Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Luận văn:Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.84 KB, 76 trang )



1


Luận văn
Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa thực trạng và giải pháp


2
LỜI NÓI ĐẦU
Thanh Hóa là một có địa hình phức tạp , gồm nhiều huyện vùng cao. Khi
bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, Thanh Hóa gặp không ít khó khăn cả về địa
hình, khí hậu và xuất phát điểm kinh tế chủ yếu là thuần nông. Trong những năm
qua, với quyết tâm cao Thanh Hóa đã từng bước chuyển tư nền kinh tế thuần nông
tự cấp tự túc sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá và thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Nhìn lại 10 năm đổi mới, kinh tế Thanh Hóa liên tục phát triển, GDP tăng
đều qua các năm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể, cơ sở hạ tầng phát triển.
Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của Thanh Hóa đó
chính là hoạt động đầu tư. Sự nỗ lực của tỉnh trong việc gia tăng đầu tư đã đem lại
cho kinh tế Thanh Hóa những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt
động đầu tư của tỉnh trong những năm qua còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập cần
phải được khắc phục như: đầu tư toàn xã hội còn thấp, hiệu quả và chất lượng đầu
tư một số ngành còn chưa cao, sức cạnh tranh còn yếu, cơ cấu đầu tư chuyển dịch
chậm chưa phát huy lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng, năng lực sản xuất và
kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chính
vì vậy, việc nâng cao hiệu quả đầu tư, đầy mạnh đầu tư trên địa bàn tỉnh trong
những năm tới là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm hàng đầu. Vì lý do này, chuyên


đề " Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa thực trạng và giải pháp ” được hoàn thành với mong muốn đóng góp
một phần vào việc giải quyết vấn đề trên.



3
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HÓA

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý, kinh tế, chính trị
Tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 153
km về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 19
o
18 - 20
o
00 vĩ độ Bắc và 104
o
22 - 106
o
04
kinh độ Đông; phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp
tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDC nhân dân Lào; phía
Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành
phố, 02 thị xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.134,73 km
2
, dân số trung
bình năm 2007 khoảng 3,7 triệu người, chiếm 3,4% diện tích và 4,3% dân số cả

nước. Về vị trí địa lý kinh tế, chính trị của Thanh Hóa có những điểm nổi bật sau:
- Nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, giữa Vùng
KTTĐ Bắc Bộ với Vùng KTTĐ Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lưu
quan trọng của hệ thống đường quốc tế và quốc gia như: tuyến đường sắt Thống
Nhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10; đường 15A và đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng
Trung du Miền núi của tỉnh; có đường 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của
Lào nên có nhiều điều kiện để phát triển. Thanh Hoá có đường biên giới chung với
nước CHDCND Lào dài trên 190 km; có các cửa khẩu Na Mèo, Tén Tần Trong
đó, tại cửa khẩu Na Mèo được quy hoạch xây dựng thành Khu kinh tế Cửa khẩu
thời kỳ 2008-2015 (Quyết định số 52/2005/QĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2008 của
Chính phủ); đây là những lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mở
rộng hợp tác và giao lưu thương mại quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Đông Bắc Thái
Lan và các vùng lân cận thông qua hệ thống các tuyến đường xuyên á trong khu
vực.
- Trong tương lai Vùng KTTĐ Bắc Bộ có khả năng sẽ được mở rộng không
gian về phía Nam (đến Thanh Hóa) tạo cơ hội để Thanh Hóa thu hút đầu tư phát
triển nhanh hơn. Đặc biệt Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn, tại đây ngoài Khu
liên hợp lọc hóa dầu (công trình trọng điểm quốc gia), khu cảng Nghi Sơn (tương
lai sẽ là cảng nước sâu lớn ở phía Bắc), nhiều công trình kinh tế lớn khác sẽ được
xây dựng… mở ra cơ hội phát triển mới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và


4
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của vùng Bắc Trung Bộ theo hướng
CNH, HĐH.
- Thanh Hóa có nhiều dân tộc anh em sinh sống, có nền văn hóa rất đa dạng
về ngôn ngữ, phong tục tập quán Đây là một lợi thế lớn để khai thác phục vụ phát
triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìn
khối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội. Vùng núi phía Tây của
tỉnh rộng lớn, địa hình phức tạp, giao thông cách trở, kết cấu hạ tầng yếu kém, kinh

tế xã hội chậm phát triển… đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cả về kinh tế xã hội
và an ninh quốc phòng.
1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình ở Thanh Hoá đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia
thành 3 vùng rõ rệt:
* Vùng núi và trung du: gồm 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh, Thường
xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm
Thuỷ và Thạch Thành) với diện tích tự nhiên 7999 km
2
(chiếm 71,8% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh). Đây là vùng nối liền giữa hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi
Trường Sơn phía Nam. Độ cao trung bình ở vùng núi từ 600 - 700 mét, độ dốc trên
25
o
, vùng trung du có độ cao trung bình 150-200 mét, độ dốc từ 15
0
đến 20
0
. Vùng
có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế và xây
dựng kết cấu hạ tầng.
* Vùng đồng bằng: gồm 10 huyện (Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông
Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, TP Thanh Hoá và TX. Bỉm Sơn)
với diện tích tự nhiên 1905 km
2
(chiếm 17,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Đây là
vùng được bồi tụ bởi hệ thống sông Mã, sông Yên. Vùng có địa hình xen kẽ giữa
vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập, độ cao trung bình từ 5 - 15
mét, một số nơi trũng như Hà Trung có độ cao chỉ từ 0 - 1 mét. Nhìn chung vùng
đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

và công nghiệp.
* Vùng ven biển: gồm 6 huyện chạy dọc bờ biển từ huyện Nga Sơn, Hậu
Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, với diện tích hơn 1230,6
km
2
(chiếm 11,1% diện tích tự nhiên). Vùng có địa hình bằng phẳng, độ cao trung
bình từ 3 - 6 mét, riêng phía Nam huyện Tĩnh Gia địa hình có dạng sống trâu do các
dẫy đồi kéo dài ra biển. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi gia cầm), đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, phát triển công


5
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cảng và phát triển dịch vụ vận tải sông,
biển
1.3. Đặc điểm khí hậu
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt
là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Thanh Hoá có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình 23,7
o
C nhưng
có sự khác biệt giữa các vùng. Vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ cao hơn vùng núi
từ 0,5 - 1,5
o
C. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 - 7) là 30 - 31
o
C,
nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là
17
0
C. Biên độ nhiệt ngày đêm khá cao, từ 8 - 10

o
C vào các tháng mùa đông. Tổng
tích ôn cả năm khoảng 8.600 - 8.700
0
C ở vùng đồng bằng ven biển, giảm xuống còn
8.000
0
C và thấp hơn ở vùng núi phía Tây; số giờ nắng cao, trung bình từ 1310 -1460
giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng 6) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng
thấp nhất (tháng 12) là 46 giờ).
Tóm lại, là một tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình nên Thanh
Hoá có khí hậu khá đa dạng và phân hoá mạnh theo không gian và thời gian. Lượng
mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào… là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản
xuất nông lâm ngư nghiệp. Song các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là hạn hán,
bão lụt, gió nóng,… ở đồng bằng ven biển phía Đông và lũ quét, lạnh giá, sương
muối… ở vùng núi phía Tây cũng gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung,
nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
2. Các tài nguyên thiên nhiên chính
2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng của FAO- UNESCO, tỉnh Thanh Hoá có 8
nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau và được phân bố như sau:
- Nhóm đất xám: Diện tích 717.245 ha, chiếm 64,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
phân bố chủ yếu ở vùng trung du miền núi, thuộc các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Như
Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh Đất có tầng
dầy, dễ thoát nước, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và các cây công nghiệp dài
ngày, cây ăn quả như cao su, cà phê, chè, cam, chanh, dứa
- Nhóm đất đỏ: Diện tích 37.829 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên, phân bố
ở độ cao trên 700 mét tại các huyện: Quan Hoá, Lang Chánh, Thường Xuân. Nhóm
đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua nên thích hợp
với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tuy nhiên, do phân bố ở địa



6
hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó
khăn và cần có biện pháp bảo vệ đất.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 191.216 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển. Đất có thành phần cơ giới thường
là thịt nhẹ, ít chua, giàu chất dinh dưỡng nên có chất lượng tốt, thích hợp với nhiều
loại cây trồng, nhất là các loại cây ngắn ngày như lương thực, hoa màu và cây công
nghiệp ngắn ngày khác.
- Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 16.537 ha, chiếm 1,49% diện tích đất tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng ven
biển như Nông Cống, Thiện Hoá, Yên Định, Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh
Gia, Đông Sơn Đặc điểm của nhóm đất này là có tầng mỏng và bị xói mòn trơ sỏi
đá, trên cần được đầu tư, cải tạo và đưa vào khai thác.
- Nhóm đất glây: Diện tích 2.583 ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên. Hầu
hết đất đã bị bạc màu cần được cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nhóm đất đen: Diện tích 5.903 ha, chiếm 0,53% diện tích tự nhiên. Đất bị lầy
thụt và bùn, cần cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 21.456 ha, chiếm 1,93% diện tích tự nhiên, phân bố
chủ yếu ở vùng ven biển. Đất thường có độ phì nhiêu khá cao, thành phần cơ giới từ
trung bình tới thịt nặng, độ pH từ 6,0 - 7,5 thích hợp cho trồng cói và nuôi trồng
thuỷ sản.
- Nhóm đất cát: Diện tích 20.247 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên, phân
bố tập trung ở các huyện ven biển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh
dưỡng, khả năng giữ nước, giữ màu kém nên năng suất cây trồng thấp. Song đất
có thành phần cơ giới nhẹ nên dễ canh tác, thích hợp cho nhiều loại cây trồng như
trồng rừng, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên trong quá trình canh tác cần tăng cường bón phân cho đất và áp dụng các biện
pháp cải tạo đất.

- Đất khác: Diện tích 97.610 ha, chiếm 8,79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
trong đó núi đá vôi là 37.909 ha và ao, hồ, sông suối là 60.701 ha.
2.2. Tài nguyên rừng
Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tỉnh Thanh Hoá có tài nguyên rừng
khá lớn, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn và phát
triển kinh tế xã hội. Theo QĐ số 571/QQĐ-UBND ngày 12/3/2008 về việc công bố
số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2007, diện tích đất có rừng toàn tỉnh


7
là 511785,2 ha; trong đó rừng tự nhiên là 386.245,4 ha, rừng trồng 125.539,8 ha; tỷ
lệ che phủ đạt 45,1%, tăng 13% so năm 2000 (năm 2000 là 32,1% và năm 2005 là
43%)
- Rừng phòng hộ có diện tích 158.470,2 ha; chiếm gần 40,0% diện tích có
rừng, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây và một số ít ở ven biển. Chức năng của
rừng là phòng hộ đầu nguồn các sông lớn như sông Chu, sông Mực, sông Bưởi, Hồ
Yên Mỹ và phòng hộ ven biển.
- Rừng đặc dụng bao gồm Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Cúc
Phương và các Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, với tổng diện
tích 76.457,9 ha, chiếm 14,5% diện tích có rừng. Chức năng của rừng là bảo tồn đa
dạng sinh học, hệ động thực vật quí hiếm, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và
bảo vệ môi trường….
- Rừng sản xuất có diện tích 276.857 ha, chiếm 54,1% diện tích có rừng; tập
trung ở vùng đồi núi thấp và vùng trung du.
Rừng của Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng với hệ động thực vật khá
phong phú, đa dạng về giống loài. Về thực vật có các loại gỗ quý như lát, pơmu,
trầm hương, lim, sến, vàng tâm…; các loại thuộc họ tre có luồng, nứa, vầu, giang,
bương, tre…; ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, cây thả cánh kiến… Tuy nhiên
trong những năm cuối thập kỷ trước do bị khai thác quá mức nên chất lượng rừng
giảm sút nghiêm trọng, các loại thực vật quí hiếm như lim, lát… chỉ còn rải rác ở

một số địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở và tại các khu bảo
tồn, vườn Quốc gia.
Về động vật, có thể nói hệ động vật rừng ở Thanh Hóa trước đây rất phong
phú, nhưng do trong nhiều năm bị săn bắt bừa bãi nên đã bị giảm sút nhiều. Tuy
nhiên hiện nay vẫn thuộc loại phong phú so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ. Trong
một số khu rừng còn xuất hiện các loài bò rừng, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng và
nhiều loại chim, thú, bò sát khác… Đặc biệt một số nơi còn có các loài động vật quý
như hổ, báo, gấu, gà lôi, công trĩ… Riêng ở Vườn quốc gia Bến En hiện còn hệ
động vật rất phong phú gồm 162 loài chim, 53 loài thú, 39 loài bò sát…, trong đó có
nhiều loài quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới, do vậy
cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Tóm lại, rừng của Thanh Hóa rất phong phú và đa dạng về chủng loại rừng
và lâm sản, nhưng chất lượng rừng thấp. Do địa hình phức tạp, giao thông cách trở
nên công tác quản lý và bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn; Tình trạng đốt nương làm


8
rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn còn tái diễn.
2.3. Tài nguyên nước và thủy năng
a/ Nước mặt.
Trên địa bàn Thanh Hoá có 4 hệ thống sông lớn là Sông Mã, sông Yên, sông
Hoạt, sông Bạng và 173 sông suối nhỏ, tạo ra một mạng lưới thuỷ văn dày đặc và
phân bố khá đều trên địa bàn, bình quân mật độ sông suối đạt 0,5 - 0,6 km/km
2
.
Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm từ 20 - 21 tỷ m
3
năm, trong đó khoảng
10 tỷ m
3

lượng dòng chảy sinh ra trong nội tỉnh; cao nhất xấp xỉ 26 tỷ m
3
, năm nhỏ
nhất khoảng 12 tỷ m
3
.
b/ Tiềm năng thủy điện
Do hệ thống sông suối ở Thanh Hóa khá dầy, trong đó có một số sông lớn,
lưu vực rộng (nhất là hệ thống sông Mã) bắt nguồn từ những vùng núi cao, nhiều
thác ghềnh… nên Thanh Hóa có tiềm năng thuỷ điện khá lớn. Riêng hệ thống sông
Mã có trữ năng lý thuyết tới 12 tỉ KWh với các bậc thang có thể khai thác thủy điện
như: Bản Uôn, Bản Mon, Cẩm Hoàng, La Hán (trên sông Mã) và Cửa Đặt (trên
sông Chu)… Hiện nay công trình hồ Cửa Đặt đang được xây dung, cùng với hệ
thống Bái Thượng cũ tưới cho gần 88.000 ha đất canh tác kết hợp thủy điện (công
suất 97 MW).
c/ Nước ngầm
Thanh Hoá có nguồn nước ngầm khá phong phú và đa dạng, thuộc hai dạng
chính là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa
khe nứt. Các kết quả thăm dò cho thấy nước ngầm phân bố ở nhiều nơi, từ Thạch
Thành tới thị xã Sầm Sơn ở phía Bắc, khu vực Tĩnh Gia ở phía Nam và một phần
dọc ven biển.
d/ Nước khoáng
Nước khoáng ở Thanh Hoá chưa được điều tra nghiên cứu nhiều. Theo kết
quả điều tra ban đầu cho thấy, toàn tỉnh có 14 điểm có dấu hiệu khác thường về
nhiệt độ, thành phần hoá, lý trong nước, nhưng chưa có nguồn nào được nghiên cứu
chi tiết. Hiện mới phát hiện nước khoáng ở một số khu vực như: lỗ khoan 12 tại Ga
Nghĩa trang thuộc xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hoá; lỗ khoan 31 xã Đông Yên,
huyện Đông Sơn và các lỗ khoan UNICEF ở xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương
2.4. Tài nguyên biển
Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km (từ cửa Càn, Nga Sơn đến Hà Nẫm, Tĩnh

Gia); vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km
2
. Vùng biển và ven biển Thanh Hoá có tài


9
nguyên khá phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên thuỷ sản, tài nguyên
du lịch biển và tiềm năng xây dựng cảng và dịch vụ hàng hải.
* Về tài nguyên thuỷ sản: Vùng biển Thanh Hoá chịu ảnh hưởng của các
dòng hải lưu nóng và lạnh tạo thành những bãi cá, tôm có trữ lượng lớn so với các
tỉnh phía Bắc. Tại vùng biển Thanh Hoá đã xác định có hơn 120 loài cá, thuộc 82
giống, 58 họ gồm 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy và các loại hải sản khác. Tổng trữ
lượng hải sản ước khoảng 140.000 - 165.000 tấn; khả năng khai thác từ 60.000 -
70.000 tấn/năm, trong đó cá nổi chiếm hơn 60% và cá đáy chiếm gần 40%.
* Về tiềm năng xây dựng cảng: Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Thanh Hoá
có tiềm năng rất lớn về xây dựng cảng và phát triển vận tải biển, trong đó đáng chú
ý nhất là khu vực Nghi Sơn. Đây là khu vực được đánh giá có điều kiện thuận lợi
nhất của vùng ven biển từ Hải Phòng đến Nam Hà Tĩnh. Tại đây trong tương lai sẽ
xây dung cụm cảng nước sâu lớn trong vùng (gắn với Khu kinh tế Nghi Sơn) với 3
khu cảng chính là cảng tổng hợp Nghi Sơn, cảng cho Khu liên hợp lọc hóa dầu và
các cảng chuyên dùng cho nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện và nhà máy đóng
tầu Nghi Sơn tạo điều kiện để Thanh Hóa mở rộng giao lưu hàng hoá với các tỉnh
trong nước và với thế giới.
Tóm lại, Thanh Hoá có bờ biển dài, có tiềm năng lớn về khai thác, nuôi trồng
thuỷ sản, phát triển du lịch, phát triển cảng và vận tải biển Đây là lợi thế rất lớn để
Thanh Hoá phát triển kinh tế nhanh, hội nhập mạnh với khu vực và với thế giới.
2.5. Tài nguyên du lịch
Thanh Hoá có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, là điều kiện thuận lợi để phát triển
nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa-

lịch sử, du lịch sinh thái…
Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Thanh Hoá có bờ biển dài với nhiều bãi biển
đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến-Hoằng Hóa, Hải Hoà-Tĩnh Gia, Các bãi biển này đều
có đặc điểm chung là dài, độ dốc thoải, cát trắng mịn, nước trong rất phù hợp cho
tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí. Bên cạnh những bãi tắm đẹp là những
thắng cảnh như Hòn Trống Mái, đền Độc Cước, Đền Cô Tiên ở Sầm Sơn Ngoài
khơi có các đảo như Hòn Nẹ, Hòn Mê, làm cho các tuyến du lịch ven biển thêm
phần hấp dẫn. Hiện nay, bãi biển Sầm Sơn đã được khai thác với cơ sở hạ tầng
tương đối hoàn chỉnh. Các bãi biển khác hầu như vẫn còn giữ nguyên vẻ hoang sơ
với môi trường thoáng đãng, trong lành và đang được đầu tư xây dựng như : Hải


10
Tiến, Hải Hòa… .
Với những tiềm năng và lợi thế trên, trong tương lai việc xây dựng các điểm,
các tour du lịch hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ của từng địa danh trong tỉnh sẽ tạo
cho ngành du lịch ở Thanh Hóa có cơ hội phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp
dẫn và lý thú của nhiều du khách.
2.6. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hoá khá phong phú về chủng loại và đa dạng
về cấp trữ lượng. Hiện toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khoáng
sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như Crôm, đá ốp lát, đô
lô mít, chì kẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý. Nhiều mỏ có trữ lượng lớn và
phân bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như đá vôi, đất sét
làm xi măng. Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai
khoáng, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng
Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác như chì kẽm, Ăngtimon, Niken -
Coban, đồng, thiếc, thiếc-vonfram, Manhezit, Asen, thuỷ ngân, Barit, Pyrit, Berin,
Môlip đen, cát kết (chất trợ dung), sét trắng. Mác sa lít, Fensfat, cát thuỷ tinh, đá
xây dựng, đá granit, đá thạch anh và than chì, than đá và than bùn… tuy trữ lượng

không lớn nhưng có giá trị cao, có thể khai thác ở quy mô nhỏ phục vụ phát triển
công nghiệp địa phương.
3. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.Về kinh tế:
* Về tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001-2005 là 9,1%/năm và dự kiến 11,5% giai
đoạn 2006-2010; trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%/năm, công
nghiệp - xây dựng tăng 15,8%/năm và dịch vụ tăng 12,2%/năm. Điều đáng chú ý là
tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng dần vào các năm cuối kỳ của
kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo.


11
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 - 2010
Đơn vị: Tỷ đồng, giá CĐ
Chỉ tiêu 2000 2005 DK 2010

Tăng BQ (%/n.)

2001
-
2010
2001
-
2005
2006
-
2010
Tổng GDP 7700.8 11910.0 20.563.0


10,3 9.1 11.5

1. Theo ngàn
h kinh t
ế




- Nông lâm nghiệp và TS 2925.9 3633.0 4464.0 4,3 4.4 4,2
- Công nghiệp và XD 2243.7 4535.0 9461.0 15,5 15.1 15,8
- Dịch vụ 2531.2 3739.0 6638.0 10,1 8.1 12,2

2. Theo khu v
ực kinh tế


- Quốc doanh 2087.5 3321.0 4738.0 8,5 9.7 7,4
- Ngoài quốc doanh 5247.0 7826.0 13725.0 10,1 8.3 11,9
- Đầu tư nước ngoài 366.3 763.0 2100.0 19,1 15.8 22,4
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&ĐT
* Về quy mô nền kinh tế
Bảng 2: Tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Thanh Hoá
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2000 2005 DK 2010
I

T
ổng thu ngân sách


1.932.608

6.627.791

10.000.000

1 Thu trên địa bàn 789.071 1.968.670 3.400.000
2 Thu bổ sung từ TW 1.017.816 4.246.230
6.600.000

II

T
ổng chi t
rên đ
ịa b
àn

2.032.504

6.379.102

10.000.000

1 Chi đầu tư phát triển 315.520 1.042.253
6.000.000


Tr.đó: Chi đ
ầu t

ư XDCB

295.009

1.016.103

6.000.000

2 Chi thường xuyên 1.123.555 2.555.036
4.000.000

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&Đ
Do xuất phát điểm thấp; nên hiện tại quy mô nền kinh tế chưa tương xứng
với quy mô và tiềm năng phát triển của tỉnh; thu nhập dân cư thấp, đời sống dân cư,
đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu
người/năm đạt gần 7 triệu đồng (tính theo giá thực tế), chỉ bằng 51% mức trung
bình của cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn không lớn, chỉ đáp ứng dưới 50% nhu
cầu chi thường xuyên của tỉnh.


12
Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh phát triển khả quan, đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao và có xu hướng tăng dần vào những năm cuối kỳ; các lĩnh vực văn hoá
- xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật
tự xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc tạo đà
cho sự phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
* Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Biểu 1: Cơ cấu ngành
0

5
10
15
20
25
30
35
40
45
2000 2005 DK 2010
lâm nghiệp
công nghiệp,xây dựng
dịch vụ

Cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích
cực, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng lên. Năm
2007, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ
trong tổng GDP của tỉnh là 28,4-36,8-34,8 so với 31,6%-35,1%-33,3% năm 2005 và
39,6%-26,6%-33,8% (năm 2000); dự kiến năm 2010, các con số tương ứng là
24,1%-40,6%-35,3%. Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế:
công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh



13
Biểu 2: Cơ cấu thành phần kinh tế
27.6 27.8
23
68.8

68.1
70
3.6
4.1
7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
2000 2005 DK 2010
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
Vốn đầu tư nước ngoài


Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và
chuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh
tế của tỉnh đã chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trường. Khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh được phát triển, chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp và các ngành
dịch vụ.
* Cơ cấu thành thị và nông thôn: Hiện nay 67,2% số lao động của Thanh
Hóa làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với gần 90% dân số sống ở khu vực
nông thôn, nhưng tổng giá trị gia tăng của khu vực nông lâm nghiệp chỉ chiếm
28,4% trong GDP của tỉnh. Điều đó cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
từ khu vực nông lâm nghiệp sang các lĩnh vực khác diễn ra rất chậm. Mức chênh

lệch về thu nhập giữa lao động nông lâm nghiệp với lao động trong các ngành nghề
khá cao, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn cũng ngày càng lớn.
* Cơ cấu vùng: Kinh tế các vùng đều tăng trưởng nhanh, nhưng đang có xu
hướng tập trung cao ở vùng đồng bằng và ven biển.
- Vùng ven biển : Kinh tế vùng ven biển liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, từ
8,6% giai đoạn 1996 - 2000 lên hơn 12% giai đoạn 2001 - 2010, đứng đầu các vùng
về tốc độ tăng trưởng. Tỷ trọng kinh tế của vùng này trong nền kinh tế cũng tăng dần
từ 25,6% năm 1995 lên 29,7% năm 2005, khoảng 35% năm 2010. Đây là vùng có
nhiều tiềm năng, dự báo trong thời gian tới vùng này còn phát triển với tốc độ cao
hơn.


14
- Vùng Đồng bằng. Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng
nền kinh tế khá phát triển, trong nhiều năm duy trì tốc độ ở mức 8-10%/năm. Tỷ
trọng trong GDP toàn tỉnh giữ mức khá cao, trên 50%.
- Vùng Trung du-Miền núi là vùng có nhiều khó khăn so với các vùng khác về
nhiều mặt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng chỉ đạt 5-6%/năm thấp hơn nhiều
so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế cả tỉnh. Tuy nhiên trong những năm
gần đây, thực hiện Quyết định 253 của Chính phủ, một số huyện miền núi đã có mức
tăng trưởng trên 10%/ năm, như : Thạch Thành, Như Thanh,
Nhìn chung cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá thời gian qua có sự chuyển dịch
đúng hướng, phù hợp với lợi thế của tỉnh, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế phát
triển nhanh phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, tỉnh
cần có những chính sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngành
công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bền
vững giữa các vùng miền trong tỉnh.
3.2.Về xã hội
Sự nghiệp giáo dục-đào tạo của Thanh Hóa đã có sự chuyển biến tích cực và
đạt nhiều thành quả cả về số lượng và chất lượng. Niên học 2008-2009 toàn tỉnh có

645 trường mầm non; 1.507 trường phổ thông các cấp, gồm: 727 trường tiểu học;
649 trường THCS ; 102 trường THPT; 28 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 01
Trung tâm kỹ thuật thực hành-hướng nghiệp . Về cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và
học trên địa bàn toàn tỉnh, kể cả ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Số trường
đạt chuẩn quốc gia ở bậc tiểu học là 251 trường (đạt 34,5%), bậc THCS là 67
trường (đạt 10,3%) và bậc THPT là 7 trường (đạt 6,9%); Đội ngũ giáo viên được bổ
sung thường xuyên, từng bước hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao chất lượng giảng
dạy, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh.
Công tác giáo dục dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp có bước phát triển mạnh cả
về số lượng và chất lượng; và khá phong phú về loại hình đào tạo.
Công tác khoa học-công nghệ và quản lý tài nguyên-môi trường đã có
chuyển biến rõ rệt cả trong nhận thức cũng như triển khai ứng dụng vào thực tiễn
sản xuất.
Mạng lưới y tế được xây dựng khá hoàn thiện từ tỉnh đến xã phường, các cơ
sở y tế được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; nguồn nhân lực ngày
càng được tăng cường. Năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 736 cơ sở khám chữa bệnh
bao gồm 37 bệnh viện(tuyến tỉnh 10 bệnh viện; 01 bệnh viên dân lập); 29 phòng


15
khám khu vực, 1 bệnh viện điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 634 trạm y tế
xã, phường với tổng số 7.691 cán bộ y tế định biên , trong đó có 1.591 bác sỹ và
134 dược sỹ có bằng đại học và trên đại học, trung bình 4,3 bác sỹ/1vạn dân . Số
giường bệnh hiện có 4.790gường, trung bình 12,8 giường/1vạn dân; 100% xã có
trạm y tế, 57% xã đạt 10 tiêu chuẩn quốc gia về y tế Đến tháng 8/2009, Bệnh viện
nhi quy mô 200 giường đã đi vào hoạt động.
Văn hoá - thông tin. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá” mà trọng tâm là xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình làng bản, cơ quan văn
hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới xin, ma chay, lễ hội phát triển
mạnh và thu nhiều kết quả. Số làng văn hoá, cơ quan văn hoá tăng nhanh

3.3.Dân số
Năm 2009 dân số trung bình của tỉnh là 3,7 triệu người (lớn thứ 2 trong cả
nước, sau Tp. Hồ Chí Minh), chiếm xấp xỉ 34,6% dân số vùng Bắc Trung Bộ và
4,4% dân số cả nước. Mật độ dân số bình quân gần 332 người/km
2
, gấp 1,6 lần mật
độ dân số trung bình của vùng (207 người/km
2
) và 1,3 lần mật độ dân số trung bình
cả nước (255 người/km
2
).
Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là nguồn nhân
lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong
10 - 15 năm tới. Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Đến
nay, tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi; 473 trường đạt chuẩn
quốc gia, trong đó 69 trường mầm non, 343 trường tiểu học, 56 trường THCS và 5
trường THPT. Tuy nhiên, tại một số huyện miền núi phía Tây, nhất là các huyện giáp
biên do phần lớn dân cư là người dân tộc với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống rải rác ở
các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn
nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương
đối phổ biến.
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2009
1. Tình hình đầu tư phát triển của tỉnh Thanh Hóa
1.1. Vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế,
phát triển xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng
này, Thanh hóa đã huy động tối đa mọi nguồn nhân lực cho đầu tư , khối lượng vốn
đầu tư của tỉnh tăng nhanh trong các năm đó là một tín hiệu đáng mừng và là tiền đề



16
để Thanh Hóa tiếp tục phát triển manh mẽ trong những giai đoạn sau.
Bảng 3: Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Đơn vị: triệu đồng,%
Chỉ tiêu

Đơn vị

2005 2006 2007 2008 2009
Tổng
vốn đầu
tư toàn
xã hội
Triệu
đồng
839,199
1,060,377 1,808,479 2,560,683 4,664,774
Tốc độ
tăng liên
hoàn
% - 11.64354572

26.0766661

17.21620759

29.12052483


Tốc độ
tăng
định gốc

% - 55.82177286

48.77163365

40.84846105

42.66491865

Tổng
vốn đầu
tư cả
nước
Triệu
đồng
161635000 185102000

208100000

580000000
416200000
%Tổng
vốn đầu
tư Thanh
Hóa/cả
nước
%

0.52 0.57 0.87 0.44 1.12

Từ kết quả cụ thể trong Bảng 3, ta có thể thấy tổng vốn đầu tư từ năm 2005-
2009 đạt 10933512 triệu đồng, tăng gấp 7 lần so với thời kỳ 1991 – 1995 và gấp 4
lần so với thời kì 1996 – 2000, bình quân đạt 2186700 triệu đồng/ năm. Có thể nói
đây là một bước phát triển đáng ghi nhận mà tỉnh đã đạt được trong thời kỳ kế
hoạch của tỉnh 2006 – 2010. Quy mô vốn đầu tư toàn tỉnh có xu hướng tăng qua các
năm, năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Cụ thể là
năm 2005 vốn đầu tư của tỉnh chỉ có 839199 triệu thì đến năm 2006 là 1060377
triệu đồng tăng 221178 triệu đồng , tăng 26,36% so với năm trước. Và năm 2009


17
khoảng cách vốn đầu tư so với năm 2008 đã là 2104091 triệu đồng tăng đến 82,17%
gấp 3.12 lần so với năm 2005-2006.
Không những thế , Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2009 đã được thực hiện
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, các
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư phát
triển. Tuy nhiên, nhờ việc thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ,
trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, giá cả vật tư, nguyên liệu ổn định, với sự chỉ
đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp,
các ngành, các chủ đầu tư, nhà thầu; tình hình đầu tư phát triển năm 2009 đạt được
kết quả tích cực: huy động vốn đầu tư phát triển vượt kế hoạch và tăng cao so với
cùng kỳ, tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đạt mục tiêu kế
hoạch và có chuyển biến rõ nét so với các năm trước, góp phần đáng kể vào tăng
trưởng kinh tế năm 2009.
Để đạt những thành tích trên là do thời gian qua Thanh Hóa đã tập trung sử
dụng nhiều biện pháp có hiệu quả nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư trong
toàn xã hội. Với cơ chế đầu tư thông thoáng và ưu đãi đầu tư hấp dẫn đã và đang
làm tiền đề cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn bỏ vốn đầu tư tiến

hành sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh không
ngừng tăng lên qua các năm và luôn vượt kế hoạch đề ra.
1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa


Vốn đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa gồm 2 nguồn là nguồn vốn đầu tư trong nước và
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm nguồn vốn đầu tư
trực tiếp và một số nguồn tài trợ khác như ODA, JIBIC, NGO được thực hiện thông


18
qua hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển nhà nước… Nguồn vốn đầu tư toàn
xã hội bao gồm:
 Vốn ngân sách nhà nước
 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
 Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
 Vốn đầu tư tư nhân
 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài


19
Bảng 4 : Quy mô nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa
Năm Chỉ tiêu Đơn vị
Tổng VĐT
toàn XH
Ngu
ồn Cân Đối
NS Tỉnh
Vốn TD ĐTPT
của NN

Nguồn vốn
TW hỗ trợ
theo mục tiêu

Một số
nguồn bổ
xung khác
Vốn trái phiếu
CP
ODA
2005 Quy mô triệu đồng 839.199 280.567 30 335.882 148 0 44.75
Tỷ trọng % 100 33.4327138 3.574837434 40.02411824

17.63 0 5.332466

2006 Quy mô triệu đồng 1060.377 279.801 25 496.159 123.417 28 121.5
Tỷ trọng % 100 26.3869359 2.357652043 46.79081119

11.63897369

2.64057028 11.45819

2007 Quy mô triệu đồng 1808.479 374.43 30 626.528 700.305 425.412 108
Tỷ trọng % 100 20.7041386 1.65885255 34.64391901

38.72342449

23.5231926 5.971869

2008 Quy mô triệu đồng 2560.683 423.487 35 890.642 1113.914 896 110

Tỷ trọng % 100 16.5380486 1.366822836 34.78142355

43.50065978

34.9906646 4.295729

2009 Quy mô triệu đồng 4664.774 377.25 80 1012.872 3127.909 1802.123 98.8
Tỷ trọng % 100 8.08720851 1.714981262 21.71320626

67.05381654

38.6325897 2.118002



20
Nhìn chung vốn đầu tư của tỉnh dựa phần lớn vào 2 nguồn đó là nguồn cân
đối ngân sách tỉnh và nguồn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu, 2 nguồn nay chiếm tỷ
trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh.
Năm 2005 chiếm lần lượt là 33,4% và 40% trong khi các nguồn vốn còn lại chỉ
chiếm con số nhỏ so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tình hình này chỉ khác đi rõ rệt vào những năm 2008 và 2009 , nhìn vào
bảng số liệu và so sánh ta thấy tỷ trọng nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh giảm dần
16.53% năm 2008 và chỉ còn 8.08% năm 2009 mà thay vào đó là sự tăng lên của
mạnh mẽ của nguồn vốn bổ xung khác ( 3127.9 tỷ dồng ở năm 2009 gần gấp 3 lần
vốn bổ xung khác năm 2008 ). Tỷ trọng của nguồn cân đối ngân sách tỉnh giảm
đáng kể lý do không phải nguồn vốn này bị giảm đi mà thực chất là sự gia tăng
mạnh mẽ của của một số nguồn vốn bổ xung khác và vốn trái phiếu chính phủ tạo ra
một sự vươt trội hơn hẳn so với nhưng năm trước đó.
Trong giai đoạn này tỉnh Thanh Hóa chủ trương đầu tư vào cơ sở hạ tầng

như : các công trình giao thông (cầu, đường, hệ thống chiếu sáng, ); các công sở;
trường học; hệ thống kênh mương thuỷ lợi; điện thoại, thông tin liên lạc Các dự án
này chủ yếu sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước. Các nguồn vốn khác cũng có
nhưng không đáng kể. Một số công trình nhỏ được đầu tư bằng nguồn vốn tự có của
địa phương, tuy nhiên số lượng các dự án này còn rất hạn chế, cả về quy mô vốn lẫn
chất lượng.
2. Tình hình đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh
Hóa
2.1 Quy mô đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh
Hóa
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng nhanh, góp phần quan trọng thúc đẩy
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, văn hoá xã hội, đảm bảo quốc phòng an
ninh, từng bước cải thiện điều kiện sản xuất và đời sống nhân dân. Giai đoạn 1996 -
2000 tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 14.823,5 tỷ đồng và giai đoạn 2001
- 2005 đạt 22.014,2 tỷ đồng, tăng 7.180 tỷ đồng so với giai đoạn 1996 - 2000. Giai
đoạn 2006-2010 dự kiến đạt 44.500 tỷ đồng.


21
Bảng 5 : Tình hình thu hút vốn đầu tư (giá hiện hành)
TT
Chỉ tiêu
1996
-

2000

2001
-


2005

2006
-
2010

T
ỷ đ.

%

T
ỷ đ.

%

T
ỷ đ.

%


T
ổng đầu t
ư

14.823,5

100


22.014,2

100

44.500
100

1 Vốn nhà nước 3.945,2
26,6

9.357,8
42,5

16.000
36,0

2
Vốn khu vực dân c
ư và
các thành phần KT khác

5.047,8 34,1 10.923,7

49,6 16.100 36,2
3 Vốn đầu tư nước ngoài 5.315,8
35,9

124.9
0,6


11.400
25,6

4 Vốn khác 514,6
3,5

1.607.7
7,3

1.000
2,2

Nguồn. Niên giám Thống kê Thanh hoá; sở KH&ĐT.
Cơ cấu vốn đầu tư đã có chuyển biến đáng kể, đã huy động tốt mọi nguồn vốn
trong xã hội. Vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh đã tăng lên từ 5.047,8 tỷ(giai
đoạn 1996 - 2000) lên 10.923,7 tỷ đồng (giai đoạn 2001 - 2005) và giai đoạn 2006-
2010, dự kiến đạt 16.100 tỷ đồng . Tuy nhiên vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn
gốc từ ngân sách vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

Bảng 6 : So sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn
đầu tư toàn xã hội
Năm Đơn vị

2005 2006 2007 2008 2009
Tổng vốn đầu t
ư
toàn xã hội
Triệu
đồng
839,199


1,060,377

1,808,479

2,560,683

4,664,774
Vốn đầu tư t

ngân sách nhà
nước
Triệu
đồng
764,449

913,877 1,670,479

2,415,683

4,485,974
T
ốc độ tăng lien
hoàn vốn NSNN

% 20 83 45 86
VĐT NSNN/
Tổng VĐT to
àn
XH

% 91.0927 86.184159

92.369278

94.337448

96.16701688


Trong nhưng năm qua nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội không ngừng tăng


22
lên từ 839199 triệu đồng vào năm 2005 nhưng sang đến năm 2009 con số này đã là
4664774 triệu đồng gấp 5,6 lần năm 2005.
Biểu 3: so sánh nguồn vốn đầu tư ngân sách và VĐT toàn xã hội
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
3,000,000
3,500,000
4,000,000
4,500,000
5,000,000
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước


Nếu xét trên cơ cấu nguồn vốn thì vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển
đóng góp 1 phần không hề nhỏ trong vòng 5 năm trở lại đây tỷ trọng vốn ngân sách
nhà nước do địa phương quản lý luôn chiếm trên 91% so với tổng vốn đầu tư toàn
xã hội của tỉnh Thanh Hóa , duy chỉ có năm 2006 con số này chỉ đạt 86.1% điều này
cho thấy nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển này đóng vai trò hết sức quan
trọng , nó quyết định đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh ở
hiện tại và tương lai sau này. Bởi trong qua trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa chung của cả nước thì đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, tạo lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao
thông, xây dựng các cụm khu công nghiệp, xây dựng cầu đường… là việc cần thiết
hơn bao giờ hết.
Với nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển , trong những
năm qua Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng, năng lực sản xuất của
các ngành được tăng cường, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng
cao, cụ thể là:
- Về công nghiệp. Nhiều nhà máy mới được đầu tư xây dựng trong giai đoạn
này như nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy đường Việt Đài, nhà máy bao bì PP
Kráp, nhà máy xi măng Công Thanh, nhà máy ô tô VEAM, Nhiều khu, cụm công
nghiệp mới được hình thành. Năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lực


23
trong tỉnh đều tăng mạnh. Năm 2007, sản xuất xi măng đạt gần 9 triệu tấn công suất;
bia trên 80 triệu lít; đường trên 200 ngàn tấn
- Về kết cấu hạ tầng. Hệ thống giao thông được phát triển cả về số lượng và
chất lượng. Một số tuyến giao thông quan trọng được xây dựng trong thời gian này
như: Mục Sơn-Cửa Đặt (16,5 km); Hồi Xuân-Tén Tằn (112 km); đường Hồ Chí
Minh (133 km); Cầu Cừ - Kim Tân (23 km) Ngoài ra các tuyến đường biên giới,
đường ven biển và hệ thống giao thông nông thôn cũng được nâng cấp, cải tạo,

nâng tỷ lệ nhựa hóa và bê tông hoá lên 27%. Dự kiến đến năm 2010, sẽ tập trung
đầu tư nâng cấp các tuyến đường lên cấp III, cấp IV ở vùng Đồng bằng và cấp IV ở
Miền núi; thi công hoàn thành tuyến đường Tây Thanh Hóa (183 km); đầu tư nâng
cấp 7 tuyến đường ngang đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại A, mặt rải nhựa. Đã
hoàn thành và đưa vào sử dụng bến số 1 và số 2 của cảng tổng hợp Nghi Sơn cùng
hệ thống bến bãi, thiết bị xếp dỡ cho phép tiếp nhận tàu đến 30.000 tấn.
Tổng năng lực tưới của hệ thống thủy lợi đạt 222.000 ha, trong đó tưới tự chảy
là 119.000 ha; năng lực tiêu đạt 114.736 ha. Tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa đạt
gần 50%. Đặc biệt công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đặt đang được gấp rút hoàn
thành, tạo nguồn nước tưới ổn định cho vùng lúa trọng điểm của tỉnh.
Đã xây dựng mới thêm 1 trạm biến áp 220 KV, 5 trạm 110 KV, 3 trạm trung
gian; cải tạo 23 trạm trung gian và mỗi năm xây dựng được 23,8 km đường dây 110
KV Hệ thống điện lưới quốc gia được đầu tư đến 27/27 huyện thị, thành phố trong
tỉnh.
Ngoài khu vực đồng bằng ven biển, đến nay 11 thị trấn huyện miền núi trong
tỉnh đã được phủ sóng di động. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin có bước phát
triển đáng kể. Hệ thống internet được đầu tư phát triển trên diện rộng, tạo điều kiện
tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm thương mại Thanh Hoá và một
số siêu thị, hệ thống các cửa hàng và các chợ trên toàn tỉnh được cải tạo, nâng cấp.
Nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng như: Vạn Chài Resort; khu du
lịch biển Hải Tiến, Hải Hoà Kết cấu hạ tầng khu du lịch Sầm Sơn, suối cá Cẩm
Lương, khu di tích lịch sử Lam Kinh được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao,
phát thanh truyền hình cũng được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, đáp
ứng ngày càng cao nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.




25
2.2. Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo lĩnh vực
Bảng 7 : Cơ cấu nguồn vốn ngân sách dành cho ĐTPT theo nguồn vốn đầu tư tù ngân sách nhà nước và
các nguồn chi khác
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
Quy mô
(triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Quy mô Tỷ trọng

Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Quy mô

Tỷ trọng
VĐT t

NSNN
764449 100
913877 100 1670497 100 2415683 100 4485974

100
VĐT
XDCB 702216 91.85910375

821564 89.89875

1492159 89.3243 2145698 88.8236577


4278369

95.372131

Chi ĐTPT
khác 62233 8.140896253

92313 10.10125

178338 10.6757 269985 11.1763423

207605 4.627869

×