Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quan niệm về cái đẹp trong các phim hoạt hình việt nam chuyển thể từ tác phẩm văn học (giai đoạn 2000 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ THANH HÀ

QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP
TRONG CÁC PHIM HOA ̣T HÌ NH VIỆT NAM
CHUYỂN THỂ TƢ̀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
(GIAI ĐOẠN 2000 – 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh -Truyền hin
̀ h

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ THANH HÀ

QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP
TRONG CÁC PHIM HOA ̣T HÌ NH VIỆT NAM
CHUYỂN THỂ TƢ̀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
(GIAI ĐOẠN 2000 – 2015)
Luận văn thạc sĩ: Lý luận, Lịch sử và Phê bình - Điêṇ ảnh Truyền hin
̀ h
Mã số: 60210231


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cẩm Giang

Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn: PGS.TS Phạm Gia Lâm

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn Quan niệm về cái Đẹp trong các phim
hoạt hình Việt Nam chuyển thể từ tác phẩm văn học (Giai đoạn 2000 – 2015)
là đề tài nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tư liệu, kết quả
nghiên cứu của luận văn chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào khác. Các
nhận định, tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận văn này
đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong mục Tài liệu tham khảo ở cuối
luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả Luận văn

Phạm Thị Thanh Hà


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giảng
viên hướng dẫn: TS. Hoàng Cẩm Giang - người đã luôn tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy Trần Hinh người đã truyền cảm
hứng cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Nghệ thuật học và

khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã trang bị cho
tôi những kiến thức quý giá trong thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân tới các nghệ sĩ hoạt hình lão thành,
những đồng nghiệp đang công tác tại Hãng phim hoạt hình Việt Nam đã nhiệt
tình chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức nghề để giúp tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Học viên

Phạm Thị Thanh Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 13
4. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu .......................................................... 15
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 16
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 16
CHƢƠNG 1: PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TỪ
TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH ................... 17
1.1. Những vấn đề lý luận về Mỹ học - cái Đẹp .................................... 17
1.1.1. Mỹ học, cái Đẹp qua các thời kỳ ................................................... 17
1.1.2. Cái Đẹp trong nghệ thuật điện ảnh ................................................ 21
1.1.3. Cái Đẹp trong phim hoạt hình ........................................................ 22
1.2. Một số vấn đề về chuyển thể tác phẩm văn học sang hoạt hình .... 23
1.2.1. Khái niệm chuyển thể, các hình thức chuyển thể và một số vấn đề
chuyển thể từ văn học sang điện ảnh ........................................................ 23

1.2.2. Vấn đề chuyển thể trong điện ảnh hoạt hình Việt Nam................. 27
CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP VÀ HỆ GIÁ TRỊ TRONG
PHIM HOẠT HÌNH VIỆT NAM ................................................................ 32
2.1. Sự phục dựng quan niệm về cái Đẹp qua các thành tố của phim
hoạt hình Việt Nam .................................................................................... 32
2.1.1. Hệ thống đề tài ............................................................................... 32
2.1.2. Hình tượng nhân vật....................................................................... 38
2.1.3. Câu chuyện, cốt truyện .................................................................. 42
2.1.4. Phương thức tự sự ......................................................................... 44

1


2.2. Quan niệm thẩm mỹ cơ bản trong phim hoạt hình Việt Nam ....... 47
2.2.1. Cái Đẹp nằm trong giá trị giáo dục và luân lý ............................... 48
2.2.2. Cái Đẹp gắn liền với sự nâng cao tri thức về tự nhiên và xã hội…49
2.2.3. Cái Đẹp đi cùng phương thức tự sự chân phương, giản dị ............ 50
CHƢƠNG 3: PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP QUA HÌNH THỨC VÀ THỂ LOẠI
PHIM HOẠT HÌNH VIỆT NAM ................................................................. 52
3.1. Cái Đẹp thể hiện trong hình thức phim ........................................... 52
3.1.1. Cái Đẹp thể hiện qua tạo hình. ....................................................... 52
3.1.2. Cái Đẹp qua diễn xuất, động tác .................................................... 60
3.1.3. Cái Đẹp qua việc vận dụng các yếu tố kỹ thuật và công nghệ ...... 67
3.2. Cái Đẹp thể hiện trong thể loại phim ............................................... 75
3.2.1. Cái Đẹp trong phim hoạt hoạ 2D ................................................... 76
3.2.2. Cái Đẹp trong phim cắt giấy .......................................................... 81
3.2.3. Cái Đẹp trong phim 3D .................................................................. 85
3.2.4. Cái Đẹp trong các thể loại tổng hợp .............................................. 90
KẾT LUẬN ................................................................................................... 93
TƢ LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 95


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ra đời vào tháng 11 năm 1959, trải qua hơn 55 năm phát triển và
trưởng thành, phim hoạt hình Việt Nam (HHVN) chính thức trở thành một bộ
phận quan trọng của nền điện ảnh nước ta. Suốt chặng đường lịch sử này,
HHVN luôn gắn liền với sự đổi thay của đất nước: thời kỳ từ 1960 đến 1975 vừa xây dựng cơ sở, đào tạo đội ngũ vừa sáng tác trong điều kiện chiến tranh
ác liệt; từ 1975 đến hết những năm 1986 là quãng thời gian hoạt động ổn định
trong cơ chế bao cấp của nhà nước; những năm từ 1986 đến 2000, HHVN vật
lộn trước những thăng trầm trong giai đoạn đổi mới cơ chế sản xuất cũng như
phong cách sáng tác; kể từ năm 2000 đến nay, HHVN dần định hình cơ chế
sản xuất mới và đạt được những thành quả đáng khích lệ.
Mặc dù vậy, toàn bộ phim HHVN sản xuất từ trước tới nay mới chỉ
dừng lại con số hơn 500 bộ phim. So với các nước có nền công nghiệp hoạt
hình với doanh thu và lợi nhuận khổng lồ như Mỹ, Nhận Bản, Hàn Quốc…
thì HHVN còn quá ít về số lượng, chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu
xem phim của khán giả. Về chất lượng, việc giành được một số giải thưởng
trong nước và quốc tế là điều đáng khích lệ với HHVN, song trên thực tế,
phim của chúng ta còn một khoảng cách khá xa so với các nền hoạt hình trong
khu vực và trên thế giới. Có thể nói, HHVN thiếu về số lượng, yếu về chất
lượng, hạn chế về tư duy nghệ thuật và công nghệ sản xuất là thực trạng đáng
phải suy nghĩ. Một thể loại vô cùng hấp dẫn của điện ảnh, luôn có một lượng
khán giả khổng lồ không giới hạn ở nhóm đối tượng trẻ em mà cả người lớn
sẵn sàng chờ đợi, đón nhận, tại sao phim HHVN vẫn dậm chân tại chỗ? Điều
này thôi thúc chúng ta cần tìm hiểu căn nguyên, cội rễ xem trong thời gian
qua, phim HHVN đã hướng đến một hệ giá trị thẩm mỹ như thế nào? Hệ giá
trị ấy có gì tương thích hoặc khác biệt so với phim hoạt hình thế giới. Hệ giá

3


trị này thể hiện quan niệm của các nhà làm phim HHVN như thế nào về cái
Đẹp, về lý tưởng thẩm mỹ, nhất là khi đối tượng khán giả đầu tiên mà phim
hoạt hình hướng đến là thiếu nhi? Và thông qua các tác phẩm hoạt hình
chuyển thể từ nguồn văn học, chúng ta cũng có thể nhìn nhận lại: xem văn
học có vị trí và tác động như thế nào trong việc định hình cái Đẹp trong quan
niệm thẩm mỹ của các nhà làm phim HHVN.
Lựa chọn khảo sát các bộ phim hoạt hình chuyển thể từ tác phẩm văn
học trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015, chúng tôi xác định tầm quan trọng
cũng như vai trò của văn học đối với sự phát triển của hoạt hình. Là mảnh đất
màu mỡ để khai thác, văn học có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt hình. Từ
khi ra đời đến nay, HHVN có nhiều bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm
văn học nổi tiếng như Mèo con (1965) chuyển thể từ truyện Cái Tết của Mèo
con của nhà văn Nguyễn Đình Thi; Dế Mèn (1979) chuyển thể từ truyện Dế
Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài; Chuyện Ông Gióng (1970) hay Sơn
Tinh Thuỷ Tinh (1972) chuyển thể từ kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
Trong thời điểm hiện tại, các nhà làm phim HHVN vẫn tiếp tục khai thác nhiều
tác phẩm văn học để làm phim hoạt hình. Nhiều nhà làm phim cho rằng, phim
HHVN luôn coi trọng yếu tố giáo dục nên việc kế thừa và phát huy những giá
trị đã được đúc kết, thẩm định và được công chúng đón nhận qua các tác phẩm
văn học sẽ là một lợi thế khi xây dựng một bộ phim hoạt hình.
Để có một nền hoạt hình phát triển và phù hợp với các tiêu chí của nền
điện ảnh đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời hòa nhập được với điện ảnh hoạt
hình thế giới, các nhà làm phim cần tìm ra hướng phát triển thích hợp. Đặc
biệt, trong xu thế nền hoạt hình thế giới không chỉ giới hạn trong việc phục vụ
nhóm đối tượng thiếu nhi mà còn phục vụ cả người lớn, chúng ta cần nâng
cao chất lượng phim, mở rộng nội dung đề tài phản ánh, cải tiến công nghệ
làm phim để phim HHVN đáp ứng được nhiều hơn nữa kỳ vọng và tầm đón

4


đợi của khán giả. Với mong muốn như trên, đề tài nghiên cứu Quan niệm về
cái Đẹp trong các phim hoạt hình Việt Nam chuyển thể từ tác phẩm văn
học (Giai đoạn 2000 – 2015) hướng tới mục tiêu xác định được quan niệm
chung về cái Đẹp trong các phim HHVN, để góp thêm một tài liệu mang tính
lý luận giúp cho nhà làm phim có thêm kiến thức về nghề, nâng cao nghệ
thuật sáng tác và quan điểm mỹ học, xây dựng định hướng trong hoạt động
sáng tác phim HHVN thời gian tới.
2. Lịch sử vấn đề
Là một thể loại đặc biệt thuộc loại hình nghệ thuật điện ảnh, có ngôn ngữ
biểu hiện giàu sức truyền cảm, có khả năng đi vào đời sống sinh hoạt và tinh
thần của khán giả, phim hoạt hình có sức sống vững bền và cách thế tồn tại khác
lạ. Trong xã hội hiện đại, nhu cầu thưởng thức phim hoạt hình như một món ăn
hàng ngày, một thói quen dần được khẳng định, đặc biệt với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ công nghệ thông tin, hoạt hình càng có cơ hội
thúc đẩy phát triển. Có thể nói, đây là giai đoạn có nhiều yếu tố thuận lợi để hoạt
hình phát triển hơn cả. Và thực tế, từ trước đến nay, chưa bao giờ việc sản xuất
phim hoạt hình rở rộ như hiện tại: sản xuất phim hoạt hình tại hãng phim của nhà
nước, ở các công ty tư nhân, các nhóm làm phim độc lập, thậm chí các cá nhân,
sinh viên và học sinh… đều có thể làm được phim hoạt hình.
Mặc dù thực tế sáng tác khá sôi động song ở mảng lý luận, lý thuyết về
phim hoạt hình (nền móng, là cái gốc để phát triển, định hướng sáng tác) thì lại
khá trầm lắng. Có thể nói, so với vai trò và tầm vóc của một môn nghệ thuật
quan trọng, nền lý luận của HHVN khá nghèo nàn và chưa tương xứng với yêu
cầu sáng tác. Với mong muốn hệ thống lại toàn bộ những tài liệu mang tính lý
luận cơ bản của HHVN phục vụ đề tài nghiên cứu về Quan niệm về cái Đẹp
trong các phim hoạt hình Việt Nam chuyển thể từ tác phẩm văn học (Giai
đoạn 2000 - 2015) chúng tôi tiếp cận các tư liệu này theo các hướng dưới đây.

5


2.1. Phim hoạt hình nhìn từ góc độ tổng thể hình thức, nội dung, phong cách
Trong khi nền điện ảnh hoạt hình của các nước phát triển như Mỹ,
Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và đặc biệt là nước Nga - Xô Viết, chiếc nôi
đào tạo ra những nhà làm phim HHVN đều có một bề dày lý luận và nhiều
công trình nghiên cứu lớn thì ở Việt Nam các công trình nghiên cứu còn rất
hạn chế. Cuốn sách của tác giả Ngô Mạnh Lân: Hoạt hình nghệ thuật thứ tám
(1997) là một trong số ít các công trình đặt HHVN như một đối tượng nghiên
cứu dưới góc độ tổng thể về cả nội dung, hình thức và phong cách. Nghiên
cứu về bản chất nghệ thuật của hoạt hình, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng cơ
bản của hoạt hình là “cuộc trình chiếu hình tượng nghe - nhìn cực kỳ ngoạn
mục” [14, tr.9], sử dụng những hình vẽ chuyển động dưới tác động của các
phương tiện kỹ thuật tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt. Tác giả nhấn mạnh
vào nét riêng biệt của chuyển động trong hoạt hình khác với chuyển động
được quay lại trong điện ảnh. Nếu như “hình” trong điện ảnh nói chung là
“bức ảnh thật” thì “hình” trong hoạt hình là những nét vẽ do họa sĩ sáng tạo
nên, có thể gần gũi, hoặc giống như thật nhưng cũng có thể cường điệu, biến
dạng, trừu tượng… tuỳ thuộc sức tưởng tượng và khả năng sáng tạo của họa
sĩ. Do vậy, sự “chuyển động” của hoạt hình sẽ không bị bó buộc hoặc bắt
chước hoặc chính là sự ghi chép lại các chuyển động thật tuân theo qui luật tự
nhiên của chuỗi các bức ảnh thật ghép nối với nhau mà nó có thể linh hoạt, bỏ
qua các bước chuyển động hoặc kéo dài các bước chuyển động tạo nên tính
ước lệ, giả định. Với cách biểu đạt giàu sáng tạo, giàu cảm xúc như vậy, hoạt
hình đã tạo cho mình một thứ ngôn ngữ riêng, hình thành một loại nghệ thuật
mới mẻ mà tác giả gọi là “nghệ thuật thứ tám” [14, tr 54]. Cũng trong cuốn
sách, tác giả đã trình bày các nghiên cứu xoay quanh các vấn đề cơ bản của
hoạt hình: về kịch bản, về công tác đạo diễn, về tạo hình, về âm nhạc… Ngoài
việc đưa ra những suy nghĩ và luận bàn phân tích một cách khá hệ thống các

6


yếu tố về cả hình thức và nội dung, cuốn sách còn cung cấp cho độc giả
những đánh giá tổng quan về sự phát triển của hoạt hình cả về mặt chất lẫn
lượng, sự trưởng thành về mặt thể loại, phong cách sáng tác, tư duy nghệ
thuật... Phác thảo những chân dung nghệ sĩ hoạt hình lớn trên thế giới, đưa ra
những so sánh, cung cấp cho độc giả những hiểu biết rộng hơn về HHVN và
thế giới, cuốn sách giống như cuốn cẩm nang cung cấp những lý luận nền
tảng cùng những kiến thức chuyên môn, là tài liệu có giá trị đối với bộ môn
nghệ thuật hoạt hình.
Ngoài công trình nói trên, có thể kể đến các nghiên cứu của nhóm tác
giả trong các cuốn Lịch sử Điện ảnh Việt Nam (tập 1, 2, nhiều tác giả 2003,
2005) với phần trình bày tổng quan và những nhận định chung về các bước
phát triển về mặt nội dung, hình thức, phong cách của HHVN qua các thời kỳ
lịch sử. Qua những nghiên cứu này, người đọc được cung cấp các kiến thức
về hoạt hình như một thể loại riêng, sánh vai cùng các thể loại phim truyện
nhựa, phim tài liệu trong bộ môn nghệ thuật điện ảnh. Bên cạnh những công
trình nghiên cứu có qui mô kể trên, nhiều bài báo, bài nghiên cứu, bài phê
bình, đánh giá, nhìn nhận phim hoạt hình dưới góc độ tổng thể cũng đã được
xuất bản như: tập hợp các bài viết trong cuốn sách 30 năm nghệ thuật điện
ảnh (nhiều tác giả, 1983); Điện ảnh và bản sắc dân tộc (nhiều tác giả,
1994)… Nhiều bài phê bình, nghiên cứu, lý luận đăng trên các ấn phẩm báo
chí như: Một nền nghệ thuật trưởng thành trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu
(Hà Xuân Trường, Tạp chí Điện ảnh số 1/1997); Điều chủ yếu trong phim
hoạt họa (Võ Quảng, Báo Văn nghệ số 558, 1974), Yêu hoạt họa, nghĩ về
hoạt họa (Phạm Hổ, Báo Văn nghệ số 554, 1974), Bàn chuyện hoạt họa (Tô
Hoài, Báo Văn nghệ số 363, 1973)… Trong những bài báo này, nhiều nhận
định mang tính khái quát cao về HHVN đã được tập hợp trong cuốn Lịch sử
Điện ảnh Việt Nam, có thể kể ra như: nhà thơ Võ Quảng đã chỉ ra những tồn

7


tại của HHVN – “chưa mang được đầy đủ phong cách riêng biệt của Việt
Nam” [21, tr.333] và cần tiếp thu, hấp thụ nhiều tinh hoa trong các ngành
nghệ thuật liên quan để hình thành “phong cách độc đáo có đầy đủ giá trị
Việt” [21, tr.334]; hay như nhà báo Chính Yên với đánh giá phim HHVN đã
“mạnh dạn góp phần cho điện ảnh một phong cách làm phim hoạt họa búp bê
riêng của Việt Nam” [213, tr.333]… Từ những công trình nghiên cứu có qui
mô lớn đến những bài lý luận phê bình đăng tải trên các ấn phẩm báo chí,
chúng tôi có được những nguồn tư liệu vô cùng quí giá, là nền tảng lý luận
chính trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài luận văn.
2.2. Phim hoạt hình trong dòng chảy lịch sử điện ảnh Việt Nam
Phim hoạt hình được xem là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nền
điện ảnh Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp, đánh giá vai
trò và vị thế của phim hoạt hình trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Đầu tiên, phải kể đến phần trình bày về sự phát triển và trưởng thành của
HHVN từ buổi đầu sơ khai đến những năm gần đây trong hai cuốn Lịch sử
Điện ảnh Việt Nam (tập1, 2, nhiều tác giả 2003, 2005). Phản ánh một cách
trực tiếp và sâu sát quá trình phát triển và trưởng thành của HHVN, các nhà
làm phim HHVN giai đoạn đầu đã xuất bản các cuốn sách: Phim hoạt hình
những nốt thăng, nốt trầm (Ngô Mạnh Lân, 2011); Chặng đường phim hoạt
hình (Ngô Mạnh Lân, 2009); Hoạt hình Việt Nam đỉnh cao mơ ước (Trương
Qua, 2006). Như cuốn hồi ký ghi lại những tháng ngày gắn bó với hoạt hình
từ buổi đầu sơ khai cho đến thời điểm viết cuốn sách, tác giả cuốn sách
Chặng đường phim hoạt hình đã cung cấp cho độc giả những tư liệu quí giá
về sự hình thành và phát triển cả về tầm vóc và qui mô của HHVN qua từng
giai đoạn, sự thay đổi về công nghệ sản xuất, tư duy nghệ thuật, những kinh
nghiệm chuyên môn, khát vọng, trăn trở với nghề. Tiếng nói của người nghệ
sĩ gắn bó với nghề suốt từ khi hoạt hình ra đời đã phần nào cho chúng ta thấy

8


những vấn đề bản chất nhất của HHVN. Một số cuốn sách khác cũng góp một
phần vào nguồn tư liệu quí giá cho HHVN như: Phim hoạt họa Việt Nam
(Ngô Mạnh Lân, Trần Ngọc Thanh, 1997); Danh mục phim hoạt hình Việt
Nam (nhiều tác giả 1993); Kỷ yếu Hãng phim hoạt hình Việt Nam (nhiều tác
giả 1999;) Các nhà Điện ảnh Hà Nội (nhiều tác giả, 2000)… Nhiều bài viết
đăng trên tạp chí hoặc được xuất bản online cũng góp thêm tiếng nói cho
HHVN trong dòng chảy của lịch sử điện ảnh như: Phim hoạt hình Việt Nam:
Mùa xuân trẻ mãi (Ngô Mạnh Lân - Tạp chí Thế giới điện ảnh, tháng 3-2013
Hoạt hình Việt Nam: Đợi chờ một tương lai tươi sáng (Nguyễn Hữu Phần,
.”; Phim hoạt hình Việt, khoảng trống khó lấp đầy (Nam
Phương,

/>
lap-day-n102624.html); Hoạt hình Việt Nam gặt hái những thành công (Hãng
phim Hoạt hình Việt Nam, Hoạt hình trong đổi mới
giáo dục (Hãng phim hoạt hình Việt Nam, Chỗ đứng nào cho hoạt hình Việt,
(Khánh

An,

/>
342641.html)..
2.3. Phim hoạt hình như một thể loại đặc biệt
Với những đặc trưng riêng biệt, phim hoạt hình có một ngôn ngữ biểu
cảm riêng, nó được xem là lĩnh vực hấp dẫn và mới mẻ luôn tạo được sự
cuốn hút với công chúng yêu điện ảnh nói chung và giới chuyên môn nói
riêng. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu, những bài viết, phê

bình xem xét phim hoạt hình như một thể loại đặc biệt. Tiêu biểu là cuốn
Hoạt hình Việt Nam (nhiều tác giả, 1997), cuốn sách tập hợp gần 50 bài viết
của các tác giả phân tích về HHVN theo từng thể loại: phim hoạt họa, phim
cắt giấy, phim búp bê… Cuốn sách đã chỉ ra những đặc điểm riêng biệt, thế
9


mạnh của từng loại phim, rút ra những kinh nghiệm về chuyên môn áp dụng
trong từng thể loại và từng bộ phim. Hoạt hình Việt Nam trở thành cuốn sách
tập hợp những bài phân tích phim có giá trị nhất, bao quát phần lớn quá trình
phát triển của HHVN. Cũng qua những bài viết này, hàng loạt những chân
dung của các nhà làm phim được giới thiệu tới công chúng thông qua các tác
phẩm hoạt hình. Cuốn sách cũng đã hệ thống và phân tích phần lớn các tác
phẩm có giá trị của các nhà làm phim, qua đó khẳng định phong cách cũng
như thế mạnh của một số nghệ sĩ hoạt hình tiêu biểu. Từ phong cách và thế
mạnh này có thể nhận rõ những nét riêng góp phần đưa hoạt hình trở thành
một thể loại đặc biệt: thể loại phim hoạt họa - gắn liền với các tên tuổi như
NSND Ngô Mạnh Lân, NSND Trương Qua, NSƯT Mai Long…; phim cắt
giấy với NSND Hà Bắc, NSND Phương Hoa…; phim búp bê với NSƯT Bảo
Quang, NSƯT Nguyễn Thị Hằng…
Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông
tin, phim hoạt hình đã áp dụng những công nghệ cao trong sản xuất, cho ra đời
các thể loại phim hoạt họa vi tính, phim 3D, phim cắt giấy vi tính, phim tổng
hợp các thể loại trên… Chính sự ra đời các thể loại phim mới trên cơ sở áp
dụng kỹ thuật máy tính trong các công đoạn sản xuất, những nét đặc trưng để
chứng minh hoạt hình như một thể loại đặc biệt càng trở nên rõ nét. Hàng loạt
các bài viết phân tích về HHVN đăng trên tạp chí và xuất bản online đã khẳng
định thêm về thế mạnh, những nét riêng biệt của hoạt hình so với các thể loại
khác như: Hoạt hình trong cánh diều (Minh Trí – Tạp chí Thế giới điện ảnh,
tháng 4-2013); Hoạt hình Việt Nam vẫn thiếu chất hài hước (Phương Hoa Tạp chí Thế giới điện ảnh, tháng 10-2013); Hoạt hình Việt Nam còn yếu về tư

duy nghệ thuật (Kim Anh, Tạp chí Thế giới điện ảnh, tháng 7-2013), Hoạt hình
minh họa - hướng đi hay giải pháp (Trần Thanh Việt, Tạp chí Thế giới điện
ảnh, tháng 10 – 2013); Phim hoạt hình chưa có nhiều đột phá (Kim Anh, Tạp
10


chí Thế giới điện ảnh, tháng 4/2016); Phim hoạt hình Việt Nam: Cần thay đổi
hướng tiếp cận khán giả (Tường Phạm, Để tìm ra nhân vật phim
hoạt hình Việt Nam!?(Vương Tâm, Phim hoạt hình giáo

dục

trẻ

thơ

bằng

nghệ

thuật

(Cao

Sơn,

Sức mạnh vô địch của hoạt hình (Văn Trầm />2.4. Các tác phẩm hoạt hình
Tiếp cận HHVN từ các tác phẩm hoạt hình là cách phổ biến nhất trong
nguồn tư liệu mà chúng tôi sưu tầm được. Với gần 50 bài phân tích về các bộ
phim hoạt hình cụ thể, cuốn sách Phim hoạt hình Việt Nam đã tổng hợp được

hầu hết thành tựu và những tác phẩm đáng nhớ của HHVN qua các bài viết:
Cái duyên thầm của bộ phim Đáng đời thằng Cáo; Từ Phù đổng Thiên vương
đến phim Chuyện Ông Gióng (Trương Qua – Hoạt hình Việt Nam, 1997; Mèo
Con (Trần Anh Trung, Hoạt hình Việt Nam, 1997); Dế mèn phiêu lưu ký (Cao
Thuỵ, Hoạt hình Việt Nam, 1997); Sơn Tinh Thuỷ Tinh (Mỹ Linh, Hoạt hình
Việt Nam, 1997)… Nhiều bài viết được tập hợp trong các cuốn sách khác
như: Đi tìm bản sắc dân tộc Ê – đê trong phim hoạt họa Đam San (Trương
Qua - Điện ảnh và bản sắc văn hoá dân tộc trong phim hoạt họa Đam San,
1994); Từ những kịch bản của tôi (Tô Hoài - Điện ảnh và bản sắc văn hoá dân
tộc, 1994)…
Thời gian gần đây, nhiều bài nghiên cứu, bài phê bình đăng tải trên báo
và các trang mạng internet đã kịp thời đưa tin và giới thiệu đến khán giả
những tác phẩm hoạt hình cũng như hoạt động sáng tác của HHVN: Để hoạt
hình trong Cánh diều hàng năm bay cao mãi (Minh Trí – Tạp chí Thế giới
11


điện ảnh, tháng 3-2015); 3D - Xu hướng mới cho hoạt hình Việt Nam (Phan
Anh,

/>
1322384759.htm), Cậu bé cờ lau - Khởi đầu bản hùng ca, (Thanh Xuân,
/>Khánh

Duyên:

Niềm

vui


chú



Vàng

(Nguyễn

Mai

Trần
Trang,

Xe đạp và
những

kịch

bản

hoạt

hình

xuất

sắc,

(Ngô


Minh

Nguyệt,

Người
con của rồng - Duyên phận giữa phim 3D và Thái tổ Lý Công Uẩn, (Công Lê,
/>oi-con-cua-rong---duyen-phan-giua-phim-3d-va-thai-to-ly-conguan&Itemid=34; Phim hoạt hình 3D về Vua Lý Công Uẩn "níu" chân khán
giả đến phút cuối (Tuyết Minh, Các bài viết này đã đưa khán giả đến gần hơi với HHVN và góp
thêm những đánh giá khách quan về HHVN qua góc nhìn từ các tác phẩm.
2.5. Một số nhận định sơ lược qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu,
bài viết, bài lý luận phê bình về phim hoạt hình
Có thể nói, đa số các công trình nghiên cứu, các bài viết đã đề cập tới
phim hoạt hình ở nhiều góc độ cả về hình thức, nội dung và có nhiều thành
tựu, đóng góp cho việc nghiên cứu và thực tiễn sáng tác. Tuy nhiên, có thể
nhận thấy, các nghiên cứu này vẫn còn hạn chế, chưa đi sâu khai thác phim
HHVN dưới góc độ mỹ học.
Chúng tôi nhận thấy, một đặc điểm đáng nói trong của phim HHVN, đó
là: phần lớn các bộ phim được sáng tác dựa trên việc chuyển thể từ tác phẩm văn
học dành cho thiếu nhi và kho tàng văn học dân gian - lại chưa được các nhà
nghiên cứu quan tâm, lý giải tương xứng với mức độ ảnh hưởng trong thực tế.
12


Chúng tôi hy vọng, đề tài này sẽ có những đóng góp mang tính lý luận
về khía cạnh mỹ học trong phim hoạt hình. Chính xác hơn, thông qua tất cả các
yếu tố nghệ thuật của các bộ phim, chúng tôi muốn “phục dựng” và phác họa
nên những nội dung cơ bản về quan niệm mỹ học của các nhà làm phim
HHVN đương đại: Thế nào là Đẹp? Một bộ phim hoạt hình nên kể về chuyện
gì và kể như thế nào thì được coi là hấp dẫn, là chuẩn mực? Hệ giá trị được tạo
lập nên đằng sau những thước phim đó là gì? Những đóng góp về giá trị thẩm

mỹ của tác phẩm văn học gốc trong phim HHVN được thể hiện như thế nào?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1. Thông qua việc khảo sát và tìm hiểu các tư liệu, đặc biệt là nguồn tư
liệu với cách tiếp cận hoạt hình thông qua các tác phẩm, chúng tôi nhận thấy: có
nhiều nghiên cứu, bài viết phân tích, đánh giá sâu về những nét đẹp trong phim
HHVN song để hệ thống lại, sắp xếp và xem xét chúng dưới góc độ mỹ học thì
dường như ít nghiên cứu đề cập tới. Với mong muốn đưa ra một cái nhìn, một
cách đánh giá tổng quát, gắn liền với những lý luận cơ bản về thẩm mỹ, về cái
Đẹp - đối tượng nghiên cứu của luận văn không chỉ hướng vào việc phân tích
cái Đẹp của hoạt hình mà muốn đi sâu vào phân tích Cách thể hiện cái Đẹp
trong phim hoạt hình, bởi trong thực tế sáng tác, cách thể hiện cái Đẹp của các
nhà làm phim là minh chứng rõ nét nhất cho quan niệm về cái Đẹp của họ.
2. Trên cơ sở nghiên cứu một số bộ phim hoạt hình để chỉ ra cách thể
hiện về cái Đẹp của các nhà làm phim HHVN, chúng tôi giới hạn phạm vi
nghiên cứu trong các phim hoạt hình chuyển thể từ tác phẩm văn học trong
giai đoạn 2000-2015. Ở đây, cần phải chỉ rõ, các tác phẩm văn học chuyển thể
gồm tác phẩm văn học viết và văn học dân gian. Đối với các tác phẩm chuyển
thể từ văn học dân gian - các nhà làm phim dựa trên các câu chuyện cổ tích,
sự tích, truyền thuyết, huyền thoại… để xây dựng kịch bản triển khai làm
phim. Ở mảng văn học viết, các nhà biên kịch có thể chuyển thể những sáng
13


tác mới của các nhà văn thành kịch bản điện ảnh hoặc dùng các tác phẩm văn
học do các nhà văn sáng tác dựa trên nguồn gốc hoặc lấy cảm hứng từ các
truyện dân gian.
3. Các bộ phim hoạt hình chuyển thể từ tác phẩm văn học được lựa
chọn để nghiên cứu:
Các phim hoạt hình chuyển thể từ tác phẩm văn học dân gian:
- Sự tích cái nhà sàn (2001), đạo diễn Hà Bắc, chuyển thể từ truyện

cổ Việt Nam.
- Tiếng nhạc ve (2003), đạo diễn Lý Thu Hà, chuyển thể từ truyện ngụ
ngôn thế giới.
- Sự tích Đảo bà (2010), đạo diễn Phạm Ngọc Tuấn, chuyển thể từ
truyện cổ Việt Nam.
- Giấc mơ Loa Thành (2010), đạo diễn Phạm Ngọc Tuấn, chuyển thể từ
truyện cổ Việt Nam.
- Truyền thuyết Hoa hướng dương (2012), đạo diễn Bùi Mạnh Quang,
chuyển thể từ truyện cổ Việt Nam.
- Bay về phía bầu trời, (2013), đạo diễn Nguyễn Hồng Linh, chuyển thể
từ truyện ngụ ngôn thế giới.
- Mỵ Châu, Trọng Thuỷ (2014), đạo diễn Phạm Ngọc Tuấn, chuyển thể
từ truyện cổ Việt Nam.
- Đeo lục lạc cho mèo (2014), đạo diễn Lê Bình, chuyển thể từ truyện
ngụ ngôn thế giới.
- Theo dấu chân hươu (2015), đạo diễn Hồng Sơn, chuyển thể từ truyện
cổ Việt Nam.
Các phim hoạt hình chuyển thể từ tác phẩm văn học viết:
- Chiếc nôi trên vách đá (2003), đạo diễn Phan Trung, chuyển thể từ
truyện ngắn cùng tên của nhà văn Vũ Duy Thông.
14


- Chiếc áo tàng hình (2003), đạo diễn Trần Dương Phấn, chuyển thể từ
truyện ngắn Cánh bướm kỳ diệu của nhà văn Viết Linh.
- Ve vàng và Dế lửa (2007), đạo diễn Phùng Văn Hà, chuyển thể từ
truyện ngắn cùng tên của nhà văn Lê Trường Đại.
- Càng to, càng nhỏ (2011), đạo diễn Trịnh Lâm Tùng, chuyển thể từ
truyện ngắn Đôi càng của cua con của Đỗ Hoà.
- Hào khí Thăng Long (2012), đạo diễn Nguyễn Nhân Lập, Trần Dương

Phấn, Phùng Văn Hà, chuyển thể từ tiểu thuyết lịch sử Thăng Long nổi giận
của nhà văn Hoàng Quốc Hải.
- Thủ Lĩnh vây lửa (2013), đạo diễn Trần Khánh Duyên, chuyển thể từ
truyện ngắn Thủ lĩnh Chì gộc của nhà văn Trần Quốc Tuấn.
- Anh chàng số 9 (2013), đạo diễn Phùng Văn Hà, chuyển thể từ truyện
ngắn cùng tên của nhà văn Trần Ninh Hồ.
- Bước qua hai thế giới (2015), đạo diễn Bảo Quang, chuyển thể từ
truyện ngắn Vương quốc tàn lụi của nhà văn Trần Đức Tiến.
4. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Thông qua việc phân tích cách thể hiện cái Đẹp trong phim HHVN,
luận văn hướng tới mục tiêu xác định được quan niệm chung về cái Đẹp trong
các phim HHVN giai đoạn đương đại.
- Luận văn đưa ra những kết quả nghiên cứu góp phần làm dày dặn
thêm nền tảng lý luận sáng tác sẵn có của môn nghệ thuật hoạt hình, tạo điều
kiện cho các nhà làm phim có thêm cơ hội nghiên cứu để nâng cao kiến thức
về nghề, về quan điểm mỹ học và nghệ thuật sáng tác.
- Tiếp cận, phân tích và dự đoán các xu hướng mới, xây dựng định
hướng trong hoạt động sáng tác phim HHVN giai đoạn tiếp theo.

15


4.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.2.1. Về lý luận: Luận văn là kết quả của đề tài nghiên cứu, hệ thống các quan
điểm về cái Đẹp thông qua việc phân tích đánh giá các phim HHVN được chuyển
thể từ tác phẩm văn học. Từ những kết quả nghiên cứu, những quan điểm chung
của các nhà làm phim được tập hợp, sắp xếp hệ thống nhằm trở thành lý luận cơ
bản, lý thuyết sáng tác cho một thể loại đặc biệt của nghệ thuật điện ảnh.
4.2.2 Về thực tiễn: Trong điều kiện thực tế các nguồn tài liệu về hoạt hình

khá là khan hiếm và tản mạn thì luận văn là nguồn tham khảo giúp cho những
người quan tâm nghiên cứu, đội ngũ sáng tác và khán giả phim hoạt hình có
thể tiếp cận với HHVN một cách toàn diện, từ góc độ khái quát, tổng thể.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên nền tảng hướng tiếp cận mỹ học, liên văn bản và trần thuật học,
luận văn cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành; phương pháp lịch
sử, phương pháp hệ thống; phương pháp tiếp cận văn hóa học để tiến hành
nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã sử dụng một số thao tác để
hoàn thành các yêu cầu đề ra như: Thao tác phân tích và tổng hợp; thao tác so
sánh, đối chiếu; thao tác thống kê…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
ba chương:
Chƣơng 1: Phạm trù cái Đẹp và vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn chương
đến tác phẩm điện ảnh
Chƣơng 2: Quan niệm về cái Đẹp và hệ giá trị trong phim hoạt hình Việt Nam
Chƣơng 3: Phạm trù cái Đẹp qua hình thức và thể loại phim hoạt hình Việt Nam

16


CHƢƠNG 1: PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TỪ
TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
1.1. Những vấn đề lý luận về Mỹ học - cái Đẹp
1.1.1. Mỹ học, cái Đẹp qua các thời kỳ
Mỹ học là một khoa học hợp thành khoa học triết học, có đối tượng
nghiên cứu là các dạng biểu hiện của cái thẩm mỹ. Mỹ học giúp chúng ta
nhận thức được cái Đẹp. Có thể nói, mỹ học chính là khoa học nghiên cứu sự
cảm thụ cái Đẹp.

Nghiên cứu lịch sử mỹ học qua các thời kỳ: Mỹ học Hy Lạp cổ đại, Mỹ
học thời kỳ Trung cổ phong kiến; Mỹ học thời kỳ Phục hưng; Mỹ học thời
khai sáng; Mỹ học thời kỳ cổ điển… Chúng ta nhận thấy tư tưởng mỹ học
trước Marx có ba khuynh hướng cơ bản để tiếp cận cái Đẹp là: khuynh hướng
duy vật tiếp cận cái Đẹp trước Marx; khuynh hướng duy tâm khách quan
trong việc tiếp cận cái Đẹp trong lịch sử mỹ học; khuynh hướng duy tâm chủ
quan trong việc tiếp cận cái Đẹp trong lịch sử triết học.
1.1.1.1. Khuynh hướng duy vật tiếp cận cái Đẹp trước Marx có ba thời kỳ
phát triển mà đặc điểm chủ yếu đều coi cái Đẹp tồn tại khách quan, là thuộc
tính của cuộc sống
Quan niệm về cái Đẹp của mỹ học duy vật thời cổ đại với “các nhà
mỹ học duy vật đầu tiên như Democrit và Aristote đều cho rằng, cái Đẹp có
các thuộc tính như: sự cân xứng, sự hài hoà, trật tự, số lượng, chất lượng,
sự tiến bộ, sự phát triển, cái Đẹp gắn với cái có ích, cái thiện…” [10, tr.46].
Theo quan điểm này, cái Đẹp phải được biểu hiện ở cái khác biệt được
thống nhất trong đa dạng: “sự vật đẹp phải có một kích thước và một tỷ lệ
nhất định”; “nó là các khoái cảm của con người gắn liền với độ”; “cái Đẹp
tuy thống nhất trong đa dạng, là trật tự, tỷ lệ và kích thước, là phạm trù

17


trong khoái cảm, nhưng chúng có tính chất tương đối, không có một cái
Đẹp nào tuyệt đối”; “cái Đẹp phải là cái có ích, là cái tốt”. [7, tr.74]
Quan niệm về cái Đẹp của các nhà duy vật thế kỷ XVII – XVIII, tiêu biểu
là Edmund Burke và Denis Dideros. Burke tỉ mỉ chỉ ra bảy dấu hiệu khách quan
về cái Đẹp là tính nhỏ nhắn, tính tương đối, sự mịn màng của bề mặt, sự đa dạng
trong tình trạng các bộ phận phân phối, quan hệ các bộ phận không cứng nhắc,
cơ cấu uyển chuyển, màu này cùng với màu khác trong cùng sự vật đẹp là không
quá nổi bật. Còn Dideros cho rằng cái Đẹp phải là cái thật, cái tốt và chúng có

quan hệ khăng khít với nhau. Ông khẳng định có hai cái Đẹp – cái Đẹp thực tại
và cái Đẹp ta nhìn thấy. Cái Đẹp là tồn tại khách quan trong tự nhiên. Tự nhiên
là ngọn nguồn cái Đẹp. Cái Đẹp và cái thật là một.
Quan niệm về cái Đẹp của các nhà duy vật nhân bản thế kỷ XIX tiêu
biểu là Nikolay Chernyshevsky. Theo ông “cái Đẹp là cuộc sống, một thực
thể đẹp là thực thể trong đó ta nhìn thấy được cuộc sống đúng như quan niệm
của chúng ta, một đối tượng đẹp là một đối tượng trong đó cuộc sống được
thể hiện hay là nó nhắc ta nghĩ tới cuộc sống” [7. tr. 74]
1.1.1.2. Khuynh hướng duy tâm khách quan trong việc tiếp cận cái Đẹp đối
lập với cách tiếp cận cái Đẹp của mỹ học duy vật. Mỹ học duy tâm cho rằng
cái Đẹp không phải thuộc tính của vật chất mà là thuộc tính của tinh thần.
Tiêu biểu cho khuynh hướng này là tư tưởng của Hegel. Mặc dù thừa nhận
có cái Đẹp của tự nhiên song ông cho rằng cái Đẹp tự nhiên “nghèo nàn”,
“thấp hơn rất nhiều so với cái Đẹp của nghệ thuật” và “nó cũng nằm trong
tinh thần”. Còn Plato cho rằng cái Đẹp không thể là một sự vật nào đó, “cái
Đẹp là một ý niệm”. Cái Đẹp - ý niệm là một thứ tiên nghiệm, sẵn có, chính
nó làm nên cái Đẹp của vạn vật, soi sáng cái Đẹp của tâm hồn; nó tồn tại
vĩnh cửu, không bị hủy diệt…

18


1.1.1.3. Khuynh hướng duy tâm chủ quan trong việc tiếp cận cái Đẹp coi mỹ
học là khoa học nghiên cứu các phán đoán thị hiếu. Các nhà mỹ học duy tâm
chủ quan cho rằng vấn đề chủ yếu không phải là cái Đẹp là gì mà là sự phán
đoán về cái Đẹp là gì”. Phán đoán ở đây không phải theo logic mà phán đoán
tình cảm, chủ quan, có tính thưởng ngoạn… “Hume quả quyết rằng: cái Đẹp
không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong
tâm linh người quan sát nó. Còn Kant thì nói một cách hình tượng rằng: cái
Đẹp không ở trên đôi má hồng của cô thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si

tình” [7, tr.73]
Trong lịch sử mỹ học, ba khuynh hướng này luôn đứng trên tư thế đối
lập, đấu tranh lẫn nhau, song cũng đồng thời đối thoại, bù đắp cho nhau, cùng
làm hoàn thiện dần những quan điểm về cái Đẹp trong hệ thống mỹ học
Marx-Lenin.
Mỹ học Marx-Lenin là thành quả phát triển của mỹ học nhân loại. Mỹ
học Marx-Lenin là một bộ phận hợp thành của triết học Mac- Lênin, dựa trên
cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nghiên cứu sự vận động của các quan
hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực, trong đó cái Đẹp là trung tâm, hình
tượng là khâu cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất, hay nói cách
khác, mỹ học Marx-Lenin nghiên cứu sự vận động của cái Đẹp và các hình
thức khác nhau của cái Đẹp.
Sử dụng cách tiếp cận “duy vật biện chứng” về cái Đẹp, mỹ học MarxLenin phê phán những hạn chế của ba cách tiếp cận cái Đẹp trước Marx, đồng
thời đưa ra hệ thống quan điểm mới về cái Đẹp. Mỹ học Marx-Lenin coi cái
Đẹp là một phạm trù mỹ học cơ bản, giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ
thẩm mỹ giữa con người với hiện thực, bao chứa các quan hệ chân - thiện ích, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cân xứng
hài hoà, gây được khoái cảm thẩm mỹ tích cực đối với chủ thể xã hội.
19


Phân biệt cái Đẹp với cái thẩm mỹ, coi cái Đẹp là một bộ phận hợp
thành của cái thẩm mỹ chứ không phải là bản thân cái thẩm mỹ, chúng ta
nhận thấy cái Đẹp và cái thẩm mỹ đều mang tố chất chung là yếu tố tinh thần
và yếu tố tình cảm sâu sắc. Yếu tố xúc cảm là yếu tố đặc trưng của quan hệ
thẩm mỹ và là yếu tố điển hình của cái Đẹp. Mỹ học Marx-Lenin cho rằng cái
Đẹp ra đời từ lao động, gắn bó chặt chẽ với cái thật, cái tốt và cái hữu ích.
Bản chất của cái Đẹp gắn liền với lao động, chưa có con người và chưa có lao
động thì chưa có hiện tượng thẩm mỹ, chưa có cái Đẹp. Như vậy, mỹ học
Marx-Lenin nghiên cứu sự vận động lịch sử của cái Đẹp trong quá trình lao
động sáng tạo và chiến đấu của con người. Xem xét cái Đẹp gắn với hoạt

động thực tiễn, quan điểm Mỹ học Marx-Lenin còn chỉ ra rằng cái Đẹp có
mối quan hệ gắn bó không chỉ trong lao động mà còn cả trong đấu tranh xã
hội. Những hoạt động xã hội nhằm cải thiện, nâng cao, vun đắp quan hệ xã
hội cho phù hợp khát vọng ước mơ, gây được hứng thú thẩm mỹ đều chứa
đựng cái Đẹp. Do vậy, cái Đẹp còn mang bản chất xã hội. Do cái Đẹp có sự
vận động và không ngừng sáng tạo, được khám phá mà cái Đẹp luôn biểu
hiện cho tính xã hội của nó. Cái Đẹp gắn với cái thật, cái có ích, cái thiện.
Nếu xa rời những yếu tố kể trên, cái Đẹp sẽ trở nên thiếu vắng nội dung,
thiếu sự hài hoà, mất đi yếu tố toàn vẹn.
Có thể nhận thấy, cái Đẹp là nhu cầu sống của con người, của dân tộc,
của nhân loại. Cái Đẹp đi vào đời sống với mục tiêu đẩy lùi cái xấu, mang đến
cho con người cảm giác thoả mãn và hạnh phúc. Cái Đẹp là lĩnh vực đa dạng
và phức tạp. Cái Đẹp liên quan đến niềm tin, chân lý và trình độ nhận thức,
khả năng sáng tạo của mỗi con người, mỗi dẫn tộc.
Thể hiện vai trò của mình trong cuộc sống, cái Đẹp gây được khoái
cảm tích cực và gắn với sự hài hoà thẩm mỹ nên nó có thể điều hoà các mối
quan hệ; làm phong phú đời sống tâm hồn và tình cảm của con người, định
20


hướng sự phát triển hài hoà của xã hội, mở ra năng lực sáng tạo nhiều chiều,
nhiều lớp, ngăn chặn sự phản thẩm mỹ. Như vậy, cái Đẹp trong cuộc sống là
tất cả những gì mang tính hữu ích, tốt, thật. Cái Đẹp phải đảm bảo ba yêu cầu:
đúng đắn, chân thực của cuộc sống; mang tính nhân bản và nhân văn; là một
sự hoàn thiện và hoàn mỹ.
“Cái Đẹp trong nghệ thuật có vấn đề thống nhất biện chứng giữa nội
dung đẹp và và hình thức đẹp” [7, tr.58]. Không phong phú và đa dạng như
cái Đẹp trong tự nhiên song cái Đẹp trong nghệ thuật khẳng định được chiều
sâu nhân văn và triết lý. Cái Đẹp trong nghệ thuật là tổng hợp của giá trị mỹ
học với đạo đức, chính trị, khoa học… Nó tạo nên một một chỉnh thể tinh

thần trọn vẹn bao gồm Chân – Thiện - Mỹ, hòa quyện tình cảm, khát vọng, trí
tuệ, ý chí của con người.
1.1.2. Cái Đẹp trong nghệ thuật điện ảnh
Điện ảnh là loại hình sáng tạo nghệ thuật tổng hợp, kết hợp các kỹ
thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành những khung
hình chuyển động.
Là môn nghệ thuật lấy hình ảnh làm ngôn ngữ thể hiện nên đặc trưng rõ
nét nhất cũng là linh hồn của điện ảnh không gì khác chính là hình ảnh. Dựa
trên đặc trưng cơ bản nhất là hình ảnh, ngôn ngữ thể hiện của điện ảnh bao
hàm các yếu tố: tính sát thực, tính hình ảnh, tính không gian và thời gian, tính
tổng hợp. Một bộ phim hay phải là bộ phim thể hiện rõ nhất những đặc trưng
của điện ảnh, hay nói cách khác là bộ phim có “tính điện ảnh” cao.
Dựa trên những yêu cầu, đòi hỏi và cả sự mong chờ, kỳ vọng của các
nhà làm phim và công chúng quan tâm đến điện ảnh, chúng ta có thể nhận
thấy quan điểm về thẩm mỹ, về cái Đẹp trong điện ảnh. Như vậy, cái Đẹp
trong điện ảnh chính là sự thể hiện cao nhất những nét đặc trưng của điện ảnh
để tạo nên hứng thú, sự mến mộ và mong ước của khán giả.
21


×