Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Để sếp được nhân viên yêu mến doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.84 KB, 4 trang )



Để sếp được nhân viên
yêu mến


Là người lãnh đạo của một tổ chức, sếp được nhân viên tôn trọng là điều
tất yếu; nhưng làm sao để họ được yêu mến thật sự mới là điều đáng để
bàn cãi. Bí quyết để sếp được nhân viên yêu mến đã được đúc kết qua
thực tế của nhiều doanh nghiệp và nhà lãnh đạo thế giới. Đó là dù bận
trăm công nghìn việc, các nhà lãnh đạo vẫn cố gắng tạo dựng mối quan
hệ thân tình với nhân viên của mình.
Tuy nhiên, để làm được việc đó, nhà lãnh
đạo cần phải biết quan tâm, lắng nghe và thật lòng muốn thực hiện điều đó.
Dưới đây là một số cách các sếp có thể áp dụng:
Sẵn sàng trả lời điện thoại của nhân viên
Ở McDonald’s, bất cứ nhân viên nào cũng có thể gọi điện thoại cho tổng
giám đốc điều hành (CEO) và sẽ được gọi lại trong vòng 24h nếu CEO không
thể trả lời ngay điện thoại của họ.

Luôn mở cửa phòng làm việc
Tại các công ty như VietnamWorks (Việt Nam) hay McDonald’s ở Oak
Brook (bang Illinois, Mỹ) văn phòng được thiết kế " mở ", nghĩa là không bị
tường hay cửa chia cách. Một cánh cửa mở đồng nghĩa với thông điệp: “Tôi
luôn ở đây để sẵn sàng làm việc với bạn”.

Làm bạn với nhân viên
Trong quyển sách First, Break All the Rules (Hãy phá vỡ các nguyên tắc), hai
tác giả Buckingham và Coffman đã phỏng vấn hơn 80 ngàn nhà quản lý và
kết luận rằng các nhà quản lý làm việc hiệu quả nhất là những người có thể
xây dựng thành công mối quan hệ cá nhân với các nhân viên. Lý do là khi các


nhân viên xem sếp là người bạn thật sự, họ sẽ thẳng thắn góp ý với sếp nếu
công việc đi chệch hướng để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Làm việc chặt chẽ với nhân viên tiếp xúc khách hàng
Khi dành nhiều thời gian hơn cho các nhân viên làm việc trực tiếp với khách
hàng, sếp sẽ biết được nhiều phản hồi bổ ích về khách hàng thông qua nhân
viên. Ngược lại đây cũng là cơ hội quý báu để các nhân viên học được nhiều
điều hay từ sếp của họ. Nếu sếp không thể tạo ra sự thân thiện với nhân viên
một cách tự nhiên thì đây là cách tốt nhất để sếp biết và hiểu những vấn đề rất
thật mà nhân viên đang gặp phải trong công việc hàng ngày.
Biết lắng nghe
Những nhà lãnh đạo thành công là những người biết chịu khó xây dựng mối
quan hệ với nhân viên mà qua đó họ có thể tìm những lời khuyên và phản hồi
trung thực. Một nhà lãnh đạo sáng suốt sẽ biết dành thời gian lắng nghe
những phản hồi, dù có thể rất “đau lòng”, từ nhân viên của mình. Họ không
bao giờ cho phép mình “ngủ quên trên chiến thắng”.
Xây dựng thành công hình ảnh bản thân
Để tạo được mối quan hệ tốt với nhân viên, sếp phải tự hỏi mình “Mình đã tạo
được một hình ảnh gần gũi và thân thiện khiến các nhân viên lúc nào cũng
muốn làm việc với mình chưa?” Một người sếp được nhân viên yêu mến
không phải là người có nụ cười “triệu đô”. Một người sếp tốt là người có thể
trò chuyện thật thân tình và thoải mái với nhân viên, không để họ cảm thấy có
“hàng rào ngăn cách”.

Chia sẻ với nhân viên lúc khó khăn
Dù cho công việc bận rộn thế nào đi nữa, người lãnh đạo cần thường xuyên
gặp gỡ và thăm hỏi tất cả nhân viên của mình, động viên và khuyến khích các
nhân viên đang ở trong thời điểm căng thẳng nhất của công việc. Hành động
này sẽ tạo ra sự khích lệ rất lớn cho nhân viên. Đó cũng là cách hay để sếp
cũng có thêm thông tin cần thiết.
Làm gương cho nhân viên

Nên trả lời ngay các bức thư điện tử (nếu là việc quan trọng và gấp rút), nhớ
tên của tất cả các nhân viên vì mọi hành động của sếp đều được các nhân
viên quan sát và xem đó như một tấm gương. Sếp cần phải xây dựng hình ảnh
của mình như một tấm gương tốt, khơi nguồn cho những hành động tích cực
mới có thể có được những người mến mộ và các nhân viên trung thành.
Liêm chính
Một nhà lãnh đạo được yêu mến là người sống chân thật, liêm chính và đối xử
công bằng với mọi người xung quanh. Nếu sếp làm việc không tốt, không
liêm chính và không chịu thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của mình và tìm
cách khắc phục thì ông/bà ta sẽ tự làm mất đi sự tôn trọng của nhân viên.

×