Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TẢN MẠN VÀI SUY NGHĨ CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CON ĐƯỜNG GỐM SỨ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.28 KB, 5 trang )

TẢN MẠN VÀI SUY NGHĨ CỦA
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CON
ĐƯỜNG GỐM SỨ

Bùi Viết Đoàn:

Khi tôi tham gia vào dự án này, cảm nhận đầu tiên đó là sự thích thú về một
loại hình nghệ thuật công
cộng (vốn đã có nhiều ở nước ngoài) nhưng còn khá ít ở Việt nam. Nghệ
thuật mosaic là một loại hình nghệ thuật có đẳng cấp, sự kết hợp của các
mảnh mosaic nhỏ để tạo nên vẻ đẹp hoành tráng cho các công trình công
cộng. Dẫu biết rằng từ ý tưởng tới hiện thực là một quãng đường rất dài
nhưng bởi vì với niềm đam mê nghề nghiệp c
ộng với sự khát khao thể hiện ý
tưởng của họa sĩ Thu Thủy nên mọi khó khăn về điều kiện vật chất tài chính
chúng tôi đều cố gắng vượt qua. Chúng tôi phải cố gắng tìm tòi phương
pháp thể hiện ngoài công cộng làm sao cho mới lạ và đảm bảo độ an toàn
cho các công trình công cộng.Những bước đi chập chững đầu tiên cho đoạn
demo và cũng như những đoạn sau này.
Khi nghĩ về những đoạn thể hiện cho nghệ thuật đương đại, tôi chợt nhớ tới
câu nói của một nhà phê bình nước ngoài : “Cái các bạn đang làm đó chính
là đương đại “
Vậy đương đại đâu phải là cái gì quá xa vời, chỉ cần có tâm, trách nhiệm
trước nghệ thuật là đủ. Và hy vọng những đoạn đương đại sẽ thể hiện cái
tâm, cái suy nghĩ của thế hệ họa sĩ trẻ bây giờ.

Đỗ Quốc Vị:
Thường thường trong những lúc vẽ hoặc nặn tượng, trong tâm trí tôi vẫn vịn
vào một vài câu nói mà theo ý của mình cho là cần thiết để dẫn dụ bản thân:

“Tác phẩm nghệ thuật là một dẫn đạo trầm tư, mà không bởi phương tiện


của hình thức bên ngoài…” nó “ Khơi gợi và hiện diện… cho đến dấu hiệu
đặt nơi biên giới và vực thẳm bản thân trong những chặng đường phiêu lưu,
mù tối để tìm đến ánh sáng, tìm đến của tri thức và của Thượng Đế như giản
dị là một danh gọi…”
Cộng hưởng cùng với những ý tưởng đó là những ý nghĩ miên man của tôi
“… Dường như là để trả lời cho những câu hỏi trong thể xác và tâm hồn của
chính mình… Dường như là để trấn an cho sự sống thật…, Dường như là
những miền hân hoan của những nỗi đau cần phải được sẻ chia…”
Chính vì thế nên đối với ý tưởng “con đường gốm sông Hồng” đề án của
Nguyễn Thu Thuỷ việc đó đã mở ra trước tôi thật sự là một con đường đầy
hân hoan… Một con đường dẫn đạo … để một lần nữa thử thách lại chính
mình, bất chấp biết trước đó là đầy rủi ro và gian khó. Bởi việc này chẳng
những thách đố chúng tôi về quy mô hiện diện của nó trong một bối cảnh
đầy phức tạp. Song đối với gốm thì càng cần phải có lửa để thử thách. Điều
này lại càng hấp dẫn chúng tôi hơn.
Và chúng tôi chỉ còn biết “giữa muôn người ta bước… nghe lênh đênh con
đường…”

Lê Huy Tiếp:
Sau khi xem tài liệu về dự án thiết kế, thể hiện tranh ghép gốm dọc đường đ
ê
sông Hồng. Là một họa sĩ đã từng học tập nghiên cứu chuyên ngành v
ề tranh
tường tại nước ngoài tôi rất thích thú và hoan nghênh ý tưởng của dự án n
ày.
Theo tôi đây là một dự án khả thi để Thủ đô Hà Nội có một công trình nghệ
thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long cũng như để lại lâu dài d
ấu ấn văn hoá
của thời đại chúng ta góp phần tăng cường sự hấp dẫn của thủ đô bằng cảnh
quan nghệ thuật. Đó cũng là sự giáo dục thẩm mỹ, văn hoá cuộc sống đối

với mọi người dân thủ đô bằng môi trường thẩm mỹ thị giác.
Xin lưu ý các họa sĩ thực hiện dự án một số điểm sau:
- Đây là một tác phẩm nghệ thuật gắn liền với môi trường sống, giao thông
công cộng vì thế sự đòi hỏi sự gắn chặt chức năng th
ẩm mỹ đi liền phụ thuộc
với các chức năng của môi trường kiến trúc, giao thông. Nội dung hình thức
trang trí có thể thay đổi theo từng không gian phù hợp với kiến trúc, chức
năng giao thông của từng đoạn đường (đi bộ, cao tốc, cầu vượt ) tạo nên sự
hài hoà, hấp dẫn của tác phẩm mà không ảnh hưởng đến môi trường không
gian, an toàn giao thông mà ngược lại đưa l
ại cho ta một không gian mới gắn
kết các chi tiết kiến trúc xung quanh tạo nên một không gian thẩm mỹ có tác
động tích cực đối với những người tham gia giao thông.
- Là một tác phẩm với kích thước lớn thể hiện bởi nhiều họa sĩ, trong một
thời gian dài cũng như những yêu cầu thay đổi hình thức và nội dung của
từng đoạn. Vì vậy sự đòi hỏi có sự hài hòa về tổng thể là điều hết sức quan
trọng. ở đây cần có sự chuyển tiếp mềm mại và hợp lý về hình thức và nội
dung của từng phần tác phẩm do các họa sĩ thiết kế.
Tôi cũng rất hoan nghênh ý tưởng xã hội hoá trong việc thiết kế và thể hiện
dự án này và hy vọng một tác phẩm nghệ thuật với chất liệu vĩnh viễn sẽ
không chỉ làm cho môi trường giao thông kiến trúc đô thị Hà Nội lành m
ạnh,
đẹp hơn mà còn đóng góp một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng cho kiến
trúc và môi trường Việt Nam đầu thế kỷ XXI.

×