Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Làm thế nào để trở thành doanh nhân ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.11 KB, 12 trang )




Làm thế nào để trở thành
doanh nhân


Nếu bạn vào Google và gõ cụm từ “làm thế nào để trở thành doanh
nhân”, bạn sẽ nhận được vô số kết quả kiểu như “suy nghĩ lớn”, “lôi kéo
khách hàng” hay “theo đuổi niềm đam mê”.


Nhưng đó không phải là tất cả những gì bạn cần trên con đường trở thành
doanh nhân thành công.
Trở thành một doanh nhân đồng nghĩa với việc bạn phải tìm kiếm những
thách thức trong cuộc sống và xác định những con đường sáng tạo để vượt
qua các trở ngại đó.
Tuy nhiên, luôn có những nguyên tắc bất di bất dịch để khởi sự thành công
một công việc kinh doanh. Và dưới đây là 56 nguyên tắc như vậy:
1) Đó không phải một cuộc dạo chơi. Bạn đừng cố gắng giải thích vì sao đây
không phải là cuộc dạo chơi. Đó là những nguyên tắc, chứ không phải học
thuyết nên chúng ta không cần chứng minh nó. Sẽ có những thời điểm trên
quãng đường trở thành một doanh nhân thành công, bạn cảm thấy ghét bản
thân mình. Hãy giữ vững các mục tiêu rõ ràng và quyết tâm theo đuổi nó ngay
cả vào những thời điểm tồi tệ nhất. Và bạn sẽ có được tất cả.
2) Tuyển dụng nhân viên khi thực sự cần thiết. Bạn sẽ phải tuyển dụng nhân
viên khi mở rộng công việc kinh doanh của mình. Nhưng một nguyên tắc hữu
hiệu đó là tự mình đặt câu hỏi có thực sự cần thiết đối với mỗi nhu cầu tuyển
dụng.
3) Lôi kéo khách hàng. Điều này khá hiển nhiên. Nhưng không hẳn như vậy.
Hãy có được một số lượng khách hàng trước khi khởi sự kinh doanh, nếu bạn


có thể.
4) Nếu cung cấp một dịch vụ, hãy gọi nó là sản phẩm. Oracle và nhiều hãng
dịch vụ khác đã làm như vậy. Họ nói rằng họ có một cơ sở dữ liệu. Nhưng
nếu bạn “mua” cơ sở dữ liệu của Oracle, hãng sẽ cử một nhóm các nhà tư vấn
để giúp bạn “cài đặt” cơ sở dữ liệu phù hợp với nhu cầu của bạn. Nói cách
khác, hãng gọi đó là một sản phẩm trong khi thực sự đó là việc cung cấp dịch
vụ tư vấn. Bạn đừng quên câu chuyện này. Các sản phẩm luôn được đánh giá
cao hơn dịch vụ.
5) Thất bại là có thể chấp nhận được. Ngay cả khi bạn cạn túi hay phải sử
dụng tiền của các nhà đầu tư khác, đừng lo lắng về việc đó. Hãy bắt đầu lại
với những ý tưởng mới.
6) Mục tiêu sinh lời. Hãy cố gắng làm sao để có lợi nhuận ngay. Điều này khá
hiển nhiên. Bạn đừng cố gắng quá sức vào việc huy động thật nhiều vốn.
Những đồng tiền đó khá đắt đỏ.
7) Khi huy động vốn kinh doanh: nếu nó không dễ dàng tức là ý tưởng của
bạn có thể chưa đủ sức hấp dẫn và thuyết phục. Nếu nó dễ dàng, hãy tận dụng
tối đa nguồn vốn huy động có thể. Nếu nó QUÁ dễ dàng, bạn có thể tận dụng
để bán luôn cả công ty của mình.
8) Điều tương tự cho việc bán công ty của bạn. Nếu nó không dễ dàng, tức là
bạn cần xây dựng thêm rồi bán. Để bán công ty của bạn, hãy dành trước ít
nhất một năm tiếp xúc với người mua tiềm năng. Hãy gửi bản cập nhật hàng
tháng về sự phát triển của công ty bạn. Như thế, khi họ cần, công ty của bạn
sẽ là lựa chọn đầu tiên hiện lên trong tâm trí họ.
9) Cạnh tranh là cần thiết. Nó có thể biến bạn trở thành “kẻ giết người”, song
nó sẽ giúp bạn điều chỉnh được quá trình phát triển phù hợp. Nó cho thấy
những người khác đang đánh giá cao vị thế của bạn trên thương trường. Các
đối thủ cạnh tranh cũng có thể là những người mua tiềm năng công ty của bạn
sau này.
10) Đừng sử dụng một công ty PR, trừ khi cho những kế hoạch dài hạn. Bạn
chính là chìa khóa PR cho công ty của bạn. Bạn chính là nhãn hiệu của công

ty. Một cách hoàn toàn cá nhân.
11) Giao tiếp với mọi người, mọi nhân viên. mọi khách hàng, mọi nhà đầu tư
trong mọi thời điểm, mọi ngày.
12) Làm mọi thứ cho khách hàng của bạn. Điều này rất quan trọng. Hãy mang
tới cho họ những người bạn trai hay bạn gái. Hãy tham gia các hội từ thiện
của họ. Hãy ghé thăm họ trong những ngày lễ. Hãy giúp họ tìm kiếm các
công ty đáp ứng nhu cầu của họ. Thậm chí, hãy giới thiệu họ với các đối thủ
cạnh tranh của bạn nếu bạn nghĩ rằng đối thủ cạnh tranh có thể giúp họ tốt
hơn bạn. Hãy luôn nghĩ về điều sau trước tiên: “Điều gì sẽ khiến khách hàng
của mình hạnh phúc?”.
13) Khách hàng của bạn không phải là một công ty. Luôn có yếu tố cá nhân
hiện hữu tại đó. Điều gì khiến khách hàng cá nhân của bạn hạnh phúc? Hãy
khiến họ cười. Bạn muốn khách hàng của bạn được hạnh phúc.
14) Vượt xa bằng điều gì đó đặc biệt. Hãy đi ăn sáng/trưa/tối với các khách
hàng. Hãy đối xử với họ theo những phương cách đặc biệt.
15) Lịch sử. Hãy biết rõ về quá khứ và lịch sử các khách hàng của bạn theo
mọi cách khác nhau. Từ lịch sử kinh doanh, lịch sử cá nhân, lịch sử tiếp thị,
lịch sử đầu tư,….
16) Phát triển phần mềm vi quản lý. Không ai có thể biết rõ các sản phẩm của
bạn hơn chính bản thân bạn. Nếu bạn không phải là một chuyên gia kỹ thuật,
hãy tìm tới những hỗ trợ bên ngoài để bạn có thể biết rõ và chi tiết về các
thông số kỹ thuật sản phẩm. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và phù hợp
hơn về các chiến lược phát triển lẫn kinh doanh sản phẩm.
17) Tuyển dụng người địa phương. Bạn cần có khả năng nhìn thấy và nói
chuyện thoải mái với các nhân viên của mình. Vì vậy, đừng thuê những nhân
viên không có sự tương đồng về vị trí địa lý cũng như lối sống của bạn.
18) Ngủ. Việc dành tới 20 giờ mỗi ngày vùi đầu vào công việc kinh doanh
không phải là một lựa chọn phù hợp. Bạn cần ngủ 8 tiếng/ngày để có đủ sức
lực cho cuộc chiến trường kỳ trên thương trường.
19) Rèn luyện sức khỏe. Tương tự như nguyên tắc trên, nếu bạn không có một

cơ thể khỏe mạnh, sản phẩm của bạn cũng không thể khỏe mạnh được.
20) Tách biệt rõ ranh giới. Bạn đừng để các vấn đề của cuộc sống cá nhân xen
vào công việc và kế hoạch kinh doanh. Các đối tác và nhà đầu tư sẽ thấy ngay
khúc mắc này.
21) Cầu nguyện. Bạn nên làm như vậy ở bất cứ nơi nào có thể và tại bất cứ
khi nào phù hợp. Hãy cầu nguyện cho sự thành công. Bạn xứng đáng được
như vậy. Hãy cầu nguyện sự thành công cho các khách hàng của bạn. Thậm
chí, bạn có thể cầu nguyện cho sự thành công của các đối thủ cạnh tranh.
Điều đó có nghĩa rằng thị trường đang lớn dần hơn. Và nếu một trong số họ
trở nên nổi trội, họ có thể mua lại công ty bạn với giá hời.
22) Mua quà cho nhân viên. Đó có thể là phiếu mát xa, vé xem phim hay bất
cứ món quà nào khác. Thật tuyệt vời nếu cuối ngày, một nhân viên của bạn
gọi điện cho cha mẹ và cha mẹ của nhân viên hỏi: “Con có một ngày thế
nào?”, người nhân viên này trả lời luôn: “Mệt nhưng thú vị ạ! Con đang
chuẩn bị đi xem phim đây”.
23) Đối với nhân viên: Tự do trong khuôn khổ. Họ cần những ranh giới. Đôi
lúc, họ cần nghe những lời nói “Không!”. Và thỉnh thoảng, họ cần bị kỷ luật
nếu sai phạm. Nhưng khi mà trong khuôn khổ, hãy để họ thoải mái thực sự.
24) Đừng quá chú trọng vào mức giá. Nếu bạn có một sản phẩm tốt với mức
giá phải chăng, mọi người sẽ mua. Sau đó, bạn có thể tăng giá đối với các sản
phẩm được cập nhập và nâng cấp trong tương lai.
25) Quảng bá và nhãn hiệu là không thể bỏ qua. Quảng bá là tất cả. Nhãn hiệu
là tất cả. Hãy đưa tên của bạn ra ngoài đó, cho dù dưới bất cứ hình thức nào.
Cách thức quảng bá tốt nhất đương nhiên là được giới thiệu truyền miệng từ
người này sang người khác.
26) Đừng giết chết bản thân mình. Các nhân viên cần bạn. Gia đình cần bạn.
Khi mà giấc mơ kinh doanh trở thành cơn ác mộng, đừng làm hại bản thân.
Và quan trọng hơn, hãy tìm ra phương cách giải quyết phù hợp.
27) Mô tả rõ cấu trúc cho các nhân viên. Hãy để mỗi nhân viên biết rõ con
đường đi tới thành công của họ là như thế nào. Tất cả các nhân viên cuối cùng

đều sẽ rời bạn hay thay thế bạn. Đó là điều bình thường. Hãy đưa cho họ các
chỉ dẫn về việc chuyện này sẽ xảy ra như thế nào. Hãy nói với họ rằng họ có
thể trở nên giàu có khi làm việc cùng bạn.
28) Sa thải nhân viên ngay lập tức. Nếu một nhân viên “mắc bệnh”, anh ta
cần bị sa thải ngay. Đó là khi một nhân viên luôn yêu cầu trả lương cao hơn
trong khi không đóng góp được nhiều. Đó là khi một nhân viên luôn nói xấu
người khác. Đó thậm chí là khi các nhân viên nói những chuyện không hay
sau lưng bạn. Khi mà một căn bệnh không có phương thuốc chữa và nó lây
lan, bạn đừng chần chừ cho nhân viên thấy cánh cửa rời khỏi công ty. Không
có cơ hội thứ hai bởi vì căn bệnh đã quá trầm kha.
29) Làm bạn với chủ nhà. Khi bạn bán công ty của mình, cho dù bạn có tin
hay không, bạn sẽ cần tới chữ ký của chủ nhà vì ông ta sẽ là chủ cho thuê mới
đối với người mua.
30) Chỉ chuyển văn phòng khi quá chật chội đến nỗi nhân viên phải chia sẻ
bàn làm việc và không còn chỗ cho mọi người đi lại.
31) Tổ chức những bữa tiệc vui vẻ. Nhưng hãy sử dụng tiền của cá nhân bạn,
chứ không phải tiền của công ty. Hãy mời các nhân viên, khách hàng và nhà
đầu tư cùng tham dự. Cũng không tệ chút nào khi bữa tiệc có sự tham gia của
những cô phục vụ xinh đẹp.
32) Nếu một nhân viên đến trước mặt bạn và khóc, hãy đóng cửa lại hoặc đưa
nhân viên đó ra ngoài tòa nhà. Hãy ngồi cạnh nhân viên cho đến khi cô ta
ngừng khóc. Hãy lắng nghe những gì cô ta nói. Nếu một ai đó khóc, hẳn có
một khúc mắc lớn nào đó trong công ty. Hãy lắng nghe mọi điều và khắc
phục nó. Đừng cáu giận với thủ phạm, hãy chỉ giải quyết vấn đề.
33) Vào các kỳ lễ tết, hãy quyên góp tiền cho các quỹ từ thiện của khách
hàng, nhưng không phải là cho các khách hàng hay nhân viên.
34) Dùng bữa với các đối thủ cạnh tranh. Hãy lắng nghe và cố gắng không
nói quá nhiều trong bữa ăn.
35) Đề nghị thật nhiều lời khuyên. Hãy đề nghị các khách hàng cho bạn
những lời khuyên về việc làm thế nào có thể giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ

của bạn tới mọi người trong công ty của họ. Họ sẽ giúp đỡ bạn, bởi vì nguyên
tắc tiếp theo là…
36) Tuyển dụng các khách hàng của bạn. Nghe có vẻ hơi phức tạp, nhưng vấn
đề chính là bạn cần luôn mở rộng với mọi khả năng. Hãy luôn duy trì các mối
liên lạc và chia sẻ thông tin giữa bạn với các khách hàng. Họ có thể làm giàu
với bạn. Hoàn toàn có thể. Nếu cả hai cùng chơi chung một cuộc chơi.
37) Đối với mỗi lần giao hàng hay thử nghiệm sản phẩm, hãy luôn mang lại
cho khách hàng những bất ngờ thú vị ngoài mong đợi của họ. Hãy kèm theo
những món quà nhỏ hay một giá trị nào đó mà không phải trả tiền.
38) Hiểu rõ những thay đổi về địa lý hay nhân khẩu học đang làm thay đổi thế
giới. Những dòng tiền tiếp thị đang chảy về đâu và bạn có thể ở giữa nó.
Những dịch vụ gì mà giới trẻ ngày nay đang cần? Liệu thế giới đang cạn kiệt
dần nước sạch? Báo giấy đang vật lộn để tồn tại? Và nhiều vấn đề khác nữa.
Bạn hãy đọc và tìm hiểu thông tin mỗi ngày để biết rõ những gì đang diễn ra
xung quanh.
39) Không cần thiết tham gia quá nhiều bữa tiệc để gặp gỡ các doanh nhân
khác. Thay vì đó bạn hãy làm việc trong khi những người khác vui vẻ trong
các bữa tiệc.
40) Cùng với nguyên tắc trên, đừng lắng nghe những con người bi quan hay
chán nản, những người suốt ngày gắn với màn hình tivi và cố gắng nói với
bạn rằng thế giới đang đến ngày tận thế. Họ chỉ muốn bạn sợ hãi để rồi họ có
thể vơ vét được nhiều tiền của hơn.
41) Bạn không có thể thời gian rảnh rỗi. Trong lúc rảnh rỗi, bạn cần suy nghĩ
về những ý tưởng mới cho các khách hàng, những ý tưởng mới cho các sản
phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
42) Tương tự như nguyên tắc trên. Khi rảnh rỗi, bạn hãy nghĩ về các ý tưởng
cho những khách hàng tiềm năng. Sau đó email cho họ: “Chúng tôi có 10 ý
tưởng cho bạn. Bạn có quan tâm. Chúng tôi nghĩ nó thực sự sẽ đem lại những
giá trị bất ngờ cho bạn. Và đây là một minh chứng cho thấy điều đó ….”.
43) Không thời gian rỗi, phần tiếp. Trong lúc rảnh, bạn hãy lựa chọn ngẫn

nhiên một khách hàng và tìm kiếm năm ý tưởng phù hợp với họ. Rồi bạn gọi
điện và nói: “Chúng tôi đang nghĩ về bạn. Bạn đã thử một số ý tưởng mới này
chưa?”.
44) Trò chuyện. Hãy trò chuyện với bất cứ ai quen biết về những gì công ty
bạn đang làm. Bạn bè sẽ giúp đỡ bạn tìm kiếm khách hàng.
45) Luôn đưa ai đó đi cùng bạn tới các cuộc họp. Bạn sẽ không thể theo dõi
hết mọi việc. Bởi vì bạn không có thời gian rảnh rỗi. Nếu bạn có nhân viên,
hay để họ giúp bạn theo dõi công việc. Thêm vào đó, rất nhiều nhân viên
thích dành thời gian bên cạnh sếp. bạn sẽ là người hướng dẫn và chỉ bảo tuyệt
vời đối với họ.
46) Ý tưởng chỉ là sự khởi đầu. Nếu bạn có một ý tưởng đáng để theo đuổi,
hãy quyết tâm biến nó thành hiện thực. Bạn có thể xây dựng bất cứ trang web
nào với chi phí vừa phải. Hãy thuê một lập trình viên và tạo bản demo. Hãy
có ít nhất một người đăng ký và sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu bạn muốn xây
dựng các trang Facebook cho những thợ hàn, hãy tìm kiếm một thợ hàn sẵn
sàng đưa cho bạn 10 USD để bạn xây dựng trang Facebook cho anh ta.
47) Hãy kể các câu chuyện cá nhân của bạn và của công ty bạn. Hãy để khách
hàng biết bạn là một người bình thường, cởi mở và dễ tiếp cận. Và bạn hãy có
một viễn cảnh thực thụ giải thích tại sao họ cần tới bạn. Hãy trở thành giọng
nói của ngành và người biện hộ cho sản phẩm của bạn. Nêu bạn cung cấp một
sản phẩm chăm sóc da, hãy nói với khách hàng của bạn mỗi ngày rằng họ
đang đẹp hơn và quyến rũ hơn bình thường sau khi sử dụng sản phẩm của
bạn.
48) Đừng giải cứu thế giới. Nếu sản phẩm của bạn nghe có vẻ quá tốt và quá
kỳ diệu, bạn rất có thể trở thành người nói dối.
49) Đừng quá lo lắng về việc ai đó ăn cắp ý tưởng của bạn. Ý tưởng sẽ không
có giá trị nếu không được triển khai theo đúng hướng của người nghĩ ra nó.
50) Công ty của bạn luôn sẵn sàng để bán.
51) Các luật sư hay nhà kiểm toán sẽ không giới thiệu bạn với bất cứ khách
hàng nào của họ. Vì vậy, đôi khi các cuộc gặp gỡ với những luật sư hay nhà

kiểm toán chỉ lãng phí thời gian của bạn.
52) Chào mừng mọi thành công. Các nhân viên của bạn cần tới điều này. Họ
cần các buổi tiệc hay những món quà chúc mừng. Hãy dành cho nhân viên
một phiếu mát xa vào tối thứ sáu. Sẽ không ai rời bỏ công việc khi mà tại đó
có những niềm vui thú vị.
53) Bán công ty đầu tiên của bạn. Đừng chần chừ. Bạn không cần phải trở
thành một Mark Zuckerberg. Hãy bán công ty của bạn ngay khi có thể. Và khi
có nhiều tiền trong ngân hàng, bạn có thể tạo dựng một công ty khác thành
công hơn.
54) Trả công cho nhân viên trước khi trả công cho bản thân bạn.
55) Chia sẻ phần hùn vốn để có khách hàng đầu tiên. Nếu bạn không có một
sản phẩm hay tiền bạc, hay chia sẻ phần hùn vốn cho một đối tác tốt để đổi lại
họ trở thành những khách hàng đầu tiên của bạn. Song đừng chia sẻ một cách
mù quáng. Nếu bạn phát triển một sản phẩm mà ai đó yêu cầu, đừng chia sẻ
phần hùn vốn cho họ mà hãy bán cho họ.
56) Nguyên tắc cuối cùng: Mọi thứ đang thay đổi. Từng ngày. Bài viết này
chỉ đưa ra 56 nguyên tắc. Song đây sẽ không phải là con số cố định. Mỗi ngày
sẽ có những nguyên tắc mới ra đời. Trên thực tế, mỗi ngày trôi qua là một
quãng thời gian giúp bạn xác định rõ những gì bạn có thể thay đổi để cải thiện
hiệu quả công việc kinh doanh. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó
và bổ sung thêm cho mình những nguyên tắc mới.

×