi sự bất công,
nguy hiểm, hoạn nạn, khó khăn v.v với các linh phép trên, tượng
Quán Thế âm cũng được các nghệ nhân, nghệ sĩ thể hiện rất khác nhau,
rất đa dạng phong phú
Tượng Quán Thế âm đứng.
Đây là loại tượng Bồ tát đứng, có rất nhiều dạng khác nhau (hiện chỉ
còn từ thế kỷ XVII trở về sau). Những bộ tượng sớm thì người xưa tạc
Đại Thế Chí Bồ tát và Quán Thế âm Bồ tát giống nhau, rất khó phân
biệt khi để độc lập.
Ta chỉ nhận ra khi đã được xếp đặt và an vị trên Phật điện, nhờ vào vị
trí ở bên phải hay bên trái của pho tượng đức Phật Adiđà.
Với nhau bộ tượng muộn (thường thuộc thời Nguyễn) thì tượng đã tạc
khác nhau rõ rệt, mỗi bồ tát có một đặc trưng riêng. Thường là các
tượng Quán Thế âm Bồ tát được tạc bằng người thực trên chất liệu gỗ
(cao khoảng 152cm, đầu dài 25cm, mình chiếm bằng 6 đầu, phù hợp
với cơ thể phụ nữ Việt Nam). Tượng đứng trên đài sen cao 18cm, tay
kết ấn “Liên hoa hợp chưởng”, khuôn mặt trái xoan, mũi dọc dừa,
miệng ẩn một nụ cười nhân hậu, mắt khép hờ, tai đeo hoa dài ch
ấm vai,
đầu đội mũ thiên quan, có hình những cánh hoa sen, hoa cúc cách điệu
đặt cạnh nhau che lấy đỉnh đầu, thành mũ ở phía trước cao hơn, cùng
hai bên có hình hào quang của Đức Phật ngồi trên toà sen, một dải tóc
mai vắt qua tai, tới vai chia thành ba lọn chảy xuôi theo cánh tay đến
tận khuỷu. Mặc áo dài ngoài chùm đến tận chân, ngực mở ra, cổ đeo
dây anh lạc (hoặc để lộ yếm trơn), các nếp áo chạy dọc, cùng hai tay
chắp ngực, tạo thế cân đối, đa dạng cho pho tượng. Cũng có tượng tạc
tay phía trong gấp ngang trước ngực, tay phía ngoài gấp đứng, như vậy
tay phải và tay trái đã hoàn đổi tư thế cho nhau, các ngón tay thì kết ấn
“Chuy
ển pháp luân” để hội tụ sinh lực khí khi cứu độ chúng sinh. Cũng
có những pho tượng đứng, áo khoác ngoài để trần vai, tay tròn lẳn, cổ
tay đeo vòng, với những ngón tay thon thả quí phái.
ở chùa Tây Phương - Hà Tây ngoài tượng mười tám vị La Hán ra còn
có bộ ba tượng Phật Adiđà, Đại Thế Chí Bồ tát và Quán Thế âm Bồ tát
mang phong cách nghệ thuật thời Tây Sơn (cuối TK XVIII) nằm trong
loạt tượng thành công nhất của điêu khắc cổ Việt Nam.
Thời Nguyễn cũng có loạt tượng Quán Thế âm tạc đứng, hai tay nâng
bình nước cam lồ, tạo được đặc điểm riêng mang dấu ấn thời đại (tư
ợng
ở chùa La Phù - Hà Tây là điển hình).
Tượng Quán Thế âm ngồi:
Đây là cặp tượng bộ của hai vị Bồ tát Quán Thế âm và Đại Thế Chí Bồ
tát ngồi hai bên tượng Phật Adiđà. Đức Quan âm Bồ tát ngồi bán kiết
trên toà sen, tương tự như tượng Phật (ở thế tay). Song có khác là tóc
dài chải ngược búi lên đỉnh đầu rồi đội mũ, riêng tóc mai có thế buộc
thành lọn chảy xuống vai. Cũng có pho tượng ngồi như Quan âm toạ
sơn, một chân co gấp ngang, chân kia duỗi thẳng xuống, tà áo phủ dài
kín bệ tượng, tay nắm lại để trên đùi, tay kia ngửa trên lòng. Đầu đội
mũ thiên quan, tóc chảy xuống vai (như tượng Quan âm ở tư thế đứng)
phong cách này thuộc thế kỷ XVII (ví dụ như các pho tượng Quan thế
âm Bồ tát ở Chùa Thày - Hà Tây).
Đại thế chí Bồ tát
Là một vị Bồ tát cùng Quán Thế âm Bồ tát giúp đức Phật Adiđà c
ứu độ
chúng sinh. Ngài tu phép niệm Phật Tam muội, thu cả lục căn (l
à Nhãn,
nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý), định tâm chuyên nhất về việc niệm Phật, bởi Thế
tâm khai, ngộ đạo viên thông, đư
ợc danh hiệu Đại Thế Chí (cũng có khi
gọi tắt là Thế Chí).
Đại Thế Chí là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Ngài có linh lực rộng lớn
đến cùng cực, dùng trí lực sáng suốt chiếu rọi khắp mười phương, để
giúp chúng sinh giải thoát khỏi khổ đau, ngài luôn cùng với Quán Thế
âm Bồ tát tạo thành cặp đôi, đi theo đức Phật Adiđà, tiếp dẫn chúng
sinh về Tây Phương cực lạc
Tượng Đại Thế Chí Bồ tát đứng:
Tượng đứng của đức Đại Thế Chí Bồ tát cũng được các nghệ nhân,
nghệ sĩ tạc rất phong phú, có nhiều dạng khác nhau (hiện còn từ thế kỷ
XVII trở về sau).
Như trên đã nói, những bộ tượng sớm, hai vị Bồ tát này tạc rất giống
nhau về hình tướng và kích thước bằng nhau. Ta chỉ lấy ngài đứng ở
bên tả hay bên hữu tượng Đức phật Adiđà, mà nhận ra đâu là Đ
ức Quán
thế âm Bồ tát hay đức Đại thế chí Bồ tát.
Sang thời Nguyễn, Bộ tượng Quán Thế âm và Đại Thế Chí không làm
giống nhau hoàn toàn nữa, tượng Đại Thế Chí tóc mai cũng chải ngược
lên, mặt bình thản, tai dài vừa phải, mặc áo dài rộng, ống tay rủ đến tận
gấu áo, áo dài diễn tả theo lối tả thực (như thật) hai tay ôm cuốn kinh
sách nhà Phật. Dạng này ta thấy có ở nhiều chùa. Đây là đặc thù khác
hẳn, nên khi vào chùa ta nhìn thấy và nhận ra ngay.
Tượng Đại Thế Chí Bồ tát ngồi
Tượng được tạc ngài ngồi bán kiết trên toà sen, hai tay kết ấn “Mật
phùng”, tư thế nghiêm túc như tượng đức Phật Thế Tôn. Tóc mai từ
vành mũ chảy xuống vai, rồi chia thành năm ng
ọn, tách đều chảy xuống
bả vai - đặc biệt trên thân của ngài có cuốn những chuỗi hạt hình tròn
và hình bầu dục, to nhỏ khác nhau, kèm theo những bông hoa cúc mãn
khai, để tăng vẻ uy linh pháp tướng của ngài. Các pho tượng Đại Thế
Chí thuộc thế kỷ XVII có hình tướng tả thực rất gần với đời thư
ờng, rất
hợp với Pháp tu tịnh độ (tức là Nhất tâm niệm lục tự hồng danh của
Đức Phật: “Nam mô Adiđà Phật”, tu để được giải thoát về cõi Tây
Phương cực lạc - cõi của đức Phật Adiđà mà có s
ự độ giúp trực tiếp của
hai ngài Quán Thế âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát.
Kết luận: Đạo Phật là đạo tu để giải thoát, quan niệm sắc sắc, không
không (hư hư, thực thực - không thực mà thực - thực mà không thực).
Đã được các nghệ nhân, nghệ sĩ tạo hình Việt Nam sáng tạo lấy cái
thực và hư, chân và ảo, tục và thiêng đ
ể diễn tả cái sắc sắc không không
ấy. Đây là một sự sáng tạo bắt nhịp, thật là vi diệu trong việc đạo và
việc đời của các thế hệ nghệ sĩ tạo hình chúng ta.
Các bức tượng Phật và Bồ tát của cổ nhân còn lại, đang hiện diện trong
các ngôi chùa, là niềm tự hào và là tài sản vô giá của nền mỹ thuật tạo
hình Việt Nam.
Đinh Lực