ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ
HỌC KÌ I
A/ LÍ THUYẾT
I. Các kiến thức cần học thuộc để làm phần điền từ vào chỗ trống, đúng sai, nối cột
1. Vải sợi hoá học gồm hai loại là: vải vợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp
2. Nhà ở nông thôn đồng bằng bắc bộ có hai ngôi nhà: nhà chính và nhà phụ
3. Trang phục có chức năng làm dẹp cho con người trong mọi hoạt động
4. Có thể trang trí cây cảnh ở trong nhà và ngoài nhà
5. Cắm hoa là sự phối hợp giữa màu sắc của hoa và bình cắm
6. Bảo quản trang phục đúng kỹ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu
cho may mặc
7. Chọn vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể và với lứa tuổi
8. Vải sợi pha có những ưu điểm của các loại sợi thành phần.
9. Vải sợi tổng hợp bền, đẹp, dễ giặt, không bị nhàu nhưng mặc bí vì ít thấm mồ hôi
10. Trang phục thể hiện phần nào cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hoá của người mặc
11. Sợi pha thường được sản xuất bằng cách kết hợp hai hay nhiều sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt
12. Màu sắc của rèm cửa trùng với màu tường, màu cửa
13. Màu sắc của tranh ảnh phù hợp với màu tường, màu đồ đạc
14. Bình hoa đặt giữa bàn ăn, bàn tiếp khách phải được cắm thấp, dạng toả tròn
15. Bình hoa trang trí tủ, kệ thường sử dụng bình cao
16. Bức tranh to không nên treo khoảng tường nhỏ
17. Nên treo tranh vừa tầm mắt, ngay ngắn
18. Gương tạo cảm giác căn phòng rộng rãi, sáng sủa hơn
19. Rèm cửa tạo vẻ râm mát, có tác dụng che khuất làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng
20. Mành có công dụng che bớt nắng, gió, che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng
21. Tranh ảnh tạo cảm giác thoải mái dễ chịu, đồng thời làm duyên dáng thêm cho căn phòng
II. Các kiến thức cần học thuộc để làm phần tự luận
Câu 1: hãy nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người ?
− Là nơi trú ngụ của con người
− Bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội
− Là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và văn hóa tinh thần của các các thành viên trong gia đình.
Câu 2: Trang phục là gì? Nêu cách phân loại trang phục ? Cho biết chức năng của trang phục?
− Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đi đi kèm như mũ, giầy, tất, khăn
quàng. . . trong đó áo quần là những vật dụng quan trọng nhất
Có 4 cách phân loại trang phục
− Theo thời tiết: trang phục mùa lạnh, trang phục mùa nóng
− Theo công dụng: trang phục mặc lót, trang phục mặc thường ngày, đồng phục, trang phục bảo hộ
lao động, trang phục thể thao . . .
− Theo lứa tuổi: trang phục trẻ em, trang phục người đứng tuổi, trang phục thanh thiếu niên
− Theo giới tính: trang phục nam, nữ
Chức năng của trang phục
− Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường
− Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động
Câu 2: Nêu cách phối hợp màu sắc?
− Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu: xanh nhạt và xanh sẫm
− Sự kết hợp giữa hai màu cạnh nhau trên vòng màu: tím đỏ và đỏ, vàng và vàng lục
− Sự kết hợp giữa hai màu tương phản đối nhau trên vòng màu: cam và xanh, đỏ và lục
− Màu trắng và đen có thể kết hợp với bất kì các màu khác: trắng và đen, trắng và xanh, đỏ và đen
Câu 3: Nêu cách lựa chọn vải, kiểu may đối với trang phục đi học, đi lao động?
Trang phục đi học
− Chất liệu vải: vải sợi pha
− Màu sắc nhã nhặn: trắng, xanh
− Kiểu may: đơn giản, rộng, dễ mặc, dễ hoạt động
Trang phục đi lao động
− Chất liệu vải: vải sợi bông
− Màu sắc: màu sẫm
− Kiểu may: đơn giản, rộng
− Giày, dép: dép thấp, giày ba ta
Câu 4: Nêu dụng cụ là và quy trình là quần áo.
Dụng cụ là: bàn là, cầu là, bình phun nước
Quy trình là:
− Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là cho phù hợp với từng loại vải
− Bắt đầu là với loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp, sau đó đến loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao
− Thao tác là: là theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều, không để bàn là lâu trên mặt vải
− Khi ngừng là: phải dựng bàn là hoặc đặt bàn là vào nơi quy định
Câu 5: hãy nêu các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình?
− Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách: rộng rãi, thoáng mát, đẹp
− Chỗ thờ cúng cần trang trọng, nhà chật có thể bố trí trên giá gắn vào tường.
− Chỗ ngủ, nghỉ: được bố trí nơi yên tĩnh
− Chỗ ăn uống kết hợp với bếp
− Khu vực bếp cần sáng sủa, sạch sẽ có đủ nước sạch và thoát nước tốt
− Khu vệ sinh được bố trí nơi riêng biệt kín đáo
− Chỗ để xe, kho nên bố trí nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn.
Câu 6: vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp ?
Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
− Đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.
− Tiết kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết hoặc khi dọn dẹp
− Làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở
Câu 7: hãy nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở
− Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và làm cho căn phòng, đẹp, mát mẻ hơn
− Làm trong sạch không khí
− Trồng, chăm sóc cây cảnh và cắm hoa trang trí, đem lại niềm vui, thư giãn cho con người sau những
giờ lao động, học tập mệt mỏi.
− Nghề trồng hoa và cây cảnh còn đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.
Câu 8: hoa dùng để trang trí được phân làm mấy loại ?
Hoa dùng để trang trí được phân làm 3 loại
− Hoa tươi: đa dạng và phong phú gồm các loại hoa được trồng ở trong nước và hoa nhập ngoại.
− Hoa khô: được làm khô bằng hoá chất hoặc sấy khô sau đó nhuộm màu.
− Hoa giả: được làm bằng các nguyên liệu như giấy mỏng, vải, lụa, nilon, nhựa . . .hoa giả tương đối bền,
đẹp, có thể làm sạch khi bị bẩn.
Câu 9: em hãy kể tên các dụng cụ và vật liệu cắm hoa thông dụng ?
− Dụng cụ cắm hoa:
Bình cắm: bình thấp, bình cao, mỗi dạng có nhiều loại với hình dáng và kích thước khác
nhau được làm bằng các chất liệu: thuỷ tinh, tre, trúc, gốm, sứ, nhựa . . . .
Dụng cụ để cắt: dao, kéo. . .
Dụng cụ để giữ hoa trong bình: mút xốp, lưới thép, bàn chông
− Vật liệu cắm hoa:
Các loại hoa:có thể dùng bất kì loại nào để cắm, nhưng nên chọn những bông hoa tươi và
đẹp nhất làm cành chính
Các loại cành: cành tươi, cành khô: trúc, mai, thuỷ trúc. . . .dùng để cắm vào bình cùng với
hoa tạo nên đường nét chính của bình hoa.
Các loại lá: lá lưỡi hổ, lá thông, lá măng . . . dùng cắm xen kẽ với hoa để tăng thêm vẻ tươi
mát của bình hoa và che lấp đế ghim hoặc mút xốp.
Câu 10: hãy trình bày các nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa ?
− Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc: sự tương phản về màu sắc giữa các loại hoa lá
trong một bình cắm sẽ tạo nên sự nổi bật của hoa chính và tạo cảm giác dễ chụi.
− Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm
Cành chính 1: = 1 - 1, 5 ( D + h)
D: đường kính lớn nhất của bình
h : chiều cao của bình
Cành chính 2: =
3
2
Cành chính 3: =
3
2
Cành phụ (kh ) : ngắn hơn chiều dài cành chính đứng bên cạnh
− Sự phụ thuộc giữa bình hoa & vị trí cần trang trí.
Câu 11: em hãy nêu các quy trình cắm hoa ?
− Chuẩn bị
Bình cắm hoa: bình thấp, bình cao. . . .
Dụng cụ: bàn chông, mút xốp, dao, kéo. . .
Vật liệu: hoa . . .
+ Hoa cắt hoặc mua lúc sáng sớm
+ Tỉa bớt lá vàng sâu, cắt vát cuống 0,5 cm
+ Cho hoa vào xô nước sạch ngâm đến nửa thân cành, để nơi thoáng mát.
− Quy trình thực hiện
a/ Lựa chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm
b/ Cắt cành & cắm các cành chính
c/ Cắt cành phụ có độ dài khác nhau cắm xen vào cành chính và che khuất miệng bình, điểm thêm
hoa, lá
d/ Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí
B/ BÀI TẬP
I/ TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn trước câu trả lời đúng
1. Vải sợi thiên nhiên được dệt từ
a. Sợi bông, sợi tơ tằm b. Sợi nilon, polyeste
c. Sợi visco, axêtát d. Sợi pha
2.Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ:
a. Động vật b. Thực vật
c. Động vật, thực vật d. Than đá dầu mỏ
3. Vải sợi thiên nhiên có tính chất
a. Hút ẩm cao, dễ bị nhàu b. Hút ấm thấp, không nhàu
c. Hút ẩm cao, không nhàu d. Hút ẩm thấp, dễ bị nhàu
4. Vải sợi hoá học chia làm 2 loại
a. Vải sợi bông, vải sợi tơ tằm b. Vải sợi bông, vải sợi nhân tạo
c. Vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp d. Vải sợi tổng hợp, vải sợi tơ tằm
5. Vải sợi nhân tạo được tạo thành từ:
a. Sợi bông, sợi tơ tằm b. Sợi nilon, polyeste
c. Sợi visco, axêtát d. Sợi pha
6. Vải sợi nhân tạo có tính chất
a. Hút ẩm cao, ít nhàu b. Hút ẩm cao, ít nhàu
c. Hút ẩm thấp, ít nhàu d. Hút ẩm thấp, nhàu
7. Vải sợi tổng hợp được dệt từ
a. Sợi bông, sợi tơ tằm b. Sợi nilon, polyeste
c. Sợi visco, axêtát d. Sợi pha
8. Vải sợi tổng hợp có tính chất
a. Hút ẩm thấp, giặt mau khô b. Hút ẩm cao, giặt mau khô
c. Hút ẩm thấp, giặt lâu khô d. Hút ẩm cao, giặt lâu khô
9. Khi vò vải, đốt vải sợi tổng hợp
a. Nhàu, tro bóp tan b. Không nhàu, tro bóp tan
c. Nhàu, tro bóp không tan d. Không nhàu, tro bóp không tan
10. Vải sợi pha được dệt từ
A. Sợi bông b. Sợi nhân tạo c. Sợi tổng hợp d. Sợi pha
11. Có mấy cách phân loại trang phục
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
12. Vải mà người béo thấp nên mặc là:
a. Màu tối, kẻ sọc dọc, hoa nhỏ b. Màu sáng, kẻ sọc ngang, hoa nhỏ
c. Màu sáng, kẻ sọc dọc, hoa to d. Màu tối, kẻ sọc dọc, hoa to
13. Vải mà người cao, gầy nên mặc là:
a. Màu sáng, kẻ sọc ngang, hoa to b. Màu tối, kẻ sọc dọc, hoa to
c. Màu sáng, kẻ sọc dọc, hoa nhỏ d. Màu tối, kẻ sọc dọc, hoa nhỏ
14. Trang phục đi học được may bằng vải:
A. Sợi pha b. Sợi bông c. Sợi tổng hợp d. Sợi tơ tằm
15. Trang phục lao động được may bằng vải
A. Sợi pha b. Sợi bông c. Sợi tổng hợp d. Sợi tơ tằm
16. Có mấy cách phối hợp màu sắc?
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
17. Loại vải nào cần được là thường xuyên
a. Vải sợi nhân tạo b. Vải sợi pha
c. Vải tổng hợp d. Vải sợi bông
18. Sắp xếp đồ đạt hợp lí sẽ:
a. Tạo nên sự thuận tiện, dễ lau chùi, quét dọn
b. Không thuận tiện cho việc lau chùi, quét dọn
c. Dễ dàng cho việc lau chùi, quét dọn
d. Tạo nên sự thuận tiện thoải mái, dễ lau chùi quét dọn
19. Nhà ở nông thôn đồng bằng bắc bộ có mấy ngôi nhà:
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
20. Chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh được đặt ở:
a. Xa nhà, cuối hướng gió b. Gần nhà, đầu hướng gió
c. Gần nhà, cuối hướng gió d. Xa nhà, đầu hướng gió
21. Dọn dẹp nhà thường xuyên sẽ:
a. mất ít thời gian và hiệu quả công việc tốt hơn
b. mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả công việc tốt hơn
c. mất ít thời gian nhưng hiệu quả công việc không cao
d. mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả công việc lại không cao
22. Một số loại cây cảnh thông dùng thường dùng là:
a. cây có hoa và cây chỉ có lá
b. cây chỉ có lá và cây leo, cho bóng mát
c. cây có hoa và cây leo, cho bóng mát
d. cây có hoa, cây chỉ có lá và cây leo, cho bóng mát
23. Loại hoa nào dùng trong trang trí có thể làm sạch khi bị bẩn
a. hoa tươi b. hoa khô c. hoa giả d. hoa khô và hoa giả
24. Hoa giả có ưu điểm:
a. Thời gian sử dụng lâu, có thể làm sạch khi bị bẩn
b. Thời gian sử dụng lâu, không thể làm sạch khi bị bẩn
c. Nhanh tàn, có thể làm sạch khi bị bẩn
d. Nhanh tàn, không thể làm sạch khi bị bẩn