Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

tổng quan về bụi và các phương pháp xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.61 KB, 2 trang )

Chương 1
Tổng Quan Về Bụi Và Các Phương
Pháp Xử Lý
1.1. Các khái niệm chung về bụi
- Các phần tử chất rắn thể rời rạc (vụn) dưới tác dụng của các dòng khí hoặc
không khí, chúng chuyển thành trạng thái lơ lửng và trong những điều kiện nhất
định chúng tạo thành thứ vật chất mà người ta gọi là bụi.
- Bụi gồm hai pha: pha khí và pha rắn rời rạc.
- Hạt Bụi có kích thước từ nguyên tử đến nhìn thấy được bằng mắt thường, có
khả năng tồn tại ở dạng lơ lửng trong thời gian dài ngắn khác nhau.
1.2 Phân loại bụi
- Bụi tự nhiên (bụi do động đất, núi lửa )
- Bụi thực vật (như bụi gỗ, bông, bụi phấn hoa ), bụi động vật (len, lông, tóc )
- Bụi nhân tạo (nhựa hoá học, cao su, cement )
- Bụi kim loại (Sắt, đồng, chì )
- Bụi hỗn hợp (do mài, đúc )
- Bụi thô, cát bụi: gồm từ các hạt bụi, chất rắn có kích thước hạt lớn hơn 75
- Bụi: các hạt chất rắn có kích thước nhỏ hơn bụi thô (5-75 ) được hình thành từ các
quá trình cơ khí như nghiền, tán, đập
- Bụi hô hấp là những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 chúng có thể thâm nhập
sâu vào tận phổi trong quá trình hô hấp.
1.3 Các phương pháp xử lý bụi
1.3.1 Phương pháp xử lý bằng buồng lắng
Áp dụng với hạt bụi có kích thước lớn, dòng khí chuyển động với vận tốc nhỏ
( 1 ÷ 2 m/s)
 Cấu tạo của buồng lắng bụi
o Buồng lắng bụi được làm từ gạch, bê tông cốt thép,hoặc thép.
o Buồng lắng bụi là một không gian hình hộp có tiết diện ngang lớn hơn rất nhiều
lần so với tiết diện đường ống dẫn
o Trên buồng lắng có cửa để làm vệ sinh hay lấy bụi ra ngoài.
Buồng lắn bụi nhiều tầng


 Ưu điểm
Do chia thành nhiều tầng nên kích thước chính của buồng lắng được thu gọn, ít
chiếm diện tích nhưng vẫn lọc được một lưu lượng khí lớn với hiệu suất lọc cao.
 Nhược điểm
Khó dọn dẹp vệ sinh khi có bụi bám trên các tầng.

×