Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tìm hiểu về thóp của trẻ sơ sinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.16 KB, 4 trang )


1
Tìm hiểu về thóp của
trẻ sơ sinh

Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng thóp của trẻ lại có thể phản
ánh tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể trẻ.
Đầu của trẻ sơ sinh thường có hình dạng là lạ và khác nhau, có trẻ đầu rất
dài khi mới được sinh ra. Tạo hóa thật có lý khi tạo cho xương sọ của bé và
các đường nối của chúng một sự cử động nhất định. Trong quá trình sinh ra
đầu của bé s
ẽ thay đổi hình dạng, bằng cách đó bảo vệ cho não bộ khỏi áp
lực quá lớn.

Sau khi bé ra đời những chiếc xương di chuyển dần dần trở về chỗ của mình,
và sọ của bé lại có hình dáng "bình thường". Thóp của bé tiếp tục bảo vệ sức
khỏe cho bé, bảo vệ não bộ khỏi bị căng thẳng qúa mức và đôi khi cũng cho
tín hiệu về những vấn đề không ổn nho nhỏ trong tình trạng sức khỏe của bé.
Thóp là gì và thời điểm đóng thóp

2

Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết.
Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở
hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác
giữa xương đỉnh và xương chẩm.
Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay
đổi từ 0,6 - 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và
đủ tháng tương tự nhau.Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ

bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép


kín.
Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là
gần 14 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỉ lệ
đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã
đóng thóp.
Thực sự trên đầu bé không chỉ có 2 thóp, mà có tới 6 thóp. Nhưng 4 cái (hai
đôi bên) đã khép kín lại trong mấy tuần cuối của thời kỳ mang thai.



Chức nă
ng của thóp

3


Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện
một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất
bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ nó bị ép chặt lại. Nếu không có
các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu
trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Thóp có hình bình hành, kích thước t
ừ 0,5 x 0,5 tới 3x3cm. Sự khác nhau
giữa kích thước tối thiểu và tối đa khá lớn, do vài nguyên nhân. Thứ nhất
phụ thuộc vào kích thước đầu của bé, nếu đầu bé to" chắc sẽ có thóp to. Di
truyền cũng là một yếu tố. Nhưng vai trò chính nhất là thực đơn của người
mẹ trong giai đoạn mang bầu. Nếu người mẹ ăn đồ chứa canxi thì kích thước
thóp của bé khi sinh ra sẽ nhỏ. Nếu ngược l
ại, thóp thường ở mức to. Thóp

có tác dụng như cái đệm bảo vệ bé khỏi chấn thương não khi bé ngã.

Sờ vào thóp trẻ có ảnh hưởng gì không?

4

Khoa học cũng khẳng định điều đó: não của bé, tạm thời chưa được lấp kín
bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp
các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp
cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi). Ngoài ra, khoảng không gian giữa các
lớp bọc đầy chất lỏ
ng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối
cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, cha mẹ không cần phải lo
lắng khi vô tình chạm phải thóp của bé và cảm nhận được nhịp đập của thóp
trẻ. Tạo hóa đã ban cho các bé điều kỳ diệu này để bảo vệ não bộ và nó sẽ
hoàn thiện cùng với quá trình hoàn thiện của não bé.

×