Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các bước xây dựng môi trường làm việc hiệu quả pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.18 KB, 4 trang )




Các bước xây dựng môi
trường làm việc hiệu quả


Mọi công ty đều muốn xây dựng môi trường làm việc thoải mái, chuyên
nghiệp nhưng phải bắt đầu xây dựng từ đâu là điều khiến nhiều doanh
nghiệp lúng túng. Câu trả lời là: Bắt đầu từ việc quản lý nhân viên hiệu
quả hơn và đặt ra mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp dựa trên các nguồn
lực sẵn có.
Nếu bạn đang có tham vọng xây dựng một môi trường làm việc tốt hơn, hãy
tham khảo cách quản trị của các nhà lãnh đạo sau đây:
1. Bắt đầu với chính
mình: "Để xây dựng được môi trường làm việc thoải mái, hiệu quả với tư
cách là một nhà lãnh đạo trước tiên bạn cần hiểu biết sâu sắc về điểm mạnh
và điểm yếu của bản thân để nỗ lực để trở thành người lãnh đạo tốt nhất có
thể được. Đồng thời, bạn phải thuê được những nhân viên phù hợp có cùng
chí hướng xây dưng văn hóa công ty vững mạnh"- Robert Pasin, Giám đốc
RadioFlyer.
2. Thay đổi cách quản lý truyền thống: "Hãy đối xử với mỗi nhân viên như
một đồng nghiệp,và linh hoạt trong cơ cấu quản lý và đừng áp đặt. Nếu bạn
đã làm tốt khâu tuyển dụng thì vẫn cần tiếp tục nâng cao công tác quản lý để
hỗ trợ phát triển khả năng, đáp ứng nguyện vọng của nhân viên."- John Saaty,
Giám đốc điều hành Decision Lens
3. Thuê người giỏi nhất: “Lời khuyên tốt nhất cha tôi cho tôi khi tôi bắt đầu
bước vào kinh doanh là "Hãy thuê người thông minh hơn con”. Tôi tin nó vẫn
đúng cho đến ngày hôm nay.Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, thời
gian của bạn tại công sở sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được bao quanh bởi những
người thông minh -những người có thể chia sẻ các giá trị, nhiệm vụ, tầm nhìn


với bạn. Một nhân viên tài năng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển và
tạo ra một môi trường công sở tuyệt vời. Khách hàng cũng đánh giá cao
những nhân viên thông minh. Do đó, càng tìm được nhân viên giỏi, doanh
nghiệp của bạn sẽ càng vững mạnh "- Lauren Dixon, Giám đốcđiều hành
Dixon Schwabl.
4. Thấu hiểu và chia sẻ: "Mỗi nhân viên đều có những điều trong cuộc sống
riêng mà họ xem trọng hơn công việc. Nếu bạn không nhận ra điều này, bạn
sẽ đánh mất sự kết nối trong mối quan hệ với nhân viên cấp dưới. Nhận ra và
nắm bắt được những mối quan tâm này, bạn sẽ tiến đến một mối quan hệ cùng
có lợi. - Tim Storm, Giám đốc điều hành - người sáng lập FatWallet.
5. Khơi gợi động cơ làm việc tích cực, có tính xây dựng: "8 trong số 10
nhân viên hăng hái đến làm việc vào buổi sáng nhưng tới bữa ăn trưa thì chỉ
còn 4 người có thể tập trung. Đây là kết quả của môi trường làm việc, không
chỉ là vấn đề về thể chất mà còn do mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
Hãy luôn dẫn dắt nhân viên của bạn bằng một tầm nhìn rõ ràng, hỗ trợ nguồn
lực đầy đủ và quan trọng nhất - khen thưởng và công nhận giá trị của họ.
Thúc đẩy nhân viên bằng lối suy nghĩ và các động cơ tích cực "- Tim
Hohmann, Giám đốc điều hành, AutomationDirect.
6. Tôn trọng và duy trì những giá trị cốt lõi: "Bạn và cộng sự phải luôn có
trách nhiệm với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Dù nhân viên đó có mang về
cho công ty bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì việc phá hỏng các giá trị cốt lõi
không giúp công ty của bạn tồn tại vững chắc. Bạn chỉ cần một hệ thống giá
trị duy nhất"- Jim Rasche, Giám đốc điều hành Kahler Slater.
7. Bắt đầu ngay hôm nay: “Đừng chờ đợi. Hãy bắt đầu việc cải tổ ngay hôm
nay. Phát bảng điều tra cho nhân viên hiện tại, phỏng vấn trực tiếp các ứng
viên mới và đưa ra các tiêu chuẩn ứng xử rõ ràng dựa trên khả năng và
nguyện vọng của nhân viên”. Quint Studer, CEO and founder, Studer Group.



×