MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2
1.1. Giới thiệu ........................................................................................................... 3
1.2. Lịch sử hình thành và phát triền .................................................................... 4
1.3 Quá trình khen thưởng của đơn vị .................................................................... 8
1.4 Chức năng và nhiệm vụ ...................................................................................... 9
2.1. Thực hiện chương trình quốc gia BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ ............................ 12
2.2 Đề án triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại năm 2009 .. 13
2.3 Các hoạt động của Trung tâm Huấn luyện ATVSLĐ ..................................... 13
2.4 Dự án “Chương trình hỗ trợ khu vực Doanh nghiệp” – DANIDA ............... 13
2.7 Tổ chức một số hoạt động do ILO và tổ chứ khác tài trợ ............................... 14
2.8 Các hoạt động khác .......................................................................................... 14
4. Kết luận ................................................................................................................... 18
1
LỜI MỞ ĐẦU
Cục An Toàn Lao Động là một cơ quan trực thuộc Bộ Lao động – Thương
Binh và Xã hội. Nhiệm vụ chính của Cục là nghiên cứu, xây dựng trình Bộ: chiến
lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về an toàn lao
động, bảo hộ lao động; các dự án luật...; Chương trình quốc gia về vảo hộ lao
động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ
sinh lao động và phòng chống cháy nổ; Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy
định của Nhà nước, của Bộ về an toàn lao động, bảo hộ lao động theo phân công
của Bộ.
Ngoài ra,Cục còn giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các
Hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực an toàn lao động, bảo hộ lao
động; thực hiện nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức, viên chức về an toàn lao động, bảo hộ lao động theo phân công của Bộ và
thực hiện hợp tác quốc tế về an toàn vệ sinh lao động.
Sau thời gian thực tập tổng hợp tại Cục và tìm hiểu, quan sát cơ cấu chức
năng cũng như hoạt động của các phòng ban, với sự hướng dẫn của T.S Lê Thanh
Tâm, em đã hoàn thành bản báo cáo này. Em xin giới thiệu khái quát về Cục An
toàn lao động và đánh giá một cách chung nhất những vấn đề trong công tác tài
chính của Cục.
Báo cáo tổng hợp gồm những nội dung chính sau:
1. Khái quát về Cục An Toàn Lao Động – Bộ Lao Động Thương Binh Và
Xã Hội
2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ hành chính sự nghiệp của Cục An Toàn
Lao Động – Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội
3. Tình hình thu chi vốn sự nghiệp của Cục An Toàn Lao Động – Bộ Lao
Động Thương Binh Và Xã Hội
4. Kết luận
2
1. Khái quát về Cục An Toàn Lao Động – Bộ Lao Động Thương
Binh Và Xã Hội
1.1. Giới thiệu
Cục An toàn lao động là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, được thành lập theo Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của
Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục An toàn lao động
được quy định tại Quyết định số 1123/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/9/2003 và
Quyết định số 1176 147/QĐ-LĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
* Cơ cấu tổ chức: (Gồm 4 Phòng và Trung tâm huấn luyện)
* Cơ cấu nhân sự: Cục An toàn lao động hiện có trên 40 công chức với trình
độ đại học và trên đại học theo các chuyên ngành: xây dựng, cơ khí, khai
thác mỏ, điện, nhiệt, hoá chất, luật, lâm nghiệp, y học, kinh tế, quan hệ quốc
tế...Trong đó:
- Số công nhân viên chức: 39 người.
- Hợp đồng thử việc: 3 người.
* Liên hệ:
- Địa chỉ : 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Tel: (84 - 4) 9362920 - 9362922
- Fax: (84-4) 9362920
3
Cục trưởng
Ông Vũ Như Văn
Cục Phó
Ông Phạm Gia Lượng
Cục Phó
Bà Đỗ Thị Thuý Nguyệt
Phòng quy
chuẩn kỹ
thuật an
toàn lao
động
Trung tâm
huấn luyện
an toàn vệ
sinh lao
động
Văn
phòng
Phòng
thông tin –
tuyên
truyền –
huấn luyện
Phòng
chính
sách bảo
hộ lao
động
1.2. Lịch sử hình thành và phát triền
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 1 (1961 - 1965):
- Năm 1961, Vụ Bảo Hộ Lao Động được thành lập để thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu và ban hành chính sách về bảo hộ lao động, nhằm đảm bảo điều
kiện lao động cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước và bảo vệ quyền lợi người
lao động.
- Năm 1963, với nhiệm vụ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa
sản xuất, vừa chiến đấu giải phóng đất nước (1965 - 1975), Vụ Bảo Hộ Lao Động
đã được đổi tên thành Ban Thanh Tra Kỹ Thuật An Toàn và Bảo Hộ Lao Động với
nhiệm vụ nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn cho doanh
nghiệp và chăm sóc đời sống của những người có hưởng lương, người lao động.
Sau chiến tranh, cùng với cả nước tiến hành công cuộc đổi mới và công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Năm 1987, Ban Thanh Tra Kỹ Khuật An Toàn và Bảo Hộ Lao Động được
đổi tên thành Ban Điều Kiện Lao Động với đường lối hướng mạnh vào việc phát
triển con người, lấy con người làm trọng tâm mà các kỳ Đại hội Đảng đã chỉ ra
như: “Bảo đảm có sữa, đưòng cho trẻ sơ sinh và người ốm, có thêm thịt, đường…
cho công nhân làm việc nặng nhọc, độc hại. Công tác bảo hộ lao động trên các
công trường, trong các nhà máy, hầm mỏ phải được thật sự quan tâm”
1
; “Nhà
nước tạo môi trường và điều kiện cho mọi người lao động có việc làm, chăm lo cải
thiện điều kiện lao động”
2
; và “… phải kiểm tra, kiểm soát việc thuê mướn, sử
dụng và trả công lao động, cải thiện điều kiện lao động; bảo đảm thực hiện những
quy định về bảo hộ, an toàn lao động…, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao
động”
3
.
Để đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ đổi mới, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội đã xây dựng đề án về bảo hộ lao động và ngày 19/9/1991 Chủ tịch Hội
đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 61/LCT-
HĐNN công bố Pháp lệnh Bảo hộ lao động. Đây là Pháp lệnh đầu tiên và cao nhất
về lĩnh vực bảo hộ lao động ở nước ta. Pháp lệnh Bảo hộ lao động là tiêu chuẩn lao
động của quốc gia đảm bảo cho người lao động có quyền được làm việc trong điều
kiện an toàn, vệ sinh, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bảo hộ lao động và
nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nhằm phòng
ngừa tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp và từng bước cải thiện điều kiện lao động
cho người lao động.
Tiếp theo Pháp lệnh Bảo hộ lao động, ngày 23/6/1994, lần đầu tiên Bộ luật
Lao động được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khoá IX, trong đó có
1
Trang 203, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới - NXB Chính trị quốc gia, 2005
2
Trang 321, Văn kiện Đại hội Đảng t hời kỳ đổi mới - NXB Chính trị quốc gia, 2005
3
Trang 483, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới - NXB Chính trị quốc gia, 2005
4
01chương về An toàn vệ sinh lao động và 01 chương về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và nhiều điều quy định khác về an toàn vệ sinh lao động.
Cùng với sự ra đời của Bộ luật Lao động, ngày 2/4/1994, Ban Điều Kiện
Lao Động lại được đổi tên thành Vụ Bảo Hộ Lao Động
4
để thực hiện các nhiệm vụ
chính: Trình Bộ để Bộ trình Chính phủ chủ trương, phương hướng và chương trình
quốc gia về công tác Bảo hộ lao động; Trình ban hành luật, chính sách, chế độ về
bảo hộ lao động đối với người lao động đồng thời hướng dẫn thực hiện các văn bản
này; Quản lý thống nhất các danh mục nghề và công việc nặng nhọc, độc hại…; Đề
xuất chương trình xây dựng các quy chuẩn an toàn lao động; Thông tin tuyên
truyền và hợp tác quốc tế về Bảo hộ lao động, điều kiện lao động.
Với các nhiệm vụ trên, Vụ Bảo Hộ Lao Động đã trình Bộ, trình Chính phủ
ban hành hệ thống văn bản pháp luật quan trọng trong công tác quản lý nhà nước
về Bảo hộ lao động, An toàn lao động như: Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao
động, vệ sinh lao động; Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;… và hàng loạt các Thông tư hướng dẫn thi hành. Đặc
biệt, năm 1999, Vụ Bảo hộ lao động đã trình Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết
định số 188/1999/QĐ-TTg về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ.
Bước sang thiên niên kỷ mới, với đường lối tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế: “Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo
đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho
người lao động”
5
và “Chú trọng bảo đảm an toàn lao động”
6
.
- Ngày 10/9/2003, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết
định số 1123/2003/QĐ-BLĐTBXH thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức của Cục An toàn lao động. Nhiệm vụ chính
7
hiện nay của Cục An
toàn lao động là nghiên cứu, xây dựng trình Bộ: chiến lược, chương trình, kế hoạch
dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về an toàn lao động, bảo hộ lao động; các dự án
luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, bảo
hộ lao động; các chế độ bảo hộ lao động gồm trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
trong lao động, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động, bồi dưỡng
bằng hiện vật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ làm việc,
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
động; Chương trình quốc gia về vảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao
động; Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy
4
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 233/LĐTBXH-QĐ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức
của Vụ Bảo hộ lao động
5
Đại hội Đảng lần thứ IX,Trang 651, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới - NXB Chính trị quốc gia, 2005
6
Mục VI, điểm 2 - Dân số và việc làm, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010, Trang 740, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ
đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, 2005
7
Quyết định số 147/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/1/2008
5
nổ…; Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về an
toàn lao động, bảo hộ lao động theo phân công của Bộ; tổ chức công tác thông tin,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn lao động, bảo hộ lao động
theo phân công của Bộ; tổ chức cập nhật, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động và
quản lý công tác huấn luyện an toàn lao động (điều kiện tổ chức hoạt động huấn
luyện; tiêu chuẩn giáo viên, huấn luyện viên tham gia huấn luyện an toàn lao động;
nội dung huấn luyện về an toàn lao động); hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động về
kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động của các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc Bộ.
Ngoài ra, còn giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các
Hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực an toàn lao động, bảo hộ lao
động; Thực hiện nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức, viên chức về an toàn lao động, bảo hộ lao động theo phân công của Bộ và
thực hiện hợp tác quốc tế về an toàn vệ sinh lao động.
Kế thừa và phát huy thành quả của các đơn vị đi trước, trong suốt năm năm
qua, Cục An toàn lao động đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong công tác xây dựng văn bản pháp luật, Cục đã trình Bộ trình Chính phủ ban
hành 01 luật, 03 Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 02 Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ, và trình Bộ trưởng ban hành 08 Thông tư, 08 Quyết định.
Bình quân mỗi năm, Cục đã xử lý …văn bản, trong đó có trên 300 báo cáo, văn
bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách quy định về AT-VSLĐ, triển khai
có hiệu quả đường lối của đảng và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế tốt.
Cũng trong giai đoạn này, nhiều văn bản pháp luật về công tác an toàn vệ
sinh lao động, bảo hộ lao động có tính chất quan trọng đã được Quốc hội, Chính
phủ thông qua như Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật lao động về thời giờ
nghỉ ngơi
8
. Theo đó, người lao động đã được nghỉ có hưởng lương ngày Giỗ Tổ
Hùng Vương ngay từ ngày 10 tháng ba âm lịch năm 2007. Kết quả này có ý nghĩa
tâm linh lớn, đáp ứng nguyện vọng to lớn của lao động cả nước. Và ngày
28/02/2005, Hội đồng quốc gia về bảo hộ lao động được thành lập theo Quyết định
số 40/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là lần đầu Việt Nam có Hội
đồng quốc gia nhằm thực hiện quy định của Bộ Luật lao động đã có hiệu lực từ
năm 1995.
Đặc biệt, Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ
sinh lao động đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
18/10/2006. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có Chương trình quốc gia
ATVSLĐ, thể hiện sự quan tâm và quyết tâm thực hiện cam kết của Chính phủ,
các Bộ ngành, địa phương nước ta đối với quốc tế về công tác này trong hội nhập
kinh tế thế giới.
8
Quốc hội khóa 11 thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 02/4/2007
6
Không những vậy, việc mở rộng lĩnh vực quản lý, bảo vệ sức khỏe người lao
động và tăng cường ông tác an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp được tăng
cường. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2004/CT-TTg ngày 8/6/2004
về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện ATVSLĐ trong sản xuất nông
nghiệp đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực này. Thủ tướng Chính
phủ giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành, các cấp nhằm đảm bảo ATVSLĐ
trong khu vực nông nghiệp, trong khi Bộ Luật lao động chỉ áp dụng cho các đối
tượng có quan hệ về lao động và chưa quy định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước về
ATVSLĐ trong khu vực này.
Và gần đây nhất, ngày 14/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị
số 10/2008/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động, an
toàn lao động.Trong đó, bên cạnh việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các Bộ,
ngành, địa phương trong việc quản lý Nhà nước, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh
lao động, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh người sử dụng lao động, người đứng
đầu các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tăng cường tự
kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện pháp luật lao động về bảo hộ
lao động, an toàn lao động; bố trí đủ cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, an toàn
lao động; Tổ chức tốt việc huấn luyện an toàn lao động cho người lao động theo
qui định của pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động.
Để tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ, Cục đã hướng dẫn, trợ giúp xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ, góp phần
giảm tai nạn lao động chết người có nguyên nhân do điều kiện lao động không đảm
bảo an toàn từ 16% xuống 5,6%.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an toàn
vệ sinh lao động, Cục đã tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, đã phân cấp mạnh
hơn cho địa phương trong đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và đổi mới công tác thông tin tuyên truyền,
huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, lần đầu tiên thực hiện các chương trình,
chuyên mục trên đài phát thanh, truyền hình đưa thông tin đến các cơ sở doanh
nghiệp và nhân dân lao động; tổ chức Giải thưởng Cúp vàng ATLĐ góp phần xã
hội hoá công tác thông tin; Tổ chức Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động –
phòng chống cháy nổ thiết thực, tiết kiệm hướng về doanh nghiệp, nâng cao nhận
thức của người sử dụng lao động và người lao động.
Trung tâm Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được thành lập đã tổ chức
hàng trăm khoá huấn luyện cho hàng vạn người sử dụng lao động, giảng viên kiêm
nhiệm, cán bộ làm công tác ATVSLĐ với chỉ tiêu ngày càng tăng.
Để góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia và trợ giúp các doanh
nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế, công tác hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao
động được duy trì và mở rộng, ngày càng nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Năm 2007, Việt Nam đã
7