Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Luận văn: Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.42 KB, 46 trang )



1



Luận văn
Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh
Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp


2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng bắt đầu đi ra thế giới.
Đây là xu hướng phù hợp với quy luật của sự phát triển, là điều kiện tiên quyết
để Việt Nam hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong những thập niên
gần đây loài người đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động đầu tư trực tiếp trên
phạm vi toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) đã
trở thành một trong hai xu hướng nổi bật trong nền kinh tế thế giới, nguồn vốn
FDI là nguồn bổ xung quan trọng cho đầu tư phát triển góp phần khai thác và
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo thế và lực mới cho
việc phát triển nền kinh tế. Ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần
làm gia tăng GDP của nền kinh tế, ngày càng có nhiều dự án và nhiều tỷ USD
vốn đầu tư nước ngoài đưa vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nước ta.
Không đứng ngoài xu thế phát triển đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực
trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI để phục vụ cho việc phát
triển kinh tế xã hội, với lợi thế thuận lợi về vị trí địa lý và bằng các chính sách
hấp dẫn cho các nhà đầu tư, thái độ quan tâm thỏa đáng, trân trọng đối với các
doanh nghiệp của tỉnh, trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực sự là địa
điểm hấp dẫn thuộc tốp đầu cả nước cho doanh nghiệp vào tìm hiểu cơ hội đầu
tư. Đã có một số Tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia đã quan tâm đến quyết


định đầu tư tại Vĩnh Phúc ví dụ như các Tập đoàn: Piaggio (Italia), Vinacapital,
Foxconn, Compal, Chimei, Ju-Teng, Inventec, Fullpower (Đài Loan), G.O. Max,
Kumho, Lotte (Hàn Quốc), YCH (Singapore), CPK Group
Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy rằng tuy tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được
nhiều thành tựu, song cũng không tránh khỏi những sai lầm, khiếm khuyết trong
việc thu hút nguồn vốn FDI. Việc khắc phục các tồn tại và trở ngại hiện có sẽ có
ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh trong những
năm tiếp theo. Do đó việc nắm rõ thực trạng của nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh
để có được cái nhìn tổng thể và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để có thể đưa


3
Vĩnh Phúc ngày càng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả hơn nữa là
một vấn đề rất đáng được quan tâm.
Với những lý do trên, em đã quyết định chọn đề tài “Tình hình thu hút nguồn
vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc_ Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực
tập của mình sau một thời gian thực tập tại Bộ kế hoạch đầu tư.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh
Phúc
- Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu: Hướng tới việc phân tích thực
trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn FDI tại
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến 2010
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tới nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh
Phúc
+ Giác độ nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên giác độ cơ quan quản lý nhà
nước
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập thông tin: Từ các số liệu báo cáo do Bộ kế hoạch đầu tư

cung cấp, tham khảo các sách chuyên ngành, thông tin từ báo, tạp chí, và chuyên
đề tốt nghiệp của các khoá trước
+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của phòng Đầu tư
nước ngoài tại Bộ kế hoạch đâu tư để tìm hiểu thêm
+ Phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp thống kê liệt kê so sánh số liệu
chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối. Từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận về hiệu
quả hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Chuyên đề gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Cục Đầu tư nước
ngoài
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn FDI vào Vĩnh Phúc thời gian qua


4
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn
FDI vào Vĩnh Phúc
































5
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Bộ Kế hoạch đầu tư và Cục
Đầu tư nước ngoài
1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.1.1 Quá trình hình thành và trưởng thành của bộ kế hoạch đầu tư
- Tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là uỷ ban Kế hoạch Nhà

nước, được thành lập vào ngày 8 tháng 10 năm 1955
- Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá
trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư:ư
+ Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc
lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban Nghiên cứu kế

hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và
trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc
những vấn đề quan trọng khác
+ Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã
quyết định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm
1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết
định này.
+ Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong
đó xác định rõ ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ
có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh
tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Ngày 27 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT
giải thể ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế
cho ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
+ Ngày 1 tháng 1 năm 1993, ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp


6
kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra
Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất ủy ban Kế hoạch Nhà nước
và ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
+ Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham
mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về
lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực

hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.1.2.1 Vị trí và chức năng
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm:
tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và
một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; quản lý nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ của nước ngoài; đầu
thầu ; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp
tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
1.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại
Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức: Bao gồm 18 vụ và các phòng ban khác



7
1.2 Cục đầu tư nước ngoài
1.2.1 Hình thành và phát triển
- Cục đầu tư nước ngoài được thành lập theo nghị định số 61/2003/NĐ-CP của
Thủ tướng chính thủ vào năm 2003 trên cơ sở sát nhập vụ quản lý dự án và vụ
đầu tư nước ngoài một phần của vụ pháp luật và xúc tiến đầu tư. Trải qua hơn 5
năm thành lập đến nay cục đầu tư nước ngoài đã phát triển bao gồm 6 phòng, 3
trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc cục ở 3 miền của đất nước.
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ
- Chức năng: Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp

Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước
ngoài.
- Cục Đầu tư nước ngoài có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài
+ Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ
công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân; tổng hợp, kiến nghị xử lý các
vấn đề liên quan đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước
ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam và của Việt nam ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ.
+ Theo dõi, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các quyết
định phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các địa phương; tham
gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất theo dõi việc thực hiện các
quyết định uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các Ban
quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
+ Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế:


8
 Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư;
thiết lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư nước ngoài theo sự chỉ đạo của
Bộ; chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư để xúc tiến
đầu tư theo sự phân công của Bộ.
 Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án
đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm.
 Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác với
các nước, các tổ chức quốc tế liên quan đến đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu

tư trực tiếp nước ngoài theo sự phân công của Bộ.
 Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài của cán bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử làm việc tại các cơ quan đại diện
của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại các cơ quan của các nước, các tổ chức quốc
tế.
+ Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư:
 Hướng dẫn các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước về thủ tục đầu tư đối
với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án đầu tư của
Việt Nam ra nước ngoài;
 Tiếp nhận hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng
Chính phủ và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
 Tham gia thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để Bộ trình Thủ
tướng Chính phủ hoặc cấp Giấy phép đầu tư theo thẩm quyền; trình Bộ trưởng
quyết định đối với các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;
 Làm đầu mối tổ chức làm việc hoặc trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu
tư về các nội dung liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền;
 Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận.
Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy phép đầu tư trong
trường hợp dự án chưa hoặc không được chấp thuận.


9
+ Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và
các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy phép đầu
tư:
 Làm đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện dự án, tổ chức lại doanh
nghiệp, điều chỉnh Giấy phép đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh và theo dõi
hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài; làm đầu mối hoà giải tranh chấp liên
quan đến dự án đầu tư nước ngoài khi có yêu cầu; thực hiện các thủ tục quyết
định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt Hợp đồng hợp

tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ. Tham
gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất trong việc thực hiện các
nhiệm vụ trên đối với các dự án hoạt động theo quy định pháp luật về khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở và các mô hình kinh tế
tương tự khác.
 Làm đầu mối phối hợp với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất
và các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo thống kê về
tình hình tiếp nhận, cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, hoạt động của các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước;
 Làm đầu mối tổ chức kiểm tra, theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan
chức năng và chính quyền địa phương về hoạt động của các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật;
 Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình triển khai các
dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị và cơ quan
liên quan quy định chế độ báo cáo thống kê, đánh giá kết quả đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam.
+ Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo bồi
dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác thi
đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
thuộc thẩm quyền.

10
+ Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Bộ;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
1.2 3 Cơ cấu tổ chức
1.2.3.1 Lãnh đạo:
- Cục trưởng,Các Phó Cục trưởng, cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chịu
trách nhiệm trước Bộ trưởng về lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của
Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực

công tác được phân công. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng
bổ nhiệm và miễn nhiệm.
1.2.3.2 Bộ máy giúp việc cục trưởng, gồm 6 phòng ban:
a. Phòng Tổng hợp - Chính sách:
- Phòng Tổng hợp – Chính sách là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục
trưởng Cục đầu tư nước ngoài, có chức năng giúp Cục trưởng trong việc tổng
hợp về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ tổng hợp kinh tế quốc dân; theo dõi,
tổng hợp kết quả và đánh gía hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực
tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; nghiên cứu,
đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả việc thu hút đầu tư
trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
b. Phòng Xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế:
- Phòng Xúc tiến đầu tư có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Cục Đầu tư nước
ngoài xây dựng quy hoạch, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài trong phạm vi
quốc gia; xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài trong phạm
vi quốc gia; xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong phạm vi cả nước để báo cáo Lãnh đạo Cục trình cấp có thẩm quyền quyết
định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; làm đầu mối trong

11
việc tham gia ý kiến với các địa phương trong việc lập danh mục dự án kêu gọi
đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương.
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác xây dựng, triển khai, thực hiện quy
hoạch, kế hoạch, chiến lược xúc tiến đầu tư nước ngoài; tổ chức hoặc tham gia
tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài.
+ Làm đầu mối tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế
liên quan đến đầu tư nước ngoài.
+ Làm đầu mối liên lạc với cán bộ, cơ quan xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế và người nước ngoại hoạt động xúc

tiến đầu tư cho Việt Nam.
+ Hướng dẫn các nàh đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về chủ
trương, chính sách của nhà nước về đầu tư nước ngoài; giới thiệu và hỗ trợ các
nhà đầu tư nước ngoài tiếp xúc, làm việc với các tổ chức, cá nhân trong nước.
+ Theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động xúc tiến đầu tư của các Trung tâm
Xúc tiến đầu tư phía Bắc, miền Trung và Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía
Nam cũng như các Trung tâm xúc tiến đầu tư của các địa phương; phối hợp với
các Trung tâm này thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư.
+ Chủ trì biên soạn, in ấn tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư;
+ Phối hợp với các đơn vị khác trong Cục Đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc
tế và nước ngoài trong việc tổ chức các lớp đào tạo về công tác xúc tiến và quản
lý đầu tư nước ngoài.
+ Thực hiện các công tác khác do Cục trưởng giao.
c. Phòng Công nghiệp và Xây dựng
- Phòng Công nghiệp và Xây dựng là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục
trưởng Cục đầu tư nước ngoài, có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực
hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng theo các nhóm ngành sau đây:
+ Công nghiệp khai thác mỏ,
+ Công nghiệp chế biến (trừ chế biến nông, lâm, thuỷ sản),

12
+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
+ Xây dựng
+ Tư vấn kỹ thuật ngành công nghiệp và xây dựng
d. Phòng Nông, lâm, ngư nghiệp:
- Phòng Nông – Lâm – Ngư nghiệp là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục
trưởng Cục đầu tư nước ngoài, có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực
hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực Nông
– Lâm – Ngư nghiệp theo các nhóm ngành sau đây:

+ Nông nghiệp và lâm nghiệp
+ Thuỷ sản
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản
+ Dịch vụ kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp
e. Phòng Dịch vụ:
- Phòng Dịch vụ là đơn vị thuộc bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục đầu tư
nước ngoài, có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực dịch vụ theo các nhóm
ngành sau đây:
+ Xây dựng và kinh doanh khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, khu
công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, sân golf.
+ Dịch vụ du lịch.
+ Dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục, sản xuất dược phẩm.
+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ giao thông vận tải.
+ Dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại.
+ Dịch vụ tư vấn (trừ tư vấn kỹ thuật thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng,
nông nghiệp).
f. Văn phòng
- Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn Phòmg Cục

13
+ Tổng hợp xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ của Cục theo dõi
và đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục và báo cáo Cục
trưởng về việc thự hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục.
+ Lập và trình Cục trưởng Dự doán ngân sách hàng năm của Cục.
+ Tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; tiếp nhận
văn thư đến; cùng Chuyên viên các Phòng tiếp nhạn hồ sơ dự án xin cấp Giấy
phép; phân phối văn thư và hồ sơ dự án đến địa chỉ theo quy định; in ấn và phát
hành văn bản sau khi đã được phê duyệt.
+ Thực hiện công tác kế toán, tài vụ, quản lý cơ sở vật chất và tài chính của Cục,

bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc của Cục; giám sát việc thực hiện kỷ
luật lao động của các tập thể và các nhân viên trong Cục; phối hợp giải quyết
các vấn đề liên quan của các Trung tâm trực thuộc Cục.
+ Làm đầu mối giúp Cục trưởng trong việc sắp xếp tổ chức, nhân sự, đào tạo, thi
đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với cán bộ và nhân viên của Cục; làm đầu
mối tổ chức tập huấn nghiệp vụ và quản lý đầu tư nước ngoài.
+ Làm đầu mối bố trí các cuộc tiếp khách của Lãnh đạo Cục
+ Thực hiện các công tác khác do Cục trưởng chỉ định












14
Chương 2: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh
Phúc thời gian qua
2.1 Tổng quan môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng và là 1 trong
7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, kề sát vùng tam giác
phát triển kinh tế phía bắc ( Hà nội – Hải phòng – Quảng ninh); Vĩnh Phúc tiếp
giáp 4 tỉnh, thành phố là: TP.Hà Nội, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh
Tuyên Quang; tỉnh lỵ là thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội 50km, cách
Sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km; hệ thống giao thông thuận lợi: có các tuyến

Quốc lộ chạy qua như Quốc lộ 2A ( Hà Nội – Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ
2C…, Đường cao tốc xuyên á Cảng Cái lân - Nội Bài – Nam Ninh ( Trung
Quốc) đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km;
Đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc); đường thuỷ phát
triển trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô và sông Phó đáy. Vĩnh Phúc là điểm
đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Vĩnh phúc luôn đón nhận các nhà
doanh nghiệp với tinh thần “ Doanh nghiệp là doanh nghiệp của Vĩnh phúc,
Doanh nghiệp giàu là tỉnh giàu”.
Năm 1997 số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có 136 doanh nghiệp (trong đó
36 doanh nghiệp Nhà nước); sau khi tái lập tỉnh được sự quan tâm chỉ đạo của
UBND tỉnh và tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển như: mặt bằng sản xuất, xây
dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động và xúc tiến thương mại ….; vì vậy doanh
nghiệp phát triển mạnh; Đặc biệt từ khi luật doanh nghiệp (năm 2005) có hiệu
lực, số lượng doanh nghiệp được thành lập tại tỉnh Vĩnh Phúc tăng nhanh đột
biến. Tính đến tháng 6 năm 2009 số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (
FDI) là trên 100 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký trên 1.98 triệu USD.
Tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao so với các tỉnh Vùng Kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, là một trong những tỉnh đứng đầu của cả nước về tốc độ

15
tăng trưởng và cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước. Giai đoạn
2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân của Vĩnh Phúc đạt 15,8%/năm; cùng
giai đoạn cả nước là 6,9-7%/năm; các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ (Vĩnh
Phúc có tốc độ tăng trưởng cao nhất): Quảng Ninh là 13,3%/năm; Bắc Ninh là
15,2%/năm; Hải Dương là 11%/năm; Hưng Yên là 14,1%/năm; Hải Phòng là
13,2%/năm;…
GDP bình quân đầu người trong tỉnh tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân trên
26%/năm, đến năm 2010 đạt 29,5 triệu đồng/người, tương đương 1.627 USD;
cao hơn mức bình quân chung cả nước (đến 2010 dự kiến đạt 1.200 USD/người)

và đứng thứ 3 trong vùng KTTĐ Bắc Bộ sau 2 tỉnh, thành là Hà Nội (2.059
USD/người), Hải Phòng (1.800-1.900USD/người).
Thu ngân sách nhà nước: Năm 2010 dự kiến thu ngân sách của tỉnh đạt 10.200
tỷ đồng, so với các tỉnh trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vĩnh Phúc đứng sau 3 tỉnh,
thành là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nhưng thu nội địa đứng thứ 2 sau
Hà Nội.
Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo Vĩnh Phúc còn cao so với các tỉnh trong vùng. Đến 2010
tỷ lệ hộ nghèo Vĩnh Phúc còn 7%, cao nhất so với các tỉnh trong Vùng (tỷ lệ này
đến năm 2010: Hà Nội còn 5,53%; Hải Phòng còn 5%; Hưng Yên còn 3%; Hải
Dương còn 4,9%; Bắc Ninh còn 4,5%; Cả nước là 11%).

Biểu đồ 4: so sánh mức GDP/người của Vĩnh Phúc với cả nước và ĐBTĐ bắc
Bộ.

16
Với những kết quả đạt được, Vĩnh Phúc ngày càng khẳng định vị thế trong
vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và với cả nước; Đồng thời cũng là tiền đề để tiếp
tục thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 để
đến năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp
2.1.1 Khung chính sách FDI
- Cơ chế quản lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là quản lý
theo luật. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại doanh
nghiệp không có bộ chủ quản như doanh nghiệp nhà nước nên mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ theo luật. Trên cơ sở luật sửa
đổi năm 2005, tỉnh đã bổ sung tập trung trước hết vào việc tháo gỡ kịp thời
những khó khăn, cản trở đối với doanh nghiệp có vốn FDI đã được cấp phép, tạo
điều kiện thu hút nhiêù dự án đầu tư mới với chất lượng cao hơn bằng cách phối
hợp giữa Luật doanh nghiệp 2005 với các hiệp ước quốc tế về FDI và các chính
sách hỗ trợ của tỉnh.

2.1.1.1 Các hiệp ước quốc tế về FDI
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam_ Hoa kỳ (BTA): Là một hiệp định quan
trọng được ký giữa Việt Nam và Hoa kỳ năm 2001, quy định cụ thể về Thương
mại hàng hóa, các quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và việc phát triển
các quan hệ đầu tư giữa hai nước
- Hiệp định về tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam_ Nhật Bản:
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (tiếng Nhật: 日越経済連携協定,
hay được gọi tắt là JVEPA) là một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo
hộ đầu tư và khuyến khích thương mại điện tử giữa Việt Nam và Nhật Bản,
chính thức ký hiệp định vào ngày 25 tháng 12 năm 2008.
- Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN: được ký kết bởi Chính phủ các
nước Brunei Darussalam, Cộng hoà In-đô-nê-xia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào, Ma-lai-xia, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoà Xing-ga-
po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày

17
28/01/1992 tại Phillipin nhằm tạo sự thống nhất và tăng cường hợp tác giữa các
nước trong khu vực
- Các cam kết khi Việt nam tham gia WTO: Việc gia nhập WTO là một trong
những nỗ lực nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của
Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển
nền kinh tế. Do vậy Việt Nam tuân thủ các cam kết là cần thiết
2.1.1.2 Các quyết định liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, thành lập
doanh nghiệp
- Luật doanh nghiệp 2005: Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam quy định
về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp
gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh
nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp 2005 còn quy định về nhóm công ty.
- Thông tư liên tịch số 0505/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA giữa Bộ Kế hoạch
Đầu tư và Bộ Tài chính, Bộ Công an

- Vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng
2.1.1.3 Thủ tục quản lý dự án FDI
Ngày 15/1/2001, UBND tỉnh đã ra quyết định số 60/QĐ-UB (quyết định thực
hiện “cơ chế một cửa” về hợp tác đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc). Quyết định này quy định nội dung chủ yếu để tổ chức thực hiện
quy chế một cửa (một đầu mối) trong việc xúc tiến, quản lý đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tuân thủ Luật ĐTNN tại Việt Nam,
Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật có
liên quan để cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi
nhất cho đầu tư phát triển. Hiện nay, cơ chế một cửa liên thông đang thực hiện ở
03 đơn vị: Sở Kế hoạch & Đầu tư thực hiện lĩnh vực cấp phép đăng ký kinh
doanh, mã số thuế và giấy phép khắc dấu; UBND TP Vĩnh Yên thực hiện lĩnh
vực đất đai; Sở Tư pháp thực hiện lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp.
"Cơ chế một cửa" trong quyết định này được thống nhất hiểu như sau:
- "Một cửa" là thực hiện theo một đầu mối, một cơ quan giải quyết

18
mọi vấn đề liên quan đến nhà đầu tư từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án
đến cấp giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật.
- "Một cửa" không phải là một cơ quan làm thay tất cả các công việc của các
ngành liên quan mà là đầu mối khâu nối tổng hợp ý kiến các ngành trên cơ sở
thống nhất ý kiến của các ngành dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc chỉ phải đến một cơ
quan mà không phải đến nhiều cơ quan để liên hệ công tác từ khâu khảo sát ban
đầu cho đến khi nhận được giấy phép đầu tư.


2.1.1.4 Chính sách thuế
a. Chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước:
. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Đối với dự án sản xuất trong KCN: mức thuế suất thuế TNDN là 25% áp dụng
trong suốt thời hạn thực hiện dự án
- Đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao: mức thuế suất thuế TNDN là

19
10% áp dụng trong 15 năm, sau đó là 25% trong các năm tiếp theo; Dự án được
miễn thuế TNDN trong vòng 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm
50% trong 09 năm tiếp theo.
- Đối với dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu
tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp
dụng thuế suất 10% không quá 30 năm. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc
kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất 10% theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Tài chính. Dự án được miễn thuế TNDN trong vòng 04 năm kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% trong 09 năm tiếp theo.
- Đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn
hoá, thể thao và môi trường: mức thuế suất thuế TNDN là 10% trong suốt thời
gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp. Dự án được
miễn thuế TNDN trong 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp
theo.
- Các loại thuế khác và lệ phí theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế
hàng năm.
. Các ưu đãi áp dụng chung cho các doanh nghiệp:
- Nhà đầu tư được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định cho doanh
nghiệp
- Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao
hơn so với quyền lợi và ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà


20
đầu tư được hưởng các quyền lợi và ưu đãi mới trong thời gian ưu đãi còn lại(
nếu có) kể từ ngày pháp luật, chính sách mới có hiệu lực
- Các ưu đãi khác do Chính phủ ban hành tại từng thời điểm.
b. Một số ưu đãi đầu tư và các hỗ trợ của tỉnh:
- Tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp
nước, thông tin liên lạc… đến hàng rào khu công nghiệp;
- Giá thuê đất sẽ được áp dụng ở mức thấp nhất trong khung quy định của Nhà
nước
- Ưu tiên cung ứng lao động và hỗ trợ tiền đào tạo nghề theo yêu cầu từng loại
lao động của dự án, phù hợp với quy định của tỉnh
- Tạo điều kiện thuận lợi để Chủ đầu tư tiếp cận vay vốn ngân hàng trong trường
hợp Chủ đầu tư cần vay;
- Đối với các dự án có quy mô lớn do Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp tham gia xử
lý. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính chất, quy mô của từng dự án, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ
dành thêm những hỗ trợ khác.
- Bảo hộ tài sản công nghệ, thương mại
2.1.2 Môi trường kinh tế- xã hội
2.1.2.1 Kết cấu hạ tầng
a. Cấp điện
- Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, lưới điện Vĩnh Phúc đã không
ngừng được đầu tư và phát triển. Hiện tại tỉnh đã có 6 trạm 110 KV (trong đó có
2 trạm cũ là trạm Vĩnh Yên và Phúc Yên còn lại 4 trạm mới đang xây dựng) với
tổng dung lượng 375 MVA và 01 trạm 220 KV đang chuẩn bị xây dựng tại
Hương Canh để cấp riêng cho trạm biến áp 110KV Thiện Kế.
- Với hệ thống chuyền tải điện trên 1000km (đường 22KV, 35KV) trải đều trên
toàn tỉnh. 100% các xã trên địa bàn tỉnh đã được phủ điện lưới quốc gia. Tại các
KCN, CCN, tỉnh đang lập kế hoạch xây dựng 2 trạm nguồn khác nhau để đảm
bảo điện sử dụng liên tục cho các KCN, CCN.


21
b. Cấp nước
- Vĩnh Phúc có 02 nhà máy nước lớn, xây dựng bằng nguồn vốn ODA của
Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Italia: Nhà máy nước Vĩnh Yên với công
suất 16.000m
3
/ngày đêm, sẽ được mở rộng là 36.000m
3
/ngày đêm, cung cấp cho
khu vực phía Bắc tỉnh
- Khu vực Mê Linh: Hiện tại đã có Nhà máy nước ngầm KCN Quang Minh với
công suất 14.000m
3
/ngđ. Giai đoạn 2010 nguồn nước ngầm Q=34.000m
3
/ngđ,
giai đoạn 2015-2020 nguồn nước ngầm Q=34.000m
3
/ngđ, nước mặt
40.000m
3
/ngđ- 100.000m
3
/ngđ.
- Việc cung cấp nước sạch cho các Khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công
nghiệp là hoàn toàn được đảm bảo.
c. Thông tin liên lạc
- Đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế nhanh chóng, chất lượng cao.
Hệ thống thông tin và viễn thông hiện đại, đồng bộ. Mạng cáp gốc được xây
dựng bằng cáp quang. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo nâng cấp đường truyền mạng

internet băng thông rộng, tốc độ cao cho từng KCN, CCN.
d. Giao thông vận tải
- Đường bộ: Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông đường bộ nhìn chung được
phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh. Có 04 tuyến quốc lộ chạy qua QL2A (Hà
Nội –Hà Giang), QL2B (Vĩnh Yên- Tam Đảo), QL2C (Vĩnh Tường- Vĩnh Yên-
Tam Dương –Tuyên Quang), QL23 (Hà Nội –Đô thị mới Mê Linh) cùng với cao
tốc Thăng Long Nội Bài nối từ sân bay Nội Bài ( Hà Nội) đi cảng nước sâu Cái
Lân (Quảng Ninh) là tuyến đường quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa
của Vĩnh Phúc. Ngoài ra tỉnh Vĩnh Phúc đang xây dựng một số tuyến đường tỉnh

22
lộ với quy mô mặt cắt từ 36m trở lên đến tất cả các trung tâm Khu công nghiệp
và đô thị.
- Đường sắt: Có tuyến đường sắt liên vận (Hà Nội – Lào Cai) đi Vân Nam
(Trung Quốc) qua các huyện thị của tỉnh có chiều dài 41km có 06 ga trong đó có
ga Vĩnh Yên và ga Phúc Yên là hai ga chính.
- Đường sông: Trên địa bàn tỉnh có hai tuyến sông chính sông Lô (đoạn qua tỉnh
là 35km) và sông Hồng (đoạn qua tỉnh 50km). Trước mặt đã đảm bảo được các
phương tiện vận tải vận chuyển dưới 30 tấn. Có 03 cảng là Chu Phan, Vĩnh
Thịnh (trên sông Hồng) và cảng Như Thuỵ (trên sông Lô).
- Đường hàng không: Vĩnh Phúc liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài do vậy việc
vận chuyển, đi lại rất thuận tiện tới các nơi trên thế giới và trong nước.
e. Các nghành dịch vụ khác
- Ngân hàng: Hệ thống ngân hàng Vĩnh Phúc không ngừng đổi mới công nghệ,
tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện nối mạng thanh toán giữa các ngân hàng
trong nước và quốc tế, đảm bảo vốn cho nhu cầu vay của các thành phần kinh
tế.
- Hải quan: Hải quan Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện thuận lợi đối với các hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp. Mọi thủ tục xuất nhập được
khai báo qua mạng. Việc kiểm tra hải quan và thông quan được thực hiện tại

Vĩnh Phúc



23
2.1.3 Tình hình kinh tế
2.1.3.1 Công nghiệp
- Vĩnh phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, gần thủ đô Hà
Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, thuận lợi
cho việc hình thành, phất triển các khu công nghiệp (KCN) nói riêng và phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
- Tỷ trọng giá trị SXCN - XD sản xuất công nghiệp - xây dựng so với tổng giá
trị sản xuất và tổng thu nhập quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh tăng nhanh.
- Công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc trong những năm qua đã có bước đi
đúng hướng và tăng trưởng vượt bậc. Sản phẩm sản xuất ra cũng đa dạng hơn,
nhiều cơ sở đã đầu tư công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất,
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng đóng góp cho ngân sách địa phương.
2.1.3.2 Nông lâm thủy sản
- Nhờ có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng về cơ cấu mùa vụ, về cây
trồng, vật nuôi và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất kịp thời nên giá trị sản xuất
nông_ lâm_ thủy sản hàng năm đều tăng
2.1.3.3 Thương mại
- Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn trong việc phát triển
thương mại và dịch vụ, tạo điều kiện cho sự phát triển của tỉnh
2.1.3.4 Hợp tác đầu tư:
- Được đánh giá là một trong những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh “ top ten”
của cả nước, thời gian qua Vĩnh Phúc đã tạo nên được sức hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến hết tháng 6/2009, trên địa bàn tỉnh có
387 dự án thực hiện thủ tục đầu tư qua Ban còn hiệu lực, gồm 105 dự án FDI với
tổng vốn đầu tự là 2.065,73 triệu USD và 282 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là

17.258,60 tỷ đồng.
2.1.4 Tổng kết về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh( PCI)

24
- Điều tra PCI 2009 là “tập hợp tiếng nói” của 9.890 doanh nghiệp dân doanh
trên 63 tỉnh, thành phố của cả nước nhằm đánh giá chất lượng điều hành kinh tế
của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận
lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trên 9 lĩnh vực: Gia nhập thị
trường, Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Chi phí không
chính thức, Tính năng động, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động,
Thiết chế pháp lý.
Theo báo cáo xếp hạng, năm 2009 Vĩnh Phúc đạt 66,65 điểm, đứng trong
tốp 6 tỉnh “rất tốt”. Trong 9 chỉ số thành phần, các chỉ số về các lĩnh vực như:
chi phí gia nhập thị trường(đạt 8,38 điểm); tiếp cận và ổn định trong sử dụng đất
đai(6,93 điểm); chi phí thời gian( 6,65 điểm); chi phí không chính thức(7,00
điểm), chất lượng lao động( 5,62 điểm) và lòng tin vào thiết chế pháp lý(5,78
điểm) đã được cải thiện đáng kể. Cụ thể, về chi phí gia nhập thị trường, thời gian
đăng ký kinh doanh bình quân đã giảm từ 12,25 ngày xuống còn 10 ngày, tổng
thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính của các nhà quản lý doanh nghiệp
giảm từ 22% xuống còn 15%. Trong khi đó, thời gian trung bình của mỗi đợt
thanh tra thuế cũng giảm từ 8 giờ xuống còn 5 giờ… Kết quả này chỉ ra việc cải
cách hành chính đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, so với chỉ số PCI năm 2008,
tỉnh đã tụt 3 bậc, một số chỉ số thành phần đã có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt ở
chỉ số dịch vụ hỗ trợ kinh doanh(năm 2008 chỉ số này của tỉnh ta là 5,95 điểm,
năm 2009 chỉ số này còn 4,31 điểm). Con số đó cho thấy tỉnh cần chú trọng hơn
về việc hỗ trợ và trợ giúp thông tin, tư vấn, tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến
thương mại cho doanh nghiệp.
Năm 2009, Vĩnh Phúc vẫn dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng, đứng
đầu về chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và cơ sở hạ tầng so
với các tỉnh khác trong vùng.


25

Đồ thị so sánh điểm số PCI của tỉnh Vĩnh Phúc so với các tỉnh khác trong v
ùng.
Nguồn:
2.2 Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại Vĩnh Phúc
Đặc biệt trong năm 2008, năm có thể nói là vô cùng khó khăn của các doanh
nghiệp khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhưng tại
Vĩnh Phúc việc thu hút đầu tư vẫn đạt được những kết quả hết sức khả quan, đầu
tư nước ngoài (FDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 26 dự án đầu tư mới với
số vốn đầu tư đăng ký là 526,2 triệu USD và có 7 lượt dự án tăng vốn đầu tư,
mở rộng hoạt động SXKD với tổng số vốn tăng là 14,8 triệu USD
Năm 2009, chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh
tế Vĩnh Phúc vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương với 8,34%, GDP bình quân đầu
người đạt 24,3 triệu đồng, đặc biệt, thu ngân sách lần đầu tiên chạm mốc hơn
10.000 tỷ đồng. Toàn tỉnh thu hút 93 dự án đầu tư mới, trong đó có 8 dự án FDI
với tổng số vốn 120 triệu USD và 85 dự án DDI với tổng vốn đăng kí 6.640 tỷ
đồng. Tuy số dự án và lượng vốn đăng ký có chững lại so với năm trước nhưng
vẫn là minh chứng khẳng định Vĩnh Phúc là mảnh đất lành thu hút các doanh

×