Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.85 KB, 9 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình đổi mới thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước hàng năm
Nhà nước dùng hàng ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào các
ngành các lĩnh vực xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất nước. Việc quản lý sử dụng
nguồn vốn này có hiệu quả chống lãng phí thất thoát, tiêu cực tham nhũng đang là
vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như mọi công dân rất quan tâm.
Quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là một vấn đề lớn, phức tạp và nhạy
cảm, đặc biệt trong điều kiện môi trường pháp lý các cơ chế chính sách quản lý kinh
tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta.
Hải Dương là một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng
còn nhiều thiếu thốn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, thu không đủ chi.
Trong khi đó còn phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển hàng năm
quá lớn. Do đó nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết đó là nâng cao hiệu quả đầu tư và
sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng phát triển
kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
Xuất phát từ thực tế đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh
Hải Dương em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng đầu tư phát triển bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương” Đề tài gồm 2 chương:
Chương I - Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải
Dương
Chương II - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước
của tỉnh Hải Dương
Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức về lĩnh vực đầu tư còn hạn chế
nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của
thầy cô giáo và các cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Ái Liên đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
SV: NguyÔn ThÞ Ngäc Líp: Kinh tÕ §Çu t 47B
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế -xã hội của tỉnh Hải
Dương ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1. 1 Điều kiện tự nhiên –xã hội của tỉnh Hải Dương
 Điều kiện tự nhiên
Hải Dương nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có diện tích tự
nhiên là 1662 km2. Vị trí địa lí thuận lợi, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường
sắt, đường song thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, về đất đai thì phải kể đến diện
tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên. Đất canh tác phần lớn là đất
phù sa sông Thái Bình, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng
rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh tác ở phía bắc tỉnh
tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập, thích hợp với
cây lạc, đậu tương, ...
Về tài nguyên thiên nhiên : có khối lượng tài nguyên tương đối lớn thuận lợi
cho việc phát triển công nghiệp đặc biệt công nghiệp xây dựng có thể kể đến : Đá vôi
xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO
3
đạt 90 -
97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm.
- Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe
2
O
3
: 0,8
- 1,7%; Al
2
O
3
: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ.

- Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ
Al
2
O
3
từ 23,5 - 28%, Fe
2
O
3
từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu
lửa.
- Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al
2
O
3
từ 46,9 -
52,4%, Fe
2
O
3
từ 21 - 26,6%; SiO
2
từ 6,4 - 8,9%.
 Điều kiện xã hội
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
SV: NguyÔn ThÞ Ngäc Líp: Kinh tÕ §Çu t 47B
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông thuận lợi và đa dạng kể cả đường bộ, đường sông, đường sắt.

Đặc biệt có tuyến quốc lộ 5A từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang
qua tỉnh 44 km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá
xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa. Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh
đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km.
Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, qui mô cấp I đồng bằng Quốc lộ 37 dài
12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du
lịch Côn Sơn- Kiếp Bạc. Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng. Đường
tỉnh: có 13 tuyến dài 258 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Đường huyện
có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi
mùa.có thể nói rằng chất lượng giao thông của tỉnh ngày một được nâng cao rõ rệt
đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của việc phát triển kinh tế. Một số tiến bộ khoa học
kĩ thuật được phổ biến và áp dụng trong lĩnh vực quản lý và xây dựng giao thông. Và
tỉnh Hải Dương vẫn đã và đang tiếp tục huy động các nguồn lực tập trung đầu tư cho
việc phát triển giao thông để thật sự tạo ra môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư.
+Hệ thống điện
Hiện nay mạng lưới điện đã đến 100% số xã và tất cả các thôn xóm các vũng
sâu vùng xa 99% số hộ có điện sinh hoạt. Điện thương phẩm cung cấp cho các nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội và không ngừng tăng lên. Phụ tải công nghiệp chiếm tỉ lệ
cao trong cơ cấu tiêu thụ điện, đồng thời tỉnh sẽ kéo điện đến tận chân hàng rào cho
tất cả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động. Hệ thống điện
chiếu sáng thị trấn thị tứ, thành phố đang được cải thiện, nhằm làm đẹp cảnh quan đô
thị và cũng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch và các nhà đầu tư.
+ Hệ thống cấp thoát nước
Các khu đô thị, khu công nghiệp đã có đủ nước sạch phục vụ cho sản xuất cũng
như sinh hoạt. Hệ thống thóat nứơc thường xuyên được quan tâm đầu tư nâng cấp để
SV: NguyÔn ThÞ Ngäc Líp: Kinh tÕ §Çu t 47B
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đảm bảo cho phát triển bền vững đồng thời đảm bảo đời sống cho nhân dân và đảm
bảo vệ sinh môi trường.

Cơ sở hạ tầng xã hội
+Y tế
Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành y tế từ tỉnh xuống cơ sở đã và đang ngày càng
được củng cố, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn nhu cầu phòng bệnh chữa bệnh cho
nhân dân. Đồng thời sẵn sàng cung cấp tốt các dịch vụ về y tế cho lực lượng lao động
đang ngày càng tăng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
+ Giáo dục
Hoàn thành phổ cập giáo dục giáo dục tiểu học ,phổ cập giáo dục trung học cơ
sở trong đó phường thị trấn đạt 100% xã đạt 90 %. Hệ thống giáo dục gồm : 282
trường mầm non, 278 trường tiểu học, 270 trường THCS, 42 trường THPT, 12 Trung
tâm GDTX huyện và 1 TTGDTX tỉnh, 5 trường chuyên nghiệp, 1 trường nghiệp vụ
thuộc tỉnh và 1 Công ty Sách-Thiết bị trường học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tỉnh Hải Dương đã và đang triển khai các đề án nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.
+Văn hoá – thông tin thể dục thể thao
Là một địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc
gia như : Đền Kiếp Bạc gắn với tên tuổi Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chùa
Côn Sơn với anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Đền thờ nhà giáo Chu Văn An ...và
nhiều di tích lịch sử quan trọng khác và hàng năm có hàng ngàn khách trong và ngoài
nước đến nghiên cứu tham quan. Gắn liền với đó là một sân gofl 36 lỗ mang tầm cỡ
khu vực tạo thành khu du lịch nổi tiếng hấp dẫn.
+Về bưu chính viễn thông : đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết
bị cho các trung tâm thiết bị cho các trung tâm bưu điện của tỉnh, huỵên tương đối
hiện đại nâng cao chất lượng phục vụ của ngành bưu điện đảm bảo hệ thống thông tin
liên lạc thông suốt, đầu tư cho ngành phát thanh truyền hình ,phục vụ cho công tác
thông tin tuyên truyền quảng cáo của các doanh nghiệp. Theo tính toán của niên giám
thống kê thì trong năm 2006. Trong đó có 38 nghìn thuê bao điện thoại cố định có
SV: NguyÔn ThÞ Ngäc Líp: Kinh tÕ §Çu t 47B
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368

dây, 15 nghìn thuê bao điện thoại cố định không dây, 13 nghìn thuê bao di động trả
sau và hơn 88 nghìn thuê bao di động trả trước. Đây là năm có mức phát triển thuê
bao mới cao nhất, tăng gần gấp rưỡi so với năm 2005. Nhờ vậy, toàn tỉnh đã đạt bình
quân 23,5 máy điện thoại/100 dân, tăng gần 5 máy/100 dân so với năm 2005.
Trong lĩnh vực thể dục thể thao, Hải Dương là một tỉnh đạt thành tích cao
trong các môn bơi lội, bóng chuyền bóng bàn.
+ Hệ thống quản lí nhà nước
Tỉnh Hải Dương có chế độ thu hút và sử dụng nhân tài để tăng cường cán bộ
giỏi cho mọi lĩnh vực phát triển kinh tế của tỉnh.
+ Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
Thường xuyên chú trọng các đề tài khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sống,
đồng thời tập trung giải quyết các vấn đề về môi trường khi phát triển công nghiệp
+ Cơ sở hạ tầng cho các ngành dịch vụ
Cơ sở vật chất cho ngành thương mại dịch vụ luôn được củng cố tăng cường
và phát triển, hình thành các khu trung tâm thương mại dịch vụ, chợ đầu mối, khu
sinh thái nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư đến làm ăn
+ Hệ thống ngân hàng tài chính kho bạc
Thường xuyên tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống
ngân hàng của tỉnh thành phố, huyện xã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài
chính trong nền kinh tế thị trường.
+Tiềm năng về dân số, lao động
Hải Dương là một trong những tỉnh có dân số đông 1.723.452 mật độ dân số
cao 1320 người /km2. Nguồn lao động dồi dào.
Trong đó độ tuổi lao động khoảng gần 1 triệu lao động đây chính là lợi thế của
tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư.
1.1.2 Những thuận lợi và khó khăn tồn tại trong phát triến kinh xã hội
của tỉnh Hải Dương
1.1.2.1 Những thuận lợi của tỉnh Hải Dương trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội
SV: NguyÔn ThÞ Ngäc Líp: Kinh tÕ §Çu t 47B

5

×