Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ THI THỬ VĂN THPT NGUYỄN HUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.61 KB, 4 trang )



ViettelStudy.vn

ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM


Phần I (4 điểm)
Câu Yêu cầu Điểm
Câu 1
(1 đ)

- Chép được chính xác đoạn thơ
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
- Đoạn thơ cho thấy những biểu hiện và sức mạnh của
tình đồng chí: Tình đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ
những tâm tư, nỗi lòng của nhau. Tình đồng chí còn là sự
đồng cam cộng khổ, chia sẻ những khó khăn thiếu thốn
của đời lính. Sống chung đời lính, họ cùng nhau chịu
đựng biết bao gian khổ thiếu thốn. Nhưng từ gian khổ mà
tình đồng chí càng trở nên sâu đậm, gắn bó. Chính tình
đồng chí đã động viên, nâng đỡ họ.


0,5










0,5
Câu 2
(1 đ)
Thí sinh nêu được:
- Mặc kệ: vứt bỏ, không quan tâm, không để ý.
- Cách nói giản dị gần với ngôn ngữ đời thường, cho
thấy:
+ Lòng quyết tâm, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ của người
lính: ra đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý
nhất của quê hương.
+ Đó là một sự hi sinh lớn lao: người lính đã hi sinh tình
nhà, hạnh phúc riêng vì một mục đích lớn hơn, một tương

0,5


0,25



0,25


ViettelStudy.vn

lai tốt đẹp hơn cho đất nước.
Câu 3
(1,5 đ)
- Chỉ ra được biện pháp tu từ trong câu thơ
+ Nhân hóa: nhớ
+ Hoán dụ: giếng nước gốc đa
- Tác dụng của biện pháp tu từ :
+ Thể hiện sâu sắc tình cảm của quê hương, của người
hậu phương đối với người lính.
+ Cho thấy sự gắn bó yêu thương của người lính với quê
nhà. Các anh ra đi đều để lại những tình cảm lưu luyến
với quê. Giữa người chiến sĩ và quê hương anh có một
mối giao cảm vô cùng sâu sắc.
→ Các biện pháp tu từ đã làm cho lời thơ có sức truyền
cảm, vừa mang đậm sắc thái dân gian.
0,5



0,25

0,25




0,5
Câu 4
(0,5 đ )

Thí sinh kể tên được 2 tác phẩm trong chương trình ngữ
văn 9 có cùng đề tài người lính là:
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).


0,25
0,25
Phần II (6 điểm)
Câu 1
(1 đ)
- Đoạn trích trên nằm trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Hoàn cảnh sáng tác: “Chiếc lược ngà” được sáng tác
năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ,
trong thời kì kháng chiến chống Mỹ và được đưa vào tập
truyện cùng tên.
0,5

0,5
Câu 2
(1 đ)
Thí sinh nêu được:
- Ý nghĩa nhan đề: Chiếc lược ngà
+ Là cầu nối tình cảm, là biểu hiện thiêng liêng của tình
cha con.

+ Chiếc lược ngà là kỉ vật ông Sáu tự tay làm cho con gái
mình, nó làm dịu đi nỗi ân hận, chứa đựng tình yêu vô bờ
của người cha.
- Qua đó tác giả muốn khắc sâu ấn tượng về tình cảm cha
con thắm thiết sâu nặng

0,5





0,5


ViettelStudy.vn

Câu 3
(1 đ)
- Câu nói “Vô ăn cơm!” của bé Thu vi phạm phương
châm lịch sự
- Nguyên nhân: bé Thu kiên quyết không gọi ông Sáu là
cha để bảo vệ tình yêu dành cho người cha đích thực
trong tâm trí mình.
0,25

0,75
Câu 4
(3 đ)
Viết đoạn văn

* Hình thức:
- Diễn đạt rõ ý, độ dài theo quy định, đúng đoạn văn theo
cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp
- Có sử dụng một câu hỏi tu từ và một phép thế (gạch
chân).
* Nội dung: Bài viết làm rõ thái độ, tình cảm của bé Thu
với cha kể từ khi gặp ông Sáu đến lúc nó bỏ sang nhà
ngoại. Vì nghi ngờ ông Sáu không phải là ba mình nên bé
Thu lạnh nhạt, xa lánh, cự tuyệt tình yêu và sự chăm sóc
của ông Sáu.
+ Lúc mới gặp ông Sáu: bé Thu ngạc nhiên, ngờ vực, sợ
hãi.
+ Trong 3 ngày ông Sáu ở nhà: bé Thu tỏ ra bướng bỉnh,
kiên quyết không nhận cha, càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách.
+ Khước từ mọi sự chăm sóc của ông Sáu và bỏ sang nhà
ngoại.
+Điều đó thể hiện niềm kiêu hãnh và tự hào về một tình
yêu duy nhất đối với người cha đích thực trong tâm trí bé
Thu.


0,5

0,5







0,5

0,5

0,5

0,5


Đoạn văn tham khảo

Đọc truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng người đọc vô
cùng xúc động trước tình yêu thương ba của bé Thu, đặc biệt là ở phần đầu của
truyện, khi em chưa nhận ra cha và dỗi bỏ sang nhà bà ngoại. Đau đớn làm sao
khi chiến tranh cướp đi niềm vui đoàn tụ của một đứa trẻ 8 tuổi, để rồi khi người
ba thật trở về thay vì sung sướng hạnh phúc, nó ngạc nhiên, giật mình rồi hốt


ViettelStudy.vn

hoảng sợ hãi vì người đàn ông kia chẳng hề giống ba trong bức ảnh. Chiến tranh
đã để lại trên cơ thể người lính những vết thương không lành lặn được, nhưng
cũng chính chiến tranh với vết thẹo trên gương mặt ông Sáu đã làm nổi bật tình
yêu ba của bé Thu, chưa ai giải thích và chuẩn bị tâm lí cho em về sự khác biệt
của ông Sáu. Và rồi trong 3 ngày phép, ông Sáu luôn ở nhà, tìm cách để gần gũi,
làm thân với con và kiếm cớ dồn Thu vào thế bí để bé phải gọi một tiếng “ba”
mà ông khao khát 8 năm trời, nhưng Thu hoàn toàn xa cách với một thái độ
ngang ngạnh, bướng bỉnh. Khi bắt buộc phải nói với ba, nó nói trống không, khi
cần phải gọi thì nó thà tự làm việc một mình chứ nhất quyết không nhờ sự giúp
đỡ, khi phải nhắc đến ba, nó ơ hờ gọi bằng “người ta”. Làm người đọc nhói lòng

nhất là khi bé từ chối sự săn sóc của ba, ông Sáu đã chọn miếng trứng cá vàng
ươm đặt vào bát nó với bao ân cần, yêu thương, vậy mà bé Thu đã bất thần hất
ra làm cơm tung tóe cả ra mâm. Rồi khi bị đánh mắng, không như những đứa trẻ
khác khóc, giãy giụa, Thu chỉ im lặng, gắp chiếc trứng cá bỏ vào bát rồi chèo
thuyền sang nhà bà ngoại, trước khi đi còn cố ý làm dây lòi tói khua rổn rảng cả
mặt sông. Càng nhận được tình thương của ông Sáu Thu càng có những phản
ứng quyết liệt. Phải chăng thái độ ấy của bé Thu chính là tình yêu, sự tôn thờ mà
em dành cho người cha đích thực của mình? Em nhất quyết không thể yêu
thương và nhận ai khác là cha ngoài người cha trong tấm hình chụp với má. Như
thế mới thấy Thu đúng là một cô bé có cá tính mạnh mẽ và dường như cuộc
sống éo le đã khiên em sống sâu sắc hơn với tuổi đời của mình. Thật tiếc em đã
không được tận hưởng hơi ấm của người cha ngay cả khi ba ở bên cạnh.Quả
thực hoàn cảnh thương tâm của bé Thu trước khi nhận ra cha mình khiến người
đọc càng thấy thấm thía những mất mát mà chiến tranh đem đến cho con người,
đồng thời cũng thấy được tình cảm em dành cho cha thật sâu sắc, mãnh liệt.

Phép thế: bé Thu – em
Câu hỏi tu từ: Phải chăng thái độ ấy của bé Thu chính là tình yêu, sự tôn
thờ mà em dành cho người cha đích thực của mình?


×