Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mua nhượng quyền: Những điều cần biết potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.09 KB, 5 trang )

Mua nhượng quyền: Những điều cần biết
Cốt lõi của việc nhượng quyền kinh doanh là để khách hàng có trải
nghiệm tương tự ở tất cả các địa điểm mà thương hiệu xuất hiện. Nhưng
trên thực tế có trường hợp người nhận nhượng quyền chỉ tuân thủ một
phần nguyên tắc hoạt động của hệ thống. Người nhượng quyền phải làm
gì trong trường hợp này?
Khi những người nhận nhượng quyền không làm theo hệ thống hoặc chỉ
chọn lựa một số khâu trong hệ thống nhượng quyền sẽ có 2 ảnh hưởng rõ
rệt:
- Khách hàng không nhận được trải nghiệm giống nhau ở những thời điểm
khác nhau hay những địa điểm khác nhau.
- Bên nhận nhượng quyền sẽ không thể tận dụng những kết quả của chính họ
cho doanh số hay lợi nhuận.
Những ảnh hưởng này cần được truyền đạt rõ ràng đến bên nhận nhượng
quyền bằng nhiều cách nhất và thường xuyên nhất có thể.
Tại sao điều này xảy ra? Tại sao những người nhận nhượng quyền lại hủy
hoại thành công của chính họ?
Hệ thống không thể phát triển nếu như không có sự thống nhất
Có một số lý do:
- Người nhận nhượng quyền không nhất trí hoàn toàn với tầm nhìn của công
ty và tầm nhìn về khách hàng.
- Quá trình tuyển lựa người nhận nhượng quyền của công ty nhượng quyền
thiếu hiệu quả.
- Những kỳ vọng của công ty nhượng quyền không được truyền đạt hoặc
không được truyền đạt rõ ràng đến người nhận nhượng quyền.
- Thiếu các quy trình, chính sách, thủ tục và khuyến khích rõ ràng quy định
trong Bản hướng dẫn hoạt động.
- Quá trình liên lạc với người nhận nhượng quyền không tập trung vào cam
kết thương hiệu và tầm quan trọng của các hệ thống nhất quán.
- Người nhận nhượng quyền không hiểu rõ ràng toàn bộ ảnh hưởng của hành
động của họ đối với hoạt động tại địa điểm của họ cũng như là ảnh hưởng


đối với toàn hệ thống.
- Người nhận nhượng quyền có thể cảm thấy các hệ thống không có sẵn và
khi đó họ lấp đầy khoảng trống bằng cách tạo ra hệ thống và quy trình của
riêng họ.
- Không có hệ thống sẵn có để truyền đạt ý tưởng từ người nhận nhượng
quyền để cải thiện công việc kinh doanh.
- Người nhượng quyền không làm gì để đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn
hệ thống.
Những hành động gì nên được thực hiện?
Người nhượng quyền cần có một hồ sơ rõ ràng về người nhận nhượng quyền
và tuyển chọn một cách thông minh bằng cách theo sát hồ sơ đó. Ngoài ra,
phải nhận biết được các khoảng trống còn tồn tại để có thể sửa chữa và đảm
bảo rằng các hệ thống, quy trình và chính sác được xác định rõ ràng, để
những người nhận nhượng quyền không phải lấp đầy các kẽ hở.
Đối với những người nhận nhượng quyền hiện tại, cần có một cuộc đàm
thoại nghiêm túc để hướng mọi người đến sự tuân thủ các tiêu chuẩn hệ
thống. Những người nhận nhượng uyền cần hiểu ý nghĩa của việc là một
phần của hệ thống và tầm quan trọng của việc làm theo hệ thống. Tuy nhiên,
để bắt đầu cuộc đàm thoại này, người nhượng quyền cần đảm bảo rằng tất cả
các hệ thống được xác định rõ ràng và sẵn sàng bao gồm bất cứ khóa đào tạo
cần thiết nào cho người nhận nhượng quyền và nhân viên của họ.
Một khi đã truyền đạt các kỳ vọng, cung cấp một phương thức để những
người nhận nhượng quyền làm theo và cung cấp khóa đào tạo cần thiết cho
người nhận nhượng quyền và đội ngũ của họ để thực hiện, người nhượng
quyền cần bảo vệ hệ thống bằng cách bắt buộc người nhận nhượng quyền
tuân thủ các tiêu chuẩn hệ thống.
Hệ thống không thể phát triển nếu như không có sự thống nhất, theo đó,
thương hiệu bị đe dọa, và bạn cần bảo vệ nó.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam đang thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà đầu tư. Nếu bạn đang đứng trước lựa chọn mua

nhượng quyền, những thông tin, kiến thức sau sẽ rất hữu ích.
* Hỏi: Tôi có thể thương lượng phí nhượng quyền không?

- Harish Babla - Managing Partner nhuongquyenvietnam.com trả lời:
Các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền thường được chuẩn hóa càng
giống nhau càng tốt, cho tất cả mọi đối tượng trong toàn hệ thống nhượng
quyền thương mại. Do vậy, thông thường bạn không có nhiều cơ hội thương
lượng để thay đổi phí nhượng quyền trong hợp đồng.

Điều này hoàn toàn đúng với những hệ thống nổi tiếng và chuẩn hóa lâu
năm, bên nhượng quyền luôn từ chối thương lượng về mức phí nhượng
quyền ban đầu hay phí nhượng quyền hàng tháng.
Tuy nhiên, đối với những hệ thống nhượng quyền mới, hay những thương
hiệu muốn vào một thị trường mới, khi bên nhượng quyền quá mong muốn
tham gia thị trường để chiếm thị phần, thì khả năng thương lượng về mức
phí nhượng quyền có thể xảy ra.
Một số nhà nhượng quyền có thể đồng ý giảm mức phí nhượng quyền ban
đầu, hay miễn phí nhượng quyền hàng tháng trong khoảng thời gian ban đầu
để hấp dẫn và khuyến khích bên nhận nhượng quyền.
Bạn cũng nên cẩn thận với những hệ thống sẵn sàng giảm phí nhượng quyền
một cách liều lĩnh. Bên bán nhượng quyền nên có sự tin tưởng vào mô hình
kinh doanh của chính họ và chọn lọc bên mua nhượng quyền một cách khắt
khe. Một khoản giảm phí nho nhỏ có thể làm cho hai bên hài lòng và đi đến
thỏa thuận, nhưng việc xây dựng niềm tin lâu dài mới là điều quan trọng hơn
cả.

* Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đổi ý trong một thời gian ngắn sau khi ký
hợp đồng nhượng quyền?

- Luật sư Bùi Hồng Ngọc (Indochina Consult) trả lời: Bạn đừng bao giờ

tham gia vào một hệ thống nhượng quyền nếu bạn chưa tự tin là mình muốn
tham gia, chưa có đầy đủ khả năng hoặc chưa thu thập đủ thông tin.

Nếu phía nhượng quyền cố hối thúc bạn ký hợp đồng hoặc nói với bạn rằng
có một đối tượng khác đang mong muốn ký hợp đồng này, thì bạn càng nên
cẩn trọng và điều tra thêm về hệ thống đó cho đến khi bạn chắc chắn mình
đã hiểu rõ.

Lý do để bạn phải chắc chắn trước khi đặt bút ký vào hợp đồng là vì bạn
hoàn toàn không có cơ hội rút lui khi bạn đột ngột đổi ý. Có một số hợp
đồng nhượng quyền có thời hạn cho phép rút lui rất ngắn, thông thường là 7
ngày gọi là khoảng thời gian “cooling off”, nhưng trường hợp này rất hiếm
và thường xảy ra trước khi trả phí nhượng quyền.

Thông thường các hợp đồng nhượng quyền có thời hạn là 5 năm hoặc hơn,
cả bên nhượng quyền hay bên nhận nhượng quyền đều không có quyền
chấm dứt hợp đồng, ngoại trừ một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng hợp
đồng.

Chắc chắn là trong tất cả các hợp đồng nhượng quyền đều không cho phép
bên nhượng quyền rút lui một cách đột ngột ngay sau khi đã được bên
nhượng quyền đào tạo và chuyển giao bí quyết kinh doanh.
Nếu bên nhận nhượng quyền rút lui bất ngờ sau khi được chuyển giao bí
quyết kinh doanh, bên nhượng quyền dĩ nhiên sẽ không trả lại phí nhượng
quyền ban đầu và có thể kiện bên nhận nhượng quyền ra tòa.
Bên nhận nhượng quyền có thể phải bồi thường phí tổn cho hệ thống bằng
tiền phí nhượng quyền hàng tháng (đáng lẽ phải trả) nhân với một khoản
nhất định. Hợp đồng nhượng quyền không tạo cơ hội cho bên nhận nhượng
quyền rút lui một cách đột ngột.


* Hỏi: Tôi có thể đồng thời vừa làm công việc cũ mà vừa mua một kinh
doanh nhượng quyền mới không?

- TKLee - International Partner nhuongquyenvietnam.com trả lời: Điều
đó có thể xảy ra đối với một số hệ thống nhượng quyền nhưng không được
khuyến khích. Cũng tương tự như việc thành lập một cơ sở kinh doanh mới,
mua một cơ sở nhượng quyền đòi hỏi bạn phải toàn tâm, toàn ý và cam kết
dành đầy đủ thời gian và khả năng cho nó.

Một số hệ thống nhượng quyền có thể đòi hỏi bạn tham gia đào tạo ban đầu
từ vài tuần lễ đến vài tháng, do vậy bạn khó có thể vừa đi làm vừa tham gia
đào tạo được. Những năm đầu tiên là thời gian khó khăn nhất để bạn hiểu
hết toàn bộ hệ thống hoạt động cũng như đưa cơ sở kinh doanh của mình đi
vào hoạt động ổn định.
Nếu bạn chỉ dành một nửa thời gian cho công việc kinh doanh thì sự sao
nhãng có thể là nguyên nhân của thất bại.

×