HIỆN ĐẠI - ĐƯƠNG ĐẠI VỚI
TRUYỀN THỐNG DƯỚI GÓC NHÌN
TRIẾT HỌC, LỊCH SỬ
một tác phẩm của Richard Phillips
Tác phẩm “Phê phán tính hiện đại” (critique de la modernité) của nhà xã hội
học nổi tiếng người Pháp Alain Touraine, có tính tổng kết về tính hiện đại.
Tác giả phân tích những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ với truyền thống
dưới góc độ triết học. Nó giải đáp một phần câu hỏi: Tính hiện đại, đương
đại là gì? Tại sao bị xem xét lại, bị từ bỏ, hoặc định nghĩa lại? Cùng với
Alain Touraine, nhà khoa học người Mỹ nổi tiếng Jared Diamond, giáo sư
sinh lý học y khoa Cahfornia Los Angeles, viết cuốn “Sụp đổ” (Collapse)
nói về sự hủy diệt của các nền văn minh, dưới góc nhìn l
ịch sử, cảnh báo với
con người hiện đại. Xin giới thiệu ít nét để chúng ta cùng tham khảo.
Hội họa giá vẽ, tượng, bục bệ, vốn đã từng giữ vị trí danh dự trong mĩ thuật
trải qua nhiều thế kỷ, nay dường như đang nhường địa vị ấy cho những loại
hình nghệ thuật mới - như Sắp đặt, Trình diễn, Video art ?
Cách mạng truyền thông bùng nổ đã đưa lịch sử nhân loại sang một trang
mới, những bước tiến dài, đột ngột. Đời sống tiện nghi tiêu dùng đại chúng,
nhanh chóng đã chi phối và sản sinh ra một nền nghệ thuật mới đại chúng đi
cùng với nó. Nhưng đằng sau sự phát triển ấy có biết bao thách thức đang
đặt ra. Mấy ai đã nhìn thấu sự thực vinh quang, tự hào, nhưng cũng không ít
cảnh báo? Đặc biệt với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức Từ
chỗ tạo cho con người một đời sống hạnh phúc no đủ đã đến mức bão hòa,
trở nên nhàm chán, mệt mỏi đến cô đơn. Giờ đây ai cũng muốn đi tìm ngu
ồn
suối mát tắm gội cho những tâm hồn nóng bỏng, khô cằn đã kiệt sức vì
những cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, tài chính của nền
công nghệ mới, hiện đại.
ở Việt Nam cũng xuất hiện những loại hình nghệ thuật mới v
à kéo theo nó là
một đời sống tiện nghi tiêu dùng đại chúng, nổi bật là lớp trung lưu đang
phất lên nhờ kinh tế thị trường mở rộng. Nhưng khác với phương Tây, Việt
Nam vừa thoát ra từ hai cuộc chiến tranh vệ quốc ác liệt, vừa phải hàn gắn
vết thương, vừa phải xây dựng phát triển đất nước, nhằm theo kịp nhịp độ
phát triển của khu vực và quốc tế. Nó đang trên đường công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, nhưng nói theo nhận định của Alain Touraine thì nó là “hiện
đại bị ép từ bên ngoài vào”. Tuy nhiên, nó vẫn có những cuộc giao lưu hòa
đồng đầy thành thực và nhiệt tình với thế giới bên ngoài. Cuộc Liên hoan
Mỹ thuật trẻ 2007 tại Trung tâm Mỹ thuật Hà Nội là một dẫn chứng điển
hình.
Nhưng để cái đẹp mới, ngoài giá vẽ, đi vào cuộc sống đại chúng, vẫn còn
một khoảng cách nan giải, chưa dễ gì. Lấy dẫn chứng về cuộc trình diễn
Trong không gian công cộng của nhóm Plackart do họa sĩ Phạm Văn Trư
ờng
làm trưởng nhóm với sự tham gia của các họa sĩ trẻ ba thành phố lớn Hà N
ội
- Huế - Sài Gòn vừa diễn ra cuối năm 2007 là một dẫn chứng. Mấy ai đã dễ
tán thưởng những hình ảnh trình diễn này: 1/ Một chàng trai quần bò -
may ô
ba lỗ, chân xếp bằng, thản nhiên ngồi trên đường tầu tự vẽ mặt mình với đôi
mắt rộng và chiếc mồm ngoác ra. 2/ Một phụ nữ khỏa thân ngồi, hai tay hai
chân khép lại, đầu cúi xuống dáng vẻ suy tư, cô đơn như một pho tượng
sống; ngang vai là một bàn tay đang như “bắt quyết trừ tà”. 3/ Một chàng
trai mình trần - quần xà lỏn ngồi giữa đống rác phế thải. Một người khác
đang cầm xô nước dội trên đầu anh ta Tất cả đều được trình diễn giữa ban
ngày, trên đường phố đông đúc người xe qua lại. “Với mong muốn nghệ
thuật - cuộc sống - người nghệ sĩ - công chúng thường, từ những không gian
mở, hay một ngõ hẻm nơi sự đa dạng văn hóa đang hiện tồn ngay tại địa
phương mình. Nơi sự thông minh, tri thức nhiều cấp độ và những ý tưởng
thích nghi sẽ được dịp nảy mầm Nghệ thuật tự nhiên như cuộc sống ” -
Diễn giải thuyết minh về cuộc trình diễn. (Trọng Đoan. An ninh Thủ đô số
160, ngày 9/12/2007).
Với Việt Nam, đất nước của nghìn năm văn hiến, 90% là nông dân kiêm thợ
thủ công làng xã. Văn minh đô thị chỉ chiếm một phần rất nhỏ thì mặc dù t
ốc
độ hóa đô thị đang được đẩy mạnh đến phi mã, nhưng cái gốc văn hóa - tâm
linh dân tộc của Đạo Gia tiên ông Bà, tiếp đến là Phật giáo, Nho giáo đư
ợc
xem như quốc giáo, đã ăn sâu bén rễ vào tiềm thức truyền đời của con ngư
ời
dân tộc. Làm sao mới hơn 20 năm đổi mới, hội nhập đã kịp thích nghi?
Ngay cả với giới văn nghệ sĩ - trí thức cũng thường xuyên bị phân hóa.
Không lên án, ngược lại rất tôn trọng sự lao động, sáng tạo của người nghệ
sĩ. Bởi ai cũng biết nó không chỉ dừng lại một cách hữu hạn những pha trình
diễn, mà ở phạm vi rộng nó còn muốn nói lên một quan niệm mới lớn hơn
nhiều: Muốn tiến bộ con người phải không ngừng đổi mới, phải vượt lên
chính mình trong sáng tạo, suy nghĩ và hành động.
Nhưng hiện đại - đổi mới với các nước thế giới thứ ba - á Phi - là phải giữ
được cái gốc văn hóa lâu đời của mình. Trên cơ sở ấy mà hội nhập phát
triển. Dân tộc và quốc tế với họ như phạm trù cặp đôi không thể tách rời. B
ài
học Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ thật quý giá cho Việt Nam
trên đường đổi mới.
Xin tham khảo một số lý giải và định nghĩa về hiện đại - đương đại của
Alain Tourain: “Chủ nghĩa tự do mới duy lý tin vào sự thay đổi và ch
ủ nghĩa
chủ quan hậu hiện đại lắp ghép bằng những cách kết hợp dấu hiệu của các
nền văn hóa đã qua Cách duy nhất để tránh sự tan vỡ của xã hội hiện đại l
à
thừa nhận rằng tính hiện đại - đương đại không thể dựa vào hoàn toàn h
ợp lý
hóa, ngay từ đầu nó đã được xác định tách rời - nhưng cũng là sự bổ sung
lẫn nhau - của lý trí và chủ thể, nói đúng hơn là của sự hợp lý hóa, chủ thể
hóa.
Tác giả đã đưa ra một nhận định quả quyết: Chúng ta không còn tin vào tiến
bộ nữa. Chúng ta không còn tin rằng sự giàu lên sẽ kéo theo nó dân chủ hóa
và hạnh phúc nữa. Tiếp nối hình ảnh giải phóng của lý trí và vấn đề đáng lo
ngại về sự hợp lý hóa tập trung ở chóp bu của quyền lực quyết định. Chúng
ta ngày càng sợ rằng sự tăng trưởng phá vỡ mất những cân bằng tự nhiên
căn bản, làm tăng thêm những bất bình đẳng ở trình độ thế giới, áp đặt lên
tất cả mọi người một cuộc sống chạy đua kiệt sức tới sự thay đổi. Đằng sau
những lo ngại ấy đang hiện ra một sự hoài nghi sâu xa hơn: Loài người phải
chăng đang phá bỏ sự liên kết của nó với tự nhiên, đang trở thành dã man
khi nó tưởng rằng đã được giải phóng khỏi những bó buộc truyền thống và
đã làm chủ số phận mình?
Không một sự trả lời nào có thể xóa bỏ sự tách biệt giữa con người và tự
nhiên mà chúng ta đang trải qua, vừa như một sự giải phóng, vừa như một
mối đe dọa. Sức mạnh tập thể của chúng ta đã trở thành to lớn đến mức
chẳng còn biết thế nào là sống hòa hợp với tự nhiên nữa. Hầu như tất cả từ
ăn uống đến chơi bời, qua những máy móc, đều là s
ản phẩm của khoa học kĩ
thuật, và gần như ch
ẳng có ai muốn ngừng lại cuộc chạy đua khám phá khoa
học mà chúng ta đang chờ đợi những điều tốt lành ở đó. Đồng thời chúng ta
cũng cảm thấy rằng quyền lực có mặt khắp nơi và xã hội được điều tiết bởi
những đòi hỏi của cạnh tranh kinh tế, những chương trình của những nhà l
ập
kế hoạch hay những chiến dịch quảng cáo hơn là bởi những thể chế dựa vào
luật pháp và đạo đức. Xã hội vừa là kỹ thuật, vừa là quyền lực, vừa là phân
công lao động, vừa là tập trung các nguồn lực, đang trở thành ngày càng xa
lạ với những giá trị và những yêu cầu của tác nhân xã hội giữa hệ thống v
à
tác nhân, mọi sự tương quan dường như đã biến mất. Chúng ta không còn
thuộc vào một xã hội, một giai cấp xã hội hay một dân tộc nữa, khi mà đời
sống chúng ta một phần bị quyết định bởi thị trường thế giới, và một phần
khác thì bị nhồi vào một thế giới đời sống cá nhân, những liên h
ệ giữa các cá
nhân và những truyền thống. văn hóa. Sự lo ngại rất đúng (của Daniel Bell)
về sự suy thoái của những xã hội trong đó sản xuất, tiêu dùng và quản lý
chính trị là những thế giới tách biệt, được điều tiêu bằng những chuẩn mực
trái ngược nhau. Trong khi thị trường thay thế cho những chuẩn mực xã hội
và những giá trị văn hóa bằng sự cạnh tranh, thì những hành vi cá nhân thay
thế cho sự tham gia xã hội bằng sự ám ảnh về căn tính, và các xã hội chúng
ta thì biến thành những tập hợp ngày càng ít được phối hợp hơn của những
tập thể, những văn hóa nhỏ và những cá nhân. Giống như căn tính tập thể và
cá nhân nằm mong manh trong một thế giới mở ra cho tất cả các ngọn gió
của thị trường, giữa thương trường và đời sống riêng tư đang mở ra một
vùng đất trắng trong đó người ta còn nhìn thấy những hoang tàn của đời
sống chính trị và bạo lực thì sự ngự trị theo những bước lùi của xã hội hóa
Jaret Diamond, giáo sư sinh lý học y California như sự hưởng ứng thật vô
tình, đã viết tiếp, và đã được các nhà bình luận, các hãng thông tấn lớn
hưởng ứng: “Từ pho tượng đá ma quái trên đảo Phục Sinh tới thành phố
Maya đổ nát ẩn sâu trong rừng già, bao tàn tích bí ẩn của những thế giới đã
bị hủy diệt và của những nền văn minh đã biến mất vẫn tiếp tục ám ảnh
chúng ta. Tại sao các xã hội hùng mạnh như vậy lại sụp đổ? Và liệu một
ngày nào đó những tòa nhà chọc trời của chúng ta có đứng lạc lõng và b
ị cây
rừng bao phủ như những ngôi đền cổ xưa không? Jared Diamond đã đưa
chúng ta vào một cuộc hành trình đậm chất sử thi, đi khắp thế giới, xuyên
suốt lịch sử của nhân loại và tới tương lai, đ
ể khám phá, chúng ta sẽ sống sót
như thế nào khi ngày mai tới.” “Nếu bỏ qua lịch sử, chắc chắn chúng ta sẽ
tái diễn những sai lầm trong quá khứ. “ (People) “Một học vấn uyên bác lạ
thường, độc đáo, khi liên tư
ởng sự hỗn loạn của thời kĩ thuật số hóa hiện nay
với buổi đầu đất đai bị khai thác kiệt quệ trong quá khứ xa xôi. Một nền văn
hóa sẽ như thế nào, nếu mọi tác giả đều hiểu biết sâu sắc như vậy (Sụp đổ
Jared Diamond. NXB Tri Thức 2006)
Gần đây, trên Tạp chí Mỹ thuật và Tạp chí Tia Sáng đã có những ý kiến đề
xuất rất chân thành, dù còn thăm dò, rằng “Văn hóa - nghệ thuật và sự bao
dung thế hệ”, “Những dòng sông phải hộp lưu về biển cả” - phải có và cần
có một nền nghệ thuật đại đồng. Bây giờ ngư
ời họa sĩ đến miền đất hay quốc
gia dân tộc nào, họ đều tự cảm thấy như nhà của mình “đến đâu là nhà, ngả
đâu là giường”. Họ đồng cảm và lao động sáng tạo hết mình ở nước sở tại.
Đâu có còn ranh giới nữa? Một giấc mơ thật đẹp và chân thành. Nhưng thực
tế như lịch sử đã chứng minh, đâu đã dễ thuận chiều? Mâu thuẫn xã hội vẫn
ngày càng diễn ra gay gắt: Sự ngăn cách giàu nghèo ngày càng cách biệt.
Chiến tranh hận thù sắc tộc, tôn giáo, địa lý không giảm. Tài nguyên ngày
một cạn kiệt. Môi trường bị hủy diệt. Trái đất đang ấm dần lên. Bão, lũ,
băng tan tàn phá. Các khẩu hiệu kêu gọi, dù khẩn thiết, vẫn dễ bị biến thành
hình thức. Tất cả đều tùy thuộc vào con người.
Lịch sử của tính hiện đại - đương đại là lịch sử của sự khẳng định lý trí và
chủ thể đi liền nhau Hiện đại hóa đòi hỏi sự cắt đứt, nhưng cũng đòi hỏi
tính liên tục. Nếu cắt đứt hoàn toàn thì hiện đại hóa chỉ đến từ bên ngoài,
bằng sự chinh phục, và lúc đó nên nói đó là sự thực dân hóa, hay sự lệ thuộc
đúng hơn là tính hiện đại. Nếu trái lại, đó là tính liên tục thì không thể trở
thành cái khác được, vẫn bất động và ngày càng kém thích nghi với m
ột môi
trường đang thay đổi. Một ví dụ điển hình, tích cực là Tây Âu cũng nh
ư Hoa
Kỳ họ đã đem lại những tấm gương vững chắc về sự liên kết, sự thay đổi và
tính liên tục, và trong một thời gian dài, nhiều nước xã hội dân chủ như
Thụy Điển, đã biết kết hợp, mở cửa kinh tế và duy trì một sư kiểm soát dân
tộc đối với các tố chức xã hội và văn hóa. Sự lệ thuộc lẫn nhau của chủ thể
cá nhân và sự bảo vệ cộng đồng đã đưa tới một tư tư
ởng trực tiếp đối lập với
tư tưởng đã từng thống trị đời sống trí tuệ.
Sự vận động hiện đại hóa càng mở rộng, thì tính hiện đại càng tác động ồ
ạt tới những nền văn hóa và những xã hội không thể thích nghi với nó, phải
chịu đựng nó hơn là sử dụng nó”
Vì những lý do trên, nhà triết học Han Jonas (1903 - 1993) đã viết: “Trách
nhiệm đi trước tự do, vì người ta không được tự do để đặt hay không đặt
trách nhiệm vào trong trung tâm của thực tiễn, chừng nào người ta vẫn còn
bị thực tiễn túm lấy và bắt buộc Con người có thể gây ra sự biến mất của
loài người (chẳng hạn có một thảm họa hạt nhân) loài người tương lai sẽ
không còn bao gồm những chủ thể tự do đạo đức nữa (trong trường hợp con
người có thể thay đổi bản chất của mình bằng con đường kĩ thuật sinh học)”
(Dominique Folscheid - Que sais Je? (Tôi biết gì?). Các triết thuyết lớn.
NXB Thế giới. 2002 Dịch theo bản tiếng Pháp Les grandes Philosophies).
Không bảo thủ, biết lắng nghe và lường trước được những hậu họa đang r
ình
rập để lựa chọn, để khẳng định mình. Đó chính là văn hóa, là phát triển. Bởi
văn hóa luôn là sự lựa chọn giữa đúng và sai, tốt và xấu, vì vậy, hạnh phúc
hay bất hạnh của con người đều do chính con người tạo ra và lựa chọn. Và
lịch sử cứ hướng về phía trước, do con người làm chủ. Nếu con người có
trách nhiệm và đạo đức cộng với sự sáng suốt của chính mình, ấy là hạnh
phúc của lý tưởng cái đẹp mà lịch sử đem lại.
Trần Thức