Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

nghiên cứu nấm bào ngư trơn hoang dại pleurotus sajor - caju và nấm dai vòng lentinus sajor - caju phát hiện ở vườn quốc gia cát tiên – hiện tượng đồng danh loài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 58 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - i -
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành c ảm ơn thầy PGs. Ts. Lê Xuân Thám (Vi ện hạt nhân
Tp. HCM), đã tận tình hướng dẫn, cung cấp t ài liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tô i trong thời
gian hoàn thành đ ề tài này.
Tôi xin chân thành c ảm ơn Khoa Chế Biến trường ĐH Nha Trang đ ã tạo điều
kiện tốt cho tôi được thực hiện tốt đề t ài.
Xin chân thành c ảm ơn các Thầy cô ở bộ môn Công Nghệ Sinh Học tr ường ĐH
Nha Trang đã giúp đỡ tôi thực hiện tốt đề tài.
Xin cảm ơn cô Trần Lê Thu Thảo, giám đốc công ty TNHH – TM DoNa, cùng
các anh chị trong công ty đã tạo cho tôi cơ sở để nghiên cứu tốt đề tài.
Xin cảm ơn anh Phạm Ngọc Dương, Vườn Quốc gia Cát Ti ên đã giúp đỡ tôi
trong kỹ thuật thực hành trong thời gian chúng tôi đi khảo sát nấm tại V ườn.
Xin chân thành cảm ơn Bố mẹ cùng những người thân đã cho tôi một điều kiện
tốt nhất về mặt tinh thần, vật chất, giúp tôi ho àn thành tốt khóa học.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tập thể lớp 45CNSH v à các bạn đã giúp đỡ tôi trong
thời gian vừa qua.
Tp. H ồ Chí Minh, 10/2007.
Hoàng Hoài Sơn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - ii -
LỜI NÓI ĐẦU
Ở Việt nam, cho đến nay đ ã ghi nhận khoảng 15 lo ài nấm bào ngư (Trịnh Tam
Kiệt, 1998; Lê Duy Thắng, 1999): P. abalonus, P. comucopiae, P. cytidiosus, P.
djamor, P. eryngii, P. floridanus, P. globulifer, P. limpidus, P. ostreatus,
P.pulmonarius, P. sajor -caju, P. salmoneostramineus, P. spicillfer, P. versiformis. Nếu
tính cả loài vừa phát hiện: P.blaoensis (Lê Xuân Thám, 1999), đư ợc khảo cứu kỹ trong
nghiên cứu này, và một số loài đang xếp trong các chi gần gũi khác thì số loài nấm Bào
ngư ở Việt nam có thể v ượt quá 15. Tuy nhi ên số loài có mẫu lưu giữ thực rất ít, không
quá 9 loài (ngay phòng thí nghi ệm của Viện Hạt nhân chỉ có nhiều nhất ở Việt nam


cũng mới giữ giống nguy ên chủng của 7 loài). Hầu hết các cơ sở khác chỉ có 2 - 3 loài
mà thôi. Không th ấy ghi nhận loài nào độc cả, trái lại hầu hết các lo ài Pleurotus được
Singer cho là có th ể ăn được, hoặc ăn ngon; thực tế quá nửa số lo ài trên đã được nuôi
trồng thành công khá phổ biến ở nước ta.
Hiện nay chắc chắn số loài nấm bào ngư phát hiện trong nước ta và các loài
nhập nội đã tăng nhiều về số lượng nhưng vẫn chưa có con số thống kê chắc chắn.
Việc nghiên cứu về các loài nấm bao ngư chưa nhiều, và chưa được hệ thống hoá một
số loài đã được khảo sát về sinh trưởng và phát triển như P. sajor-caju, P. cystidiosus,
P. pulmonarius,… của từng nhóm nh à nghiên cứu với nguồn gốc giống khác nhau. Có
thể kể ra như sau: Lê Xuân Thám đ ã khảo sát đặc điểm sinh học v à nuôi trồng nấm bào
ngư dai P. pulmonarius mọc hoang dại ở Đ à Lạt. Lê Xuân Thám và Tr ần Hữu Độ cũng
khảo sát trên nấm bào ngư P. sajor-caju có nguồn gốc từ Nhật Bản…
Nhưng hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thường vẫn lẫn lộn cho rằng
chỉ có một loài nấm dai vòng Letinus sajor-caju là chuẩn danh pháp còn khái ni ệm
nấm bào ngư trơn Pleurotus sajor-caju là sự chồng tên…
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - iii -
Do đó, trong đề tài “Nghiên cứu nấm Bào ngư trơn hoang d ại Pleurotus sajor-
caju và nấm dai vòng Lentinus sajor-caju phát hiện ở Vườn quốc gia Cát Ti ên – hiện
tượng đồng danh l oài” này chúng tôi mô t ả chi tiết và xác định sự tồn tại độc lập của
chúng như hai lo ại đồng danh đặc sắc. Đồng thời nghi ên cứu tách phân lập giống
nguyên chủng và tiến hành nuôi trồng công nghệ, góp phần phát triển nguồn t ài nguyên
nấm quí của Việt Nam.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - iv -
Mục Lục
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I. TỔNG QUAN T ÀI LIỆU 1

I.1. Giới thiệu nấm Lentinus sajor-caju: 2
I.1.1. Nấm bào ngư trơn Pleurotus sajor-caju 2
I.1.2. Nấm dai vòng Lentinus sajor-caju 3
I.2. Gía trị dược học của nấm b ào ngư: 7
II.2.1. Khả năng chống khối u Sarcoma 180 của polysaccharide li ên kết
protein tách từ nấm Pleurotus sajor -caju 8
I.3. Gía trị dinh dưỡng của nấm bào ngư 11
Phần II. VẬT LIỆU V À PHƯƠNG PHÁP 17
II.1. Đối tượng nghiên cứu 18
II.2. Phương pháp nghiên c ứu 20
II.3. Khảo sát sinh trưởng và phát triển hệ sợi nấm trên môi trường thuần
khiết 20
II.4. Khảo sát sinh trưởng và phát triển hệ sợi trên môi trương giá th ể 21
II.4.1. Gía thể hạt lúa có bổ sung cám gạo 21
II.4.2. Gía thể mạt cưa 22
Phần III. KẾT QUẢ V À THẢO LUẬN 26
III.1. Kết quả phân tích h ình thái giải phẫu 27
III.2. Kết quả phân lập giống tr ên môi trường thuần khiết 31
III.2.1. Tốc độ lan tơ của nấm Pleurotus sajor-caju 33
III.2.2. Tốc độ lan tơ của nấm Lentinus sajor-caju 34
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - v -
III.2.3. So sánh tốc độ phát triển hệ sợi của hai lo ài 36
III.3. Kết quả phân lập giống tr ên môi trường giá thể hạt lúa có bổ sung
cám gạo 38
III.3.1. Tốc độ lan tơ của loài Pleurtus sajor-caju 39
III.3.2. Tốc độ lan tơ của loài Lentinus sajor-caju 40
III.3.3. So sánh t ốc độ lan tơ của hai loài trên môi trường hạt 41
III.4. Kết quả nuôi trồng tr ên giá thể mạt cưa cây cao su 42
III.4.1. Tốc độ phát triển hệ sợi của lo ài Pleurotus sajor -caju 42

III.4.2. Tốc độ lan tơ của loài Lentinus sajor-caju 44
III.4.3. So sánh tốc độ lan tơ của hai loài trên giá thể mạt cưa 45
Phần IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 1 -
Phần I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 2 -
I. Giới thiệu nấm Lentinus sajor-caju và Pleurotus sajor-caju
Ở nhiều nơi và cả Việt nam, thường vẫn lẫn lộn cho rằng chỉ có một lo ài: nấm
dai vòng Lentinus sajor-caju là chuẩn danh pháp, còn khái niệm nấm bào ngư trơn
Pleurotus sajor-caju là sự chồng tên, không phải một loài thực. Vấn đề này khá phức
tạp kể từ khi Buchanan P.K.(1993), một nh à nấm học có uy tín ở New Zealand cho
rằng chỉ nên chấp nhận danh pháp lo ài đầu. Trong khi đó Giáo sư Singer R. – nhà nấm
học hàng đầu người Áo đã khẳng định tính hợp luật danh pháp của lo ài sau (1986).
Chúng tôi đã phân tích vấn đề này, và cho rằng có thể tồn tại cả hai lo ài và đầy là hiện
tượng đồng danh (homonym) đặc biệt (L ê Xuân Thám & Trần Hữu Độ, 1999). V ì lẽ
đơn giản là trong các mô tả chuẩn thì loài đầu được xác định là có vòng bao, h ệ sợi
lưỡng dạng và loài sau không có vòng, h ệ sợi đơn nhất. Tuy nhiên không có sự nhất
quán giữa các tác giả, v à kết quả là sự nhận định phân loại không rõ ràng.
.
I.1. Nấm bào ngư trơn Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing.,
Loài có giá trị đặc sắc Pleurotus sajor-caju được tìm thấy và nuôi trồng lần
đầu tiên bởi một học giả Ấn Độ tên là Jandaik (1974), dư ới chân núi Himalaya, sau đó
lan qua khắp Trung Hoa, Ấn độ, toàn Châu Á, Australia, châu Âu, châu M ỹ,… hiện
nay taxon này còn gây tranh cãi v ề nhiêu vị trí hệ thống và giới hạn loài. Cho đến nay
chưa có mô tả nguyên mẫu Việt Nam, mặc dù nhiều cơ sở đã nuôi trồng rộng rãi, và
nhìn chung còn quan điểm hạn chế chỉ chấp nhận tồn tại nấm dai v òng Lentinus sajor-

caju (Fr.) Fr., nghĩa là không chấp nhận hệ thống đ ược coi là chuẩn mực của Singer
(1986), trong đó n ấm bào ngư trơn Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing. đã được khẳng định
rõ ràng, mà nhiêu tác giả gần đây tán đồng (Bao et al., 2003). Các mô tả mẫu tự nhi ên
thu được của chúng tôi tại Cát Ti ên có thể coi như xác nhận quan điểm hệ thống của
R. Sing (1986) trong trư ờng hợp loài đặc biệt này (và tách biệt rõ với P.pulmonarius
(Fr.) Quél.). Thường mọc rất mạnh sau những c ơn mưa đầu mùa, tập trung thành đám
trên thân gốc cây gỗ lá rộng rừng hỗn giao. Trong các nghi ên cứu nuôi trồng đều
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 3 -
không có mô tả về vòng nấm. Các giống chúng tôi nhận từ Đại học Chiba, v à viện
công nghệ lên men Osaka, Nh ật Bản, khi nuôi trồng cũng đều không có v òng nấm.
I.2. Nấm dai vòng Lentinus sajor-caju (Fr.) Fr., Epicrisis: 393 (1838 )
Đây là một trong những lo ài phổ biến thường gặp nhất trong các v ùng xích đạo
nam Phi (ở tây Phi hiếm gặp h ơn), trong các rừng nhiệt đới cổ khắp Đông Nam Á, góc
đông bắc Australia. Song đáng ngạc nhi ên là có tới 26 lần chỉnh lý danh pháp :
Agaricus sajor-caju Fr., Syst. Mycol. 1: 175 (1821) - Rumpf.,
Herb. Amboin. 6: 125, pl. 56/1 (1750).
Lentinus exilis Klotzsch ex Fr., Syn. Gen. Lent.: 10 (1836).
L. dactyliophorus Leùv., Ann. Sci. Nat., Bot. seùr. 3,2: 174 (1844).
L. tanghiniae Leùv., loc. cit. seùr. 3,5: 119 (1846).
L. stenophyllus H.W. Reichardt, Verh. Zool. -bot. Ges., Wien 16: 375 (1866),
non Berk. (1847).
L. nicobarensis H.W. Reichardt apud Fenzl, Reise Oesterreich.
Freg. Novara, Bot, 1: 143, pl. 23/1 (1870).
L. irregularis Currey in Trans. Linn. Soc., Bot. ser. 2,1: 121, pl. 19/14 -15 (1876).
L. grandulosus Ces., Atti Acc. Sci. fisich. matem. Napoli 8: 3 (1879),
non P. Henn. (1900).
L. murrayi Kalchbr. & MacOwan apud Kalchbr., Grevillea 9: 136 (1881).
L. woodii Kalchbr., loc. cit.
L. tenuis Sacc. & Paoletti, Atti R. Ist. Venet. Sci.,

Lett. ed Arti ser. 6,6: 392, pl. 5/3 (1888).
L. bonii Pat., Bull. Soc. Mycol. Fr. 8: 48 (1892).
L. bukobensis P. Henn. in Engl. Bot. Jahrb. 17: 32 (1893).
L. annulifer Seynes, Rech. Champ. Con go Fr.: 25 (1897).
Panus exilis (Klotzsch ex Fr.) Bres., Bull. Soc. Bot. Belg. 38: 153 (1899).
L. inopus ‘Leùv.’, Petrak, Mycoth. Gen. No. 437 (1912).
L. macgregorii Graff, Philipp. Journ. Sci., Bot. 9: 241 (1914).
L. elmerianus Lloyd, Mycol. Writ. 7: 1106, pl. 187/2021 (1922).
L. nigroglabratus Lloyd, loc. cit.: 1198, pl. 244/2448 (1923).
Armillaria dactyliophora (Leùv.) Beeli, Bull. Soc. Bot. Belg. 59: 110 (1927).
L. sajor-caju var. densifolius Pilaùt, Ann. Mycol. 34: 128 (1936).
L. sajor-caju var. sparsifolius Pilaùt, loc. cit.
L. sajor-caju var. medius Pilaùt, loc. cit.
Panus dactyliophorus (Leùv.) Singer, Sydowia 5: 462 (1951).
Pleurotus sajor-caju (Fr.) Singer, Lilloa 22: 27 (19 51).
Pleurotus geesteranus Singer, Sydowia 15: 45 (1961).
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 4 -
Ở miền nam nước ta người ta hay gọi loài này là nấm dai, thực ra l à cũng để chỉ
chất nấm kiểu bì dai mềm (coriaceous, leathery), bao h àm một số loài khác nữa thuộc
chi Lentinus và Pleurotus,… do vậy chúng tôi chọn nấm dai v òng để phân biệt và cũng
để nhấn mạnh đặc điểm có v òng nấm rất đặc sắc.
Letinus sajor-caju phân bố ở rất nhiều vùng và các nước: Trung Quốc, Hồng
Kông, Nepal, Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, đảo Andaman, Nicobar, bán đảo Malay,
Singapore, Thailand, kh ắp Việt Nam (núi Ba V ì từ 1888), Java, Sarawak, Brunei,
Camerroons, Sabah, Sulawesi, Philippines, Australia, qu ần đảo Salamon, Bờ Biển Ng à,
Nigeria, Cộng hòa Trung Phi, Zaire, Gabon, Burundi, Uganda, Kenya, Tanzania,
Zanzibar, Mozambique, Malawi, Angola, Madagascar, qu ần đảo Comoro, Seychelle,
Maurtius, Resunion, C ộng hòa Nam Phi, tuy được coi trọng nh ư nguồn thực phẩm
song loài nấm dai vòng Lentinus sajor-caju (Fr.) Fr. hầu như chưa có tư liệu nuôi trồng

thương mại (mới có ở Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam). Chúng tôi đ ã tách được giống
nguyên chủng của Việt Nam, chuẩn bị cho những nghi ên cứu sâu về công nghệ v à sinh
học phân tử so sánh. Điều lý thú l à cho đến nay tư liệu về nuôi trồng th ương mại và
nghiên cứu sinh học dược học chỉ tập trung cho nấm b ào ngư Pleurotus sajor -caju (Fr.)
Sing., ăn rất ngon và rất phổ biến (Zhuang et al., 1993) – loài không có vòng n ấm, mặc
dù chưa được đồng thuận coi l à loài độc lập, và những tranh luận về danh pháp v à
phạm trù hai loài này v ẫn còn đang tiếp diễn: chúng n ên là hai loài riêng bi ệt hay
không? Có lẽ nên nhận định rằng đây l à hai loài đồng danh về tính ngữ lo ài (epithet
homonym).
Có thể dùng làm thực phẩm khi nấm con non (theo Patouillard, 1889), v à khi thể
quả non cấu tạo hệ sợi đơn nhất (monomitic) tồn tại nổi trội, chất nấm mềm, khá giống
với L. concavus, L striatulus, dễ gây lầm lẫn với các lo ài nấm bào ngư Pleurotus.
Điều này có ý nghĩa rằng quan hệ chủng loại phát sinh của các nhóm Pleurotus,
Lentinus, Lentinula, Neol entinus, Panus là rất gần nhau, và kể cả với Polyporus nữa
(Hibbett & Vilgalys, 1993, Neda & Nakai, 1995). Tuy nhiên, theo đó chúng ta c ũng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 5 -
nhận thấy L.sajor-caju có vị trí tách biệt xa h ơn với nhóm các loài Pleurotus, và rất
gần gũi với các nhóm lo ài Lentinus và Polyprus
.
Phyllotopsis nidulans
Lentinula edodes
0 0.01
. . .
Pleurotus cornucopiae
- Pl. tuberregium, Pl. abalonus
Neolentinus lepideus Pl. dryinus
Pl. ostreatus
Neolentinus adhaerens length significantly positive
P < 0.01

Panus lecomtei
Auricularia polytricha
Panus fulvus
Panus fulvus var. similis
Panus johorensis
Polyporus tuberaster Lentinus concinnus
Lentinus - Lentinus squarrosulus , L. sajor-caju, Po. arcularius
suavissimus
Polyporus squamosus
Hình 4. Quan h ệ chủng loại phát sinh giữa Lentinus sajor-caju và các nhóm gần gũi
(Dẫn liệu 18S rDNA sequence: Neda & Nakai, 1995)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 6 -
Pleurotus djamor IFO 32398
P. flabellatus ATCC 62883
P. flabellatus FMC 251
P. ostreatus Chusei
P. ostreatus MH 1006008
P. ostreatus TD-33
P. ostreatus var. columbinus ATCC36498
P. eugrammus 585
P. eugrammus var. brevisporus 574
P. opuntiae ATCC90202
P. pulmonarius MH 00643
P. pulmonarius MH 00645
P. sajor-caju MH 006061
P. sajor-caju TD-991
P. sapidus 0601
a P. sp. florida TD-002
P. eryngii MH 006062

h P. nebrodensis TD-021
b P. calyptratus IFO 32795
P. ostreatoroseus ATCC 96235
P. rhodophyllus 0595
i P. rhodophyllus 0597
P. salmoneostramineus MH 00504
c P. cornucopiae MH 00301
P. cornucopiae var. citrinopileatus 0579
k P. ulmarius TD-003
P. dryinus ATCC 48595
g P. dryinus IFO 32797
d P. corticatus 580
P. abalonus 4103
f P. cystidiosus 4072
P. abalonus TD-200
e P. cystidiosus 4110
j P. smithii ATCC 46391
Hình 1. Quan hệ chủng loại phát sinh của nhóm nấm B ào ngư Pleurotus
(dẫn liệu phân tích 26 rDNA – RFLP, Bao et al., 2003: th ấy rõ vị trí của Pleurtus sajor -caju)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 7 -
Theo những kết quả phân tích DNA có tính thời sự (2003) tr ên đây, rõ ràng tồn
tại độc lập P. sajor-caju, ít nhất với mẫu chuẩn giống của Nhật Bản (Lê Xuân Thám &
Trần Hữu Độ, 1999) – ít được mô tả rõ là không có vòng trên cu ống và hệ sợi đơn nhất
(monomitic) – như nghiên cứu của nhiều tác giả ở châu Âu, Mỹ, c ùng với nhóm các
loài gần gũi: P. ostreatus, P. pulmonarius, P. flabellatus, P. opuntiae, P. florida, P.
diamor, P. eugrammus, P. sapidus, P. eryngii ,… vì rằng dẫn liệu 18S rDNA t ương ứng
và ITS1 về L. sajor-caju cũng của các tác giả Nhật Bản (Neda & Nakai, 1995 ) cho thấy
sự phân ly khá xa với các lo ài Pleurotusvaf đương nhiên không th ể trùng lặp với
P.sajor-caju- đây là hai loài đồng danh (homonym). Đáng l ưu ý là chính Neda &

Nakai lại nhận xét Hilber (1989) v à Buchanan (1993) cho r ằng P. sajor-caju (Fr) Sing.
thường bị định danh nhầm cả với P. pulmonarius (Fr.) Quel, thực tế chúng tôi đ ã xác
định chúng hoàn toàn tách biệt nhau, và có thể đồng ý rằng chúng thuộc phức hợp:
P.pulmonarius complex (Bao et al., 2003) .
II. Giá trị dược học của nấm bào ngư. Bổ sung vào nhóm n ấm chống ung thư ở
Việt Nam một loại thông dụng có giá trị cao: nấm bào ngư Pleurotus sajor-caju(Lê
Xuân Thám – Trần Hữu Độ, tạp chí dược học – số 7/1999, bộ y tế xuất bản)
Các loại nấm thuộc nhiều taxon: Polyporus, Lyophyllum (Shimeiji), Pleurotus
(Hiratake), Lentinus, Grifola, Flammulia, Lentinula (Shiitake), Ganoderma
(Mannentake), Schizophyllum, Trametes,… các loại thể quả nấm tươi; thể khuẩn ty nấm
(hệ sợi) (ký hiệu của Mizuno l à YF, YM, YE) đ ã được khảo nghiệm. Các nh à nghiên
cứu bằng các phương pháp Sarcoma 180/mice ip ho ặc po, đã chứng minh rằng các dẫn
xuất trao đổi của acid nucleic, Polysaccharide, Heteroglucan C -D, Glucan có ho ạt tính
kháng ung thư một cách rõ rệt, chức năng tăng cường miễn dịch kháng ung th ư của
Polysccharides n ấm Pleurotus sajor-caju đã được chứng minh (Zhuang et al., 1993).
Đặc tính kháng sinh đ ã được biết rõ với hoạt chất pleurotin, xác định đ ược từ
1947 (Hình 3). N ăm 1993, Mizuno và cs. đ ã tách từ phân đoạn plysaccharide có chứa
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 8 -
protein từ Pleurotus sajor-caju và chứng minh hiệu lực chống u Sarcoma 180 tr ên
chuột khác rõ ràng (Bảng 1, 2, 3), có thể so sánh với hoạt lực của Plysaccharid, PSK,
PSP tách từ nấm kê tọa Grifolafrondosa, nấm Donko Lentinula edodes, nấm Vân chi
Trametes versicolor (Lê Xuân Thám et al., 1998, 1999a).
II.1. Khả năng chống khối u Sarc oma 180 của Polysacchari de liên kết Protein
tách từ nấm Pleurotus sajor -caju
Chuột cái JCR/SLC (25  2 g), 4 tuần tuổi được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm
khoảng 5 – 10 con, sau đó trích kho ảng 6  106 tế bào ung thư Sarcoma 180 từ chuột ở
ngày thứ 7 sau khi cấy dưới da và đếm, ghép vào vùng bẹn bê phải chuột với một d ùi
chọc (trokar). Sau 24 giờ, 10mg/Kg mẫu đ ược hòa tan trong dung d ịch muối sinh lý
(NaCl 0,15M) và ki ểm tra hàng ngày trong vòng 10 ngày. Sau 28 ngày c ấy ghép, kích

thước của khối u (cm
3
) được tính theo công th ức 4/3 a
2
b/2 (trong đó: a là đư ờng kính
nhỏ, b là đường kính lớn), số liệu n ày so sánh với nhóm kiểm tra. Nh ư vậy, tỉ lệ ức chế
(%) sẽ là (1 – T/C) 100 (T : kích thư ớc khối u (cm
3
) của nhóm thí nghiệm, C: kích
thước khối u của nhóm đối ch ứng). Hơn nữa sự suy giảm ho àn toàn (số chuột
khỏi/tổng số chuột) v à thời gian quan sát của thí nghiệm đ ược so sánh với các dữ liệu
của nhóm kiểm tra. Nh ư vậy, khi hoàn thành thí nghi ệm, số chuột chết sau 61 ng ày sau
khi cấy tế bào khối u đã được xác định.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 9 -
Bảng 1. Hiệu lực chống ung thư Sarcoma 180 trên chu ột của polysaccharide -
protein thô tan trong nư ớc tách từ P.sajor-caju (theo Zhuang et al., 1993)
Nhóm
thực
nghiệm
Kích cỡ khối
u
a
(cm
3
)
Mức
ức
chế
(%)

Thời gian
sống
b
(ngày)
T/C (%)
Tỷ lệ
ức chế
toàn
bộ
c
Tỷ lệ
chết
d
Đối chứng
Fl
Flo
Flo-a
Flo-b
FA-1
FA-2
FA-3
18,98 ± 8,74
2,59 ± 0,07
2,89 ± 0,61
1,75 ± 0,66
11,46 ± 3,73
11,64 ± 4,54
4,83 ± 1,32
12,44 ± 4,99
-

86,4
84,8
90,8
39,6
48,7
74,6
34,5
31,9 ± 7,8
>68,4 ± 16,4
>84,0 ± 0
>84,0 ± 0
53,6 ± 14,6
>64,8 ± 21,4
>74,4 ± 16,5
58,2 ± 19,3
100
>214,4
>263,3
>263,3
168,0
>203,1
>233,3
182,4
0/8
2/5
3/5
3/5
0/5
1/5
2/5

0/5
7/8
0/5
0/5
0/5
1/5
1/5
0/5
1/5
*T/C là tỷ lệ kích thước khối u (cm
3
) của nhóm thí nghiệm/kích th ước khôi u (cm
3
) của
nhóm đối chứng.
Ngoài các polysaccharde tan trong n ước được tinh chế từ nấm P. sajor-caju,
phân đoạn polysaccharde trung tính Fl0 -a và phân đoạn polysaccharde acid tinh chế
FA-2 có hoạt tính chống khối u v à kéo dài thời gian sống (2,3 đến 2,6 lần cao h ơn
nhóm kiểm tra) đã được ghi nhận. Hơn nữa, số tử vong của chuột sau 5 tuần cho uống
polysaccharde là 0/5 trong khi s ố tử vong các nhóm kiểm tra l à 7/8, điều này chứng tỏ
hiệu quả của chúng một cách đáng kể tuy nhiên, phân đo ạn tinh chế Fl
0
-a-β và Fl
0
-a-
hầu như không có hiệu ứng này.
Bảng 2 và 3 cho thấy hoạt tính chống khôi u cao nhất l à sự tiêu giảm khối u, tỉ lệ
tử vong thấp được ghi nhận trên cơ sở cho uống Fll-1,Fll-1-a và Fll-1-b (thu được từ
Flll-2 và tinh chế bằng phương pháp lọc gel) có tỉ lệ h ạn chế khối u là 100%, tỉ lệ kéo
dài sự sống là 296%, tỉ lệ tiêu giảm khối u hoàn toàn là 5/5 và t ử vong là 0/0.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 10 -
Bảng 2. Hiệu lực chống ung th ư Sarcoma 180 trên chu ột của polysaccharid -
protein thô không tan trong nư ớc tách P.sajor-caju (theo Zhuang et al ., 1993)
Bảng 3. Hiệu lực chống ung th ư Sarcoma 180 trên chu ột của polysaccharide -
protein tinh ch ế tách từ P.sajor-caju (theo Zhuang et al., 1993)
Nhóm
thực
nghiệm
Kích cỡ
khối u
a
(cm
3
)
Mức
ức chế
(%)
Thời gian
sống
b
(ngày)
T/C (%)
Tỷ lệ ức
chế toàn
bộ
c
Tỷ lệ chết
d
Đối chứng

Flo-a-α
Flo-a-β
Flo-b-α
Flo-b-β
Flll-2a
Flll-2b
20,7 ± 4,1
9,7 ± 3,2
10,4 ± 5,0
8,4 ± 4,1
12,7 ± 4,9
0
3,2 ± 2,1
-
53,1
49,8
59,4
31,7
100,0
84,6
28,4 ± 4,9
>43,1 ± 17,8
46,6 ± 19,3
>53,2 ± 13,1
45,4 ± 11,7
>84,4 0
>65,2 ± 15,1
100
>151,8
>164,1

>187,3
159,9
>295,8
>229,6
0/8
1/5
0/5
1/5
0/5
5/5
1/5
8/8
1/5
1/5
0/5
1/5
0/5
1/5
Nhóm
thực
nghiệm
Kích cỡ khối
u
a
(cm
3
)
Mức
ức chế
(%)

Thời gian
sống
b
(ngày)
T/C (%)
Tỷ lệ ức
chế toàn
bộ
c
Tỷ lệ
chết
d
Đối chứng
Fll
Fll-1
Fll-2
Fll-3
Flll-1
Flll-1a
Flll-1b
Flll-2
18,98 ± 8,74
4,43 ± 1,98
1,74 ± 0,99
17,46 ± 4,76
19,14 ± 8,31
7,91 ± 2,34
4,39 ± 1,09
9,19 ± 2,97
2,94 ± 1,21

-
76,7
90,8
8,0
8,4
58,4
76,9
51,6
84,5
31,9 ± 7,8
>54,4 ± 22,3
>72,8 ± 12,4
>47,2 ± 18,4
42,2 ± 18,8
>68,8 ± 16,4
>66,8 ± 19,2
>68,4 ± 20,7
>73,0 ± 19,5
100
>170,5
>228,2
>148,0
132,3
>215,7
>209,4
>214,4
>228,7
0/8
1/5
3/5

0/5
0/5
1/5
1/5
1/5
3/5
7/8
2/5
0/5
2/5
3/5
0/5
0/5
0/5
0/5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 11 -
a
Kích thước khối u : Trung b ình ± S.D. 3 tuần sau khi cấy u.
b
Thời gian sống : Trung b ình ± S.D. 12 tuần sau khi cấy u.
c
Tỷ lệ ức chế hoàn toàn khối u đo sau 12 tuần cấy u.
d
Tỷ lệ chết xác định sau 5 tuần cấy u.
III. Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư
Bảng 4: Thành phần hoá học tổng quát ở các lo ài nấm bào ngư và các nấm khác:
(% trọng lượng khô và năng lượng Kcal/100g nấm khô .)
Nấm
Đạm

(N×4,38)
Carbohy
drat tổng
Chất
béo
Sợi
Năng
lượng
(Kcal)
Tham khảo
Nấm mỡ
23,9 – 34,8
51,3 – 62,5
1,7 – 8
8 – 10,4
328 – 381
Crisan &
Sands(1978)
Nấm
hương
13,4 – 17,5
67,5 – 78
4,9 – 8
6,3
372
- nt-
Nấm bào
ngư P.
ostreatus
10,5 – 30,4

57,6 – 81,8
1,6 – 2,2
7,5 – 8,7
345 – 367
- nt -
P. sajor-
caju
9,9 – 26,6
50,7 – 54,4
2 – 7,7
10,3 –
17,5
300 – 337
El-Kattan &
al(1991)
P. florida
8,7 – 37,2
56,6 – 58
1,7 – 5,8
9 – 14,5
265 – 336
- nt -
Nấm rơm
21 – 43
50,9 – 60
0,7 – 6,4
4,4 – 13,4
254 - 374
Crisan-
Sands(1978)

- Lipid:
Acid béo chính trong nấm bào ngư là acid oleic, chiếm gần 80% tổng số các
acid béo trong nấm (Solomko, 1984) v à tỉ lệ acid béo no/acid không no là 14/86 (Bano
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 12 -
& Rajarathnam, 1988), c ác acid hữu cơ khác là acid palmitic, linoleic, formic, mlic
(266mg/100g)…
-Các chất khoáng:
Theo Garcha (1993) P. ostreatus chứa 7,9% chất khoáng. Hàm lượng chính vẫn
là P và K cần thiết cho dinh dưỡng, thường cao hơn một số trái cây và rau cải (El-
Kattan và cộng sự, 1991) ngoài ra còn có Fe, Ca khá cao, Cu, Zn, Magn ensium,
Mangan, Cobalt…
Bảng 5. Thành phần acid amin cơ bản trong nấm bào ngư: Pleurotus ostreatus :
mg/g protein thô
Isoleucine
266 – 267
Crisan và Sands (1978)
Leucine
390 – 610
- nt -
Lysine
250 – 287
- nt -
Methionine
90 – 97
- nt -
Phenylalanine
216 – 233
- nt -
Threonine

264 – 290
- nt -
Valine
309 – 326
- nt -
Tryptophan
61 – 87
- nt -
Histidin
87 – 107
- nt -
Tổng acid amin thiết
yếu
1933 – 2304
- nt -
Tổng lượng acid amin
5169 – 5747
- nt -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 13 -
Bảng 6. Một số chất khoáng trong nấm b ào ngư và nấm rơm (mg/100g nấm khô)
Nấm
Ca
P
K
Mg
Fe
Na
P.
ostreatus

33 – 79
1348
3793
140 – 146
15,2
837
P. sajor-
caju
20 – 24
760 –1084
3260-5265
Không
xác định
12,5 -124
165 – 184
Nấm
rơm
35 – 1337
978 –1337
2005-6144
141 – 224
6 – 224
156 - 347
Nguồn : Li & Chang (1982)., Bano & Rajarthnam (1982.)
-Vitamin
Vitamin là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá giá trị
dinh dưỡng. Trong các nấm bào ngư hiện diện khá nhiều vitamin. H àm lượng vitamin
B1(thiamine) dao đ ộng từ 1,16 – 4,80 mg/100g (so v ới A. capestris là 1,14mg/100g).
Hàm lượng thiamine, niacin v à riboflavin của chi Pleurotus được xác định cao
hơn các loài trong chi Aricularia, Lentinus và Volvariella, Shivrina, A. N. et. (1995),

phân tích hàm lượng vitamin B
12
của 38 loài nấm ăn, trong đó chỉ phát hiện đ ược 9 loài
chứa vitamin này mà P. ostreatus là một trong hai loài chứa nhiều B
12
nhất.
Bảng 7 chỉ ra hàm lượng một số vitamin phổ biến trong 4 lo ài nấm bào ngư và
một số loài nấm khác. Hàm lượng niacine thay đổi từ 46 – 108,7 mg/100g tr ọng lượng
khô. Hàm lương acid ascorbic ở các loài nấm bào ngư khá cao từ 90 – 144mg/100g
trong khi đó loài A. campestris chỉ có 82 mg/100g. Hàm lượng vitamin B
12
ở P.
ostreatus là 1,4 mg/kg trọng lượng khô (Chang, S. T. & Quimio, T. H., 1989). Hàm
lượng thiamine khá thấp, theo Wakita, 1976 l à thiaminase có m ặt trong chúng phá hủy
vitamin này, là một nhân tố “kháng dinh d ưỡng” làm giảm chất lượng của nấm trồng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 14 -
Sự phong phú của các vitamin trong nấm ăn l à một trong những ưu thế đặc biệt,
có thể so sánh với các lo ài rau quả, song hơn hẳn thịt cá. Nghĩa l à nấm là thực phẩm
đặc biệt qui phối hợp đ ược những ưu điểm của cả rau quả v à thịt cá, rất thích hợp cho
chế độ ăn chay.
Bảng 7. Hàm lượng các vitamin ở một số lo ài nấm ăn
Loài
Ascorbi
c acid
Thiamine
Niacin
Ribo-
flavin
Pantothenic

acid
Folic
acid
P.flabellatus
144
1.46
73.30
7.10
33.30
1222
P. eous
92
2.23
66.60
8.97
24.30
1346
P.sajor-caju
111
1.75
60.00
6.66
21.10
1278
P. florida
113
1.36
72.90
7.88
29.40

1412
A. bisporus
82
1.14
36.19
4.95
22.80
933
Auricularia
-
0.16
4.10
0.48
-
-
Lentinus
-
0.40
11.90
0.90
-
-
Volvariella
-
0.32
59.50
2.73
-
-
Hàm lượng vitamin được tính mg/100g chất khô, ri êng acid folic μg/100g chất khô.

-Thành phần các acid amin
Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein chỉ sau thịt cá,
giàu chất khoáng và các acid amin không thay thế. P. ostreatus chứa 8 loại amino acid
thiết yếu hiện diện và chất lượng gần như các protein có nguồn gốc động vật (Eden &
Wuensch, 1991). Những nghiên cứu khác ở P. sajor- caju và P. flabellatus cho thấy
chứa từ 17 – 18 acid amin b ào gồm các acid amin không thay thế (Jandaik & Kapo or,
1976). Hàm lượng Tryptophan kh á thấp trong các loài Pleurotus nhưng hàm lượng
Lysin, Methionin, threonin, Leucin, Isoleucin cao hơn các loài khác (Chang, ST. &
Quimio, T.H., 1989).
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 15 -
Thông thường, người ta sử dụng tỉ lệ h àm lượng các acid amin không thay thế
có trong thành ph ần để đánh giá chất l ượng protein trên cơ sở dùng sữa bò như là
nguồn protein chuẩn, theo Kaiberer & Kunsch (1974), tỉ lệ n ày của nấm Bào ngư khá
cao, Lysine là 0,413 (trung bình), cao nh ất là Threoine (0,730) và th ấp nhất là Cystein
chỉ đạt 0,12.
Bảng 8. Hàm lượng các acid amin không thay thế
(Chang, S, T. & Quimio, T. H. 1989).
Amino acid
Trứng gà
Agaricus bisporus
P. florida
Cystein
2,4
0,86 (0,36)
0,55 (0,23)
Methionine
3,1
0,98 (0,32)
1,84 (0,59)

Lysine
6,4
3,57 (0,56)
3,20 (0,50)
Tryptophan
1,6
1,87 (1,17)
1,08 (0,67)
Trong tất cả các chủng nấm B ào ngư có mặt đầy đủ các acid amine, đặc biệt l à
các acid amine không thay th ế. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ở lo ài Pleurotus sajor-
caju và Ipleurotus flabellatus chứa từ 17- 18 acid amine bao g ồm các acid amine
không thay thế với hàm lượng tương đương (Jandaik & Kapoo r, 1976).
Để đánh giá hàm lượng acid amine các tác giả th ương so sánh với các loài nấm
khác, như: Volvariella diplasia, Agaricus bisporus và Lentinus edodes. Bảng 3 chỉ ra
thành phần acid amine cần thiết của một số lo ài Pleurotus và các loài nấm ăn khác.
Bảng 9. Thành phần amino acid c ơ bản của nấm Bào ngư (g/100g protein)
Amino acid
P1
P2
P3
P4
P5
A
V
L
T
Leucine
8,5
7,5
6,2

7,0
6,8
7,5
5,0
7,9
9,9
Isoleucine
5,7
5,2
8,3
4,4
4,2
4,5
7,8
4,9
6,6
Valine
8,5
6,9
6,6
5,3
5,1
2,5
9,7
3,7
7,3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 16 -
Tryptophan
1,2

1,1
1,3
1,2
1,3
2,0
1,5
-
1,6
Lysine
11,1
9,9
7,1
5,7
4,5
9,1
6,1
3,9
6,4
Threonine
6,8
6,1
5,9
5,0
4,6
5,5
6,0
5,9
6,1
Phenylalanin
2,7

3,5
2,8
5,0
3,7
4,2
7,0
5,9
5,8
Tyrosine
2.7
2.7
2.8
6.3
3.0
3.8
2.2
3.9
4.2
Cystine
0.4
0.2
1.1
1.2
0.4
1.0
3.2
-
2.4
Methionine
2.8

3.2
1.7
1.8
1.50
0.9
1.2
1.9
3.1
Arginine
4.4
3.2
9.5
6.2
5.3
12.1
8.3
7.9
6.5
Histidine
3.9
2.8
3.0
2.2
1.7
2.7
4.2
1.9
2.4
Tổng
50.6

46.4
44.2
43.4
35.5
41.6
50.1
38.4
51,3
P1: P. eous P5: P. ostreatus
P2: P. florida A: A. bisporus
P3: P. flabellatus V: V. diplasia
P4: P. sajor-caju T: Trứng
Hàm lượng Tryptophan trong các chủng Pleurotus khá thấp, dao động từ 1,1 –
1,3 g/100g protein thô. Trong khi đó ở các loài A. bisporus là 2,0 g/100g protein thô, V.
diplasisa là 1,5 g/100g protein thô còn L. edodes chưa phát hiện. Đặc biệt hàm lượng
Lysine, Methionine, Threonine, Leucine, Isoleucie thì cao h ơn các loài khác (Chang, S.
T. & Quinmio, T. H., 1989).
Một vài loài Pleurotus(P. eosus, P. florida và P. flabellatus) hàm lượng
Isoleucine, Valine, Lysine (ngo ại trừ P. flabellatus) và Threonine cao hơn s o với A.
bisporu (FAO, 1972). Trong khi đó, Cystein và Methionine th ấp hơn so với A. bisporus
nhiều lần.
Khi so sánh giữa các loài Pleurotus, hàm lượng Phenylalanine v à Tyrosine của
P. eous, P. florida và P. flabellatus thấp hơn so với P. sajor-caju.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 17 -
PhầnII
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 18 -
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nấm bào ngư trơn Pleurotus sajor-caju do chúng tôi du nh ập từ Nhật Bản
(giống gốc từ viện Công nghệ l ên men Osaka IFO và Đ ại học Chiba cung cấp), đ ược
nuôi trồng tại Đà Lạt (1999), sau đó đ ược chuyển giao cho nhiều địa ph ương. Song
nấm hoang dại nguyên gốc rất hiếm gặp, chỉ mới đ ược phát hiện gần đây trong các đợt
khảo sát tại Vườn Quốc gia Cát ti ên (2005-2006). Đồng thời chúng t ôi cũng tìm thấy
nấm dai vòng Lentinus sajor-caju khá phổ biến.
Có hai tác giả chủ chốt đã mô tả sơ lược loài Lentinus sajor-caju ở Việt nam,
song không có tư li ệu ảnh nguyên gốc, hoặc thậm chí bị nhầm lẫn (Trịnh Tam Kiệt,
1981, Trần Văn Mão et al., 2006). Từ 1750, Rumpfius đã mô tả và vẽ minh họa mẫu
thu từ Ambon, Moluccas, Indonesia, v à chính Fries (1821) xác l ập nên tên nguyên g ốc
loài này: Agaricus sajor-caju Fr., và đến 1838 ông đã tự chỉnh lý đúng đắn: Lentinus
sajor-caju (Fr.) Fr. Các nhà khoa học Pháp Joly & Perreau (1977) mô tả mẫu thu ở
Nam Việt Nam vào thập niên 60, và cho r ằng thể quả lúc non mềm có thể ăn đ ược –
thực tế tìm lại được mẫu mà chính Patouillard (1892) đ ã mô tả khi ấy là một loài mới:
L. bonii Pat., gặp từ Ba Vì tới Nha Trang,… , Corner (1981) phát hi ện thấy ở Malaysia
cũng sử dụng làm rau ăn. Nair & Kaul (1980) phát hi ện thể vô tính (pha bất to àn) của
loài này (và xác đ ịnh là Pleurotus sajor-caju – theo Buchanan thì có th ể do nhầm mẫu
?) ở Ấn độ. Song nếu là đúng thì phát hiện này hết sức quan trọng v ì các nấm bất toàn
thuộc Antromycopsis spp. mới được xác nhận là đặc trưng của loài với pha đảm (thể
hữu tính) thuộc phân chi Coremiopleurotus Hilber (chi Pleurotus), nếu lại hiện diện cả
ở các loài Lentinus thì vấn đề thể dùi sinh bào tử vô tính (Coremia) l à minh chứng mới
thú vị cho quan hệ chặt giữa Pleurotus với Lentinus.
Tháng 5/2007, trong đợt khảo sát tại v ườn Quốc gia Cát Tiên, chúng tôi đ ã tìm
thấy hai loài L. sajor-caju và P. sajor-caju mọc trên thân cây gỗ rất đẹp. Sau khi chụp
hình tại chổ chúng tôi thu hái mang v ề phân lập để giữ giống, sau đó chúng tôi ti ến
hành nuôi trồng thử nghiệm cho ra thể quả.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 19 -
Hình1 .Thể quả nấm Lentinus sajor-caju tìm thấy tại
Cát Tiên Đồng Nai vào tháng 5/2007, có vòng nấm điển hình trên cuống nấm.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: Hoàng Hoài Sơn, 2007 - 20 -
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
II. 1. Khảo sát sinh trưởng và phát triển hệ sợi nấm trên môi trường thuần khiết
Để xác định môi tr ường thích hợp nhất cho việc bảo quản v à nhân giống cấp 1,
chúng tôi tiến hành khảo sát tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm t rên các loại môi trường
có thành phần theo các công th ức như sau: (Công nghệ nuôi trống nấm – Gs.Ts.
Nguyễn Lân Dũng, 2004)
Môi trường 1 (PDA):
Môi trường 2 (DPA):
Môi trường 3 (PGA cải tiến, Lê Xuân Thám, 2006 ):
Thành phần
Số lượng
Nước chiết***
Glucose
Cao nấm men
Agar
1 lit
20g
1g
15 - 20g
Thành phần
Số lượng
Khoai tây
Glucoza
Agar
Nước cất
200g
20g
20g

1 lít
Thành phần
Số lượng
Glucoza
Pepton
Agar
Nước cất
20g
20g
20g
1 lít

×