1
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin đựợc nói lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà trường
Đại Học Nha Trang, ban giám hiệu Khoa Khai Thác Thủy Sản cùng các thầy cô trực
tiếp giảng dạy chúng tôi trong nhưng năm học vừa qua.
Xin được nói lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- Thầy Nguyễn Phong Hải người trực tiếp, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
- Sở Thủy Sản Phú Yên, Sở Thủy Sản Khánh Hòa, Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi
Thủy Sản Phú Yên, Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Khánh Hòa, Viện Nghiên
Cứu Thủy Sản III, Trạm Khuyến Ngư Khánh Hòa, Trạm Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản
Cam Ranh cùng hội đồng nhân dân các xã tôi tìm hiểu thực tế: Xuân Thịnh, Xuân Hòa,
Vĩnh Lương, Vĩnh Hòa, Cam Bình đã giúp đỡ tôi tìm hiểu nghiên cứu nhiều tài liệu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài và tìm hiểu thực tế.
Sinh Viên
Đinh Xuân Lập
2
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
Mục lục 2
Lời nói đầu 7
CHƯƠNG I: TÔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1. Tình hình nghiên cứu và khai thác trên thế giới 9
1.1.1. Tình hình khai thác trên thế giới 9
1.1.2. Các nước khai thác Tôm Hùm trên thế giới 10
1.2. Tình hình khai thác ở việt nam 12
1.3. Tình hình khai thác tại Phú Yên, Khánh Hòa 16
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.1.1. Thời gian nghiên cứu 20
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu 20
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 20
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Một số đặc điểm điều kiện tự nhiên tại vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa 24
3.1.1. Địa hình đáy 24
3.1.2. Đặc điểm khí tương hải dương 25
3.1.3. Đặc điểm thỷ văn` 26
3.2. Đặc điểm các loài Tôm Hùm đánh bắt được 28
3.2.1. Phân bố 28
3.2.2. Đặc điểm môi trường và dinh dưỡng 29
3.2.3. Đặc điểm sinh sản 29
3.2.4. Đặc điểm sinh trưởng 29
3
3.2.5. Giá trị kinh tế 29
3.2.6. Đặc điểm một số loài Tôm Hùm đang được nuôi tại Việt Nam 30
3.3. Hiện trạng khai thác và trang bị tàu thuyền 36
3.3.1. Số hộ tham gia khai thác Tôm Hùm 36
3.3.2. Hiện trạng khai thác Tôm Hùm giống 38
3.3.2.1. Địa điểm và vị trí khai thác 38
3.3.2.2. Trang bị tàu thuyền 41
3.4. Ngư cụ, kỹ thuật khai thác và cách bảo quản sản phẩm khai thác 45
3.4.1. Ngư cụ khai thác 45
3.4.1.1. Mùa vụ khai thác Tôm Hùm 45
3.4.1.2. Số ngày khai thác và thời gian khai thác 46
3.4.1.3. Hình thức khai thác 47
3.4.1.4. Cấu tạo ngư cụ, kỹ thuật khai thác và cách bảo quản sản phẩm 52
a) Ngư cụ bẫy 52
b) Lặn bắt 61
c) Lưới Nilon và sâm 61
d) Mành và mành vây rút chì 68
3.5. Tác động của hiện trạng khai thác Tôm Hùm đến nguồn lợi Tôm Hùm 79
3.5.1. Sự gia tăng về số hộ khai thác Tôm Hùm 79
3.5.2. Hình thức khai thác Tôm Hùm giống 80
3.5.3. Số ngày khai thác 81
3.5.4. Thàng phần loài và kích cỡ tôm khai thác 82
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 85
4.1. Kết luận 85
4.2. Kiến nghị 86
4.3. Giải pháp 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loài Tôm Hùm đánh bắt được ở Việt Nam 12
Bảng 1.2. Phân bố Tôm Hùm con tại Việt Nam 13
Bảng 1.3. Các loài Tôm Hùm đánh bắt dược tại Phú Yên-Khánh Hòa 17
Bảng 1.4. Tỷ lệ sản lượng đánh bắt bằng mành 18
Bảng 2.1. Địa điểm nghiên cứu 20
Bảng 3.1. Chiều dài các rạn ghềnh và diện tích các rạn ngầm tại Phú Yên, Khánh Hòa 25
Bảng 3.2. Số hộ dân tham gia khai thác Tôm Hùm tại ddịa điểm khảo sát 36
Bảng 3.3. Số hộ nuôi và khai thác Tôm Hùm tại huyện sông cầu-Phú Yên 37
Bảng 3.4. Số lượng Tôm Hùm khai thác ở một số xã từ năm 2002-2007 tại huyện
Sông Cầu tỉnh Phú Yên 38
Bảng 3.5. Số lượng Tôm Hùm khai thác được từ năm 2002-2006 tại xã Vĩnh Lương-
Nha Trang-Khánh Hòa 39
Bảng 3.6. Số lượng tàu gia khai thác Tôm Hùm/tổng số tàu tại những vùng trọng điểm 42
Bảng 3.7. Số lượng tàu khai thác Tôm Hùm theo đị phương tại huyên Sông Cầu-Phú Yên43
Bảng 3.8. Phân bố số tàu khai tham Tôm Hùm theo các mức công suất tại vùng trọng
điểm 43
Bảng 3.9. Số lượng tàu thyền theo công suất và theo loại nghề tại Sông Cầu- Phú Yên 44
Bảng 3.10. Các hình thức khai thác Tôm Hùm theo địa phương tại Phú Yên, Khánh Hòa 48
Bảng 3.11. Thống kê các bộ phận của lưới nilon 63
Bảng 3.12. Thống kê các bộ phận của lưới sâm 64
Bảng 3.13. Thống kê các bộ phận của lưới mành 69
Bảng 3.14. Vật liệu và dây- lưới mành 70
Bảng 3.15. Thống kê vật liệu phao chì lưới mành 70
Bảng 3.16. Thống kê các bộ phân lưới mành vây rút chì 71
Bảng 3.17. Vật liệu giềng và dây- mành vây rút chì 72
Bảng 3.18. thống kê các vật liệu phao chì mành vây rút chì 72
Bảng 3.19. Tỷ lệ Tôm Hùm khai thác tại các địa phương 83
5
DANH MỤC LỤC CÁC HÌNH
Hình1.1. Bản đồ phân bố Tôm Hùm ở Việt Nam 14
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp luận 21
Hình 2.2. Bản đồ Khánh Hòa 22
Hình 2.3. Bản đồ Phú Yên 23
Hình 3.1. Tôm Hùm Bông 30
Hình 3.2. Tôm Hùm Sỏi 32
Hình 3.3. Tôm Hùm Đá 33
Hình 3.4. Tôm Hùm Đỏ 35
Hình 3.5. Biểu đồ sản lượng Tôm Hùm giống từ 2004-2006 40
Hình 3.6. Bẫy đá sử dụng khai thác Tôm Hùm giống 53
Hình 3.7. Cọc gỗ khai thác Tôm Hùm giống 54
Hình 3.8. Bó lưới dùng khai thác Tôm Hùm giống 56
Hình 3.9. Cây gỗ, cây bừng cao su dùng khai thác Tôm Hùm giống 57
Hình 3.10. Máng đèn và giềng phao dùng buộc bẫy 58
Hình 3.11. Bản vẽ giàn đá dùng khái thác Tôm Hùm giống 59
Hình 3.12. Bản vẽ bó lươi, cây gỗ khai thác Tôm Hùm giống 60
Hình 3.13. Lặn bắt Tôm Hùm 61
Hình 3.14. Bản vẽ lưới nilon khai thác Tôm Hùm giống 65
Hình 3.15. Bản vẽ sâm khai thác Tôm Hùm giống 66
Hình 3.16. Lưới nilon khai thác Tôm Hùm giống 67
Hình 3.17. Sâm dùng khai thác Tôm Hùm giống 67
Hình 3.18. Lưới mành khai thác Tôm Hùm giống 73
Hình 3.19. Lưới mành vây rút chì khai thác Tôm Hùm giống 74
Hình 3.20. Bản vẽ chi tiết lưới mành 75
Hình 3.21. Bản vẽ tổng thể lưới mành 76
Hình 3.22. Bản vẽ chi tiết mành vây rút chì 77
Hình 3.23. Bản vẽ tổng thể mành vây rút chì 78
Hình 3.24. Cõ tôm trắng khai thác 84
Hình 3.25. Cỡ tôm đen khai thác 84
Hình 3.26. Tàu, thùng xốp chứa Tôm Hùm giống khai thác 84
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO: ( Food and Agricultre Organization) Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên
hiệp quốc
PY: Tỉnh Phú Yên
KH: Tỉnh Khánh Hòa
UBND: ủy ban nhân dân
NXB: Nhà xuất bản
CV: (Chevals) sức ngựa
g: Gram
%: Phần trăm
X: Xã
Ph: Phường
Th: Thôn
7
LỜI NÓI ĐẦU
Với 3.260 km chiều dài bờ biển và gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, với diện tích vùng
đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km
2
, thời tiết nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Viêt Nam
có tiềm năng rất lớn về nguồn lợi thủy hải sản, với nhiều loài có giá trị kinh tế cao,
trong đó có Tôm Hùm.
Vào thập niên 80 của thế kỷ XX người dân có thể khai thác trung bình mỗi năm từ
500-700 tấn Tôm Hùm, với kích cỡ 5-10kg/con (Tôm Hùm Bông), 3-5 kg/con (Tôm
Hùm Xanh), 1-2 kg/con (Tôm Hùm Sỏi). Tuy nhiên những năm sau đó kích cỡ cũng
như sản lượng dần giảm đi [19]. Cũng chính vì lý do khai thác quá mức và không hợp
lý làm cho nguồn lợi Tôm Hùm suy giảm nghiêm trọng.
Hiện nay do sự phát triển của nghề nuôi Tôm Hùm lồng tại các tỉnh Miền Trung,
lợi nhuận đem lại từ Tôm Hùm lớn. Do đó người dân vùng ven biển đầu tư phát triển
nhiều. Mà con giống cho nghề này chưa sản xuất nhân tạo được phải khai thác ngoài tự
nhiên. Để thảo mãn nhu cầu ngày càng tăng của thị trường người dân tiếp tục đẩy mạnh
khai thác ngoài tự nhiên. Nếu chúng ta không có biên pháp khai thác và bảo vệ hợp lý
đàn Tôm Hùm giống thì điều gì sẽ sảy ra với nguồn lợi Tôm Hùm trong 5, 10 năm nữa
và xa hơn.
Xuất phát từ những điểm trên và được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường,
Khoa Khai Thác Thủy Sản Trường Đại Học Nha Trang, đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng
nghề khai thác Tôm Hùm giống tại hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ” được thực
hiện với mục tiêu và nội dung sau.
● MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
- Đưa ra được thực trang khai thác Tôm Hùm tại hai vùng trọng điểm Phú Yên,
Khánh Hòa trong 3 năm gần đây.
- Bước đầu đánh giá sự tác động của nghề khai thác Tôm Hùm đến nguồn lợi
Tôm Hùm tại Phú Yên, Khánh Hòa.
8
● NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của ngư trường khai thác.
2. Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của đối tượng khai thác.
3. Tìm hiểu về trang bị tàu thuyền và ngư cụ khai thác.
4. Tìm hiểu về kỹ thuật khai thác và cách bảo quản sản phẩm.
Với ý nghĩa bổ sung thêm tư liệu về thực trạng khai thác Tôm Hùm ở Việt Nam,
giúp cơ quan quản ly có thêm được thông tin về thực trạng khai thác Tôm Hùm cũng
như sự tác động của việc khai thác đến nguồn lợi, tạo cơ sở ban đầu cho việc đưa ra các
gải pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi Tôm Hùm.
9
Chương I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHAI THÁC TRÊN THẾ GỚI.
1.1.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TRÊN THẾ GỚI:
Trên thế gới nghề khai thác Tôm Hùm đã có từ nhưng năm 70 của thế kỷ 18.
Nhưng phải đến sau hội thảo lần 1 về Tôm Hùm năm 1974 tại Mỹ, Tôm Hùm mới
được quan tâm nghiên cứu. Đối với Tôm Hùm gai thì ở nhưng năm đầu của thế kỷ 20,
quy mô khai thác còn nhỏ và mang tính thủ công rõ rệt ở hầu hết các nước trên thế
giới. Chỉ có một vài nước sản lượng khai thác Tôm Hùm gai là cao là: Úc, Niu-di-lân,
Nam Phi và Florida. Song sự lôi cuốn của thị trường Tôm Hùm đã thúc đẩy mở rộng
khai thác ra nhiều nước khác. [10]
Trên thế giới hiện nay chia Tôm Hùm thành những nhóm chính sau: Tôm Hùm
Mỹ (American Lobster), Tôm Hùm Gai (Spiny Lobster), Tôm Hùm Đá (Rock Lobster),
Tôm Hùm Châu Âu (European Lobster). Nhưng loài còn lai được xếp vào một nhóm.
[19]
Theo số liệu thống kê của trên toàn thế giới trung bình từ năm 1991-1995 sản
lượng khai thác giống Tôm Hùm Panulirus chiếm 29.0 %, giống Tasus chiếm 4.3 %,
giống Palinurus chiếm 2.0 %, giống Nephrop chiếm 28.3 %, giống Homarus chiếm
34.6 %, giống Vairousgenara chiếm 1.3 % tổng sản lượng Tôm Hùm toàn thế giới
(FAO 1997). [20]
Hầu hết Tôm Hùm Gai là loài phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong
những rạn san hô hoặc rạn đá ngầm thuộc vùng nước nông và chiếm tỷ trọng lớn trong
thương mại. Những nước chính khai thác Tôm Hùm gai là: Úc, Niu-di-lân, Nam Phi,
Cuba, Bra-Xin, Mi-Hi-Cô và Mỹ với hơn 70 % tổng sản lượng Tôm Hùm Gai đánh bắt
10
được ở vùng biển Ca-Ri-Bê, miền đông nam Đại Tây Dương và miền đông Ấn Độ
Dương. [4]
Theo thống kê của FAO trong các năm 199-2003, loài Tôm Hùm khai thác được
nhiều nhất thế giới là Homarus Americanus với sản lượng trung bình hàng năm đạt xấp
xỉ 83.000 tấn/năm, hầu hết được khai thác bằng bẫy ở đố sâu trung bình từ 4-50 m.
Tiếp theo là loài Nephrops Norvegicus với sản lượng trung bình hàng năm đạt xấp xỉ
58.000 tấn/năm, loài này chủ yếu phân bố ở độ sâu 20-800 m. Tiếp đó là loài panulirus
Argus với sản lượng khai thác trung bình đạt 37.000 tấn/năm, loài này phân bố ở nhưng
vùng nước nhỏ hơn 90 m, tập trung phần lớn ở vùng biển Ca-Ri-Bê.
Cũng theo FAO, Mỹ Và Ca-Na-Đa là hai nước khai thá Tôm Hùm lớn nhất trên
thế giới với tỷ lệ khoảng 37% tổng sản lượng Tôm Hùm khai thác trên toàn thế giới,
tiếp sau đó là những quốc gia Anh, Úc, Ai-Len, Pháp, Ba-Ha-Mat, Bra-Xin. [b]
1.1.2. CÁC NƯỚC THAM GIA KHAI THÁC TÔM HÙM TRÊN THẾ GIỚI:
Tại khu vực Bắc Mỹ: Ca-na-đa và Mỹ là 2 nước tham gia khai thác Tôm Hùm.
Loài được khai thác nhiều nhất ở đây là Tôm Hùm Mỹ ( Hamarus American) và Tôm
Hùm Gai (Panulirus Argus), hình thức khai thác chủ yếu là dùng bẫy. Phân bố ở khu
vực Bắc Mỹ giữa Niu-Phao-Len thuộc Ca-Na-Đa và bắc Ca-Ro-Lin thuộc Mỹ.[4]
Tại khu vức Châu Úc: Úc và Niu –Di-Lân là 2 nước tha gia khai thác Tôm Hùm,
ở vùng này có 7 loài thuộc giống Panulirus và Jasus được tìm thấy. Hình thức khai
thác chủ yếu ở đây là dùng bẫy và lặn bắt tuy nhiên sử dụng những loại lưới có thiết kế
phù hợp cho từng vùng cũng được sử dụng có hiệu quả. [4]
Tại Châu Âu: Anh, Pháp, Ai-Len là 3 nước tham gia khai thác Tôm Hùm và đều
là nước có sản lượng khai thác Tôm Hùm lớn trên thế giới, anh đứng thứ 3 con Pháp và
Ai-Len đứng thứ 5-6, loài được khai thác chủ yếu ở đây là Nephorops. [4]
Các nước thuộc vùng biển Ca-ri-bê: Gôm 9 nước tham gia khai thác Tôm Hùm là:
Cuba, Bra-xin, Ba-ha-mát, Ni-ca-ra-gua, Mê-xi-cô, Đô-min-ni-can, Cô-lôm-bi-a và Be-
mu-đa. Có 4 loài chính được khai thác tại vùng biển này gồm: Panulirus Argus,
11
Panulirus Leavicada, Panulirus Echinatus và Scyllarides Brasiliensis trong đó loài
Panulirus Argus được khai thác với số lượng lớn nhất tiếp đó là loài Panulirus
Leavicada. Hình thức khai thác chủ yếu ở đây là dùng lưới, bẫy và lặn. [4]
Khu vực đông nam Đại Tây Dương và đông nam ấn Độ Dương gồm có 7 nước:
Nam-mi-bi-a, Nam Phi, đảo Trít-tan-đ-cun-ha , Gou, Mo-zam-bi-quê, Ken-ny-a và
Sôm-ma-li-a. Có 2 loài tôm trong giống Jasus (J. Trítani, J. Lalandii) và 2 loài giống
palinurus (P. Gilchristi, P. Delagoea) được khai thác ở đây. [4]
Khu vực Nam Á và Đông Á: Ấn Độ, Pa-kít-tan, Nhật Bản là 3 nước tham gia khai
thac Tôm Hùm tại khu vực này. Gồm có 7 loài tôm thuộc nhóm Tôm Hùm Gai thường
đước khai thác tại khu vực này là: P. Homarus, P. Ornatus, P. Versicolor, P.
Polyphagus, P. Japonicus, P. Longipes và P. Femoristriga. Hình thức khai thác chủ
yếu là dùng lưới rê 3 lớp đánh bắt tôm con, bẫy làm bằng tre, nứa và lặn. [5]
Khu vực Đông Nam Á gôm có: In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-
po và Việt Nam. Các loài được khai thác chủ yếu ở các nước này thuộc nhóm Tôm
Hùm Gai là: P. Homarus, P. Ornatus, P. Versicolor, P. Polyphagus, P. Japonicus, P.
Longipes và P. Femoristriga. Hình thức khai thác được sử dụng ở đây là bẫy, lưới và
lặn. [4], [20]
Như vậy ở hầu hết các châu lục đều có các nước tham gia khai thác Tôm Hùm với
một số lượng không nhỏ, theo thông kê của FAO thì hiện nay Tôm Hùm được khai
thác trên hơn 90 quốc gia trên thế giới, hàng năm sản lượng khai thác đạt 77.000 tấn
với giá trị xấp xỉ 500 triệu USD, nguồn lợi Tôm Hùm các nước này đều ở mức cạn kiệt
và các nước đã phải đưa ra nhưng phương pháp để quản lý nguồn lợi Tôm Hùm. Có
nhiều nhà khoa học và quản lý thủy sản trên thế giới đã công bố nhưng công trình khai
thác và quản lý nguồn lợi này, song các biện pháp đạt hiệu quả cao phải kể đến các
nước như: Úc, Nam Phi, Cuba, Nam-mi-bi-a. [4], [10]
12
1.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TÔM HÙM Ở VIỆT NAM.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Tôm Hùm phân bố chủ yếu ở vùng
biển Miền Trung với 7 loài thuộc họ Tôm Hùm Gai, trải dài trên vĩ độ 8 thuộc 14 tỉnh
Miền Trung từ Đèo Ngang – Quảng Bình (ở vĩ độ 18
0
N) đến mũi Kỳ Vân – Bà rịa –
Vững Tàu (10
0
30
’
) đã tạo nên sự đa dạng sinh học cho khu hệ sinh vật đáy biển ở Miền
Trung. Tôm Hùm là loài có giá trị kinh tế cao, chúng góp phần đáng kể vào hoạt động
nghề cá của khu vực này. [14], [2]
Bảng 1.1. Các loài Tôm Hùm đánh bắt được tại Việt Nam [10]
Tên địa phương
Tên khoa học
Theo Hồ Thu Cúc
1985
Theo Nguyễn Văn Chung
1995
1. Panulirus ornatus
Tôm Hùm Bông, Sao Tôm Hùm Bông
2. Panulirus homarus
Tôm Hùm Đá, Xanh Tôm Hùm Dá
3. Panulirus longipes
Tôm Hùm Dỏ Tôm Hùm Dỏ
4. Panulirus stimpsoni
Tôm Hùm Mốc Tôm Hùm Sỏi
5. Panulirus penicillatus
Tôm Hùm Ma Tôm Hùm Ma
6. Panulirus versicolor
Tôm Hùm Vằn Tôm Hùm Sen
7. Panulirus polyphagus
Tôm Hùm Sỏi Tôm Hùm Bùn
13
Bảng 1.2. Phân bố Tôm Hùm con tại Việt Nam. [10]
T
T
Địa
phương
Vùng phân bố Thành phần loài
1
Quảng Bình
Vùng biển của 3 xã :
Cảnh Dương, Nhơn
Trạch, Quang Phú
P. stimpsoni
P. homarus
2
Quảng Trị
Vùng biển xã Vĩnh
Thái, Vĩnh Lộc
P. stimpsoni
P. homarus
3
Huế, Quảng
Nam, Đà
Nẵng
Vịnh Hai Cầu, Chân
Mây đông, vịnh Đà
Nẵng, Nam Ô, núi Bàng
Thang
P. homarus
P. stimpsoni
P. longipes
4
Quảng Ngãi
Vũng Dung Quất, vũng
biển Sa Huỳnh
P. ornatus
P. homarus
P. longipes
5
Bình Định
Vùng đầm Thị Lại, đầm
Đà Di
P. homarus
P. ornatus
P. stimpsoni
6
Phú Yên
Vùng biển Vịnh Xuân
Đài, Vũng Rô
P. ornatus
P. homarus
P. stimpsoni
7
Khánh Hòa
Vịnh Vân Phong-Bến
Gỏi; Bình Cảng- Nha
Phu; vịnh Cam Ranh
P. ornatus
P. homarus
P. stimpsoni
8
Ninh Thuận
và Bình
Thuận
Vùng biển Cà Ná, vịnh
Tuy Phong, Liên
Hương, vịnh Phan Rí,
vịnh Phan Thiết
P. ornatus
P. homarus
P. longipes
14
Hình 1.1. Bản đồ phân bố Tôm Hùm ở Việt Nam [20]
Tôm Hùm được khai thác bằng nhiều phương pháp khác nhau, phụ thuộc vào đặc
điểm địa lý và cấu trúc của mỗi vùng miền. Tập quán đánh bắt Tôm Hùm đã có trước
năm 1975, từ năm 1975 đến năm 1980, Tôm Hùm được khai thác chủ yếu bằng
phương pháp lặn hoặc sử dụng câu. Sản lượng khai thác hàng năm ước tính đạt hàng
trăm tấn và chỉ đủ phục vụ nội địa. Nghề khai thác Tôm Hùm phát triển khá nhanh từ
sau năm 1980. Cùng với nhu cầu xuất khẩu Tôm Hùm, các phương pháp đánh bắt mới
được đưa vào áp dụng, tàu thuyền có khả năng khai thác ở nhưng vùng biển xa bờ đã
làm cho sản lượng khai thác hàng năm không ngừng tăng lên và ước tính đạt 500-700
tấn/năm (thời kỳ 1980). Đây là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nghề khai thác
Tôm Hùm ở vùng biển Miền Trung. [10]
15
Theo nghiên cứu của Hồ Thu Cuc ở các tỉnh Miền Trung đã ghi nhận về hoạt
động khai thác Tôm Hùm thương phẩm như sau:
- Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị mùa vụ khai thác tôm bắt đầu từ tháng 10 đến
tháng 2 năm sau, rộ nhất là tháng 12 và 1. Đối tượng khai thác chủ yếu là Tôm Hùm
Sỏi ( P. Stimpsoni), chiếm khoảng 83,22 % sản lượng khai thác trong năm.
- Các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Phú Yên, Khánh Hòa mùa khai thác diễn ra
từ tháng 2 đến thang 10. Phương pháp khai thác chủ yếu là lưới rê và lặn trực tiếp,
dùng móc hoặc chia để bắt tôm, đôi khi dùng súng đẻ bắn.
- Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định mùa khai thác Tôm Hùm từ tháng 2 đến tháng
8. Ngư dân dùng lưới rê một lớp khai thác đạt hiệu quả cao suốt từ tháng 2 đến tháng 8.
- Riêng các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận chia làm hai mùa rõ rệt: Từ tháng 1 đến
tháng 6 và từ thang 10 đến tháng 12. Ngư cụ chủ yếu la lưới kéo và câu.
Tuy nhiên suất nhưng năm của thập niên 90 kích thược Tôm Hùm các loài tiếp tục
bị suy giảm, kích thước Tôm Hùm khai thác được ngày càng nhỏ hơn so với nhu cầu
xuất khẩu. Điều này dẫn đến một ngư dân ở các khu vực đánh bắt cả những loài không
đủ kích cớ trưởng thành bằng những lồng nuôi đơn giản để vỗ béo thành tôm thương
phẩm (năm 1996). Trong thực tế bằng cách này đã mang lại lợi nhuận rất lớn cho
người nuôi và áp lực khai thác Tôm Hùm con để nuôi thương phẩm ngày càng gia
tăng.[10]
Trước đây ngư dân thường bắt gặp Tôm Hùm giống khi hành nghề vớt con ruốc.
Lúc đầu người ta không quan tâm khi nghề nuôi Tôm Hùm phát triển, giá Tôm Hùm
cao thì người ta mới bắt đầu săn lùng Tôm Hùm trong tự nhiên. Từ năm 1996 với sự
phát triển của nghề nuôi Tôm Hùm các phương phap khai thác Tôm Hùm giống cũng
có sự thay đổi đáng kể. Việc lựu chon phương pháp đánh bắt thích hợp phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên mỗi vùng. Ở các cửa vịnh nơi có độ sâu 10 -15 m, biển động thì
phương pháp chính sử dụng là lưới mành để đánh bắt các loài tôm giống khi chúng bơi
vào bờ theo dòng chảy. Ở trong vịnh hay đầm phá, nơi có độ sâu thấp khoảng 1-2 m,
16
biển lặng hơn, Tôm Hùm giống tìm nơi ẩn trú thích hợp. Để khai thác Tôm Hùm giống
trong trường hợp này ngư dân thường sử dụng bẫy để tạo ra một nơi cư trú giả nhằm
hấp dẫn Tôm Hùm con đi vào. Bẫy thường được làm từ lưới cũ và cuộn tròn lại thành
một búi nhỏ, các cây gỗ hay đá san hô chết được khoan lỗ nhằm cung cấp nơi trú ẩn
cho tôm con. Một phương pháp khai thác khác cũng được sử dụng phổ biến để bắt tôm
con là dùng ống lặn ở nhưng vùng rạn gần bờ độ sâu khoảng 0,5-3 m. Ước tính có
khoảng 2 triệu con Tôm Hùm giống được khai thác theo cách này vào cuối vụ. [19]
Các phương pháp đánh bắt Tôm Hùm giống như trên được áp dụng hầu hết ở các
tỉnh có nghề khai thác Tôm Hùm. Chính sự phát triển của nghề nuôi Tôm Hùm lồng ở
Miền Trung không những tạo ra nhiều công ăn việc làm cho mà còn góp phần cải thiện
đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng người dân ven biển.[17]
1.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TẠI PHÚ YÊN , KHÁNH HÒA
Phú Yên- Khánh Hòa là 2 tỉnh có nghề khai thác và nuôi Tôm Hùm phát triển ở
khu vực Miền Trung. Do địa hình có nhiều thuận lợi nên ở đây nguồn Tôm Hùm tập
trung nhiều. Vùng có thềm lục địa hẹp nhất và địa hình đáy biển phức tạp nhất trong
dải ven biển Việt Nam. Bờ biển quanh co, uốn lượn, có nhiều vũng, vịnh lớn như Xuân
Đài, Văn Phong Đáy dốc và nhiều đường phân căt với các rạn ngầm, rạn ngầm xen
kẽ, đặc biệt có nhiều rạn san hô với đa dạng thành phần giống loài Nên chi phối phân
bố của Tôm Hùm khá rõ rệt. Ở vùng này các rạn ngầm và rạn ghềnh xen nhau như
vùng rạn quanh Cù Lao Xanh, Cù Lao Mái Nhà, Mũi Kê Gà, ghềnh Xuân Đài (Phú
Yên), rồi đến các bãi rạn phía đông bán đảo hòn gốm, Hòn Heo, Hòn Mun, Hòn Tre (
Khánh Hòa). Ngoài ra kiểu nền đáy trầm tích hạt lớn chỉ phân bố ở khu vực sát bờ và
chân các đảo, còn các trầm tích hạt nhỏ, mịn phân bố thành đới dọc theo bề mặt thềm
lục địa và kéo xuống sườn lục địa. Sự hình thành và phân bố các kiểu trầm tích này do
ảnh hưởng của dòng bồi tích dọc bờ Trung Bộ và tác động của dòng chảy tây biển
đông. Về đặc tính nhiệt muối cho thấy, ở vùng này nhiệt độ nước khoảng từ 26,5 -
28,0
0
C và độ muối từ 33,0 - 34,4 ‰ về mùa hè, về mùa đông nhiệt độ nước khoảng
17
23,5 - 25,2
0
C và độ muối 33,0 – 34,5 ‰. Do đó ở đây băt gặp 4 trong 7 loài tôm khai
thác được ở Việt Nam và sản lượng khai thác đạt khoảng 1/3 tổng sản lượng ở Miền
Trung. Tuy không có loài chiếm ưu thế ở vùng này, nhưng Tôm Hùm Sỏi (P.
Stimpsoni) có tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm khoảng 10 %. [10]
Bảng 1.3. Các loài Tôm Hùm băt được tai Phú Yên- Khánh Hòa.[6]
Loài Nền Đáy Tỷ lệ % khai thác( PY-KH )
P.Ornatus Rạn đá 21.37
P.Homarus Đá san hô 21.03
P.Stímponi Đá san hô 3.95
Các loài khác 53.65
Tóm lại điều kiện tự nhiên vùng Phú Yên- Khánh Hòa rất phù hợp cho sự phân bố
của các loài Tôm Hùm, đặc biệt là các loài Tôm Hùm thuộc giống Panulirus. Chính vì
vậy nghề khai thác Tôm Hùm nghề khai thác Tôm Hùm là một nghề có cơ cấu khá phát
triển tại địa đây, đặc biệt là Phú Yên. Phú Yên có tới 3 huyện có địa phương tham gia
khai thác Tôm Hùm giống và nuôi: Sông Cầu, Tuy An và Đông Hòa. Trong đó Sông
Cầu là huyện có nghề khai thác Tôm Hùm khá phát triển tại khu vực Miền Trung, toàn
huyện có 11 xã thì có tới 7 xã tham gia khai thác Tôm Hùm giống, tổng số tàu thuyền
trong huyện 2.052 chiếc thì số lượng tàu thuyền tham gia khai thác Tôm Hùm 1.476
chiếc chiếm 71,92 %, sản lượng khai thác đạt 459.375 con ( năm 2006). Sản lượng khai
thác Tôm Hùm của Phú Yên năm 2005 đạt 790.000 con và số lồng nuôi 18.220 lồng
(năm 2005). Bên cạnh đó nghề khai thác tôm Khánh Hòa cũng phát triển không kém
gì Phú Yên toàn tỉnh có 13.125 lồng nuôi (năm 2005). Chỉ tính riêng Vĩnh Lương địa
phương có nghề khai thác Tôm Hùm tại Khánh Hòa sản lượng năm 2005 cũng đạt
300.000 con. [18a], [18b]
18
Về cơ cấu nghề, tại Phú Yên- Khánh Hòa có đầy đủ các hình thức khai thác Tôm
Hùm mành, bẫy, lặn và dùng lưới, nhưng nổi trội hơn cả là mành và bẫy:
- Nghề mành có mặt hầu như có mặt tại các địa phương tham gia đánh bắt. Tại
Phú Yên, 7 xã của huyện Sông Cầu đều có nhưng mạnh nhất vẫn là Xuân Thịnh và
Xuân Hòa, ngoài ra tại Tuy An và Đông Hòa hình thức khai thác Tôm Hùm giống
chính cũng là mành nhưng số lượng không nhiều. Tại Khánh Hòa các xã của hyện Cam
Ranh cũng chủ yếu khai thác bằng mành như Cam Hưng, Cam Hải, Cam Thịnh, Cam
Phúc Bắc, ngoài ra tại các địa phương khác cũng có khai thác bằng mành nhưng số
lượng ít. Sản lượng khai thác bằng mành thường cao tại nhưng vùng chịu tác động trực
tiếp của sóng biển.
Theo số liệu điều tra ở một số vùng tại Phú Yên ( Xuân Đài, Xuân Hải, Hòa An )
cho thấy sản lượng khai thác Tôm Hùm bằng hình thức mành thuộc loại cao. [19]
Bảng 1.4. tỷ lệ sản lượng đánh bắt bằng mành [19]
Số lượng tôm đánh bắt được (con) Tên loài
2000 2001 2002
Tỷ lệ (%)
P. onartus
Tôm Hùm bông
25.827 60.224 126.764
99,0
P. homarus
Tôm Hùm xanh
1070 472 561 1,0
- Khai thác bằng hình thức bẫy được áp dụng tại nhiều địa phương, do hình thức
này đơn giản và chi phi ít, nhưng chỉ thích hợp với nhưng vùng có vị trí ngư trường ít
chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng biển như các vịnh, đầm phá, nơi có độ sâu thấp biển
lặng hơn thị trấn Sông Cầu và Vĩnh Lương là 2 địa điểm hình thức khai thác bằng bẫy
phát triển. Ngoài ra hình thức này cũng được ngư dân áp dụng tại các địa phương khác
19
nơi có điều kiện thích hợp như Vình Hòa- Nha Trang, một số xã của Đông Hòa, Tuy
An- Phú Yên.
Hiện nay theo một số nghiên cứu, điều tra của của các nhà khoa học cho thấy
nguồn lợi Tôm Hùm tại hai địa phương này đạng ở mức suy giảm và với mức độ khai
thác như hiện nay thì chúng ta đang đứng trước vấn đề nguồn lợi Tôm Hùm cạn kiệt và
suy giảm một cách nghiêm trọng.
Một điều khó khăn cho người nuôi là tất cả con giống khai thác ngoài tự nhiên và
hiện nay chưa sản xuất được con giống nhân tạo để thay thế cho nguồn giống tự nhiên
ngày càng khan hiếm. Như vậy việc khai thác nguồn lợi hợp lý cùng với không ngừng
nghiên cứu tìm ra các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi Tôm Hùm hiện nay là
hết sức cần thiết.
Trược tình hình đó việc nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu thực trạng khai thác Tôm
Hùm giống tại hai tỉnh Phú Yên- Khánh Hòa ” là rất cần thiết và hi vọng có thể góp
phần giải quyết tình trạng suy giảm nguồn lợi hiện nay.
20
Chương II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ: 30/7/2007 đến 10/11/2007
2.1.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:
Địa điểm nghiên cứu thể hiện qua bảng 1.
Bảng 2.1.: Địa điểm nghiên cứu
Tỉnh Huyện Xã (phường) Thôn
Phú Yên Sông Cầu Xuân Thịnh
Xuân Hòa
Từ Nhan, Vinh Hòa
Hòa An
Khánh Hòa T.P Nha Trang
T.X Cam Ranh
Vĩnh Lương
Vĩnh Hòa
Cam Hưng
Cát Lợi
Đường Đệ, Bãi Tiên
Bình Hưng
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU (theo hình vẽ)
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
a. Số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập thông qua các tài liệu được công bố của Sở Thủy Sản, Chi
Cục Bảo Vệ Nguôn Lợi Thủy Sản, Trạm Khuyến Ngư, UBND xã, phường của hai tỉnh
và tài liệu của trường Đại Học Nha Trang
b. Số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập trực tiếp bởi phương pháp đánh giá nhanh nông thôn, thông
tin được thu thập thông qua quan sat thực tế và phỏng vấn trực tiếp người dân.
2.2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU:
Dùng phần mền Ms-excel
21
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp luận
Số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp
Tổng hợp và phân tích số liệu
Đ
ặc
điểm tự
nhiên
ngư
trường
khai
thác
Đ
ặc
điểm
sinh
học đối
tượng
khai
thác
Trang
bị tàu
thuyền
và ngư
cụ khai
thác
Trang
bị tàu
thuyền
và ngư
cụ khai
thác
K
ỹ
thuật
khai
thác và
cách
bảo
quản
sản
phẩm
K
ết
luận,
kiến
nghị,
giải
pháp
khắc
phục
Kết luận và kiến nghị
Tìm hi
ểu về thực trang khai
thác khai
Thác Tôm Hùm giông ở Phú Yên, Khánh Hòa
22
Hình2.2. Bản đồ Khánh Hòa [25]
23
Hình 2.3. Bản đồ Phú Yên [24]
24
Chương III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI VÙNG BIỂN PHÚ YÊN,
KHÁNH HÒA
3.1.1. ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN
* Nền Đáy
Cấu tạo nền đáy là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự phân bố
Tôm Hùm, đặc biệt Tôm Hùm hang hốc có nền đáy là đá, san hô, đá tảng, bùn, cát
hoặc thảm thực vật ( tảo bẹ ). Riêng Tôm Hùm Bông (P. Ornatus), Tôm Hùm Đá (P.
Homarus), Tôm Hùm Đỏ (P. Logipes) và Tôm Hùm Sen (P. Versicolor) thường sống ở
hang đá tảng và hang đá nhỏ có ánh sáng rọi tới. [16]
Vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa kéo dài từ vĩ tuyến 11
0
80’00’N đến 13
0
41’28’’N,
chính vì thế nằm trong vùng có địa hình tương phản giữa lục địa và biển. Bờ biển rất
dốc, chia cắt sâu và ngang rất phức tạp. Các cung bờ xen mũi nhô đá gốc cấu tạo đá
Macma và biến chất xiên hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các vũng, vịnh thường có độ
sâu trung bình từ 20 -25m, cửu vịnh khoảng 40-50m. Đường đẳng sâu 20m chạy sát
bờ. Có nhiều rạn ghềnh, rạn ngầm là nơi cư trú ưu thích của Tôm Hùm.[11]
Ngoài khơi Phú Yên - Khánh Hòa: Sườn lục địa khá dốc. Chiều ngang nhỏ nhất
có thể gặp ở khu vực Cam Ranh là 18km. Ranh giới trên sườn lục địa khu vực này ở độ
sâu 150m, chân sườn ở độ sâu 1000 - 1200m và góc dốc trung bình 45’- 1
0
.[1]
25
Bảng 3.1: Chiều dài các rạn ghềnh và diện tích các rạn ngầm tại Phú Yên, Khánh
Hòa.[12]
Địa phương Rạn ghềnh (km) Rạn ngầm (km
2
)
Phú Yên 30 850
Khánh Hòa 160 12.740
Các tỉnh này còn nhiều bãi Tôm Hum như: Cù Lao Mái Nhà, Hòn Chùa, Vịnh
Xuân Đài ( Phú Yên ); Vịnh Vân Phong - Bến Giỏi, Bắc Hòn Lớn, Hòn Nội - Hòn
Ngoại ( Khánh Hòa ).[12]
* Độ Sâu
Độ sâu ảnh hưởng tới sự phân bố của các loài Tôm Hùm trong tự nhiên. Ở giai
đoạn Tôm Hùm con, chúng sống ở độ sâu 1-5m nước, nhưng đến giai đoạn trưởng
thành hầu hết các loài Tôm Hùm sống ở độ sâu dao động trong khoảng 5-100m nước,
cá biệt có cá thể tới 180- 400m như loài Panulirusdelagoae. Ở vùng biển Miền Trung
Việt Nam, nghiên cứu của một số tác giả cho thấy, độ sâu mà một số loài Tôm Hùm
con phân bố khoảng 0,5-5m nước. Tuy nhiên, trong cùng một vùng nước nhưng các
loài khác nhau lại sống ở độ sâu khác nhau, theo mức tăng dần như sau: Tôm Hùm Sỏi
(P. Polyphagus), Tôm Hùm Bông (P. Ornatus), Tôm Hùm Đá (P. Homarus) nhỏ và
Tôm Hùm Đỏ (P. Logipes), khoảng 4-6m. gai đoạn trưởng thành Tôm Hùm phân bố ở
độ sâu trên 10m cho tới 35-50m, thường là rạn san hô, ven bờ và hải đảo. [16]
3.1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG HẢI DƯƠNG
* Gío
Các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau do đặc điểm của
địa hình nên gió mùa Đông Bắc bị lệch sang hướng Bắc hoặc Tây Bắc. Tốc độ gió
trung bình 2,5 - 3 m/s, tốc độ gió mạnh nhất tới 18 -20 m/s.
Từ cuối tháng 03 đến giữa tháng 06 hướng gió thịnh hành đông đến Đông Nam
tốc độ gió trung bình 3 -4 m/s, gió mạnh nhất đạt 22-24 m/s.