Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nuôi tôm sú thâm canh kết hợp với AQUAMATS và cá rô phi trong hệ thống kín có hàm lượng muối thấp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 7 trang )




Nuôi tôm sú thâm canh kết hợp với AQUAMATS và cá rô phi trong hệ thống
kín có hàm lượng muối thấp

Nuôi tôm sú thâm canh kết hợp với AQUAMATS
tm
và cá rô phi trong hệ
thống kín có hàm lượng muối thấp
Tôm sú (Penaeus monodon) là loài tôm có kích thước lớn nhất trong họ tôm he.
Chúng được phân bố rộng rãi ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, là loài tôm được
đánh bắt chủ lực và có nhiều hứa hẹn trong nghề nuôi với những tính ưu việt như
tốc độ tăng trưởng nhanh, rộng muối và có thể tăng trưởng tốt ở nồng độ muối 5 –
25 ppt, tỷ lệ sống thường từ 70 - 80% trong nuôi thâm canh (Liao, 1987), có sức đề
kháng cao với điều kiện bất lợi của môi trường. Hơn nữa chúng còn là loài ăn tạp
nên có thể giảm tối đa chi phí thức ăn trong quá trình mở rộng nuôi. Một trong
những vấn đề đối mặt trong nuôi tôm sú hiện nay là bệnh tôm và duy trì được mật
độ phù du thích hợp trong mô hình nuôi khép kín. Trong giai đoạn đầu tôm cần
thức ăn có kích thước nhỏ như phù du, những giai đoạn sau việc phát triển quá
mức của tảo trở thành trở ngại lớn. Việc áp dụng lọc sinh học, giá thể vật lý nhân
tạo để làm tăng diện tích bề mặt cho sinh vật bám phát triển và cho tôm giai đoạn
đầu đã có nhiều nghiên cứu như nuôi ghép với loài cá ăn lọc như rô phi (Lin và ctv,
1999), nhuyễn thể (Buakham, 1992; Lin và ctv, 1993), rong biển và sử dụng giá
thể nhân tạo từ polyethylene (Kaewchum, 1994). Trong thời gian gần đây
AquaMatsTM là mảnh thảm bằng polymer có khả năng nổi và bền được áp dụng
nhằm góp phần giải quyết vấn đề nêu trên và tăng năng suất tôm nuôi (Meridian,
1999). Những loài ăn lọc như cá rô phi cũng được áp dụng trong việc duy trì mật
độ tảo trong ao và tái chế một cách hiệu quả chu kỳ dinh dưỡng trong ao (Stickney
và ctv, 1979). Những nét tiêu biểu này là điều mong mỏi trong quản lý ao nuôi
tôm. Những kỹ thuật nuôi tôm thâm canh kết hợp với AquaMatsTM và cá rô phi ở


môi trường có nồng độ muối thấp trong hệ thống kín chưa được đánh giá, vì thế
chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm tại Viện Công Nghệ Châu Á, Bangkok, Thái
Lan với mục tiêu so sánh tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm nuôi kết hợp với
AquaMatsTM và rô phi đồng thời so sánh chất lượng nước của hai mô hình này.
1.2.1. Bể nuôi và AquaMats
TM

AquaMatsTM được cung cấp bởi Công ty Cargill. Chúng là tấm giá thể chứa số
lượng lớn ma trận polymer nhằm cung cấp tối đa diện tích bề mặt cho sự phát triển
của periphyton. Mỗi tấm rộng 2 m, cao 1 m và có 49 - 51 sợi hợp thành (hình 1).

1.2.2. Tôm và cá thí nghiệm
Tôm sú postlarvae (PL) được mua từ Trung Tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
ven biển Chachoengsao, được thuần hóa đến 5 ppt khi đạt tới PL15, được chọn
theo một số chỉ tiêu bên ngoài và gây shock bằng formaline 150 ppm trong vòng
30 phút (Hao, 1999) để loại PL yếu và con khoẻ từ từ cho vào bể nuôi. Cá rô phi
giống toàn đực có chiều dài trung bình 3 cm, trọng lượng khoảng 0,63 - 0,69 g
được mua từ trại sản xuất giống của Viện, được thuần hoá đến 5 ppt và được thả
trực tiếp vào lồng lưới, không được cung cấp thêm bất kỳ loại thức ăn nào trong
suốt quá trình nuôi.
KẾT QUẢ
Chất lượng nước
1.2.3. Oxy hòa tan, nhiệt độ và pH
DO giao động 6,3 - 8,5 mg/l lúc 8 giờ và 6,8 - 9,8 mg/l lúc 15 giờ chúng thường
thấp hơn lúc sáng và cao hơn lúc trưa và không rớt dưới 6,3 mg/l, điều này do
không có ảnh hưởng của hiện tượng tảo tàn và bể được sục khí liên tục trong suốt
thời gian thí nghiệm.
1.2.4. Độ trong
Độ trong giao động 8 - 52 cm, giảm dần về cuối vụ. Chúng cũng liên quan trực tiếp
đến nồng độ của chlorophyll - a và không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức

từ tháng thứ hai trở đi, nhưng khác nhau ở tháng đầu thí nghiệm.
1.2.5. Ammonia - nitrogen
Ammonia tăng dần theo tiến trình nuôi. Chúng thấp nhất ở nghiệm thức 2, cao nhất
ở đối chứng.
1.2.6. Nitrite - nitrogen
Nitrite tăng theo quá trình nuôi, chúng cao nhất ở đối chứng và giảm dần ở nghiệm
thức 3 đến 2.
1.2.7. Nitrate - nitrogen
Tương tự như NO
2
- N, NO
3
- N tăng dần về cuối vu
1.2.8. Phosphorus
PO4 - P tăng về cuối vụ, giao động 0,21 - 0,35; 0,21 - 0,29 và 0,22 - 0,37 mg/l ở
đối chứng, nghiệm thức 2 và 3 theo thứ tự đó. Chúng khác biệt có ý nghĩa giữa các
nghiệm thức trong suốt thời gian thí nghiệm (p<0.05). AquaMatsTM có thể hấp
thu một cách hiệu quả PO4 - P.
1.2.9. Chlorophyll - a
Nồng độ chlorophyll - a tăng chậm trong 8 tuần đầu, tăng nhanh về cuối vụ
1.2.10. Tổng số chất lơ lửng (TSS)
TSS liên quan mật thiết với chlorophyll - a, chúng cũng tăng về cuối vụ
1.2.11. Nồng độ muối
Trong suốt thời gian nuôi nước không được thay, nồng độ muối từ 5 ppt được giảm
dần khoảng 2 ppt lúc thu hoạch, chúng không có sự khác biệt lớn giữa tầng nước
nhưng nồng độ muối của lớp đất sâu 1 cm tăng dần đến tuần thứ 12 và có dấu hiệu
giảm nhẹ về cuối vụ khi nồng độ muối của nước giảm.
Tảo bám trên AquaMats
TM


1.2.12. Chlorophyll - a
Chlorophyll - a của tảo bám trên AquaMatsTM tăng từ tuần thứ 4 đến thứ 8, sau đó
giảm nhanh về cuối vụ. Khi TSS trong khối nước tăng nhanh và độ trong cũng
giảm mạnh. Mật độ tảo cũng tăng đến tuần thứ 8 và giảm dần về cuối vụ.
1.2.13. Thành phần tảo bám trên AquaMats
TM

Trong suốt thời gian nuôi, chúng tôi tìm thấy 13, 9, 21 và 6 loài thuộc ngành
Chlorophyta (Green algae), Cyanophyta (Blue algae), Bacilla-riophyta (Diatom),
Euglenophyta (Euglena), trong đó ngành Bacilla-riophyta chiếm ưu thế với số loài
cao nhất sau đó là Chlorophyta, Cyano-phyta và Euglenophyta. Hơn nữa ngành
Bacillariophyta và Cyanophyta tương đối ổn định về thành phần loài. Giống loài
chiếm ưu thế là Scene-desmus quadricauda, S. bernardii, S. acuminatus, Lyngbya
limmetica, Oscillatoria anguina, Coscinodiscus nodu-lifer, C.
steromphalus, Navicula an-glica, Nitzschia frustulum, N. sigma. Quần thể tảo bám
không đa dạng lắm, đặïc biệt Euglenophyta chỉ xuất hiện ở tháng cuối cùng với 6
giống loài. Về hướng cuối vụ khi chất lượng nước nghèo đi chúng đóng vai trò như
là sinh vật chỉ thị cho sự nghèo nàn này. Bên cạnh tảo bám chúng tôi còn phát hiện
chỉ có một giống loài nguyên sinh động vật (protozoa) có tên là Tinti-nopsis sp ở
tuần thứ 14.
1.2.14. Tổng số chất lơ lửng trong AquaMatsTM lúc thu hoạch
AquaMatsTM hấp thu hầu hết vật chất hữu cơ và vô cơ trong khối nước trong thời
gian thí nghiệm. Những vật chất này bám vào AquaMatsTM và giảm tính bền
vững của chúng và chúng chìm xuống đáy bể sau thời gian dài sử dụng. Những vật
chất này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu của AquaMatsTM. Kết quả cho
thấy chất lượng nước không có sự khác biệt có ý nghĩa lần lập lại ở nghiệm thức
với AquaMatsTM trong thời gian thí nghiệm.
Tốc độ tăng trưởng của tôm
Trọng lượng trung bình của tôm cao nhất ở nghiệm thức 2 (18,54 ( 2,23 g), tiếp
theo đối chứng (15,93 ( 0,92) và sau cùng là nghiệm thức 3 (11,02 ( 0,70 g). Sản

lượng tôm cũng cao nhất ở nghiệm thức 2
Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi
Trong nghiệm thức 3, tổng trọng lượng cá rô phi ở mỗi lần lập lại trong 91 ngày
nuôi giao động từ 502,85g đến 667,32g. Tỷ lệ sống ghi nhận được là rất cao từ
93,33 đến 100%.
Bảng 1: Bảng tổng hợp của nghiệm thức với cá rô phi trong 91 ngày nuôi

KẾT LUẬN
1. AquaMatsTM trong nuôi tôm sú thâm canh đóng kín cung cấp môi trường tốt
cho tảo bám phát triển và có khả năng cạnh tranh với sự phát triển của tảo bên
ngoài AquaMatsTM.

2. Việc tích lũy những vật chất sống và không sống lên bề mặt của AquaMatsTM
làm giảm tốc độ tăng trưởng của tảo bám theo thời gian nuôi. Thành phần chính
của tảo bám gồm có các loài tảo như Scenedesmus quadricauda, S. bernardii, S.
acumi-natus, Lyngbya limmetica, Nitzschia frustulum, N. sigma.
3. Nồng độ muối trong đất tăng cao vào những tháng đầu của vụ nuôi. Khi nồng độ
muối của khối nước giảm muối trong đất sẽ được khuyếch tán vào nước làm cho
nồng độ muối của đất bị giảm. Đất có thể hấp thu hoặc bài xuất muối tùy theo sự
biến động nồng độ muối trong nước.
4. Tôm sú tăng trưởng tốt ở nồng độ muối 2 ppt. Tốc độ tăng trưởng cao nhất ở
nghiệm thức với AquaMatsTM. Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức với cá rô phi.
5. Cá rô phi không những duy trì chất lượng nước trong ao nuôi tôm tốt mà còn
đóng góp một phần thu nhập trong mô hình nuôi kết hợp.

Nguồn: Ngô Văn Hải-VNCNTTS II

×