Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.27 KB, 5 trang )

453
* Tiến sĩ, Phó Trưởng phòng HTQT
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG GÓP PHẦN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP


Trần Thanh Sơn*
Trường Đại học An Giang

Tóm tắt
Môi trường sản xuất nông nghiệp là vấn đề được cần quan tâm giải quyết trong
quá trình thâm canh sản xuất nông sản để hạn chế sự thoái hóa môi trường sản xuất, suy
giảm nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước và mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.
Việc nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác bền vững sẽ góp phần vào việc bảo vệ môi
trường sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào
thâm canh sản xuất nông sản đã đóng góp to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu lương thực và
thực phầm tiêu dùng của dân số gia tăng. Những nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh
học chọn tạo giống cây trồng và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong kỹ thuật canh tác
sẽ đóng góp to lớn vào sự phát triển hệ thống canh tác bền vững, nâng cao chất lượng
sản phầm và bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

I. Đặt vấn đề
Vấn đề quan trọng của việc bảo vệ
môi trường sống và môi trường sản xuất
phục vụ phát triển kinh tế xã hội đã được
đề cập trong luật bảo vệ môi trường, luật
đa dạng sinh học. Nghị quyết số 41-
NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước giúp định hướng phát triển kinh tế


xã hội của Việt Nam.
Ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
quá trình thâm canh để gia tăng sản lượng
nông nông sản, con người luôn khai thác
nguồn tài nguyên tối đa để tạo ra sản
phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống. Trong
quá trình đó, nếu không có những giải
pháp để phục hồi sẽ gây ra sự thoái hóa
môi trường sản xuất; ảnh hưởng tác động
trở lại là làm giảm nguồn tài nguyên đất,
tài nguyên nước và mất cân bằng hệ sinh
thái nông nghiệp. Việc xây dựng và phát
triển hệ thống sản xuất nông nghiệp thích
hợp sẽ góp phần bào vệ môi trường ở
tỉnh An Giang và đồng bằng sông Cửu
Long trong thời gian tới.
II. Một số vấn đề về hệ thống sản xuất
nông nghiệp bền vững
Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp
là tìm hiểu những ảnh hưởng tương tác
xảy ra giữa các hệ thống ở dạng dòng
năng lượng, vật chất và trao đổi thông tin.
Nghiên cứu khoa học về mối tương quan
giữa con người và môi trường sống báo
gồm môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội. Việc phân tích đánh giá toàn diện
hệ thái nông nghiệp luôn được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cúu nhằm giúp

454

việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, đồng thời giúp cho
người nông dân có nguồn thu nhập ổn
định đối với những biến động của thị
trường. Một hệ sinh thái nông nghiệp bền
vững được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
- Sức sản xuất (productivity): sản
phầm đầu ra của một hệ thống, còn được
gọi là giá trị sản phẩm.
- Tính thích nghi (adaptability):
khả năng của một hệ thống đáp ứng lại sự
thay đổi của môi trường để duy trì sự tồn
tại, đặc trưng bằng hệ số thích nghi.
- Tính ổn định (stability): mức độ
của sức sản xuất để duy trì sự ổn định khi
môi trường biến đổi, đặc trưng bằng hệ số
ổn định.
- Tính bền vững (sustainability):
khả năng của một hệ thống duy trì sức sản
xuất trong điều kiện môi trường bất lợi.
- Tính tự chủ (autonomy): phạm vi
của một hệ thống tồn tại phụ thuộc vào hệ
thống khác bên ngoài sự kiểm soát của
nó.
- Tính công bằng (equitability): sự
phân phối công bằng lợi ích của hệ sinh
thái cho con người trong chuỗi giá trị như
sản phẩm, sản lượng, lợi tức, tài
nguyên…
- Tính đoàn kết (solidarity): khả

năng quản lý hệ thống nông nghiệp và hệ
thống xã hội.
- Tính đa dạng (diversity): đa dạng
các thành phần khác nhau trong một hệ
thống.
- Đời sống (life): đời sống người
dân nông thôn bền vững sẽ bảo đảm tính
bền vững của hệ thống sản xuất nông
nghiệp, tăng sức sản xuất để đầu tư phát
triển và khai thác nguồn tài nguyên lâu
dài.
Tính bền vững của một hệ thống
nông nghiệp cũng tùy thuộc vào trình độ
quản lý của con người đối với những
thành phần trong hệ thống đó như quản lý
tài nguyên đất, quản lý tài nguyên nước,
quản lý tài nguyên sinh học, quản lý hợp
phần kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý
chế biến và bảo quản sản phẩm và thị
trường sản phẩm.
Các yếu tố trở ngại đối với hệ
thống sản xuất nông nghiệp bền vững
thường gặp là sự không ổn định của thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
ảnh hưởng đến đời sống con người; sự
thiếu kiến thức về kỹ thuật, kiến thức
kinh tế để tăng năng suất, chất lượng,
giảm giá thành sản xuất và sức cạnh tranh
sản phẩm nông nghiệp.
Con người là yếu tố quan trọng

của hệ sinh thái nông nghiệp, tạo ra sự
khác biệt giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ
sinh thái phát triển để sản xuất ra sản
phẩm cho nhu cầu ngày càng cao của xã
hội. Nhưng con người không những bị
chi phối bởi các yếu tố tự nhiên mà còn
ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội. Sự kết
hợp nghiên cứu giữa các ngành khoa học
tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học
công nghệ sẽ giúp giải quyết những trở
ngại trong sản xuất. Tiếp cận phương
pháp phân tích hệ sinh thái dựa trên nền
tảng sinh thái nhân văn sẽ giúp đánh giá

455
tính bền vững của một hệ thống nông
nghiệp.
Kết quả nghiên cứu về hệ thống
canh tác ở tỉnh An Giang cho thấy có
nhiều mô hình sản xuất đa canh mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh
cây lúa. Thí dụ mô hình một số loại hoa
màu ngắn ngày phổ biến được trồng luân
canh trên nền lúa như bắp, đậu xanh, đậu
nành, đậu phộng, mè, rau hoa các loại
v.v…; mô hình đa canh kết hợp trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản và năng lượng biogas
giúp sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông
nghiệp và tiết kiệm năng lượng; mô hình
xen canh cây trồng trong các vườn cây ăn

trái, cây lâm nghiệp giúp cho nông dân có
nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định.
III. Công nghệ sinh học và sự phát
triển hệ thống sản xuất nông nghiệp
bền vững
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào
thâm canh sản xuất cây trồng trong thời
gian qua đã đóng góp to lớn vào việc đáp
ứng nhu cầu lươnmg thực và thực phầm
tiêu dùng của dân số gia tăng. Việc
nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học
chọn tạo giống cây trồng và ứng dụng các
chế phẩm sinh học trong kỹ thuật canh tác
sẽ đóng góp vào sự phát triển hệ thống
canh tác bền vững, nâng cao chất lượng
sản phầm và bào vệ môi.

trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở trên
thế giới vì đóng góp vào các mục tiêu
tăng năng suất cây trồng. tăng phầm chất
nông sản, tăng tính kháng sâu bệnh,
kháng cỏ dại, chống chịu được điều kiện
bất lợi của môi trường và ứng phó sự biến
đổi khí hậu. Diện tích cây trồng ứng dụng
công nghệ sinh học trên thế giới từ năm
1996 - 2009 ngày càng có khuynh hướng
gia tăng; diện tích đạt 102 triệu ha gieo
trồng với 10,3 triệu nông dân của 22 quốc
gia tham gia. Những lợi ích chọn giống
cây trồng mang lại đang được các nhà

khoa học nghiên cứu phát triển tương lai
như sản xuất giống cây trồng năng suất
cao và phầm chất cao hơn như giống lúa
C4, cây ăn trái, bắp lai, khoai, đậu xanh,
đậu nành, đậu phộng và các loại rau; sản
xuất giống cây trồng thực phẩm dinh
dưỡng như giống lúa giàu protein,
Vitamine A, Fe, Zn cung cấp cho 70%
dân nghèo thiếu dinh dưỡng sống ở Châu
Á với lúa là thực phẩm chính. Việc xác
dịnh được các gen mục tiêu đã tạo ra
nhựng sản phẩm công nghệ cao đã đống
góp tích cực trong sản xuất như gen fgr
điều khiển tính trạng mùi thơm, gen psy
tạo ra giống lúa giàu vitamine A, gen Alt3
chịu được phèn nhôm, gen kháng bệnh
cháy bìa lá lúa Xa5, gen kháng rầy nâu
Bph-10, gen Cry1Ac kháng sâu bông vải,
gen Sub1 IR64 của cây lúa chịu ngập
nước…
Chế phẩm sinh học ứng dụng vào
kỹ thuật canh tác cây trồng giùp phân hủy
các chất hữu cơ, phế phầm nông nghiệp
làm sạch môi trường; cung cấp các chất
dinh dưỡng đa lượng và vi lượng làm
tăng năng suất và chất lượng nông sản
phẩm; cân bằng hệ vi sinh vật đất và phát
triển vi sinh vật có ích. Các chế phầm
sinh học ứng dụng phồ biến hiện nay như
phân sinh học với các loài vi sinh vật


456
chuyển hóa các phế thải hữu cơ thành
phân bón (Trichoderma reesei, Aspegillus
sp., Paeceilomyces sp., Aspegillus Niger,
Trichurus spiralis, Chetomium sp.,
Penicillium sp.); chế phầm thuốc sinh học
với các loài vi sinh vật đối kháng
(Trichoderma sp, Metarhizium
anisopliae, Beauveria bassiana, Bacciluss
thunringiensis, Streptomyces avermitilis,
Streptomyces hygroscopius,
Streptomyces jingangiesis; chế phầm sinh
học cải tạo đất với các loài vi sinh vật
phân hủy chất hữu cơ, kim loại nặng
(Trichoderma sp., Streptomyces sp.,
Bacillus sp, Pseudomonas sp.)…
Ứng dụng công nghệ sinh học tạo
ra các giống cây trồng, chế phầm sinh học
hữu ích sẽ giúp tăng năng suất và chất
lượng sản phầm, giảm chi phí sản xuất,
tăng thu nhập và duy trì cân bằng hệ sinh
thái nông nghiệp.
Công việc quan trọng nhất để phát
triển hệ thống canh tác bền vững góp
phần bảo vệ môi trường sản xuất nông
nghiệp trong tương là vai trò vai trò của
giáo dục đại học giúp mang lại sự chuyển
biến nhận thức về bảo vệ môi trường; đa
dạng sinh học; nghiên cứu tìm hiểu hiiểu

được những tác hại hiện tại và tương lai
của sự ô nhiễm môi trường và biến đổi
khí hậu đối với sức khỏe con người, đời
sống xã hội và sự phát triển bền vững của
đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học
phục vụ việc hoàn thiện các chủ trường
chính sách về bảo vệ môi trường; nghiên
cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học và
công nghệ thân thiện với môi trường như
sử dụng nhiên liệu sinh học, năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm
sinh học và tăng cường hợp tác quốc tế về
đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực môi trường.
Long Xuyên, ngày 11 tháng 05 năm 2010

Tài liệu tham khảo
Brodt, Sonja, Gail Feenstra, Robin Kozloff, Karen Klonsky and Laura Tourte.2005.
Farmer-community connections and the future of ecological agriculture in California.
Agriculture and Human Values. USA.
Chỉ thị số29/CT-TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trần Thanh Sơn.2008. Khảo sát các mô hình canh tác trên nền lúa ở tỉnh An Giang.
Trường Đại học An Giang. An Giang.




457


THE DEVELOPMENT OF A SUSTAINABLE FARMING SYSTEM
TO CONTRIBUTE TO THE AGRICULTURAL PRODUCTION OF
ENVIRONMENTAL PROTECTION

Tran Thanh Son
i
,
An Giang University
Abstract
The environment protection of agricultural production is important problem in
intensive agricultural production; this will help limit the environmental degradation caused
by decreasing land resources, water resources and the imbalance in agricultural ecosystem.
The research and development of sustainable farming systems will contribute to
environmental protection in agricultural production. The application of new technology in
intensive agricultural production has contributed greatly to food demand of population
growth.
The research and application of biotechnology in plant breeding and application of
biological products in farming techniques will be good ways for the development of
sustainable farming systems, improve product quality and environmental protection in the
future.



i
Doctor

×