Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

phân hữu cơ vi sinh đa chủng từ phế thải và bã hầm bioga - giải pháp cho đất bạc màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.01 KB, 3 trang )

Phân hữu cơ vi sinh đa chủng từ phế thải và bã hầm
bioga - giải pháp cho đất bạc màu

Phân bón và giống cây trồng là 2 yếu tố có tính quyết định đến năng suất, chất
lượng và hiệu quả. Nhưng nhiều nơi do sử dụng quá mức cần thiết các loại phân
bón và thuốc trừ sâu hoá học đã làm đất canh tác bị bạc màu đi nhanh. Vậy làm
thế nào để trả lại độ phì nhiêu cho đất? - Không ngoài mục đích này, Trung tâm
Nghiên cứu & Phát triển cộng dồng nông thôn (thuộc Hội làm vườn Việt Nam)
vừa thử nghiệm sản xuất một loại phân bón mới tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh
- Vĩnh Phúc, được người nông dân ở đây vui mừng đón nhận như "đại hạn gặp
mưa rào". Đó là sản phẩm phân hữu cơ vi sinh vật đa chủng chế biến từ nguồn rác
phế thải nông nghiệp và bã thải hầm BIOGA.
Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm của quá trình lên men kỵ khí hoặc hiếu khí của
phế thải nông nghiệp như rơm, rạ, cỏ dại, bã mía, bột sắt, than bùn, các sinh khối
cây trồng tạo ra những tập đoàn vi sinh vật (VSV) gồm nhiều chủng loại với
những đặc tính sinh học và chức năng hoạt động khác nhau như VSV cố định đạm,
VSV phân giải lân, nấm, vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng) Dưới tác dụng của
các chủng VSV này, tất cả các chất dinh dưỡng của cây trồng tồn tại trong hỗn
hợp phân bón dưới dạng vô cơ khó phân giải hoặc dạng hữu cơ đều được khoáng
hoá và chuyển thành dạng dễ tiêu, giúp cây trồng hấp thu một cách dễ dàng. Do
đó, xu thế của ngành nông nghiệp thế giới ngày nay là sử dụng bổ sung các loại
phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh) đặc biệt là phân hữu cơ sinh học (phân vi
sinh) kết hợp với các loại phân hoá học NPK, làm giảm mức sử dụng phân hoá
học, không gây độc hại cho đất đồng thời làm tăng khả năng chống chịu, hấp thụ
nitơ khi bón urê, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển tốt.
Đây là một trong số đề tài nằm trong chương trình phát triển nông nghiệp, nông
thôn theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá được triển khai năm 2003 (giai
đoạn 1) do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng nông thôn - Hội làm
vườn Việt Nam làm chủ dự án, Giáo sư. Tiến sĩ khoa học, Vương Khả Cúc, làm
Cố vấn kỹ thuật và được Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam (VUSTA) chỉ đạo, hỗ
trợ kinh phí. Trên cơ sở phân lập, tuyển chọn các chủng sẵn có trong nước, đề tài


đã pha chế, tổng hợp được chế phẩm sinh học đa chủng BIOVAC dạng khô với
thành phần nguyên liệu là cám gạo, cám ngô, đậu tương, mật mía, một số khoáng
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
chất vi lượng, bột cá, bột xương và các chủng men vi sinh Với chế phẩm
BIOVAC (gồm các chủng Bacillas Subtilus, Lactobaccillus Rhammossus, Bacillus
Polymyxa , đề tài đã được một bước quan trọng trong quá trình sản xuất phân
hữu cơ vi sinh đa chủng, rút ngắn được 2/3 thời gian so với phương pháp ủ truyền
thống của nông dân.
Sau một năm tiến hành khảo nghiệm bước đầu tại một số hộ gia đình có hầm bioga
ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (hộ ông Phương, ông Nhật, bà
Cách), các nhà nghiên cứu đã xây dựng được qui trình sản xuất phân hữu cơ sinh
học. Nguồn nguyên liệu để thực hiện gồm: bùn, trấu, rơm rạ, bèo tây, dịch thải
hầm biogas và chế phẩm sinh học đa chủng BIOVAC: 5kg cộng thêm chất xúc tác
sinh học BICAT: 5 lít. Sau 2 công đoạn, phối trộn khô, trộn ướt, toàn bộ khối
lượng nguyên liệu hỗn hợp này được chất thành đống, nén chặt, phủ bên ngoài đất
bùn hoặc rơm rạ. Trung bình sau 60 ngày ủ kỵ khí (qua 2 lần đảo, mỗi lần cách
nhau 20 ngày), luôn giữ cho nhiệt độ trong đống ủ dưới 50oC, sau một quá trình
lên men vi sinh vật diễn ra rất mạnh mẽ sẽ cho sản phẩm là một hỗn hợp tơi xốp
đều, có màu đen nâu, đặc biệt ở những hộ có thêm thành phần than bùn thì có màu
đen hơn. Đánh giá chất lượng phân, các số liệu phân tích của Trung tâm phân tích
môi trường cho thấy thành phần dinh dưỡng cao nhất là mùn hoai mục chiếm 82-
84%, axít Humix chiếm 2,51%, P205 tổng số 0,28% (dễ tan 0,13%), K20 tổng số
chiếm 0,06%, nông thôn tổng số chiếm 0,5% Điều đáng nói, dưới tác dụng của
tập đoàn VSV có mặt trong chế phẩm BIOVAC, toàn bộ P205.K20 và N tổng số
đã chuyển hoá thành dạng dễ tiêu. Số lượng VSV hữu ích trong 3 mẫu phân vượt
chỉ tiêu qui định của Việt Nam (>106 CFU/g). Số các loại vi trùng gây kiết, ỉa
chảy như Coliform và Feacacolifom chỉ còn lại 2-3% so với số lượng của chúng
trong phân Bắc hoặc phân lợn tươi. Trứng giun hầu như bị triệt tiêu hoàn toàn thời
gian lên men kỵ khí (60 ngày). Một điểm đáng chú ý nữa là giá thành 1kg phân
bón hữu cơ vi sinh này rất thấp. Tổng kinh phí để sản xuất 1kg phân hữu cơ sinh

học sử dụng phế thải nông nghiệp và bùn thải hầm Bioga có chất lượng cao ở các
gia đình chỉ mất khoảng 180 đồng trong 1kg phân hữu cơ sinh học bán trên thị
trường hiện nay khoảng 1.000đ/kg.
Xuất phát từ thực tế sử dụng phân hoá học hiện nay ở nhiều nơi chưa hợp lý và
đồng ruộng đang thiếu hụt trầm trọng nguồn phân hữu cơ, đề tài đã đạt được mục
tiêu thúc đẩy Chương trình công nghệ Khí sinh học nông thôn phát triển, đồng thời
tận dụng nguồn phế thải dư thừa ở nông thôn, góp phần làm sạch môi trường, phát
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Tại một hội thảo khoa học có nhiều hộ
nông dân vê dự, ông Nguyễn Văn Phương, chi hội trưởng chi hội làm vườn 2/9 xã
Tiền Phong rất vui mừng phát biểu cho biết được sự hướng dẫn của các nhà khoa
học, một số gia đình đã tự sản xuất được loại phân bón này và qua theo dõi sử
dụng (có đối chứng) cho kết quả thu được mỹ mãn, trồng quả cho quả to, trồng
hoa cho bông hoa to, sắc thắm, lâu tàn Hiện nay, mong muốn của bà con là sản
phẩm sớm được đưa vào danh mục các loại phân bón dùng trong ngành nông
nghiệp Việt Nam, được chuyển giao công nghệ để nhân rộng quy trình sản xuất
phục vụ nhu cầu phát triển trong nông nghiệp và có thể trở thành một mặt hàng
đưa ra thị trường đáp ứng nhu cầu trồng hoa, cây ăn quả ở các đô thị.
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 08, 19/2/2004
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

×