Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Alphabet và trò chơi hình học của Điềm Phùng Thị docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.45 KB, 6 trang )

Alphabet và trò chơi hình học
của Điềm Phùng Thị

(Ảnh 1: Điềm Phùng Thị, 1967)
Nhiều người ví Điềm Phùng Thị, nhà điêu khắc nổi tiếng nhất Việt Nam thế kỷ XX,
người đã được ghi danh trong từ điển Larrouss là "chiếc cầu nối "Đông Tây trong
một cuộc hội thoại siêu ngôn ngữ.
Con đường sáng tạo của Điềm Phùng Thị tất nhiên, không thể chỉ nói đến thế giới
ngôn ngữ 7 mẫu tự, mặc dù đó chính là điều đã làm nên sự khác biệt giữa chị với
ngôn ngữ tạo hình nói chung.
Khởi điểm ở chặng đường đầu tiên, Điềm Phùng Thị lựa chọn cho mình góc nhìn
đậm chất nữ tính. Nếu hiểu theo nghĩa tương đối, cách nhìn này ít nhiều đã có
những dấu ấn riêng, khẳng định tài năng điêu khắc của Điềm Phùng Thị trong
mảng sáng tác thứ nhất. Ở mảng này, quan điểm thẩm mỹ về sự hài hòa, gợi cảm
từ thân thể người phụ nữ, cảm thức tươi mát, trinh nguyên và tinh tế được thể hiện
bằng các hình thể đã đơn giản hóa đến mức cao độ, dự báo một phong cách mang
tinh thần trừu tượng với những khái niệm tính siêu việt. Nhưng khối hình và
đường nét uyển chuyển mềm mại, chủ yếu mô phỏng các hình tượng thường thấy
trong đời sống hay đề tài chân dung như nét môi cong trong "Chân dung người
bạn" (đất nung) bí ẩn tựa nụ cười nàng MonaLisa thời Phục hưng hay chất đồng
đen "Trầm tư", "Trái đất" (đồng), dáng "Cau trầu " (đất nung) phồn thực và đôi
chỗ có sự cường điêụ hóa đều ẩn chứa sự nhạy cảm diêụ kỳ, phảng phất nét
huyền bí Đông phương. Âm vang của sự huyền bí ấy như một cội nguồn căn
nguyên ăn sâu trong tiềm thức và đi vào những tiết tấu hình thể, ký thác trong tư
duy của Điềm Phùng Thị, để dẫu có đi xa đất nước, những hình thể tinh túy chắt
lọc đến mức cô đọng vẫn giúp chị khái quát thành những "thành tố đơn giản, dễ
làm, tránh được nguy cơ biến dạng" (lời tự bạch của Điềm Phùng Thị), là những
mẫu tự alphabet trong mảng sáng tác thứ hai.
Mảng sáng tác thứ hai, thế giới được gọi tên bằng "ngôn ngữ Điềm Phùng Thị"
không phải là kết quả của sự tìm tòi may mắn ngẫu nhiên. Từ chất dân gian hồn
nhiên rất Việt Nam trong "Ra trận vác vợ theo" (đồng - 1963) hay những tác phẩm


có dáng vẻ kỷ hà hoang sơ của nghệ thuật phương Tây cổ đại như " Thần Điểu"
(đá - 1968) đến các tác phẩm gần chất hiện đại như "Người đàn bà Nhật Bản"
(đồng đánh bóng - 1963) đã thấy sự manh nha những hình khối, tiền đề cho sự ra
đời các mẫu tự hay cách sắp xếp không gian của Điềm Phùng Thị. Ở đây, để làm
nổi bật cấu trúc alphabet trong trò chơi hình học của nhà điêu khắc, người viết chỉ
xin phác thảo sơ lược một vài đặc điểm nhỏ vốn đã tựu thành phong cách sáng tác
của chị.
Phải khẳng định các tác phẩm của Điềm Phùng Thị phần lớn được lắp ghép theo
những cấu trúc cơ bản của design thị giác. Chính điều này cũng đã khiến R.
Congiat, nhà phê bình mỹ thuật Pháp phát biểu trên tờ "Le Figaro" nhân dịp triển
lãm đầu tiên của Điềm Phùng Thị là "các tác phẩm của chị mang giá trị thần bí của
nghệ thuật đồ họa ". Nếu như "Thủy thần" (đồng) là những modul được sắp đặt
theo một trật tự tuyến tính tạo nên những lớp sóng đều đặn của chuyển động hình
khối thì "Chi tiết tường sinh động" (nhựa tổng hợp và bê tông) lại là những mẫu tự
được nối kết theo mạng, tạo ra hiệu quả thẩm mỹ từ những xâu chuỗi hình khối và
chất liệu tưởng chừng khô cứng. Tương tự như vậy, các quy luật sắp xếp modul
theo nhóm, tập trung hay lối tiệm biến, khai thác vai trò của ánh sáng và hiệu quả
lực thị giác đều giúp cho những "chữ cái" cất lên tiếng tư duy của tác giả.
Tiếng nói các mẫu tự alphabet làm nên thế giới Điềm Phùng Thị cũng có sự góp
phần đáng kể của chất liệu. Từ mảng sáng tác thứ nhất đến mảng sáng tác thứ hai,
Điềm Phùng Thị thể nghiệm nhiều chất liệu để từ đó thường xuyên sử dụng kết
hợp một cách khéo léo các chất bề mặt với nhau, nhấn mạnh những ấn tượng,
điểm nhấn trung tâm trong một mô hình tác phẩm. Ở những tác phẩm sử dụng một
chất liệu như "Chắp tay" (chì gò), "Chim đại bàng" (gỗ sơn đen) hay các tác phẩm
dùng kết hợp nhiều chất liệu như "Chim hòa bình" (đất nung và đồng) dễ thấy giữa
tương quan các yếu tố là sự uyển chuyển bố cục và chất liệu trong hình thái giản
lược các modul. Đặt trong sự uyển chuyển bố cục, những tác phẩm của Điềm
Phùng Thị, đặc biệt là các tượng đài đều có chung một đặc điểm về cấu trúc không
gian. Với những modul giản lược vừa mang dáng dấp kỷ hà, vừa có tính biểu
tượng như những khái niệm rất phù hợp với không gian kiến trúc Châu Âu hiện

đại cũng như tinh thần duy lý phương Tây, các tác phẩm của chị đã cấu thành và
nổi bật cùng không gian thiên nhiên, biến không gian thiên nhiên trở thành mẫu tự
thứ tám trong một thế giới riêng biệt của người nghệ sĩ. Mặt khác, điều làm cho
tác phẩm của Điềm Phùng Thị không xa lạ với tư duy cảm tính phương Đông, đặc
biệt "Việt Nam" hơn tất thẩy những gì thuần Việt, đó là sự thể hiện những dạng
thức hướng nội. Điều này càng dễ nhận thấy hơn ở những tác phẩm mang tư tưởng
triết lý và những chiêm nghiệm tâm linh như "Im lặng" (gỗ), "Cầu nguyện" (đá
ngọc), " Cổng hư vô" (gỗ) có thể đó cũng là những modul cách điệu từ dáng mái
chùa cong, một chiếc cân đai mũ quan triều Nguyễn - chốn cố đô đã sinh thành ra
chị hay một vầng trăng non lưỡi liềm, một chiếc thuyền lá trên bờ Hương, góc tam
giác thu nhỏ hình Kim tự tháp Ai Cập nhưng dù gợi tưởng như thế nào đi nữa
vẫn thấy điểm chung giữa các tác phẩm là cách thức tổ hợp các mẫu tự theo một
trục thẳng, hướng tâm, hướng lực, toát yếu lên tinh thần an nhiên tĩnh tại, cân bằng
và ổn định như tâm thế người phương Đông giữa lòng châu Âu hiện đại. Đặc biệt,
sự khai thác phá cách triệt để khối rỗng (khối âm) vốn là phát hiện độc đáo của
nhà điêu khắc nổi tiếng H. Moore và lồng ghép những khoảng tối sáng, thổi vào
các khối rỗng - đặc tả ý nghĩa tạo hình tương đương càng củng cố thêm yếu tố trừù
tượng hiện đại cũng như đi vào lối cảm nhận gián tiếp của người Việt Nam. Từ
cách sắp đặt các mẫu tự trong không gian như những đường cắt hình học với cấu
trúc lôgic đậm tính vi biến, các mẫu tự alphabet của chị thực sự đã tạo dựng một
trò chơi giưã không gian hài hòa hai khối âm - dương, sáng - tối. Bản thân trong số
các mẫu tự của chị, Điềm Phùng Thị cũng lưu ý tập hợp một vài khối rỗng và từ
các khối đó có thể lắp ghép thành nhiêù tác phẩm độc đáo như " Thế chào võ sĩ"
(đá ngọc) hay "Ba vòng đá" (đá)


(Ảnh 2: Bảo tàng Điềm Phùng Thị, Huế)


(Ảnh 3: Mộ Điềm Phùng Thị - Bửu Điềm)

Một thế giới có tiếng nói riêng, có mẫu tự riêng được tạo dựng giữa lòng châu Âu
thế kỷ XX và trong cảm thức trân trọng sâu lắng của người Việt Nam thật khó có
thể phác thảo tổng quan và cụ thể chỉ qua một vài đặc điểm. Trên đây chỉ là những
lát cắt từ các hình khối đơn nhất và đa phức hợp của Điềm Phùng Thị, nhất là từ
các mẫu alphabet vẫn thường được người xem "cảm" nhiều hơn là tìm hiểu, để ký
thác lại tiếng nói những trò chơi hình học và các hình thể đã làm nên thế giới ấy


×