Quảng cáo cho công ty như thế
nào?
Xây dựng thương hiệu trong bối cảnh hiện nay là không dễ dàng,
và không nhiều nguồn tài trợ có thể giúp bạn lúc này. Tập
trung quảng cáo và nhắm đến khách hàng, xây dựng mô
hình B to B (business-to-business) chỉ là một trong những cách
chào hàng.
Trong quảng cáo và đẩy mạnh danh tiếng công ty, bạn cần phải
chú ý đến việc kiểm tra sát sao công nhân và những người chịu
trách nhiệm đi kí kết hợp đồng. Việc này có thể sẽ cần đến 5 người
để giám sát đối với một công ty có 5000 nhân viên hay một người
đối với công ty có 500 nhân viên. Một thách thức hay gặp là nhân
viên phụ trách quảng cáo của bạn lại tỏ ra phớt lờ đối với bất kì thứ
gì giống với một quảng cáo hay liên quan đến quảng cáo. Đây sẽ là
vấn đề lớn khi bạn đang điều hành một công ty nhỏ.
Việc này có thể sẽ làm tiêu tan những ý tưởng quảng cáo hay, có
ích cho công ty từ những thành viên khác. Giả dụ như việc một
trưởng phòng marketing không mảy may để ý đến ý tưởng của cấp
dưới lâu dần sẽ khiến cho việc thúc đẩy sáng tạo bị trì trệ. Mặc dù
điều này không phải là không xuất hiện ở cả những tập đoàn lớn
như IBM và Accenture nhưng một số người đã tìm ra giải pháp để
giải quyết. Công ty BuzzLogic của Rob Crumpler đã giúp đỡ khá
nhiều công ty khác trong việc tư vấn quảng cáo, truyền thông. Ông
thường sử dụng những kĩ thuật của mình để giảng giải cho các
công ty hiểu về cách làm quảng cáo và tạo dựng thương hiệu, điển
hình là Twitter và Facebook. Điều này không chỉ giúp cho khách
hàng ông ta mà còn chỉ cho mọi người thấy rằng ông là một người
biết những gì mình đang nói.
Không nhiều doanh nghiệp có thể tự sử dụng các dịch vụ đăng
quảng cáo của họ. Ted Werth là giám đốc một dịch vụ kĩ thuật
chuyên giúp đỡ quảng cáo cho các công ty mang tên PlumChoice.
Ông ấy đã lôi kéo các nhân viên thoát khỏi tình trạng trì trệ trong
việc phát triển thương hiệu công ty. Ông nói rằng việc phục vụ
''plumtinis'' (rượu vốtka và nho ép) ở những sự kiện lớn và có 1
tấm thảm màu tía gạch dẫn tới 1 buổi dạ tiệc đã giúp xây dựng nên
thương hiệu rất đặc trưng của ông. Những cái khèn giả, những lọ
thuốc điền tên M&Ms và những cái lá màu đỏ tía bao bọc TYlenol
đã nói với những khách hàng tiềm năng rằng Plum Choice sẽ điều
trị được tất cả những "khổ đau" của họ
Một số công ty lại chú trọng vào phương thức quảng cáo truyền
miệng. Archie Black, CEO của SPS Commere, một công ty chuyên
cung cấp các dữ liệu điện tử cho phần mềm là tín đồ trung thành
của phương thức trên. Công ty của ông đã trở thành một thương
hiệu có tiếng trong ngành phần mềm. "Khi làm quảng cáo, nhiều
công ty thường nói về vị trí của họ. Nếu chúng tôi làm tốt thì
khách hàng của chúng tôi sẽ hài lòng và phản hồi lại cũng như
truyền tai nhau về chúng tôi". Black nói.
Quảng cáo truyền miệng dĩ nhiên là một phương thức hay nhưng
không phải lúc nào cũng là tốt nhất. Philip Moorcroft, người quản
lý tài chính của MGPS đã tìm ra điểm bất cập của quảng cáo
truyền miệng: "Nhiều công ty thường quan trọng hóa về những gì
bạn nói về họ. Nếu công ty của bạn đang khủng hoảng tài chính,
làm thế nào để khách hàng của bạn vẫn muốn kí những hợp đồng
lâu dài với bạn khi mà những lời rỉ tai nhau truyền đi nhanh
chóng".
Những quảng cáo "tươi mát" nhất, hài hước nhất đều được sử dụng
rộng rãi trên thế giới và tạo cảm hứng cho nhiều ý tưởng quảng cáo
độc đáo. Những quảng cáo này được chấp nhận trừ khi nó không
vượt quá tính nhân văn của xã hội và quyền con người. Đây là
những yếu tố chính để bạn thành công trong quảng cáo cũng như
bán được sản phẩm hay cung cấp các dịch vụ. Lựa chọn của bạn là
phải nhắm đến đối tượng khách hàng nào và phù hợp với sản phẩm
của bạn mà không phá vỡ những quy tắc trong kinh doanh.
Moorcroft cũng từng làm CEO một thời gian trước khi chuyển hẳn
sang làm CFO và dường như đây là công việc thích hợp nhất với
ông bởi những chi phí quảng cáo là một yếu tố rất quan trọng và
ông rất chú trọng đến việc quản lý chi tiêu cho quảng cáo.
Nhìn chung, hầu hết các CEO đều rất quan tâm đến các quảng cáo
của công ty khác và vì họ là đầu tàu của cả một công ty nên nếu có
CEO nào quan tâm đến sản phẩm của bạn, hãy gọi cho ông ta ngay
bởi 1 cuộc gọi cho CEO còn có giá trị hơn 100 cuộc gọi cho khách
hàng thông thường.