Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

10 hướng dẫn giúp laptop luôn khỏe mạnh. potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.42 KB, 8 trang )





10 hướng dẫn giúp
laptop luôn khỏe mạnh
Muốn nâng cao hiệu suất và kéo dài thời gian phục vụ, bạn cũng phải đầu tư công sức
đấy.
Laptop được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, phù hợp với nhiều độ tuổi
khác nhau. Việc bảo dưỡng sản phẩm rất cần thiết nhằm giúp máy hoạt động
trơn tru và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là 10 hướng dẫn hữu ích cho bạn này.

1. Tránh xa bụi bẩn

Đây là hành động luôn được khuyến khích với người dùng laptop. Bạn
hãy thường xuyên lau chùi máy bằng vải mềm để loại bỏ bụi bẩn. Nhưng
hãy nhớ tránh xa các hóa chất/axit trong quá trình vệ sinh. Bạn có thể dùng
một chiếc quạt nhỏ nhằm thổi bụi tại góc khó lau chùi, đồng thời cất máy
vào chỗ kín và khô thoáng nếu không dùng trong thời gian dài.



2. Tránh xa nước và thức ăn

Không nên ăn uống gần máy tính vì một số loại thực phẩm sẽ gây tổn hại
cho bàn phím. Ngoài ra, hãy giữ cốc nước càng xa laptop càng tốt. Chất lỏng
sẽ khiến dàn máy đắt tiền của bạn chết cứng trong tích tắc.

3. Tránh xa khu vực có nhiệt độ và thời tiết bất thường

Hãy giữ laptop tránh xa ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc trong điều


kiện thời tiết khắc nghiệt. Khi di chuyển, bạn cần cho máy vào trong túi
chống sốc cẩn thận. Ngoài ra, phải hạn chế sử dụng laptop trong nhà bếp và
gần thiết bị có từ trường mạnh (như lò vi sóng) để tránh hỏng ổ cứng.



4. Cập nhật driver của nhà sản xuất

Thực hiện bảo vệ laptop theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tải về những
cập nhật driver quan trọng là điều hết sức cần thiết. Bạn cũng nên kiểm tra
thời hạn bảo hành và giữ lại tài liệu cần thiết cho quá trình sửa chữa nếu có.

5. Chống phân mảnh đĩa cứng

Máy tính sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu bạn loại bỏ hoặc giảm thiểu không
gian lưu trữ rác trên ổ cứng. Đối với Windows, ít nhất mỗi tháng một lần
bạn nên chống phân mảnh cho máy theo hướng dẫn đơn giản: vào Start > All
Programs > Accessories > Tools > System Disk Defragmenter.


Bạn có thể sử dụng phần mềm chống phân mảnh chuyên dụng.

6. Xóa các tập tin tạm thời (Temporary file)

Tập tin tạm thời xuất hiện khi bạn tải nội dung từ mạng Internet. Chúng gây
tiêu hao lớn trên đĩa cứng và bạn cần loại bỏ. Để tiến hành, bạn truy cập
thanh Start > Run > gõ Temp > ấn Enter và xóa các tập tin. Hoặc bạn có thể
dùng tiện ích CCleaner miễn phí vốn hỗ trợ công việc này rất tốt. Phần mềm
còn giúp bạn loại bỏ cache, cookie và file hỏng trong registry nữa đấy.


7. Sử dụng phần mềm diệt virus

Phần mềm độc hại luôn đe dọa người dùng máy tính. Nếu không được bảo
vệ hợp lý, laptop dễ dàng nhiễm mã độc, virus, phần mềm gián điệp, adware,
trojan, sâu, rootkit, keylogger, botnet, backdoor… Chúng không chỉ khiến hệ
thống chậm đi, ngừng phục vụ mà thậm chí gây hậu quả tai hại như mất
thông tin tài khoản trực tuyến, đánh cắp tài liệu quan trọng… Bởi vậy, bạn
nhớ cài đặt phần mềm diệt virus đủ mạnh và update đều đặn nhé.



8. Sao lưu ổ cứng

Dù đã kích hoạt các biện pháp an toàn nhưng sao lưu ổ cứng vẫn là thao tác
bắt buộc. Bạn hãy sử dụng USB, đĩa DVD hoặc tìm đến những dịch vụ trực
tuyến miễn phí đang phổ biến trên mạng Internet. Đặc biệt, phần
mềm Norton Ghost còn giúp bạn đưa mọi thứ trở lại nguyên bản khi gặp vấn
đề nghiêm trọng.

9. Các biện pháp an ninh

Nếu có điều kiện, bạn hãy sử dụng công cụ đăng nhập tinh vi như nhận diện
khuôn mặt, đầu đọc vân tay… Chúng tăng cường khả năng bảo vệ máy tính
khỏi kẻ xấu đang tìm cách xâm nhập hoặc phá hoại hệ thống.



10. Dùng touchpad và bàn phím cẩn thận

Khác với máy tính bàn, touchpad và bàn phím trên laptop nhạy cảm hơn

nhiều và đòi hỏi bạn phải sử dụng cẩn thận. Nếu không thích bàn di chuột
cảm ứng, bạn nên thử chuột cắm ngoài. Đối với bàn phím, đừng quá mạnh
tay ngay cả khi bạn đang rất bực mình nhé.

×