Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tìm hiểu về dân tộc tày ở Cao Bằng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.61 KB, 37 trang )

I. Phần mở đầu
1.1. Khái quát chung về tỉnh Cao Bằng.
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với
tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài trên 332 km.
Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.724,62 km
2
, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất,
có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt
nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình
thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây
nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Cao Bằng có 13 huyện, thị với 199 xã, phường, thị trấn.
Cao Bằng là một vùng văn hoá đa dạng, phong phú bởi sự giao hoà của văn hoá của
nhiều dân tộc anh em. Các dân tộc tiêu biểu ở Cao Bằng bao gồm Tày, Nùng, Dao, Sán
Chỉ, Kinh, Mông và dân tộc Hoa.Trong đó, dân tộc Tày chiếm ưu thế (khoảng 42%), dân
tộc Nùng (35%), còn lại là các dân tộc khác như Dao (9,8%), H’mong (6,3%), Kinh
(5,5%)… Mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình.
Các dân tộc thường sinh sống theo những quần thể trên các vùng khác nhau. Dân tộc
Kinh thường sống ở các thị xã, thị trấn thị tứ các nơi có điều kiện giao lưu buôn bán.
Họ có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng). Nét
đặc sắc về văn hoá của người Tày được thể hiện trong làn điệu Lượn, Hát then, Lượn
Slương, Lượn cọi, Lượn ngạn, múa Sluông, múa chầu, cây đàn tín, Phướng lỵ. Đàn ông
Tày xưa vốn trang phục áo dài chàm, quần trắng, đầu đội khăn xếp, đỉnh chếch về phía
sau, chân đi hài xảo, giầy vải. Phụ nữ Tày đầu vấn ngang, ngoài chùm khăn vuông mỏ
quạ, áo dài màu chàm gài khuy đồng bên phải, ngang lưng thắt dải chàm, hai đuôi dải
buông dài xuống đằng sau. Chất liệu vải chàm đều bằng tự dệt, tự nhuộm
Người Tày chiếm số lượng khá lớn trong tỉnh, sống ở hầu hết các huyện.
Dân tộc Nùng, sống đan chen trên các địa dư cùng người Tày. Dân tộc Nùng có nhiều
tộc, căn cứ vào ăn mặc và tiếng nói để phân biệt: Nùng Inh, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng
Giang v.v Trang phục dân tộc Nùng phong phú hơn vì dân tộc Nùng có nhiều ngành
nhưng nhìn chung các nét cơ bản là giống nhau. Phụ nữ Nùng ống tay áo rộng, cổ tay, cổ


áo trang trí bằng những mảnh vải nhiều màu sáng. Người Nùng có múa quạt, múa khăn,
cây nhị và bộ xóc đồng lục lạc, có xướng Dá hai là một dạng tuồng cổ của đồng bào có
lịch sử cách hơn 300 năm đang được phục hồi trong giai đoạn hiện nay.
Dân tộc Dao có bản chất cần cù lao động, sống chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, vừa làm
nương, vừa làm ruộng, phong tục tập quán còn nặng nề. Trang phục dân tộc Dao rất đặc
sắc và da dạng về hình thức đặc trưng tộc Dao ở Cao Bằng là Dao tiền và Dao đỏ. Phụ nữ
Dao đỏ ăn mặc lộng lẫy. Trên nền vải đen. các mảnh vải đỏ được thêu hoặc gắn vào sặc
sỡ, khăn quấn đầu Cà pha dài 8 sải quấn quanh đầu trông như vành nón, bên người quấn
che một dải vải phả xí thêu thùa nhiều hoạ tiết bằng chỉ đỏ, thắt lưng xi lơ chin được thêu
thùa công phu với nhiều hoa văn cầu kỳ quấn vòng quang eo bụng phủ xuống đằng sau
ngang tà áo được trang trí công phu tỉ mỉ, áo dài quá đầu gối, ống tay rộng trang trí viền,
áo hở ngực, bên trong mặc yếm màu sáng nhạt, có hai chuỗi bông ngù (nom làng gẩu)
mỗi bên có 8 bông. Quần hầu tảo ống rộng trang trí các ô vuông xanh hoặc đỏ, nâu, trắng.
Đằng sau lưng khoác vuông vải nòm kie thể hiện tài năng thêu thùa trang trí của bàn tay
khéo léo . Người Dao có múa Chuông, múa trống,
Dân tộc H’Mong hầu hết sống trên triển núi đá cao, vùng sâu, vùng xa, tập trung đông ở
Bảo Lạc, Ba Bể, Thông Nông, Hà Quảng; sống du canh du cư, đốt rẫy làm nương, chủ
yếu trồng ngô. Người H’Mông có múa ô, múa khèn ống trúc bè ngang, khèn lá, khèn
môi.
Dân tộc Hoa sống ở nơi thị trấn, thị tứ nhậy cảm với cuộc sống, có trình độ kinh tế phát
triển.
1.2. Khái quát về dân tộc tày.
Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, nhóm địa phương Pa dí, Thổ, Ngạn,
Phén, Thu Lao, thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp
phía Bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi
này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc khác, xem bài người Thổ).
Dân số và địa bàn cư trú
Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc (1.400.519 người)
[2]
.

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên
như Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số
1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh,
thành phố. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (259.532 người, chiếm
35,4 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Cao Bằng (207.805
người, chiếm 41,0 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Tuyên
Quang (185.464 người, chiếm 25,6 % dân số toàn tỉnh và 22,5 % tổng số người Tày tại
Việt Nam), Hà Giang (168.719 người, chiếm 23,3 % dân số toàn tỉnh và 20,5 % tổng số
người Tày tại Việt Nam), Bắc Kạn (155.510 người, chiếm 52,9 % dân số toàn tỉnh và
18,9 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Yên Bái (135.314 người, chiếm 18,3 % dân số
toàn tỉnh và 16,4 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Thái Nguyên (123.197 người,
chiếm 11,0 % dân số toàn tỉnh và 15,0 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Lào Cai
(94.243 người), Đắk Lắk (51.285 người)
Người Tày ở Cao Bằng cư trú ở tất cả các xã trong tỉnh, từ đô thị tới vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới. Tập trung nhiều ở các huyện miền Đông của tỉnh như: Trùng Khánh
(68,9%)' Hoà An (65,03%), Trà Lĩnh (49,67%), Hạ Lang (47,74%), Thị xã (47,58%),
Thạch An (44,2%). . . Ở phạm vi huyện, thị, xã, thị trấn, phường thì người Tày sinh sống
đan xen với các dân tộc khác, trong phạm vi bản làng thì vẫn có những bản thuần người
Tày. Ở các xã biên giới có 19,2- 11 % tổng số người Tày sinh sống, có vị trí, vai trò quan
trọng trong sự phát triển KT-XH vùng biên giới và bảo vệ an ninh tổ quốc.
Lịch sử: Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ
nhất trước Công nguyên.
Đặc điểm kinh tế: Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại
cây trồng như lúa, ngô, khoai và rau quả mùa nào thức đó.Người Tày có truyền thống
làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi
như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Họ có tập quán đập
lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về
nhà. Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả Chăn nuôi phát
triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá

phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú ý. Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với
nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng.
II. Phần nội dung.
Giới thiệu về dân tộc tày ở Cao Bằng.
2.1. Văn hóa vật chất của người tày.
2.1.1 Nhà ở
Những nhà truyền thống thường là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số
vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Xưa kia, nhà sàn được sử dụng một cách
tổng hợp, bên trong gồm hai phần : phần trong và phần ngoài, gặn với nó là tập quán
của gia đình. ở những gia đình khá giả, nhà sàn được xây dựng bằng gỗ tết có ván
bưng xung quanh và lót sàn, mái lợp ngói , trông rất khang trang. Hiện nay, nhà gạch
được xây dựng ngày càng nhiều?
Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn có bộ sườn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6
hoặc 7 hàng cột. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ. Xung quanh nhà thưng
ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.
Khi làm nhà phải chọn đất xem hướng, xem tuổi, chọn ngày tốt. Trong ngày vào nhà mới
chủ gia đình phải nhóm lửa và giữ ngọn lửa cháy suốt đêm đến sáng hôm sau.
Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại nhà đất 3
gian, 2 mái (không có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái
lợp cỏ tranh, ngói âm dương hoặc tấm Prôximăng. Bố trí mặt bằng sinh hoạt được quy
định thống nhất qua từng vị trí trong ngôi nhà. Người Tày sống định cư, quây quần thành
từng bản chừng 15 đến 20 hộ, có quan hệ gần gũi với người Nùng và với người Choang
(Trung Quốc).
Bếp Tày
Trong ngôi nhà người Tày, tuỳ theo nhà rộng hay hẹp mà họ bố trí từ một đến hai cái bếp.
Bếp ở gian ngoài dành cho ông chủ nhà và khách nam giới, còn bếp phía trong dành cho
bà chủ nhà và những vị khách nữ.

Thông thường, người dân tôc Tày sẽ làm bếp mới khi dựng nhà mới. Và cái bếp đó sẽ
được sử dụng đúng theo tuổi thọ ngôi nhà. Sàn nhà sẽ được khoét xuống một ô vuông để

làm bếp. Tuỳ theo nhà lớn hoặc nhà nhỏ để tạo kích thước bếp, nhưng thông thường mỗi
bề khoảng 1 m và được kê chắc chắn bằng loại gỗ tốt. Những người đàn ông trong gia
đình sẽ dùng đất sét nhuyễn nện chặt vào ô vuông gỗ để làm nền. Nền bếp thường nằm
thấp hơn sàn nhà khoảng 5 cm.


Theo truyền thống, người Tày dùng ba hòn đá kê lại để làm
đầu rau bếp.
Theo truyền thống, người Tày dùng ba hòn đá kê lại để làm đầu rau bếp. Tuy nhiên, hiện
nay rất nhiều gia đình người Tày dùng kiềng sắt ba chân. Phía trên bếp là giàn bếp gồm
hai tầng. Tầng trên là nơi chứa những đồ dùng cồng kềnh, ít sử dụng đến. Tầng dưới treo
lọ muối, lọ mỡ, hạt giống… hoặc đồ mới đan lát xong.
Khi đã làm xong nhà mới và bếp mới, trước khi vào ở nhà mới, việc quan trọng của đầu
tiên của người Tày là nổi lửa. Gia chủ sẽ đi mời một hoặc vài ông già có uy tín trong làng
bản đến châm bếp và chúc phúc cho căn nhà mới của mình. Những người đó sẽ vừa châm
lửa vừa nói to lên rằng: Tôi mang lửa đến cho gia đình. Cầu mong hạnh phúc và sung túc.
Người già khoẻ mạnh, người trẻ giỏi giang. Gia đình sinh sôi như ngọn lửa này… Sau đó,
gia đình sẽ chuyển vào ở trong ngôi nhà mới và phải giữ cho ngọn lửa trong cái bếp mới
cháy liên tục trong một ngày một đêm, ba ngày ba đêm thì càng tốt. Làm như vậy, gia
đình mới yên vui, hạnh phúc, ăn nên làm ra…
Giống như người Kinh, người Tày cũng thờ Táo quân và lập bàn thờ ngay bên
cạnh bếp. Họ không bao giờ gõ vào đầu rau bếp hay nhỏ nước bọt vào bếp lửa. Người
Tày cũng “cúng tiễn” ông Táo về chầu Ngọc hoàng vào ngày 23 tháng chạp. Nhưng họ
không “đón” ông Táo vào chiều ba mươi, mà đón vào chiều tối mùng một tết. Người dân
tộc Tày cho rằng nếu đón ông Táo mới sớm quá, dễ gặp phải ông Táo “háu ăn” sẽ thường
xuyên “quấy rầy gia đình”, nên cúng muộn hơn về tối để mong đón được một ông Táo
“điềm đạm” hơn trong năm mới.
2.1.2. Các món ăn của người tày.
Cao Bằng là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày,
vì vậy khi nhắc đến văn hóa ẩm thực nơi đây không thể

không nhắc đến những nét độc đáo và thú vị của những
món ăn thức uống của người dân tộc Tày.
Đa dạng các loại rau rừng
Các món ăn từ rau rừng ngoài giá trị ẩm thực còn có giá
trị chữa bệnh rất tốt. Có thể kể đến hàng chục loại rau rừng thường xuyên được dùng
trong các bữa ăn của người Tày: rau dạ hiến hay còn gọi là rau bò khai, rêu đá, rau chuối
rừng, hoa ban…Trong số đó có rất nhiều loại du khách không thể bỏ qua khi có dịp đến
đây thưởng thức hoặc mua về cho người thân. Cách chế biến món ăn của người Tày cũng
rất đa dạng, vừa đem lại cảm giác mới lạ, vừa tạo mỹ quan lại có sự kết hợp hài hòa gữa
các vị đắng-cay-mặn-ngọt.
Nhiều loại rau rừng được dùng ăn ghém như cỏ mần trầu, rau dạ hiến, rau ngót rừng…
vừa bùi, thơm lại ngọt. Tuy nhiên cách chế biến các món rau của người Tày chủ yếu lại là
bằng cách “xôi”. Có những loại đắng-cay-chua-chát vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở
nên thơm ngon lạ thường. Măng đắng ngâm với hoa ban hết đắng mà có vị chua dễ chịu,
đem nấu canh cà rất “đưa” cơm. Rau chuối rừng trộn thịt băm tạo vị ngọt bùi, thơm
đậm…
Người tày ăn các món chủ yếu là:
Cơm tẻ: Cơm là món ăn chính hàng ngày của người Tày. Đổ gạo tẻ vào nồi nấu cùng với
nước. Khi nước cạn đem vần nồi cạnh bếp cho đến khi chín.
Xôi: Là món ăn đặc trưng của người Tày. Gạo nếp đồ trong chõ thành xôi. Người Tày
thường ăn xôi trắng. Ngoài ra, người Tày còn một số loại xôi khác như: xôi màu, xôi rau
ngót rừng, xôi trứng kiến

Xôi màu: Gạo nếp được nhuộm thành các màu xanh, đỏ, tím, đen rồi trộng các lọai với
nhau thành gạo nhiều màu. Gạo được nhuộm từ nhiều loại lá cây khác nhau như màu tím
nhuộm từ lá “cẳm", màu vàng từ hoa “phón” .

Xôi rau ngót rừng: Đồ xôi, bỏ rau ngót thái nhỏ lên miệng khi chín, đổ xôi và rau ngót ra
trộn đều, cho thêm gia vị, hành và mỡ.


Xôi trứng kiến: Đồ xôi lẫn với trứng kiến đen lấy từ tổ kiến.

Cơm lam: Là món ăn đặc trưng của người Tày. Trước tiên, người ta ngâm gạo nếp rồi cho
vào ống tre non cùng một ít nước, đậy nút kín rồi đem nướng trên lửa hoặc đồ lên cho
chín. Để ống tre nguội, bóc vỏ ống để lại lượt áo mỏng bao quanh cơm. Khi ăn, dùng dao
xắt thành từng khúc nhỏ.

Cá nướng và cá sấy: Là cách chế biến thường thấy nhất ở người Tày. Cá làm sạch rồi xiên
vào que nướng trên lửa. Khi chín, gỡ thịt cá ra chấm với nước chấm. Khi có nhiều cá thì
người ta đem sấykhô trên giàn bếp để ăn dần.

Mắm cá và cá chua: Mắm cá chủ yếu làm từ cá nhỏ Mắm cá chủ yếu làm từ cá nhỏ. Cá
ướp chua trong vại với thính, rượu để gâymen chua. Cá chua dùng để ăn lâu dài, có thể ăn
sống hay nướng, rán.

Thịt lợn tái: Thịt lợn nạc thái mỏng trộn ít muối, vắt chanh vừa đủ cho thịt tái. Món này
thường dùng để nhắm rượu.

Thịt gà giò nấu canh gừng, nghệ: Món canh này những người già rất thích ăn vì mềm, bổ
và mát.

Canh xinh thang: Thịt nạc băm nhỏ cho vào nước trong, thêm gia vị.

Bánh chưng: đồ lên sẽ được xôi nhiều màu. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp,
nhân bánh làm bằng đậu, thịt, hành hoặc lạc. Gạo nếp vo đãi sạch sau đó hoặc bằng lá
dong hay lá chuối rồi đem luộc chín. Bánh ăn trong dịp Tết Nguyên đán và tiết xuân.

Bánh dày: Thường làm vào dịp lễ hội, cưới xin. Bánh to, tròn (sì pưởng) thường làm để
biếu, bánh nhỏ, trò (sì ăn) làm để nhà ăn hay cúng. Bánh có thể có nhân hoặc không. Nhân
bánh làm bằng đậu, lạc, vừng, đường. Có loại bánh được nhuộm đỏ có loại vẽ lên trên bề

mặt hình hoa văn bằng phẩm đỏ, vàng. Có loại lại làm bằng bột gạo và lá ngải (pẻng nhả
ngài) để ăn vào Tết Thanh minh.

Bánh trôi: Làm vào dịp Tết Đông chí. Bánh làm bằng bột gạo nếp, có thêm gừng, đường
phèn. Ăn thơm và ấm.

Pẻng khô, pẻng khoai: Xôi nếp đồ lên trộn với khoai sọ đã luộc chín rồi đem giã và nặn
thành từng thanh nhỏ, phơi khô. Khi ăn đem chao trong mỡ hoặc dầu cho bánh nở phồng
và giòn, vớt ra nhúng vào nước mật đun sôi, lấy ra để nguội là được.
2.1.3. Một số đồ uống của người Tày
Thường ngày, người Tày uống nước đun sôi với lá hoặc vỏ cây rừng. Nhưng khi đi rừng,
lên nương, người dân thường uống nước khe, nước suối.

Trong đời sống của người Tày, đặc biệt là người Tày Cao Bằng, rượu là một nét văn hoá
ẩm thực đặc sắc và gắn bó với cuộc sống của đồng bào từ lâu đời. Rượu của người Tày
được làm bằng nguyên liệu là gạo, ngô, khoai, sắn, có khi bằng cả mật mía, chuối
quả Men dùng để ủ rượu thường làm từ các loại lá rừng nên uống rất êm.
Với người Tày, rượu là cách để chủ nhà thể hiện lòng hiếu khách của mình. Dù quen hay
lạ, trước khi bắt đầu một câu chuyện bao giờ chủ nhà cũng mời rượu. Có thể nói rượu của
người Tày như “miếng trầu” để mở đầu câu chuyện của người Kinh. Điều đặc biệt trong
các cuộc rượu của người Tày đó là hiếm khi xảy ra hiện tượng quá chén dẫn đến mất tự
chủ, xô xát nhau mà thường kết thúc trong sự thân ái, vui vẻ.
Rượu không thể vắng mặt trong các sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Tày, nó gắn
với người Tày như một sự tất yếu. Trong các cuộc vui chung như lễ hội, thoảng trong câu
sli, câu lượn trao duyên của những đôi trai gái hay trong những điệu nhảy của các chàng
trai Tày luôn phảng phất men say nồng của rượu.
2.1.4. Phương tiện vận chuyển:
Với những thứ nhỏ, gọn người Tày thường cho vào dậu để gánh hoặc cho vào túi vải để
đeo trên vai, còn đối với những thứ to, cồng kềnh thì dùng sức người khiêng vác hoặc
dùng trâu kéo. Ngoài ra, họ còn dùng, mảng để chuyên chở.

2.2. Văn hóa tinh thần.
2.2.1. Phong tục tập quán lễ nghi.
* Lễ cưới Tày
Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu nhưng có thành vợ thành chồng hay không lại
tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và "số mệnh" của họ có hợp nhau hay không.
Lễ cưới Tày là một nghi lễ của người đồng bào dân tộc Tày, Tây Bắc.
Lễ Dạm hỏi
Tại lễ này, một người chú, bác đại diện cho nhà trai mang theo một đôi gà trống thiến,
gạo nếp cùng một người đi cùng gánh lễ vật để xin ăn hỏi.
Lễ Ăn hỏi (Lễ nhận thông gia)
Thành phần gồm 1 ông chú hoặc bác bên bố chàng trai làm trưởng đoàn, 1 ông chú hoặc
bác bên mẹ chàng trai làm phó đoàn. Lễ vật đám hỏi 12 mâm khách gồm:
• 12 con gà hoặc 1 con lợn khoảng 40-50kg
• Bánh chưng
• Bánh giày
• Rượu
Từ lễ ăn hỏi này, hai bên xin phép được qua lại nhà nhau như người nhà trong những
ngày lễ tết hay có công việc lớn.
Lễ cưới
Nhà trai xem ngày tốt để tiến hành lễ cưới. Tục thách cưới, nhà trai phải lo toàn bộ đồ ăn
cho khách mời của nhà gái trong ngày cưới như: gà, lợn, xôi, bánh, gạo, rượu Trước
đây, thách cưới bằng bạc trắng, nay thách cưới bằng tiền để sắm đồ cưới.
Theo phong tục, những gia đình có con gái từ 10 tuổi trở lên phải trồng bông dệt vải. Khi
cô dâu về nhà chồng phải chuẩn bị cho ông bà nội, ngoại, bố mẹ chồng, cô, dì, chú bác
bên chồng mỗi gia đình một đôi gối, một cái chăn bông. Nếu anh em chưa có gia đình thì
mỗi người sẽ được cô dâu tặng một cái chăn và một cái gối. Đồng thời, cô dâu còn phải
chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ, phục vụ sinh hoạt và lao động sản xuất để mang theo về
nhà chồng. Cô dâu trong ngày cưới mặc áo dài đen, váy đen, vấn tóc trong vành khăn.
Trước khi nhà trai đi đón dâu phải làm lễ cúng tổ tiên. Khi đi đón dâu, nhà trai gồm có 2
người cao tuổi đại diện, chú rể, phù rể, bà gia hặp (bà đưa cơi trầu). Đi đến chân cầu

thang nhà gái, ông bác đại diện nhà trai xin phép rửa chân để lên nhà nói chuyện xin dâu.
Trước khi ăn cơm ở nhà gái, 2 người lớn tuổi đại diện nhà trai cùng chú rể, phù rể phải đi
mời cơm lần lượt quan khách của họ nhà gái. Trước khi đoàn trở về nhà trai, cô dâu, chú
rể lạy ông bà, bố mẹ, nhà gái mỗi người 3 lạy.
Đoàn rước dâu khi đi ra khỏi nhà gái thì bố trí 2 người cao tuổi đại diện nhà trai đi trước,
cô dâu, chú rể đi sau, tay cô dâu cầm nón, thẻ hương. Khi xuống cầu thang, cô dâu đội
nón lên đầu, đến chân cầu thang cắm một thẻ hương. Ra đến cổng nhà lại cắm một thẻ
hương ở cổng. Đoàn đưa dâu đại diện cho họ nhà gái gồm có 1 ông, 1 bà cao tuổi (ông ta
thống, bà tai thống) phù dâu, anh em, bạn bè
Buổi tối hôm đón dâu, bà tai thống, ông ta thống và phù dâu ngủ lại ở nhà trai. Bà tai
thống và phù dâu sẽ ngủ cùng cô dâu. Sáng hôm sau, cô dâu, phù dâu dậy sớm lấy nước,
lấy khăn bê đến cho mọi người trong nhà rửa mặt.
Đám cưới
Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này
không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến
kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở chơi lâu hơn. Tiệc cưới được chia làm hai tiệc.
Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành
cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-
8 giờ đêm. Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với
gia chủ. Thanh niên, đám thì tổ chức lày cỏ (một trò chơi như kiểu oẳn tù tì, người thua
sẽ bị uống rượu phạt), đám thì bên trai bên gái hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài
thâu đêm, mờ sáng mới tan.
Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết: tiền
mặt, lợn, gà, gạo, rượu… Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp
phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Nhà gái sẽ trích ra một số tiền để sắm
sửa tư trang, cho con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vòng bạc, xà tích bạc, chăn màn
thổ cẩm, chiếu hoa… và những đồ gia dụng khác. Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng
làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau.
Tùy theo gia cảnh, nhà gái có thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trường hợp, thấy nhà trai điều
kiện kinh tế không mấy dư dả, nhà gái chỉ đòi một ít gọi là, cốt để tránh tiếng là con mình

theo không người ta.
Người Tày còn có một phong tục đẹp khác. Đó là tục “khẩu lẩu” (gạo rượu). Khi gia đình
nào có đám cưới (cũng như những việc hiếu hỉ khác như : vào nhà mới, thôi nôi, mừng
thọ, ma chay…), ngoài số tiền phong bao như thường lệ, nhiều người còn đem gạo và
rượu đến. Mươi ống gạo, chục lít rượu, nhiều ít tùy theo. Số gạo rượu đó được gia chủ
ghi chép vào sổ cẩn thận. Để khi nào nhà khác có việc, mình lại đi khẩu lẩu lại người ta.
Đây là một hình thức giúp đỡ lẫn nhau bằng hiện vật, đỡ phần nào chi phí cho gia chủ khi
nhà có công việc. Thập niên chín mươi trở về trước, khi kinh tế còn khó khăn, đặc biệt là
vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, thì việc làm đó thật có ý nghĩa. Nó thể hiện tính cộng
đồng rất cao của cư dân nơi đây.
Người Tày có câu “slắng lẩu cẩu vằn”, có nghĩa là mời khách tới dự đám cưới phải mời
trước chín ngày, không sớm hơn mà cũng không muộn hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ
việc xưa kia do đi lại khó khăn, đường sá cách trở, phải mời trước như thế người được
mời mới có thời gian chuẩn bị, sắp xếp công việc đến mừng. Anh em, bạn bè ở xa có thể
đến trước một ngày. Dự đám cưới xong còn ở chơi thêm một hai ngày nữa mới chia tay.
Trong thời gian đó, gia chủ tiếp đãi rất thịnh tình, chu đáo, không để điều gì khiến khách
phiền lòng. Điều đó cho thấy lòng hiếu khách của người miền núi.
Có một điều đặc biệt là lễ cưới cử hành xong, cô gái không ở lại nhà chồng mà quay về
nhà bố mẹ đẻ ngay đêm đó. Dù đêm đã khuya, chú rể và đại diện nhà trai vẫn phải đưa cô
dâu và phái đoàn nhà gái trở về. Nếu vì lý do nào đó như đường sá quá xa xôi, không thể
về ngay mà phải ở lại thì đêm đó cô dâu và các cô gái phù dâu sẽ ngủ chung một phòng
rồi sáng hôm sau về sớm. Ngày thứ ba tính từ ngày cưới, chàng trai mới đi đón vợ về.
Đêm đó mới chính thức là đêm tân hôn của hai người.
Tục gọi đó là lễ slam nâư (ba ngày)- hiểu nôm nay là lễ lại mặt.

Theo cách giải thích của những người cao tuổi thì sở dĩ có tục này là bởi trước và trong
ngày cưới chú rể sẽ rất mệt mỏi vì phải lo nhiều việc, nhất là phải uống rất nhiều rượu
mừng của mọi người, nếu động phòng ngay thì sẽ không có lợi. Nhưng cô dâu cũng chỉ ở
nhà chồng chừng dăm bảy ngày, sau đó lại quay về sống với bố mẹ đẻ. Bởi theo phong
tục của người Tày, khi nào con dâu có con mới được về ở hẳn nhà chồng. Chính vì thế

mới có chuyện, cứ dăm bữa nửa tháng, mẹ chồng lại cho gọi con dâu về với những lý do:
giúp nhổ mạ, cấy lúa hay xay lúa, giã gạo hộ mẹ… Tóm lại là kiếm đủ cớ để gọi con dâu
về, mục đích là để đôi trẻ có dịp gần gũi nhau, để bà mau có cháu bế. Khi cô gái có mang,
gần đến ngày khai hoa mãn nguyệt, nhà chồng mới đón về để sinh nở. Có con rồi cô gái
mới chính thức về nhà chồng, được giao chìa khóa tay hòm, gánh vác mọi công việc.
Ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, đồng bào Tày còn có tục cưới vắng mặt
chú rể. Nếu chú rể vì một lý do nào đó mà vắng mặt trong ngày cưới, nhà trai sẽ chọn
một người thế vai chú rể, gọi là rể giả (khươi chả). Người làm rể giả phải là trai tân, khỏe
mạnh, có đạo đức… thường là con cháu trong nhà hoặc là bạn thân của chú rể. Rể giả sẽ
cùng họ nhà trai đi đón dâu, cùng cô dâu ra mắt hai họ… Cốt là để cô dâu không phải lẻ
bóng trong ngày cưới. Tục này có từ bao giờ cũng không rõ, chỉ biết những năm đất nước
còn chiến tranh, tục này diễn ra khá phổ biến. Những chàng trai do bận công tác đột xuất,
đi bộ đội đóng quân ở xa, ngày cưới của mình không về được cũng không sao. Ở nhà,
đám cưới vẫn được tổ chức bình thường, chu đáo; mà cũng không vì thế mà mất vui. Và
những chàng rể vắng mặt đó vẫn yên tâm về người vợ mới cưới của mình.
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của
người Tày cũng có sự thay đổi, không còn nguyên như xưa nữa. Ví như bây giờ người
con gái không còn phải đợi đến khi có con mới về nhà chồng, hoặc nhà gái cũng không
còn đòi hỏi nhà trai quá nặng về vật chất… Việc cưới xin bây giờ ngày càng giản tiện,
văn minh hơn xong vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Ngày nay
Trong cuộc sống mới hôm nay, tục cưới xin của người Tày đây tuy có nhiều đổi thay
nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương
* Ma chay của người tày
Ðám ma thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm mục đích báo hiếu và đưa
hồn người chết về bên kia thế giới. Sau khi chôn cất 3 năm làm lễ mãn tang, đưa hồn
người chết lên bàn thờ tổ tiên. Hàng năm tổ chức cúng giỗ vào một ngày nhất định.
Lễ báo hiếu của người Tày ở Cao Bằng
Các tài liệu khảo cổ ở vùng Nà Goọc (Nguyên Bình), Tôôm Đeng (Hà Quảng), Kẻ Ngoã
(Hoà An) cho thấy người Tày đã cư trú lâu đời tại Cao Bằng, xen kẽ với nhiều dân tộc

khác như Nùng, Dao, Mông ở lòng hồ Nêôgen (nay là lòng máng sông Bằng), lưu vực
sông Bắc Vọng, Vi Vọng, sông Quây Sơn, những cánh đồng rộng Cẩu Pung (Hoà An),
Đào Ngạn (Hà Quảng)
Họ lấy việc trồng lúa nước làm nguồn sống chính, vì vậy, làng bản thường ở những địa
điểm thuận lợi cho việc canh tác lúa nước. Ở đầu bản thường có con lạch hoặc mương
nước chảy qua, tiếp đó là những vạt ruộng bằng phẳng hay những vạt ruộng vàn - ruộng
bậc thang.
Cư dân Tày có đời sống tín ngưỡng tâm linh phong phú. Họ quan niệm cõi người đang
sống là mường gần và cõi mà người chết sẽ đến là mường phi (nơi cư trú của linh hồn
người chết, nơi cũng có nhà cửa ruộng vườn, có một cuộc sống tốt đẹp hơn ). Họ còn
cho rằng, con người gồm hai phần: thể xác và hồn vía (khoăn), con trai có 7 khoăn, con
gái có 9 khoăn. Có nhiều tập tục liên quan đến khoăn: khi ốm là lúc khoăn đi chơi hay bị
lạc, thầy Tào phải làm lễ gọi khoăn về. Khi khoăn rời khỏi thân xác (khoăn pây) nghĩa là
người đó đã chết, phải làm ma cho họ.
Thành ngữ người Tày có câu: Hết kin nhoòng mỏ mạ (Làm ăn nhờ mồ mả), vì thế, khi có
người chết, gia đình cố gắng làm bằng được đám tang, còn gọi là Lễ báo hiếu. Gia đình
nào không có điều kiện thì vẫn chôn người chết, nhưng những nghi lễ báo hiếu sẽ phải
làm sau, khi có điều kiện. Lễ báo hiếu chính là lễ đưa linh hồn người chết lên trời sống
cuộc đời nhàn nhã, có như vậy hồn người chết mới phù hộ cho cháu.
Trong thủ tục làm đám, gia đình phải mời từ 1 đến 3 vị thầy Tào tiến hành những nghi
thức tang lễ. Người chết quàn trong nhà khoảng từ 3, 5, 7 hoặc 9 ngày tùy theo quyết
định của thầy Tào.
Một trong những nghi lễ đầu tiên là thủ tục nhập quan. Người ta chọn những cây gỗ tốt
để làm áo quan, sau đó là lễ nhập quan. Khi đóng nắp, người ta lấy thóc nếp đốt thành tro
đổ nước đun, quấy thành hồ trát kín áo quan.
Nhà táng làm 2 tầng, tầng trên để ở, tầng dưới là chỗ nuôi súc vật, mô phỏng kiểu nhà sàn
cổ của người Tày. Trước khi phát tang, gia đình làm thủ tục che ban thờ tổ tiên. Áo quan
để ngang gian chính, đầu đặt hướng Nam, phía trên có bát cơm quả trứng (hướng Nam là
hướng đi xa, người mất phải dời xa những người đang sống). Cửa nhà táng đặt theo
hướng nhà, bên trong là bài vị làm bằng giấy đỏ ghi họ tên, ngày sinh và ngày mất của

người quá cố. Hai bên áo quan người ta làm cây hoa thiên lý, cây tiền, tượng trưng cho sự
hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Cờ phan (cờ ma) được dựng phía đầu áo quan,
tượng trưng cho vong hồn của người chết trong lúc tiến hành các nghi lễ.
Khi chọn được giờ tốt, thầy Tào cùng những người giúp việc chuẩn bị thủ tục làm ma cho
người chết. Dân trong bản cùng đến giúp gia đình làm cơm cúng, làm mũ tang (ăn khuốt)
cho tang chủ theo cách thức cổ truyền, biểu thị cho sự ghi nhớ công ơn của những người
đang sống đối với người chết.
Tiếp đó là việc lập Đàn lễ. Tranh đạo kinh sư (3 vị Tam Thanh hay còn gọi là Tam Bảo)
được treo lên, phía vách trái treo tranh vẽ Ngọc Hoàng và tuần tự, thầy Tào sẽ chuyển tin
báo về người chết tới Ngọc Hoàng trong lễ trình báo. Đàn lễ gồm: Thượng đàn (điện Tam
Bảo); Ban thờ thập điện (các vị thần trông coi việc cõi âm); Trung đàn (ban thờ tổ tiên
thầy Tào); Bát hương của người chết và nơi để ấn tín của Ngọc Hoàng. Tang chủ cùng
gia đình hành lễ và túc trực trước linh vị, trong khi đó thầy Tào trình báo tổ tiên và các
thánh thần lý do làm lễ, xin chứng giám, giúp đưa hồn người chết lên trời. Tổ tiên ở đây
chính là tổ tiên của vị thầy Tào, cùng với thầy thông thiên với các vị thánh thần.
Lễ tẩy uế bắt đầu với nghi thức thầy Tào dùng bát nước lá bưởi (thứ lá tinh khiết, mùi
thơm át được tà ma và dùng để tẩy rửa đàn lễ thì khi hành lễ cho thanh tịnh) tẩy uế 5
phương. Thầy Tào khấn mời thần thánh uống trà, nhờ thơ lại đưa tin lên Ngọc Hoàng
rằng: Tại bản Phya Đán xã Đào Ngạn huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng có người chết, xin
Ngọc Hoàng cấp giấy thông hành để người chết được lên trời với tổ tiên. Đứng sau thầy
Tào bao giờ cũng là tang chủ. Thầy Tào, lúc này đã là hiện thân của Ngọc Hoàng, tay
cầm tích trượng đồng ý cấp giấy thông hành cho người chết. Sau đó là lễ tụng kinh cứu
khổ đổi đời cho người chết.
Lễ cầu xin nước tiến hành vào khoảng 12 giờ đêm sau khi người quá cố được cấp giấy
thông hành. Trước đàn lễ thầy Tào khấn bài ca xin nước và cùng đoàn nhạc hiếu đến
trước linh cữu chuẩn bị đi xin nước. Dụng cụ lấy nước gồm một thanh kiếm tre; một ống
tre treo vào thanh kiếm; một ống tre buộc bó lúa, lược, tiền giấy (bông khẩu péc) dùng để
dẫn đường. Khi hành lễ, thầy Tào mời linh hồn người chết theo bài vị và cành phan ra
suối lấy nước. Đến bờ suối, tang chủ làm lễ dâng hương cho các thần cai quản nguồn
nước. Thầy Tào hát kể mời 6 vị thần trông coi ngũ hành lên xơi trà, ăn cỗ và cầu xin

nước; vái lạy 5 phương, lạy xong phương nào vứt về phương đó một tờ tiền. Tang chủ
xuống bờ sông múc nước. Trong lúc đó, thầy Tào khấn bài Long Vương cấp nước thần.
Lấy nước xong, bài vị và cành phan được rước về nhà, tang chủ cầm tấm vải trắng che
đầu để hồn người chết không bị mưa, nắng, gió xâm phạm.
Người Tày quan niệm con người lúc sống ai cũng có tội nên khi chết hồn bị giam hãm
dưới ngục tối (thủy phủ). Hồn rời khỏi thân xác thì ngay lập tức dưới địa phủ giam lại, có
9 vị thần canh giữ. Muốn cho người chết siêu thoát, người ta phải phá ngục, chuộc hồn
lên làm lễ khai quang để người chết về trời.
Lễ phá ngục được tiến hành vào ban ngày. Ngục bao giờ cũng dựng trong khuôn viên
nhà, phía trước là ban thờ với lễ vật thủ lợn, cỗ tạp để dâng cúng thần linh trong bản.
Người ta còn cúng một con gà, một con vịt sống dùng đưa hồn vượt ngục về nhà.
Ngục quây vải đen là ngục dương; quây vải trắng là ngục âm; quanh ngục cắm 9 bài vị
đặt ở 9 hướng; bài vị người chết đặt ở cửa ngục. Nếu người chết do tuổi già, đau ốm thì
chỉ phá một ngục 9 lao tù; chết vì tai nạn thì phá thêm ngục nữa là thương ngục, chết do
ngã vực núi thì phá thần núi ngục; chết vì nước thì phá thêm thủy phủ ngục; chết vì sấm
sét phá thêm lôi vương ngục; phụ nữ chết do sinh nở phá thêm ngục huyết bồn.
Thầy Tào mời các thần về chứng giám, giúp phá ngục chuộc hồn về. Lễ tẩy uế được diễn
ra nơi dựng ngục để chuẩn bị làm lễ phá ngục. Thầy Tào tụng kinh cứu khổ cho người
chết. Tờ xá văn và cáo văn được để trên bát gạo đặt trước cửa ngục tù cầu xin xá tội cho
người chết. Sau đó thầy Tào hát cầu thánh thần chuộc tội và thả hồn về.
Khi phá ngục thầy đi vòng quanh ngục theo chiều kim đồng hồ 3 vòng vừa đi vừa tụng
kinh cứu khổ cho người chết để phá bỏ vòng ngoài. Khi vòng ngoài được giỡ bỏ, thầy
cùng gia đình đi vòng quanh ngục, lấy chân giẫm các cột hương dựng vòng ngoài để
chuẩn bị phá ngục Âm và ngục Dương.
Cửa ngục được phá với động tác thầy Tào dùng dao nhọn chặt tượng trưng cờ cắm ở đó.
Phá trước tiên là cửa phương Đông đến phương Nam, phương Tây, phương Bắc, rồi
Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, cuối cùng là trung tâm ngục.
Tiếp theo thầy Tào tay trái cầm con vịt sống, tay phải làm bùa chú để giúp linh hồn người
chết vượt biển từ ngục Âm lên ngục Dương. Thầy lại đi vòng quanh ngục và làm phép
tẩy uế nơi ngục Âm vừa được phá, đồng thời gọi linh hồn về trú ngụ trên bài vị để lên

ngục Dương.
Những nghi lễ phá ngục Dương lại được tiếp tục giống như phá ngục Âm. Sau cùng là lễ
thu hồn người chết từ ngục Dương lên bài vị, và yểm bùa nơi dựng ngục.
Thầy Tào dẫn linh hồn người chết cùng gia quyến đi qua hai cổng chào Thái Sơn và
Phong Đô, xin các thần trông coi thổ địa cho hồn được về nhà. Trước cổng chào để một
cái mâm, trên có vài bộ quần áo, khăn mũ, giầy, tất, tiền bạc khi hóa lửa nhìn lớp tro
thấy xuất hiện hình dáng là gót chân người, chim, gà thì có nghĩa là hồn người chết về
dưới lốt con vật này, là điềm tốt. Nếu là dấu chân ngựa, trâu thì không tốt, người chết
không thể hóa kiếp làm người được nữa.
Trước khi đưa hồn người chết vào nhà, linh vị phải đi qua một chiếc cầu uốn cong như
hình bụng người đàn bà chửa, sau đó mảnh vải thô dùng làm cầu được cuốn lên coi như
hồn đã đi qua. Dưới cầu là hai bát nước màu trắng và đỏ được đổ ra (người Tày quan
niệm đây là máu của người mẹ vừa sinh con, thủ tục này chỉ được tiến hành đối với
người chết là đàn bà).
Linh hồn được rước vào nhà, lễ khai quang (mở sáng mắt cho người chết) bắt đầu. Với
người Tày, người chết xuống cõi âm tối đen mịt mù, phải nhờ thánh Tam Bảo đốt đèn và
đèn ở đây tượng trưng là bảy ánh mặt trời chiếu sáng chốn đen tối, giúp người chết nhìn
thấy đường để lên trời.
Trong nhà làm lễ khai quang cho người chết thì ở ngoài sân làm lễ cúng các vị thần trong
bản và cầu siêu, cho ma lang thang cùng hưởng cỗ nhà đám.
Chiều tối, sau lễ phá ngục, con cháu trong gia đình dâng lễ vật để báo hiếu công ơn sinh
thành dưỡng dục của cha mẹ. Con trai là người nối dõi tông đường, đứng ra chịu tang
chống gậy cõng hồn cha mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng và cùng với thầy Tào hoàn tất
những thủ tục để họ có thể về với tổ tiên. Con gái dâng thủ lợn, vàng mã, tiền bạc để cha
mẹ có đủ mọi thứ cần thiết đến mường phi.
Lễ nhiên đăng (đốt đèn) nhằm mở sáng đường cho hồn người chết. Bốn cây nến đặt ở 4
góc, một cây để ở giữa nắp áo quan rồi lần lượt được thắp sáng lên. Người ta đổ 3 bơ gạo
vào nong, đặt trước vong linh, gạo được gạt phẳng, rồi dùng 4 thanh tre đặt thành vuông,
sau đó 10 ngọn nến được thắp lên theo các phương: Đông, Nam, Tây, Bắc, Đông Bắc,
Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Trung, Thượng, Hạ phương. Mười ngọn đèn tượng trưng

cho mười ông vua đèn (thập vương đèn) có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết lên trời.
Lễ nhiễu quan được bắt đầu với nghi thức thầy Tào cùng gia quyến đi quanh vong linh
người chết than khóc. Thầy Tào cầm quyển kinh vừa đi vừa khấn, bò tiếp sau là tang chủ
(cháu nối dòng của người quá cố) trên lưng buộc linh vị, con rể cầm cành phan, con gái
gánh gạo, gánh gà vịt, sau cùng là những người thân trong gia đình. Họ vừa đi vừa nghe
các bài ca Khởi linh nhiễu quan, Cứu khổ nhiễu quan, Thập nguyệt hoài thai (Bài này chỉ
dùng cho trường hợp người mẹ mất), Thập biệt khoa và Giải hạn cho vong hồn người
chết. Họ quan niệm, những người thân đi quanh vong linh người chết nhiều bao nhiêu thì
hồn người chết sớm được siêu thoát bấy nhiêu và đây cũng thể hiện mức độ báo hiếu của
con cháu đối với công ơn của cha mẹ.
Xưa người ta thường làm lễ giải oan cho người chết. Thầy Tào lấy 3 bơ gạo đổ vào nong
và đặt vào chỗ gạo đó 36 ngọn cỏ gianh để trừ tà. Thầy Tào tay cầm cành phan vừa đi
vừa xướng bài ca giải kết, theo sau là tang hiếu. Đến trước nong gạo, thầy cúi xuống cầm
3 ngọn cỏ và viết bùa chú. Đi hết mỗi vòng thầy ném cỏ ra phía ngoài cửa cho đến khi hết
36 ngọn thì chuyển sang lễ khoa hoa tan, là lễ cúng hoa, đưa ngũ cốc cho người chết.
Đoàn tang hiếu tiếp tục cùng thầy Tào đi vòng quanh áo quan, đến trước nong gạo thầy
Tào cúi xuống vốc gạo vãi lên trên vong linh.
Lễ cấp phó là lễ cấp tiền bạc, nhà cửa, những vật dụng cho người chết dùng khi bắt đầu
cuộc sống mới. Thầy Tào ghi lại những thứ mà gia đình gửi cho người mất. Thầy đọc tờ
cấp phó, sau đó tang hiếu điểm chỉ để chứng nhận những vật dụng mà người chết sẽ
mang theo. Tờ cấp phó được cho vào phong bì cùng vài hạt gạo, ít tiền thật rồi phong lại,
treo lên cành phan. Bài vị của người chết cũng được gắn lên cành phan để chuẩn bị làm lễ
khai khoa lộ, mở đường cho hồn người chết về trời. Người ta lấy một tấm vải trắng, mở
hai viên ngói trên cửa nhà đặt một đầu vải vào lỗ đó, đầu kia thả xuống đất nơi cửa nhà
táng đặt linh vị người chết hướng ra. Gia đình từ biệt người chết và hóa vàng mã, quần
áo, giấy thông hành cho người chết. Thầy Tào cùng tang hiếu đến trước đàn làm lễ tạ ơn
các vị thần linh chứng giám và giúp đưa linh hồn người chết về trời.
Lễ tách hồn (pjải khoăn) có nghĩa là chia tay với vong hồn. Thầy Tào lấy bát mỡ dùng
giấy bản xoắn làm bấc để thắp đèn, đặt lên lưng tang chủ và làm lễ tách hồn. Khi tang
chủ ngồi dậy bát úp ngược xuống đất là điềm tốt. Hồn người chết được thầy Tào đưa lên

trời qua dải cầu trắng. Lúc này, tang hiếu khóc tiễn đưa người chết và làm lễ tắt đèn
(phản đăng). Thầy Tào cùng tang hiếu đi quanh áo quan theo chiều ngược kim đồng hồ
để từ biệt người thân, thầy lần lượt tắt từng ngọn đèn và xướng bài ca tắt đèn.
Hành tang còn gọi là lễ đưa ma hay hoàn sơn (trở về núi). Từ sáng sớm người con gái
gánh đồ lễ lên chân núi Phya Đán để xin thần thổ địa cho chôn cất người chết vào giờ
lành. Trước khi khiêng áo quan ra khỏi cửa, toàn gia quyến làm lễ mặc niệm. Thầy Tào
làm phép thu thập đủ hồn vía của người chết để sau này người chết không quay về phá rối
con cháu (2). Áo quan được nhấc lên, con cái của người chết chui qua lại với ý nghĩa
không muốn dời xa người chết, muốn cõng hồn người chết về núi. Khi áo quan ra khỏi
cửa, chiếu, bàn để đồ lễ được lật ngửa lên, người ta dùng chổi quét uế bẩn ra khỏi nhà.
Thầy Tào làm phép đuổi tà ra ngoài rồi đóng cửa lại.
Trong đám đưa ma, đi trước bao giờ cũng là người vác đuốc dẫn đường vì người chết
không quan niệm được ban ngày và ban đêm. Phía sau là con cháu cầm chướng, cây hoa
thiên lý và cây tiền, những người trong ban tang lễ khiêng áo quan, chủ tang và người
thân trong gia đình, thầy Tào cầm cành phan, bà con trong bản đưa tiễn người chết. Khi
ra đến đầu bản người ta quay hướng cửa nhà táng về hướng nhà để người chết chào từ
biệt gia đình và làng xóm.
Những người chưa có điều kiện làm đám ma cho người chết thì vẫn chôn cất nhưng
không làm đám. Họ đợi đến khi có đủ tiền thì làm đám ma khô. Trình tự như đám bình
thường, chỉ khác một điểm là trước khi làm ma, thầy cúng ra mộ chiêu hồn người chết về
để chuẩn bị làm các lễ thức.
Trong đám tang cũng như 1 năm sau đó, người Tày kiêng ăn những gì ám chỉ đến bộ
phận của con người. Không ăn bánh gio (được coi như xương cốt), nhãn (được coi là con
ngươi), bún (được coi là gân) của người chết
Lễ hạ huyệt: Khi về đến núi thầy Tào làm lễ nhập địa cho người chết. Khi hạ quan mặt
người chết bao giờ cũng hướng về phía Đông. Tục xưa, trước khi hạ quan xuống huyệt
thầy Tào làm phép thả một con gà trống xuống trước để "an sơn thần" rồi để nó nhảy lên
bờ trong khi con cháu ngồi xung quanh huyệt. Họ cho rằng con gà trống nhảy về phía
người nào người đó sẽ được phúc lành.
Khi mộ đắp xong thầy Tào làm phép hóa nhà táng cùng các cây hoa, đồ vàng mã, cấp

phó, một số đồ dùng tư trang thì hơ qua lửa tượng trưng là đã chu cấp cho người chết.
Sau khi chôn người chết, thầy Tào lập bài vị cho người chết để thờ tại gia đình. Con cháu
đã báo hiếu được với người thân đã mất, họ đã lo được mồ yên mả đẹp, đất đai, nhà cửa
để người thân của mình được hưởng phúc ở thế giới bên kia .
2.2.2 Lễ hội, lễ tết.
* Lễ hội
Là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, Cao Bằng có nền văn hóa truyền thống rất phong
phú. Người Tày chiếm số lượng khá lớn trong tỉnh, sống ở hầu hết các huyện. Họ có
truyền thống văn hóa lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng), có điều
kiện kinh tế khá hơn các dân tộc khác. Nét đặc sắc về văn hóa của người Tày được thể
hiện trong các hộïi làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then. Về nhạc cụ, đàn tính là loại đàn
dân tộc đặc trưng của người Tày. Dân tộc Nùng sống đan xen với dân tộc Tày nên về mặt
văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của dân tộc Tày. Dân tộc Dao sống chủ yếu ở vùng núi
thấp, văn hóa còn ít nhiều hạn chế, đặc biệt còn có nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Dân
tộc Mông sống ở vùng núi cao hẻo lánh, có ngôn ngữ thuộc nhóm Mông - Dao. Họ
thường sử dụng các loại nhạc cụ như khèn và đàn môi để gọi bạn tình và ca ngợi cuộc
sống quê hương. Lễ hội truyền thống của tỉnh Cao Bằng là nét đặc trưng của các dân tộc
sinh sống trong vùng, tiêu biểu là:
• Hội mời Mẹ Trăng: Đây là lễ hội của người Tày vùng Đông Khê, được tổ chức vào
đầu mùa xuân sau Tết Nguyên Đán, kéo dài từ 10 - 15 ngày. Hội chỉ mở riêng
trong từng bản, hoặc có mời thêm một số người thân thuộc từ các bản lân cận cùng
tham gia. Mọi nhà trong bản điều nô nức tham gia lễ hội. Lễ hội mang mục đích
cầu Mẹ Trăng ban điều lành, điều tốt cho dân bản, mùa màng bội thu, gia súc sinh
sôi không bị dịch bệnh Không khí lễ hội như trộn lẫn giữa thực tại và huyền ảo
trong mối giao lưu giữa người trần thế và người cõi tiên của tiết trời xuân. Trong
thời gian diễn ra lễ hội có các trò chơi như chọi gà, đánh quay, đánh yến Lễ kết

×