Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá trắm cỏ ở giai đoạn cá giống trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 43 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC
TLCN: Tỷ lệ cảm nhiễm
CĐCN: Cường độ cảm nhiễm
KST: Ký sinh trùng
TTK: Thị trường kính
Tr: Trùng
STT: Số thứ tự
MIN: Giá trị nhỏ nhất
MAX: Giá trị lớn nhất
TB: Trung bình
CM: Centymet
MG/L: Miligam/lít
CTV: Cộng tác viên
NXB: Nhà xuất bản
PTS: Phó tiến sỹ
CĐNTB: Cường độ nhiễm trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3. Tình hình nuôi cá nước ngọt trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.4. Tình hình nuôi ao cá Trắm Cỏ và cá nước ngọt ở huyện Quảng Điền
năm 2011
Bảng 2.5.Tình hình nuôi cá Trắm Cỏ lồng của huyện Quảng Điền năm 2011
Bảng 2.6. Tình hình ương nuôi cá lồng tại xã Quảng Thành
Bảng 2.7. Tình hình ương nuôi cá lồng tại xã Quảng Thái
Bảng 2.8. Tình hình ương nuôi cá nước ngọt ở thị xã Hương Thủy trong 3 năm
2009, 2010, 2011
Bảng 2.9. Các loài ký sinh trùng ký sinh trên cá nước ngọt ở Hokkaido – Nhật
Bản
Bảng 2.10. Các loài ký sinh trùng ký sinh trên cá nước ngọt ở Philippines
Bảng 2.11. Các loài ký sinh trùng ký sinh trên 16 loài cá kinh tế ở Bắc Bộ, Việt
Nam


Bảng 4.1. Thành phần giống ký sinh trùng trên cá Trắm Cỏ
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm các giống ký sinh trùng trên cá Trắm
Cỏ
Bảng 4.3. Cường độ nhiễm các giống ký sinh trùng tại các cơ quan kiểm tra
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cá Trắm Cỏ, cá Trắm Trắng - Ctenopharyngodon idellus
Hình 2.3. Lồng nuôi cá Trắm Cỏ trên sông Bồ ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 3.1. Cá Trắm Cỏ giống
Hình 3.2a. Chiều dài cá Trắm Cỏ giống
Hình 3.2b. Khối lượng cá Trắm Cỏ giống
Hình 3.3. Phương pháp nghiên cứu toàn diện ký sinh trùng trên cá của Viện sỹ V.A
Dogiel, được bổ sung của Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007.
Hình 4.1. Giống Trichodina
Hình 4.2. Giống Ichthyopthyrius
Hình 4.3. Giống Myxobolus
Hình 4.4. Giống Gyrodactylus
Hình 4.5. Giống Dactylogyrus
Hình 4.6. Metacercaria của giống Centrocestus
Hình 4.7. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nhiễm các giống ký sinh trùng trên cá Trắm Cỏ
Hình4.8. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ nhiễm các giống ký sinh trùng tại các cơ quan kiểm tra
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với diện tích 331.689 km
2
có trên 3.200 km bờ biển với nhiều khu hệ
sinh thái thủy vực đa dạng làm tiền đề cho sự phong phú và đa dạng của nguồn lợi thủy
sản. Với diện tích có thể nói là khiêm tốn nhưng Việt Nam có lợi thế về tài nguyên
thiên nhiên phong phú, đa dạng, bên cạnh đó còn có lợi thế về vị trí địa lý : Ở phía nam
giáp Vịnh Thái Lan, phía đông giáp Vịnh bắc Bộ và Biển Đông. Hơn nữa với hệ thống
sông ngòi dày đặc phân bố trên khắp cả nước là đều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát

triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm gần đây nghành thủy sản đã đem lại những đóng góp to lớn
cho nền kinh tế của Việt Nam, theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết
tổng kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản 8 tháng đầu năm 2010 đem lại là 2,95 tỷ USD.
Đến năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã cán đích 6,1 tỷ USD, tăng 21% so
với năm 2010 và tăng gấp hơn 3 lần so với mức 2 tỷ USD năm 2002.
Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 126 km và hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu
Hai, chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện
tích 5.200ha. Vùng biển Thừa Thiên - Huế có hơn 500 loại cá và các loài hải sản có giá
trị kinh tế cao, năng suất khai thác hợp lý là 40.000 - 50.000 tấn/năm. Hơn nữa, với
hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ Lăng Cô đến đảo Sơn Trà đã tạo nên một vùng biển
đa dạng sinh học, thuận lợi cho việc bảo tồn, nuôi trồng và phát triển các loài thủy sản
quý hiếm.
Cá Trắm Cỏ là một trong những đối tượng nuôi có giá trị và lợi nhuận kinh tế
cao. Tuy nhiên việc nghiên cứu các loại dịch bệnh, ký sinh trùng đối với cá Trắm nói
chung và ở giai đoạn cá giống nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những vấn
đề trên, được sự đồng ý và tạo điều kiện giúp đỡ của khoa Thủy sản trường Đại học
Nông Lâm Huế và giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu bệnh ký
sinh trùng trên cá Trắm Cỏ ở giai đoạn cá giống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế”
Mục tiêu của đề tài này là:
+ Tìm hiểu thành phần giống ký sinh trùng ở Cá Trắm Cỏ giai đoạn cá giống.
+ Đánh giá mức độ cảm nhiễm của ký sinh trùng ở Cá Trắm Cỏ thuộc giai đoạn
cá giống.
+ Tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Trắm Cỏ
2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái cấu tạo
2.1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành có dây sống : Chordata

Lớp cá xương: Ostechthyes
Lớp phụ cá vây tia : Actinopterygii
Bộ cá chép: Cypriniformes
Họ cá chép : Cyprinidae
Họ phụ cá trắm: Leucissini
Giống : Ctenopharyngodon
Loài cá Trắm Cỏ: Ctenopharyngodon idellus
Hình 2.1. Cá Trắm Cỏ, cá Trắm Trắng - Ctenopharyngodon idellus
2.1.1.2. Hình thái cấu tạo
Cá Trắm Cỏ có màu xanh trên lưng và màu trắng ở bụng, thân tròn lẵn, cân đối.
Số tia vây lưng 3.7. Vây ngực 1.14. Vây bụng 1.8. Vây. Răng hầu 2 hàm: 5.2- 5.4. Số
lược mang ở cung mang thứ nhất 20- 22 chiếc. Số đốt sống 40- 42. Chiều dài thân bằng
3.4- 3.8 lần chiều cao; 3.5- 4.2 lần chiều dài đầu.
2.1.2. Đặc điểm phân bố
Cá Trắm Cỏ phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chủ yếu ở các lưu vực
sông, hồ thuộc vùng Trung Á và đồng bằng Trung Quốc, hạ lưu sông Amua (Liên Xô).
Sau này du nhập vào các nước ở Châu Mỹ, Đông Âu, Đông Nam Á,
Ở Việt Nam, theo tài liệu của hai nhà ngư loại học người Pháp là P.Clevey và
J.Lemasson (1937) phát hiện thấy cá Trắm Cỏ ở sông Hồng. Nhưng đến năm 1955-
1957 theo nghiên cứu của ngành thuỷ sản thì không thấy ở sông Hồng mà thấy ở sông
Kỳ Cùng (Lạng Sơn). Điều này chứng tỏ cá Trắm Cỏ sống ở Việt Nam có nguồn gốc
từ nơi khác.
Cá Trắm Cỏ hiện đang nuôi ở nước ta là du nhập từ Trung Quốc năm 1958 (Ở
miền Bắc) và năm 1969 từ Đài Loan (Ở miền Nam). Năm 1967 đã tiến hành thả hàng
loạt cá Trắm Cỏ giống ra sông Hồng và hiện tại sinh sản tự nhiên ở sông.
2.1.3. Môi trường sống
Cá Trắm Cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường,
sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy, sinh trưởng và phát triển bình
thường trong môi trường có nồng độ muối từ 0-8
0

/
00
(Nguyễn Chính và ctv., 1977).
Thích ứng với nhiệt độ từ 13-32
0
C nhưng nhiệt độ tối ưu là 22-28
0
C, khoảng pH thích
hợp từ 5-6, ngưỡng ôxy thấp từ 0,5-1mg/l (Nguyễn Khoa Diệu Thu., 1979). Độ pH
thích ứng từ 5-9, pH thích hợp nhất 7-8. Độ trong tốt nhất (đối với cá trưởng thành) từ
60- 70 cm. Ngưỡng oxy cao hơn cá mè (0.5- 1 mg/l), mức oxy hoà tan thấp hơn 3 mg/l
ít có ảnh hưởng.
2.1.4. Phân biệt giới tính
Con đực: Đặc điểm sinh dục phụ đầu mùa sinh sản mới hình thành. Vây ngực
cứng, tia vây hẹp, màu hơi hồng, có chiều dài phủ 9 vảy.
Con cái: Vây ngực hơi mềm, tia vây rộng, màu hơi nhạt, có chiều dài phủ 8 vảy.
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
2.1.5.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Cơ quan tiêu hoá: Cá Trắm Cỏ có miệng tương đối ngắn, chiều dài miệng
trung bình 7.4% thân, mồm dưới và hàm dưới tương đối ngắn. Lược mang thưa, số
lược mang trên cung mang thứ nhất 21-22 chiếc. Răng hầu hai hàm rất sắc dạng lưỡi
liềm, công thức răng hầu 4.2-4.5, có thể nghiền nát thực vật trên cạn và dưới nước.
Ruột tương đối ngắn so với các loài ăn thực vật khác chỉ bằng 220- 295% chiều dài
thân. Ở cá Trắm Cỏ không có dạ dày, do đó quá trình tiêu hoá thức ăn do ruột đảm
nhiệm.
Tính ăn: Cá Trắm Cỏ thuộc loại ăn tạp, rất tham ăn và ăn rất nhiều. Song thức
ăn chủ yếu là thực vật, tuy nhiên cá Trắm Cỏ không phải ăn thực vật cả đời mà tính ăn
của nó có sự thay đổi. Cá Trắm Cỏ có thể ăn một lượng thức ăn lớn trong ngày. Ngoài
thức ăn về thực vật, cá Trắm Cỏ còn sử dụng các loại thức ăn khác như bột ngũ cốc,
các loại sản phẩm thải công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, phân động vật.

2.1.5.2. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Trắm Cỏ mới nở có chiều dài 6 mm, nuôi khoảng 20 ngày có chiều dài 2.5
cm, cá biệt có con dài 3 cm, (theo Duy Khoát, Vũ Chiêu 1980), Trạm nghiên cứu cá
nước ngọt Đình Bảng (1980) đều kết luận rằng: So với các loài cá nuôi khác (mè,
chép, ) cá Trắm Cỏ là loài lớn nhanh. Trung bình 1 tuổi cá được 1kg, 2 tuổi được 2-
4kg. Những nơi nhiều thức ăn cá Trắm Cỏ 3 tuổi nặng 9- 12kg.
Chung Lân (1965), khi nghiên cứu về sinh trưởng cá Trắm Cỏ đã phân chia quá
trình sinh trưởng cá Trắm Cỏ làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn cá hương: Tốc độ sinh trưởng về chiều dài nhanh hơn tốc độ sinh
trưởng về khối lượng.
- Giai đoạn cá giống: Trong giai đoạn này sự tăng trưởng về khối lượng nhanh
hơn sự tăng trưởng về chiều dài.
- Giai đoạn trước và sau khi thành thục sinh dục: Mức tăng trọng của cá cao
nhất khi được 3 tuổi, cũng là khi tuyến sinh dục thành thục lần đầu tiên, sau đó mức
tăng trọng giảm xuống rất nhanh, gần như ngừng lại.
2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Cá Trắm Cỏ đực 3 tuổi dài khoảng 53cm, nặng 3kg. Cá cái 4 tuổi dài 60cm,
nặng 3.5kg tham gia đẻ trứng lần đầu tiên. Những con cá sinh trưởng tốt cá đực 2 tuổi,
cá cái 3 tuổi cũng có khả năng sinh sản
Chu kỳ phát dục
Vào mùa đông phần lớn tuyến sinh dục của cá Trắm Cỏ ở giai đoạn II - III. Vào
cuối tháng 3 đầu tháng 4, tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III - IV, có những cá thể
có thể sinh sản được. Tuyến sinh dục đạt cực đại vào tháng 5, 6, 7. Hệ số thành thục
giảm từ tháng 8 trở đi.
Mùa vụ và điều kiện sinh thái sinh sản
- Mùa vụ: Mùa vụ đẻ tự nhiên của cá Trắm Cỏ Việt Nam trong khoảng cuối
tháng 3 đầu tháng 9. Mùa đẻ rộ vào tháng 4, 5, 6 (Lương Đình Trung, 1987). Ở Quảng
Đông Trung Quốc mùa vụ sinh sản thường bắt đầu vào tháng 5 (Chung Lân, 1969), còn
ở Liên Xô cũ bắt đầu vào cuối tháng 6 (J. V Shirman và S. R smith, 1988). Như vậy ở
các vĩ độ khác nhau, thời gian thành thục tuyến sinh dục và mùa vụ không giống nhau.

Trong sinh sản nhân tạo cá Trắm Cỏ đẻ sớm hơn, thường vào trung tuần tháng 3 đã cho
đẻ đạt kết quả cao. Thời gian đẻ thường tập trung vào trung tuần tháng 3 đến cuối
tháng 4, thời gian cho đẻ có hiệu quả từ tháng 4 đến tháng 6.
- Điều kiện sinh thái sinh sản: Cá Trắm Cỏ thuộc loại đẻ trứng bán trôi nổi.
Bãi đẻ ngoài tự nhiên thường ở trung lưu các sông, nơi có nhiều ghềnh thác hoặc nơi
giao nước giữa hai nguồn, nơi uốn khúc của sông. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản từ
22- 29
0
C. Lưu tốc nước 1-1.7m/s. Trứng sau khi nở trôi theo dòng sông và nở thành cá
bột. Trong sinh sản nhân tạo ở miền Bắc cá Trắm Cỏ đẻ tái phát dục sau 60- 85 ngày
nuôi vỗ. Ở miền Nam cá Trắm Cỏ tái phát dục sau 25- 28 ngày, nếu ở nhiệt độ cao
(trong khoảng nhiệt độ thích hợp) chỉ 18- 20 ngày. Trong điều kiện nhân tạo cá phát
dục hình như quanh năm.
Đặc điểm trứng và sinh sản
Trứng cá Trắm Cỏ thuộc loại bán trôi nổi, trứng có hình cầu, màu vàng hay màu
vàng xanh. Đường kính trứng khi nở 1- 1.2mm, sau khi hút nước đường kính trứng
biến thiên từ 3.3 -5.1mm [3]. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Trắm Cỏ ở miền Bắc là
315.000-2.100.000. Sức sinh sản tương đối là 50 - 224 trứng/g thể trọng. Sức sinh sản
thực tế trong sinh sản nhân tạo là 47.670 - 103.000 trứng/kg cá cái (Lương Đình Trung,
1968). Ở đồng bằng sông Cửu Long, sức sinh sản thực tề cá Trắm Cỏ vào khoảng
88000 trứng/kg, chu kỳ phát dục là 35 ngày (Phạm Minh Thành, Bùi Lai,1968). Cá
Trắm Cỏ 9 tuổi vẫn sinh sản được nhưng chất lượng trứng giảm. Vì vậy nên chọn cá
sinh sản từ 4 - 7 tuổi.
2.2. Kỹ thuật nuôi cá Trắm Cỏ
2.2.1. Nuôi cá Trắm Cỏ ở lồng, bè trên sông, hồ
2.2.1.1 Thiết kế và xây dựng lồng
Lồng có dạng hình khối chữ nhật hoặc mùng, kích thước dài x rộng x cao, và
kích thước phổ biến hiện nay là: 3m x 2m x 1,7m hoặc 4m x 3m x 1,7m.
Thông thường lồng được làm bằng tre hóp cả cây, gỗ hoặc nhựa composite. Hai
đầu để khe hở từ 0,5 - 1 cm để nước lưu thông dễ dàng, hai mặt bên và đáy thường

bằng ván gỗ khít không để lọt thức ăn.
+ Do nuôi ở sông nên tốc độ dòng chảy 0,2 - 0,3 m/giây. Đặt mỗi cụm 20 lồng,
các cụm cách nhau 150 - 200 m.
+ Nuôi ở hồ chứa nước lưu thông 0,1 - 0,2 m/giây. Nuôi cụm 15 lồng, các cụm
đặt cách nhau 200 - 300 m.
Trước khi thả cá giống vào nuôi, lồng bè phải được vệ sinh cọ rửa sạch, phơi
khô và dùng nước vôi hoặc Clorua vôi phun đều toàn bộ lồng nuôi cá. Sau đó phơi khô
1 - 2 ngày, cọ rửa sạch và hạ thuỷ. Lồng đặt ngặp nước 1,2 - 1,5 m, cách đáy 3 - 4 m.
2.2.1.2. Tiêu chuẩn cá giống, mật độ nuôi
Tiêu chuẩn cá giống
- Ngoại hình cân đối, không dị hình, vây, vẩy hoàn chỉnh, cỡ đồng đều, bơi lội
nhanh nhẹn.
- Không có dấu hiệu bệnh lý.
- Kích cỡ cá 8-10cm.
Mật độ nuôi
- Nuôi trong lồng bè 70 - 80 con/m
3
. Cá có trọng lượng lớn hơn thì 30-50
con/m
3
.
Trước khi thả cá xuống ao, cá giống được khử trùng bằng ngâm tắm trong nước
muối 3% từ 10 - 15 phút.
Thời vụ nuôi
Ở miền Bắc bắt đầu từ tháng 4, ở miền Nam có thể nuôi quanh năm.
2.2.1.3. Thức ăn và chế độ cho ăn
Thức ăn xanh: cỏ, rong, bèo, lá ngô, lá sắn Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng
lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.
2.2.1.4. Chăm sóc cá nuôi
- Theo dõi hoạt động của cá:

+ Thường xuyên kiểm tra hoạt động của cá, nếu thấy cá bơi lội khác thường
phải vớt lên kiểm tra.
+ Nếu nổi đầu do thiếu ôxy phải kéo lồng ra xa khu vực môi trường ô nhiễm. Có
thể tăng cường khuấy sục khí làm tăng lượng ôxy hòa tan.
- Kiểm tra sàn ăn để xác định khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh thức ăn.
- Cứ 3 ngày vệ sinh lồng cá 1 lần và kiểm tra lồng.
2.2.1.5. Phòng trị bệnh cho cá nuôi
Cá Trắm Cỏ nuôi lồng, bè thường mắc một số bệnh: Nấm thuỷ mi, trùng bánh
xe, trùng quả dưa, sán lá đơn chủ. Mỗi loại bệnh có triệu chứng và bệnh lý riêng, cần
thường xuyên theo dõi biểu hiện của cá để phòng trị.
Để chủ động phòng ngừa bệnh cho cá nuôi, trong quá trình nuôi nên tiến hành
dùng vôi để cải tạo môi trường.
+ Đối với vôi: Đựng trong bao treo ở đầu nguồn nước, cách mặt nước khoảng
1/2 độ sâu của nước trong lồng. Liều lượng 3-4kg vôi cho 10m
3
nước trong lồng.
+ Sulphat đồng (CuSO
4
) phòng ký sinh đơn bào, liều lượng 50g/10m
3
nước,
tuần 2 lần.
Không dùng thuốc, hoá chất kháng sinh đã cấm sử dụng.
2.2.2. Nuôi ao
2.2.2.1. Chuẩn bị ao
Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn
quá nhiều.
Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến
10 kg vôi bột cho 100 mét vuông đáy ao.
Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân chuồng

và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh). Lá xanh
được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg
dìm ở góc ao.
Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 - 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân
xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét. Cần phải lọc nước vào ao bằng đăng hoặc
lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.
Cá Trắm Cỏ sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cây xanh như cỏ thân
mềm, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, cây chuối non băm nhỏ, rong, thân cây
ngô non , cá Trắm Cỏ cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo. Cá nuôi sau 10 -
12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 - 1,5 kg/con (trung bình 1 kg mỗi con).
2.2.2.2. Thả cá giống
- Có 2 thời kỳ thả cá giống :
+ Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3
+ Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9
- Cần thả cá giống lớn, khoẻ mạnh, không sây xát, không có bệnh.
- Mật độ thả từ 1 - 2 con cho 1 mét vuông. Cỡ cá thả 8-10cm
2.2.2.3. Quản lý - chăm sóc ao
Thức ăn
Thức ăn xanh gồm : các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn nên cho
cá ăn đủ hàng ngày. Sau khi cá ăn cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn
được. Cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô Cứ 100 con cho ăn từ 2 đến 3 kg thức ăn
xanh, sau tăng dần theo sự lớn lên của cá bằng cách theo dõi hằng ngày.
Muốn tăng trọng 1kg thịt cá Trắm Cỏ cần từ 30-40kg thức ăn xanh như: rong,
cỏ, bèo
Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng
lượng thân.
Quản lý ao
Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào các buổi
sáng.
Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi đầu

kéo dài không. Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào ao.
Khi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác cần hỏi cán bộ kỹ thuật hoặc khuyến ngư
để biết cách xử lý.
2.2.2.4. Thu hoạch
Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá
giống để tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần
đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá).
Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ
nuôi sau).
Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá
đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho
đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau.
2.3. Tình hình ương nuôi cá Trắm Cỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ở Thừa Thiên Huế cá Trắm Cỏ đã được đưa vào nuôi từ rất lâu với 2 hình thức
nuôi chủ yếu là nuôi ao và nuôi lồng. Các ao nuôi cá Trắm Cỏ địa phương phân bố rải
rác trên địa bàn tỉnh, nhưng được thả nuôi nhiều ở thị xã Hương Thủy, trong đó cá
Trắm Cỏ nuôi ao thường được nuôi cùng với một số loài cá nước ngọt như Mè Trắng,
Rô Phi,…để tận dụng thức ăn, tầng nước nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người
nuôi. Các ao nuôi có diện tích trung bình từ 1000-3000m
2
với mật độ thả từ 1-2 con/m
2
,
con giống được thu từ các trại giống trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây, nghề nuôi
cá nước ngọt trên địa bàn thị xã Hương Thủy phát triển nhanh, từ diện tích nuôi cá 200
ha năm 2003, đến năm 2012 tăng lên 607 ha. Hàng năm, Phòng Kinh tế thị xã xây
dựng mô hình nuôi trồng thủy sản thí điểm, nhằm giúp bà con đa dạng đối tượng nuôi
để giúp bà con có đầu ra ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với hình thức nuôi
lồng, phát triển nhiều dọc sông Bồ đặc biệt phát triển mạnh ở huyện Quảng Điền, tập
trung ở các xã Quảng Thọ, Quảng Thái, Quảng Thành… đã và đang đem lại một nguồn

thu nhập ổn định đáng kể cho người dân. Hiện phong trào nuôi cá lồng đang phát triển
mạnh trên các triền sông tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều hộ dân đã thu nhập được hàng
chục triệu đồng nhờ nghề này, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ nghề
nuôi cá lồng trên sông.
Theo trung tâm Khuyến Nông - Lâm - Ngư tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, trong
3 năm trở lại đây tình hình nuôi cá Trắm Cỏ nói riêng và cá nước ngọt nói chung, cũng
như nuôi cá Trắm Cỏ lồng trên địa bàn tỉnh tăng nhanh về diện tích nuôi, số lồng và
sản lượng.
Bảng 2.3. Tình hình nuôi cá nước ngọt trong trong 3 năm 2009, 2010 và 2011
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm Tổng diện
tích thả nuôi
( ha )
Trong đó Số lồng
thả ( cái )
Số giống
thả ( triệu
con )
Chuyên cá Cá - lúa Cá – sen
2009 1,417.46 712.36 328.152 6.95 947 17.456
2010 1,905.09 1,542.34 356.95 6.8 2,294 39.234
2011 2,043.71 1,653.41 383.3 6.9 2,235 33.4263
( Theo nguồn: Trung tâm Khuyến Nông - Lâm - Ngư tỉnh Thừa Thiên Huế )
2.3.1. Tình hình ương nuôi cá Trắm Cỏ tại huyện Quảng Điền
Quảng Điền là huyện ở phía Đông Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc và phía
Tây giáp huyện Phong Điền. Phía Nam giáp huyện Hương Trà, huyện Phú
Vang và thành phố Huế. Phía Đông giáp biển. Là huyện vùng trũng của tỉnh Thừa
Thiên-Huế, nằm ở phía Bắc lưu vực sông Bồ và phía Tây phá Tam Giang nên nuôi
trồng thủy sản nước lợ cũng như nước ngọt ở đây rất phát triển.
Theo báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện năm

2011: “ Mặc dù nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vẫn còn gặp một số khó khăn,
như: chất lượng con giống chưa đảm bảo, thời tiết diễn biến phức tạp vào đầu và giữa
vụ làm cho tôm, cá chết nhiều nên đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản trên địa bàn. Tuy vậy, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và kịp thời
của Ban Thường vụ Huyện ủy, sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp
và PTNT, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự cần cù, chịu khó, sáng tạo của bà con
nông dân nên công tác nuôi trồng và khai thác thủy sản trên địa bàn huyện Quảng Điền
đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi.” (Nguồn: Tổng kết tình hình nuôi trồng
thủy sản huyện Quảng Điền năm 2011)
Trong đó “nuôi cá nước ngọt là lĩnh vực được khuyến khích phát triển, mở rộng
diện tích. Trong năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT,
Trạm Khuyến nông, lâm, ngư phối hợp với các đơn vị liên quan mở các lớp tập huấn,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Trong quá trình nuôi, các cán bộ kỹ thuật
cũng đã thường xuyên tiếp cận địa bàn để hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi và đã
đạt được một số kết quả tích cực.” (Nguồn : Tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản
huyện Quảng Điền năm 2011)
Bảng 2.4. Tình hình nuôi ao cá Trắm Cỏ và cá nước ngọt ở huyện Quảng Điền
năm 2011
Số hộ nuôi Diện tích nuôi Lượng giống
thả
Sản lượng thu Năng suất bình
quân
360 hộ 100,53 ha 1.577.600 201,3 tấn 2 tấn/ha
( Nguồn: Tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản huyện Quảng Điền năm 2011)
Bên cạnh đó hình thức nuôi cá Trắm Cỏ lồng trên địa bàn huyện trong các năm
qua rất được chú trọng phát và đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Bảng 2.5. Tình hình nuôi cá Trắm Cỏ lồng của huyện Quảng Điền năm 2011
Số hộ nuôi Số lồng nuôi Số lượng giống
thả
Sản lượng thu

được
Năng suất bình
quân
602 hộ 725 lồng 252.500 con 274,8 tấn 369 kg/lồng
( Nguồn: Tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản huyện Quản Điền năm 2011 )
- Tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế phong trào
nuôi cá Trắm Cỏ lồng nhiều năm trở lại đây đang được chú trọng phát triển, theo anh
Long một cán bộ xã cho biết “hiện số lồng nuôi cá Trắm Cỏ lồng là trong 2 năm trở lại
đây đã tăng đáng kể so với năm 2010 và đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho
người dân”
Bảng 2.6. Tình hình ương nuôi cá lồng tại xã Quảng Thành
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số hộ nuôi(hộ) 21 27 35
Hình thức nuôi Nuôi lồng Nuôi lồng Nuôi lồng
Số lồng nuôi(lồng) 28 34 42
Tổng số thả(con) 8.000 9600 12.000
- Xã Quảng Thái là một trong những xã có số lồng nuôi cá Trắm Cỏ nhiều nhất
huyện Quảng Điền. Theo anh Văn Thanh Dũng chi hội trưởng chi hội nghề cá thôn
Trung Làng xã Quảng Thái cho biết: nghề nuôi cá Trắm Cỏ lồng kỹ thuật đơn giản, lại
tận dụng được diện tích mặt nước cho thu nhập ổn định nên những năm trở lại đây
nghề nuôi cá Trắm Cỏ lồng phát triển rất mạnh, hầu như hộ gia đình nào cũng có lồng
nuôi, hộ ít nhất cũng có từ 1-2 lồng, hộ nhiều thì có tới 5-6 lồng. Nhờ nghề nuôi cá
lồng phát triển nhiều hộ dân có một nguồn thu nhập ổn định, tạo công ăn việc làm cho
người dân trong vùng.
Bảng 2.7. Tình hình ương nuôi cá lồng tại xã Quảng Thái
Số hộ nuôi Số lồng nuôi Số lượng thả Sản lượng thu
107 hộ 120 lồng 41,3 ngàn con 38,5 tấn
- Xã Quảng Thọ trong gần mười năm trở lại đây phong trào nuôi cá Trắm Cỏ
lồng dọc triền sông Bồ phát triển khá mạnh và đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho
người dân. Theo thống kê hiện nay tại xã Quảng Thọ có tới 220 hộ dân phát triển và

nhân rộng mô hình nuôi cá Trắm Cỏ lồng, năng suất bình quân đạt từ 4-6 tạ/lồng/năm,
đem lại nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng cho bà con.
Anh Phan Vinh Thanh, ở làng La Phương Thượng cho biết: "Cách đây gần 10
năm, cả xã chỉ có một hộ nuôi cá Trắm Cỏ trong lồng. Sau đó 2 năm, nhận thấy mô
hình mang lại nguồn thu nhập ổn định, nên HTX Quảng Thọ 2 đã đầu tư vào nuôi cá
lồng. Đến nay, cả xã đã có gần một nửa số hộ dân địa phương nuôi cá lồng trên sông
Bồ".
Hình 2.3. Lồng nuôi cá Trắm Cỏ trên sông Bồ ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế
2.4. Tình hình dịch bệnh trên cá Trắm Cỏ nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong nhiều năm trở lại đây nghề nuôi cá Trắm Cỏ lồng cũng như nuôi ao đã và
đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên
làm giàu từ nghề này. Có thể nói nghề nuôi cá Trắm Cỏ nói riêng và cá nước ngọt nói
chung đã trở thành nghề ăn nên làm ra đối với nhiều hộ dân ở các huyện Quảng Điền,
Hương Trà, thị xã Hương Thủy…. Tuy nhiên, việc biến đổi khí hậu ngày càng trở nên
phức tạp, môi trường nuôi bị ô nhiễm trầm trọng, bệnh trên cá mỗi ngày càng phát
triển, trong khi đó nguời nuôi vẫn đang còn nuôi theo kinh nghiệm là chính, việc phòng
bệnh cho cá vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nên trong quá trình nuôi, mỗi khi cá bị
bệnh việc chữa trị còn lúng túng gây thiệt hại lớn đến kinh tế hộ. Các đối tượng nuôi
truyền thống lâu nay như mè, trôi, trắm, chép vẫn được duy trì và thả nuôi với nhiều
hình thức như: nuôi chuyên, xen ghép, lồng bè.v.v do được thị trường ưa chuộng, thịt
thơm ngon, chi phí thấp, nên cá Trắm Cỏ vẫn là đối tượng được các hộ chọn nuôi thả
chính trong ao, lồng.Tuy nhiên, nghề nuôi cá Trắm Cỏ vẫn gặp phải khó khăn lớn nhất
đó là dịch bệnh.
Đặc biệt trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên cá Trắm Cỏ thường
xuyên xảy ra, làm cá chết rải rác, đến hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người dân. Vào
cuối năm 2011, ở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cá Trắm Cỏ nuôi
có các biểu hiện bất thường như: cá bỏ ăn, đàu có màu đen… lúc đầu cá chết rải rác,
sau đó cá chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Theo thông tin ban đầu là do
chất lượng con giống không đảm bảo, môi trường nước xung quanh lồng nuôi bị ô

nhiễm do đó làm cho cá dễ mắc bệnh.
2.5. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1. Trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu về bệnh KST ở cá nói chung và nghiên cứu bệnh
sán bắt đầu từ những năm 1007-1778 của thế kỷ XVIII. Ban đầu là nghiên cứu sơ khai
của Linne về KST.
Liên Xô là nước có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh trùng ở cá sớm nhất
và toàn diện nhất. Viện sỹ V.A.Dogiel (1882-1956) người đầu tiên đặt nền móng cho
nghiên cứu ký sinh trùng cá. Năm 1929, ông đưa ra “Phương pháp nghiên cứu ký sinh
trùng cá” đã mở ra hướng nghiên cứu mới về các khu hệ KST trên cá và các loại bệnh
cá do KST gây ra, cho đến nay nhiều nhà khoa học nghiên cứu KST cá vẫn còn áp
dụng. Tiếp theo là các nghiên cứu của viện sỹ Dolgiel, vào năm 1962, viện sỹ
Bychowsky và ctv xuất bản cuốn “Bảng phân loại ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên
Xô”, trong đó đã mô tả 1.211 loài ký sinh trùng của khu hệ cá nước ngọt Liên Xô cũ.
Tiếp tục những năm 1984, 1985, 1987 công trình của O.N.Bauer và nhiều tác
giả khác đã mô tả hơn 2000 loài ký sinh trùng của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước ngọt
Liên Xô.
Năm 1989, K. Nagasawa, T. Awakura và S. Urawa đã tổng kết các công trình
nghiên cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở Hokkaido – Nhật Bản và đã xác định
được 96 loài ký sinh trùng bao gồm:
Tên loài Số lượng loài
Protozoa 21
Trematoda 22
Monogenea 11
Cestoda 10
Nematoda 15
Acanthocephala 7
Mollusca 2
Copepoda 6
Branchiura 1

Isopoda 1
Chưa xác định 38
Bảng 2.9. Các loài ký sinh trùng ký sinh trên cá nước ngọt ở Hokkaido – Nhật Bản
Ở Thái Lan, công trình nghiên cứu đầu tiên về bệnh ký sinh trùng cá nuôi là của
C.B Wilson. Năm 1926, 1927, 1928 ông đã thông báo về hiện tượng cá bị nhiễm hai
loại rận cá thuộc giống Argulus ký sinh trên cá nước ngọt [10]. Theerawoot
Lerssuthichawal (1997) đã nghiên cứu sán lá đơn chủ ký sinh trên cá trê ở Thái Lan.
Paiboon-Yutisri; Ampirum-Thuhanruksa (1985) khi khu hệ ký sinh trùng ở Thái Lan
đã phát hiện 16 loài ký sinh trùng trong đó ông đã xác định được 3 loài ngoại ký sinh
trùng và 13 loài nội ký sinh trùng trên cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus).
Năm 1975, ở Philippines, 1975 C.C Velasquez đã cho ra đời cuốn sách “sán lá
song chủ Trematoda ở Philippines” trong đó đã mô tả 73 loài thuộc 50 giống, 21 họ sán
lá sông chủ ký sinh trùng trên 27 họ cá của ở Philippines ) [12]. Các tác giả như
Arthus, JR. Luman-May, S. Khi tổng kết nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Philippines
đã điếu tra xác định được 201 loài ký sinh trùng ở 172 loài cá gồm:
Tên loài Số lượng (loài)
Apicomplexa 1
Ciliophora 16
Mastigophora 1
Microspora 1
Myxoza 9
Trematoda 90
Monogenea 22
Cestida 6
Nematoda 20
Acanthocephala 5
Mollusca 1
Branchiura 2
Copepoda 21
Isopoda 5

Bảng 2.10. Các loài ký sinh trùng ký sinh trên cá nước ngọt ở Philippines
Ở Ấn Độ đã có không ít các công trình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá. Năm
1967, Guta đã nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào và giun sán ký sinh trên cá.
A.V.Gussev, 1976 đã nghiên cứu khu hệ sán lá đơn chủ ở 37 loài cá nước ngọt Ấn Độ,
phân loại được 57 loài sán lá đơn chủ trong đó có 40 loài mới.
Ở Malaysia, từ năm 1961- 1973 J.I. Fernanda đã có kết quả về phân loại và
hình thái một số loại giun sán ký sinh trên cá nước ngọt Malaysia. Đến những năm
1978, 1992, Leong Tak-Seng đã nghiên cứu ký sinh trùng đa bào trên một số loài cá
nước mặn. Mohamed Shaif (1980, 1985, 1992) nghiên cứu ký sinh trùng trên cá rô phi
và một số loài cá nuôi trong bể kính. Susan Lim Lee-Hong (1983, 1985, 1987, 1990,
1997) đã nghiên cứu hệ thống phân loại sán lá đơn chủ trên cá nước ngọt ở Malaysia và
đã phát hiên ra 54 loài sán lá đơn chủ [14],[15].
Ở châu Mỹ, Hoffman G.L (1998) đã tổng kết nghiên cứu ký sinh trùng của cá
nước ngọt ở Bắc Mỹ trên 416 loài cá đã xác định được 19 ngành thuộc 4 giới: sinh vật
nhân nguyên thủy, động vật nguyên sinh - nấm, động vật đa bào.
Một số nước khu vực Đông Nam Á đã có các nghiên cứu ký sinh trùng cá từ
đầu thế kỷ 20, nhưng chưa nghiên cứu toàn diện các nhóm ký sinh trùng mà thường chỉ
nghiên cứu theo từng nhóm ký sinh trùng như sán lá song chủ, sán lá đơn chủ hoặc ký
sinh trùng ở một vài loài cá [11].
Ở Nhật Bản, Năm 1989, Nagasawa K. Awakura T. và Urawa S. Đã tổng kết các
công trình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở Hokkaido-Nhật Bản và đã xác
định được 96 loài ký sinh trùng bao gồm protozoa 21 loài; Monogenaphala 11 loài;
Trematoda 22 loài; Copepoda 6 loài; Branchiura 1 loài; Isopoda 1 loài; và 38 loài chưa
xác định đến loài [17].
Còn tại Indonesia, Louis Bovien (1926, 1927, 1933) đã nghiên cứu sán dây, sán
lá song chủ và giun đầu gai trên cá nước ngọt Java, ông đã mô tả một giống mới và một
loài mới đó là Diombangia pennetrans tìm thấy trên cá trê trắng (Clarias batrachus);
Isoparorchis eurytremum ở cá Wallago attu. Nhà khoa học người Đức là Alfred L.
Buschkiel (1932, 1935) đã nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào (Ichthyophtyrius
multifiliis) trên một số loài cá nước ngọt ở Indonesia [10].

2.5.2. Ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam là nhà ký sinh trùng học
người pháp Albert Billet (1856-1915). Ông đã mô tả loài mới đó là sán lá song chủ
Distomun hypselobagri (1898) ký sinh trong bóng hơi cá nheo Việt Nam [10].
Người Việt Nam đầu tiên có những công trình nghiên cứu quy mô và đầy đủ
nhất về ký sinh trùng là Hà Ký. Năm 1968-1971, khi điều tra ký sinh trùng trên 16 loài
cá kinh tế ở Bắc Bộ, Việt Nam, ông đã xác định được 120 loài ký sinh trùng thuộc 48
giống, 37 họ, 26 bộ và 10 lớp, bao gồm như sau:
Tên loài Số lượng (loài)
Mastigophora 2
Myxozoa 18
Ciliophora 17
Monogenea 42
Cestoda 4
Trematoda 8
Nematoda 12
Acanthocephala 2
Crustacea 15
Bảng 2.11. Các loài ký sinh trùng ký sinh trên 16 loài cá kinh tế ở Bắc Bộ, Việt
Nam
Năm 1976, Nguyễn Thị Muội và ctv đã nghiên cứu giun đầu gai trên cá thuộc
vùng đồng bằng Bắc Bộ, đã phân loại được 9 loài ký sinh trùng trên 12 loài cá . Từ
năm 1981-1985 công trình nghiên cứu: “Khu hệ ký sinh trùng ở 20 loài cá nước ngọt ở
miền Trung và Tây Nguyên” của Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hoà, đã phát hiện và
phân loại được 177 loài ký sinh trùng, trong đó lớp sán lá đơn chủ chiếm số lượng loài
đáng kể [7]. Tiếp theo công trình nghiên cứu : “Thành phần ký sinh trùng trên một số
loài cá biển có giá trị kinh tế tại Phú Khánh – Khánh Hoà ” của Ngyuễn Thị Muội và
Đỗ Thị Hoà (1978 – 1980). Công trình này đã phát hện được 80 loài ký sinh trùng ký
sinh trên cá biển.
Năm 1984, Bùi Quang Tề đã nghiên cứu và phân loại được 15 loài ký sinh trùng

trên Cá Trê đen, 10 loài ký sinh trùng trên Cá Trê vàng, 12 loài trên Cá Trê trắng và 4
loài trên Cá Trê Phi [3].
O.Sey và Moravec (1986-1991) khi nghiên cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt
miền Bắc Việt Nam đã xác định được 16 loài sán song chủ (Trematoda), 21 loài giun
tròn (Nematoda), 7 loài giun đầu gai (Acanthocephala), trong đó đã mô tả 16 loài, 2
giống mới đối với khoa hoc [16].
Lê Văn Châu và cộng sự, 1997 đã nghiên cứu vật chủ trung gian sán lá gan nhỏ
đã xác định được 10 loài cá nhiễm metacercaria của Clonorchis và Opisthorchis ở một
số tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
Năm 2001 Bùi Quang Tề, đã nghiên cứu ký sinh trùng của một số loài nước
ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu trên 41 loài cá kinh tế nước ngọt
ở đồng bằng sông Cửu Long đã xác định được 157 loài ký sinh trùng, 70 giống, 46 họ,
27 bộ thuộc 12 lớp, 8 ngành. Trong 157 loài có 121 loài lần đầu tiên phát hiện được ở
Việt Nam [3].
Theo Bùi Quang Tề (2007), thành phần giống loài ký sinh trùng ở cá nước ngọt
Việt Nam rất phong phú. Nhiều nhất là sán lá đơn chủ Monogenea, gặp 103 loài, chiếm
28,14% tổng số loài ký sinh trùng phát hiện. Tiếp theo là lớp Myxosporea gặp 46 loài
(12,57%), lớp Nematoda gặp 45 loài (12,30%). Lớp Trematoda gặp 45 loài (12,30%).
Lớp Oligohymenophorea gặp 35 loài (9,56%). Lớp Maxillopoda gặp 26 loài (7,1%).
Lớp Acanthocephala gặp 18 loài (4,92%).Lớp Cestoides gặp 16 loài (4,37%). Còn 10
lớp khác số lượng loài ký sinh trùng gặp ít hơn (tổng 32 loài). Trong tổng số 366 loài
ký sinh trùng thì phần lớn có chu kỳ phát triển trực tiếp không qua vật chủ trung gian
(237 loài), chiếm 64,75% [6].
Cho đến nay đã nghiên cứu ký sinh trùng ở 103 loài cá nước ngọt và nước lợ,
thuộc 59 giống, 31 họ. Các kết quả nghiên cứu đã xác định dược 373 loài ký sinh trùng
thuộc 132 giống, 83 họ, 17 lớp, trong đó đã phân loại được 78 loài, 3 giống và một họ
mới đối với khoa học. Ngoài ra còn một số loài chưa đủ tài liệu để định danh đến loài.
2.6. Một số bệnh do ký sinh trùng gây ra thường gặp trên cá Trắm Cỏ
2.6.1. Bệnh do ngành trùng roi Mastigophora ( Bệnh Criptobiosis ở cá )
Do Cryptobia và Ichthyobodo necatrix gây ra. Chúng thường ký sinh trên mang,

da của cá, đặc biệt là ở giai đoạn cá hương, cá giống bị nhiễm Ichthyobodo trong vòng
5 ngày cá có thể bị chết 95% thậm chí có ao chết đến 97%.
Cá bị nhiễm bệnh thường có dấu hiệu bất hường, cơ thể có cảm giác ngứa ngáy,
bơi không định hướng. Mang có màu đỏ nâu không bình thường, da và mang có nhiều
dịch nhờn. Cá bị bệnh nặng hoạt động yếu, cơ thể có màu đen dần, các tác nhân cơ hội
như vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể.
2.6.2. Bệnh do ngành trùng lông (cliophora)
2.6.2.1. Bệnh do trùng bánh xe-Tricodinosis
Do 7 loài trùng bánh xe: Trichodina hetrerodentata, Trichodina, T. domerguei,
T. sp, Paratrichodina corlissi, Paratrichoina sp gây ra. Hầu hết chúng ký sinh trên mang
và da cá khi mới mắc bệnh. Cá mới mắc bệnh thường có dấu hiệu: da tiết ra nhiều nhớt
có màu trắng đục và chuyển qua màu xám. Mang có màu sắc nhợt nhạt. Cá cảm thấy
ngứa ngáy và thường nổi lên mặt nước thành từng đàn hoặc tập trung ở vùng nước
chảy gần miệng cóng.
Khi cá bị bệnh nặng thì ký sinh trùng phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở
không thể hô hấp được. Những con bệnh nặng người mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá
bơi không định hướng lật bụng vài vòng và chìm xuống ao.
2.6.2.2. Bệnh trùng quả dưa – Ichthyophthiriosis
Do trùng quả dưa thuộc giống Ichthyophthyrius multifiliis có dạng rất giống quả
dưa, đường kính 0,5-1mm gây ra. Chúng thường ký sinh ở da, vây, mang của cá. Khi
cá bị bệnh thì da, vây, mang có nhiều trùng bánh xe bám thành những hạt lấm tấm rất
nhỏ màu trắng đục có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Da mang có nhiều nhớt, màu sắc
nhợt nhạt.
Cá bệnh nổi từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Cá tập trung ở gần bờ
những nơi có nhiều cỏ, cá quẩy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang phá hoại
biểu mô làm cá ngạt thở. Khi cá bị bệnh nặng trở nên yếu ớt chỉ ngoi đầu lên thở, đuôi
bất động cắm xuống nước.
2.6.2.2. Bệnh tà quản trùng – Trùng miệng lệch – Chilodonellois
Do 2 loài Chilodinella hexasticha và Chilodinella piscicolla gây ra, chúng
thường ký sinh trên mang, da của cá Trắm Cỏ. Khi cá mới nhiễm bệnh thì dấu hiệu

không rõ ràng, khi chúng ký sinh trên mang, da cá ở mật độ cao làm cá có hiện tượng:
dạt bờ, nổi đầu, thích dòng nước chảy, mang có nhiều dịch nhầy màu trắng đục, màu
sắc cơ thể nhợt nhạt.
Ngoài ra, Tà Quản Trùng ký sinh ở da, mang, làm cho các tổ chức bị kích thích
tiết ra nhiều chất nhờn, đồng thời các tơ mang bị phá hủy và rời ra làm ảnh hưởng tới
hô hấp của cá. Nếu gặp điều kiên thuận lợi thì trùng tiến hành sinh sản trong vòng 2-3
ngày, số lượng rất lớn, bám đầy da, mang, vây, làm cá chết hàng loạt.
2.6.2.3. Bệnh trùng loa kèn
Ký sinh trên động vật thủy sản thường gặp 4 giống thuộc 2 họ đón là:
Vortycella, Epistilis, Zothamnium, Apiosoma gây ra. Có hình dạng giống hình loa kèn,
hình chuông lộn ngược nên có tên gọi là trùng loa kèn.
Trùng loa kèn ký sinh trên mang, da của cá và phá hoại tổ chức tế bào mang, da
làm cho tơ mang bị rách khiến cá bị ngộp thở vì không lấy đủ lượng oxy cung cấp cho
cơ thể và làm cho da cá có nhiều vết loét. Qua đó tạo điều kiện cho các tác nhân cơ hội
xâm nhập và gây bệnh.
Khi cá ở giai đoạn ấu trùng bị mắc bệnh trùng loa kèn gây cản trở sự hoạt động
của ấu trùng và gây chết rải rác.
2.6.2.4 Bệnh trùng ống hút
Thường gặp 2 giống Capriniana, Acineta, Tokophyra, Podophyria gây ra. Trên
cá nước ngọt Việt Nam thường gặp loài capriniana piscium thuộc giống Capriniana gây
ra. Capiriniana có thể thay đổi dược hình dạng, có hình trứng hoặc hình bầu dục.
Chúng ký sinh bám trên da, mang phá hoại tế bào thượng bì, làm ảnh hưởng đến chức
năng hô hấp của mang, cá hô hấp khó khăn nổi lên mặt nước, gầy yếu và chủ yếu là ký
sinh ở giai đoạn cá con (cá hương, cá giống).
2.6.2.5 Bệnh trùng bào tử Goussiossis
Ở Việt nam đã phát hiện 2 loại Goussia sinensis và Goussia carpelli. Nhìn chung
cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm thấp. Cá bị bệnh cá biểu hiện gầy yếu, cá chậm lớn còi
cọc. Vùng hậu môn có chất dịch màu vàng chảy ra, do trong quá trình sinh sản cá sinh
ra nhiều liệt trùng, phá hoại các tế bào thành ruột, làm tổn thương tổ chức ruột. Nếu cá
bị nhiễm với cường độ cao thì có thể gây chết.

2.6.3 Bệnh do giun sán ký sinh
2.6.3.1. Bệnh sáng lá 16 móc – bệnh Dactylogyosis
Do Dactylogyosis gây ra, chúng co cơ thể nhỏ dài, lúc còn nhỏ có màu trắng
nhạt và vận động rất hoạt bát.
Dactylogyosis thường ký sinh trên da, mang của cá nhưng chủ yếu là ký sinh
trên mang. Chúng ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt ở mọi độ tuổi nhưng chủ yếu là
ở giai đoạn cá giống. Khi chúng bám vào mang và da thì sẽ tiết ra men hialuronidaza
phá hoại tổ chức tế bào làm cho mang và da cá tiêt ra nhiều dịch nhờn làm ảnh hưởng
đến hô hấp của cá. Cá bơi lội tât thất thường, nổi đầu, cơ thể gầy yếu, mang và da bị
viêm loét tạo điều kiên cho vi khuẩn, nấm phát triể và gây bệnh. Gây chết rải rác tới
hang loạt cho cá hương và cá giống.
2.6.3.2. Bệnh sán lá đơn chủ để con (sán lá 18 móc) – Gyrodactylosis
Tác nhân gây bệnh là do Gyrodactylus gây nên, chúng có kích thước Dactylogy.
Cơ thể chúng rất linh hoạt, vân động tương tự Dactylogyrus.
Gyrodactylus cũng ký sinh trên da, mang cá nhưng chủ yếu là ký sinh trên da.
Khi chúng ký sinh với số lượng lớn, làm cho tổ chức tế bào nơi chúng ký sinh tiết ra
lớp dịch nhầy màu trắng tro. Cá ít hoạt động và hoạt động không và hoạt động không
bình thường, một số cá nằm dưới đáy ao, một số nổi lên mặt nước đớp không khí, cá
mất dần khả năng hoạt động và bơi ngửa bụng. Cá bị lở loét tạo điều kiện cho vi khuẩn
và nấm phát triển và gây bệnh. Cá mất dần khả năng bắt mồi, khi bị nhiễm với cường
độ cao thì có thể gây chết hàng loạt.
2.6.3.3 Bệnh sán lá song thân – Bệnh Diplozoosis
Do Diplozoodae gây ra, chúng ký sinh trên ký chủ và hút máu của ký chủ để
sống. Chúng phá hoại tổ chức tế bào và viêm loét cho cơ thể vật chủ, tạo điều kiện
thuận lợi cho các tác nhân cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
Khi cá bị nhiễm bệnh thường có dấu hiệu bơi lờ đờ, nổi đầu, dạt vào bờ, mang
có hiện tường nhợt nhạt, có dịch nhầy trắng đục bao phủ làm cản trở quá trình hô hấp
của cá, làm cá ngạt thở.
2.6.3.4. Bệnh sưng mang do ấu trùng sán lá Centrocestosis
Tác nhân gây bệnh là ấu trùng Metacercatosis của sán lá song chủ Centrosestus

Formsanus (Nishigori, 1924), bào nang hình Ovan, có 32 gai lớn sếp so le xung quanh
giác miệng, túi bài tiết có hình chữ X hoặc hình chư H.
Chúng ký sinh ở mang cá tập trung ở gốc mang và trên các tơ mang, làm mang
bị biến dạng. Khi cá bị nhiễm với cường độ cao thì nấp mang bị sưng lên và không thể
đậy kín, làm ảnh hưởng tới hô hấp của cá. Cá hương và cá giống bị nhiễm với cường
độ cao có thể gây chết rải rác đến hàng loạt.
2.6.4. Bệnh do giáp xác ký sinh (Crustacea)
Lớp này gồm có: Crripedia, Amphipoda, Copepoda, Isopoda và Branchiura
trong dó có nhiều loài ký sinh gây bệnh cho cá.
Giáp xác thường ký sinh ở mang và da của cá, nếu chúng ký sinh với cường độ
cao sẽ làm cho cá nổi đầu và chết.
2.6.4.1. Bệnh trùng mỏ neo – Lernafeosis
Do Lernaea gây nên, chúng có dạng hình chữ “T” hay dạng hình mỏ neo, cơ thể
gồm 3 phần là đầu, ngực, bụng. Chúng có tính lựa chọn ký rất cao, thường gặp ký sinh
trên cá Trắm Cỏ là loài Lernaea ctenopharyngodontis. Chúng ký sinh trên cá với tỷ lệ
và cường độ cảm nhiễm khá cao, gây thiệt hại lớn cho sản xuất, đặc biệt là ở các trại
ương nuôi giống. Năm 1961 chúng làm chết 3 vạn cá hương Mè Hoa và cá Trắm Cỏ
nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Năm 1982, hàng trăm ao ương cá mè hoa, cá Trắm
Cỏ của tỉnh Đắc Lắc, Bình Định bị nhiễm Lernaeosis với tỷ lệ lên tới 70-80%, cường
độ nhiễm khoảng 5-20 trùng trên cơ thể cá, có khi lên tới 80 trùng/cơ thể cá.
2.6.4.2. Bệnh rận cá – Corallanosis
Ở Viêt Nam đã gặp rân cá Corallana grandiventra ở cá Trắm Cỏ nuôi lồng. Thí
dụ ở Thái Nguyên nuôi cá Trắm Cỏ phải làm màn để tránh rận tấn công, đât là một
trong những bệnh nguy hiểm của cá nuôi lồng bè.
2.6.4.3. Bệnh giáp xác chân chèo- Neorgasilosis
Tác nhân gây bệnh là Neoergasilus japonicas ký sinh trên xoang mũi, trên các
tia mang, trên vây của nhiều cá nước ngọt như: cá Trắm Cỏ, cá Mè, cá Trê… và chủ
yếu là gây tác hại đối với cá giống.

×