Tải bản đầy đủ (.ppt) (123 trang)

CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 123 trang )


CÔNG TÁC VĂN THƯ
LƯU TRỮ DOANH NGHIỆP
GV. Nguyễn Duy Vĩnh
0987.510.560
Wedsite: chinhlytailieu.com

TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA HỌC PHẦN
1. Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học
và Giáo dục chuyên nghiệp, HN, 1990
2. Giáo trình Lưu trữ, NXB Văn hóa Thông tin, HN,
2006
3. Vũ Thị Phụng, Nguyễn Thị Kim Bình: Tập bài
giảng Công tác văn thư, lưu trữ trong các doanh
nghiệp.
4. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày
29/11/2005 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/ 2006)
5. Pháp lệnh Lưu trữ Quốc Gia 2001
6. Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004

7. Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006
về đăng ký kinh doanh.
8. Công văn số 26/LTNN-NVĐP ngày
22/01/2003 của Cục LTNN hướng dẫn xây
dựng và ban hành Danh mục các cơ quan tổ
chức thuộc diện nộp lưu tài liệu vào Trung
tâm lưu trữ tỉnh và lưu trữ huyện
9. Công văn số 319/VTLTNN-NVTW ngày
01/6/2004 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà
nước hướng dẫn thực hiện giao nộp tài liệu
vào lưu trữ tỉnh, thành phố thuộc TW



10. Quyết định số 115/QĐ-VTLTNN ngày
25/5/09 của Cục Văn thư và Lưu trữ NN
ban hành Danh mục số 1 các cơ quan, tổ
chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào
TTLTQG II.
11. Quyết định số 116/QĐ-VTLTNN ngày
25/5/09 của Cục Văn thư và Lưu trữ NN
ban hành Danh mục số 1 các cơ quan, tổ
chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào
TTLTQG III.

12. Quyết định số 13/QĐ-LTNN ngày
23/2/2001 của Cục Lưu trữ Nhà nước ban
hành Quy định về thẩm quyền quản lý và
sưu tầm, thu thập tài liệu của các Trung
tâm lưu trữ quốc gia.
13. Từ điển lưu trữ Việt Nam.
14. Các bài viết chuyên đề lưu trữ tài liệu
trong các doanh nghiệp được đăng trên
tạp chí Văn thư-Lưu trữ VN.

BỐ CỤC CỦA HỌC PHẦN

Chương I: Một số vấn đề chung về doanh nghiệp
và tài liệu lưu trữ trong các doanh nghiệp

Chương II: Tổ chức quản lý và quy trình nghiệp
vụ lưu trữ trong doanh nghiệp


Đề kiểm tra hệ số 1
Lớp tại chức Cao đẳng VTLT K1

Bằng ví dụ cụ thể, trình bày ý nghĩa, tác
dụng của tài liệu lưu trữ đối với doanh
nghiệp

Lưu ý: Thời gian làm bài: Từ 7h50 đến 8h20


CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
VÀ TÀI LIỆU LƯU TRỮ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

I. Một số vấn đề chung về doanh nghiệp

II. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng
của tài liệu lưu trữ trong các doanh nghiệp

I. Một số vấn đề chung về doanh nghiệp

1. Khái niệm doanh nghiệp

2. Các loại hình doanh nghiệp

1. Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp là khái niệm chung nhất để chỉ
các loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,

có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh. (Theo Luật Doanh nghiệp 2005).

2. Các loại hình doanh nghiệp

Tuỳ theo căn cứ (tiêu chí) phân loại, có
thể phân chia doanh nghiệp theo nhiều
cách khác nhau:

Theo ngành sản xuất kinh doanh: có
doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp
nông nghiệp, doanh nghiệp lâm nghiệp,
doanh nghiệp giao thông vận tải…

Theo quy mô có doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp vừa và nhỏ.


Theo hình thức sở hữu có doanh nghiệp
nhà nước và doanh nghiệp dân doanh
(ngoài quốc doanh). Trong đó, theo luật
doanh nghiệp quy định thì doanh nghiệp
nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà
nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Theo nguồn gốc vốn đầu tư thì có doanh
nghiệp có vốn đầu tư trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2006) cho phép thành lập và hoạt động của các loại
hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm:

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty (TNHH, cổ phần, hợp danh)

Nhóm công ty (Công ty mẹ-công ty con, Tập đoàn
KT, Các hình thức khác)

DN có vốn nước ngoài (Liên doanh, 100% vốn nước
ngoài

Hợp tác xã

2.1. Doanh nghiệp nhà nước

Là DN trong đó Nhà nước sở hữu trên 50%
vốn điều lệ.

DNNN là tổ chức KT do Nhà nước sở hữu trên
50% vốn điều lệ hoặc có cổ phần, góp vốn chi
phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà
nước, công ty cổ phần, công ty TNHH.

2.2. Doanh nghiệp tư nhân


Là đơn vị KD có mức vốn không thấp
hơn vốn pháp định, do một cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhiệm vô hạn bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.


DNTN không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập
một DNTN.

DNTN được đặt tên theo ngành, nghề KD
hoặc đặt tên riêng. Trên bảng hiệu, hoá
đơn, quảng cáo, báo cáo, tài liệu, giấy tờ
giao dịch khác của DNTN phải ghi tên
DN, kèm theo các chữ “DNTN” và số vốn
đầu tư ban đầu của DN.

2.3. Công ty

Công ty TNHH

Công ty cổ phần

Công ty hợp danh

* Công ty TNHH


Căn cứ vào số lượng TV, C.ty TNHH được chia
thành 2 loại:

Công ty TNHH một thành viên là DN do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây
gọi là chủ sở hữu c.ty); chủ sở hữu c.ty chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của c.ty trong phạm vi vốn điều lệ của
c.ty.

C.ty TNHH một thành viên có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký KD.


Công ty TNHH hai thành viên trở lên là
DN, trong đó TV có thể là tổ chức, cá nhân;
số lượng TV không vượt qúa 50.

TV chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi
số vốn cam kết góp vào DN.

C.ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ
ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
KD.

C.ty TNHH không được quyền phát hành
chứng khoán.


* Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là DN, trong đó có
những đặc điểm sau:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần. Có thể có nhiều
loại cổ phần. Cổ phần được tự do chuyển
nhượng.

Số lượng TV tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa. TV c.ty là người sở
hữu cổ phần, được gọi là cổ đông.


Trách nhiệm của cổ đông giới hạn
trong phạm vi vốn đã góp vào c.ty.

C.ty cổ phần có tư cách pháp nhân
kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký KD.

C.ty cổ phần được phát hành
chứng khoán các loại để huy động
vốn.

* Công ty hợp danh

Là loại hình DN mới xuất hiện tại VN từ năm

2000. Cho đến nay, số lượng DN loại này
không nhiều và có đặc điểm sau:

Có ít nhất 2 TV là chủ sở hữu chung của công
ty, cùng nhau KD dưới một tên chung; ngoài
các thành viên hợp danh có thể có thành viên
góp vốn ….là cá nhân, trong đó phải có ít nhất
một TV hợp danh. Ngoài TV hợp danh có thể
có TV góp vốn. TV hợp danh phải là cá nhân,
TV góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức.


TV hợp danh chịu trách nhiệm liên đới và vô
hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ khác của DN; TV góp
vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị
số vốn góp vào c.ty. TV hợp danh có quyền
quản lý và điều hành hoạt động KD của c.ty;
thành viên góp vốn không có quyền quản lý
c.ty. Trường hợp TV góp vốn tham gia quản lý
điều hành c.ty thì TV đó được coi là TV hợp
danh.

C.ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

C.ty hợp danh không được phát hành chứng
khoán.

2.4 Nhóm công ty


Nhóm công ty là tập hợp các công ty có
mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về
lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và
các dịch vụ kinh doanh khác.

Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau:
- Công ty mẹ - công ty con
- Tập đoàn kinh tế
- Các hình thức khác

2.5 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Công ty liên doanh: Do 2 hoặc nhiều bên cùng
đứng ra góp vốn để thành lập, trên cơ sở hợp
đồng liên doanh giữa 2 bên hoặc theo sự ký
kết giữa CP các nước, trong đó một bên là CP
Việt Nam.

Nguyên tắc liên doanh: Các bên sẽ góp vốn
theo quy định của Nhà nước VN.

Công ty nước ngoài góp tối đa là 70%, VN
góp tối thiểu 30% (chủ yếu là đất đai)

DN liên doanh chia lãi theo % số vốn.

×