Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thấp tim- Dùng thuốc gì? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.09 KB, 6 trang )




Thấp tim- Dùng
thuốc gì?


Thấp khớp cấp là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch, thường gặp ở lứa
tuổi 5 – 20, hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và người trên 30 tuổi. Việc điều trị phải
được thực hiện sớm, lâu dài và theo dõi chặt chẽ để tránh những biến chứng
nguy hiểm.
Bệnh thường xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm A (LCK β –
A) ở đường hô hấp trên gây tổn thương ở mô liên kết của nhiều cơ quan,
trong đó quan trọng nhất là tổn thương khớp và tim. Các tổn thương tại khớp
thường chỉ thoảng qua và không để lại di chứng gì, nhưng tổn thương tại tim
(chủ yếu các van tim) lại để lại những hậu quả nhiều khi rất nặng nề (do vậy
bệnh còn được gọi là thấp tim) như hở van, hẹp van hoặc kết hợp.
Các biểu hiện của bệnh
Đa số bệnh nhân mở đầu bằng viêm họng: Có trường hợp viêm họng nhẹ
thoảng qua biểu hiện bằng đau họng đơn thuần, cũng có khi không có biểu
hiện viêm họng ban đầu. Sau viêm họng 7 – 15 ngày các triệu chứng của thấp
khớp cấp xuất hiện: bệnh nhân sốt cao 38 – 39
o
C , tim đập nhanh, da tái xanh,
vã mồ hôi.
Hình ảnh hở van 2 lá do thấp tim
Viêm khớp:
Các khớp sưng nóng đỏ đau nhiều, hạn chế vận động do sưng đau kéo dài vài
ngày đến một tuần rồi khỏi chuyển sang khớp khác, không để lại di chứng gì.
Các khớp hay bị là khớp gối, cổ chân, khuỷu, vai; rất ít gặp các khớp nhỏ
ngón chân, tay; hầu như không gặp ở cột sống và khớp háng. Đôi khi triệu


chứng ở khớp rất kín đáo chỉ có cảm giác đau mỏi hoặc viêm khớp kéo dài ít
di chuyển, hoặc viêm các khớp nhỏ.
Các biểu hiện trên tim: thấp khớp có thể gây tổn thương trên cả 3 phần của
tim: viêm màng trong tim; viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Tỉ lệ tổn
thương tim gặp trong khoảng 30 – 90% bệnh nhân thấp tim.
Điều trị như thế nào?
Cần phải tiến hành đồng thời điều trị và dự phòng thấp tim bởi chúng liên
quan chặt chẽ với nhau. Kháng sinh:penicillin G tiêm bắp trong thời gian
1 – 2 tuần hoặc penicillin V uống. Đây là kháng sinh có tác dụng với phần lớn
các vi khuẩn gram (+), gram (-) vài chủng spirccheta, antinomyces. Điều trị
dự phòng thấp khớp cấp tính, viêm màng trong tim, viêm màng não mủ, tủy
sống – não.Thuốc có thể gây tác dụng quá mẫn, do đó cần ngừng ngay thuốc
và thay bằng kháng sinh khác như erythromycin.
Sử dụng thuốc chống viêm
Phòng bệnh
Dự phòng thấp khớp rất quan trọng vì đây là một mắt xích chính trong việc
kiểm soát bệnh. Do đó cần phải được tiến hành ngay từ giai đoạn cấp của
bệnh.
Phòng thấp thứ phát: Benzathin penicillin tiêm bắp, cứ 3 tuần tiêm nhắc lại
một lần. Penicilin V uống hằng ngày.
Thời gian phòng ngừa thấp tim. Với thấp khớp không có tổn thương tim cần
phải dự phòng thấp trong 5 năm; thấp tim có di chứng nhẹ ở một van tim thì
người lớn dự phòng 5 năm, trẻ em dự phòng cho tới 18-20 tuổi.
Thấp tim di chứng van tim nặng cần dự phòng thấp tái phát cho tới 40 tuổi
hoặc suốt đời.
Phòng thấp tiên phát: Phòng ngừa đợt thấp đầu tiên lúc trẻ chưa bị thấp. Tích
cực phát hiện và điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn.
Với viêm khớp đơn thuần dùng aspirin liều tấn công trong 2 tuần. Sau đó
dùng liều duy trì aspirin trong 4-6 tuần hoặc cho tới khi hết các triệu chứng
viêm. Aspirin là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid. Với tác

dụng chống viêm, thuốc được chỉ định trong trường hợp viêm nhẹ như viêm
khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm khớp do bệnh vảy nến, viêm cơ,
viêm màng hoạt dịch, viêm gân…
Thuốc có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa, do đó
thuốc chống chỉ định với các bệnh nhân mẫn cảm với thuốc, tiền sử có bệnh
xuất huyết tiêu hóa – loét dạ dày, rối loạn đông máu, bệnh gan thận, phụ nữ
có thai… Với viêm tim mức độ nhẹ và trung bình, dùng liều tấn công bằng
prednisolon, uống kéo dài 2-3 tuần rồi giảm dần liều cho tới khi hết các triệu
chứng lâm sàng và xét nghiệm máu, miễn dịch trở về bình thường (2-3 tháng).
Khi giảm liều prednisolon có thể bổ sung aspirin và tiếp tục trong 4 – 6 tuần
sau khi đã ngừng prednisolon. Với thể nặng có thể dùng steroid đường tĩnh
mạch với liều tấn công bằng solumedrol trong 2-3 ngày sau đó chuyển uống
prednisolon kéo dài trong 3 – 6 tuần. -phối hợp với aspirin.
Thuốc gây tác dụng phụ là rối loạn điện giải (gây hạ huyết áp, kiềm máu, gây
giữ nước và muối nên gây tăng huyết áp…); rối loạn nội tiết chuyển hóa (hội
chứng Cushing, ngừng lớn ở trẻ nhỏ; rối loạn kinh nguyệt, giảm dung nạp
glucose, đái tháo đường tiềm ẩn…); rối loạn tiêu hóa (gây xuất huyết tiêu hóa,
loét ruột non, viêm tụy cấp…); rối loạn cơ xương (gây teo cơ, yếu cơ, loãng
xương…), rối loạn da (teo da, ban xuất huyết, chậm liền sẹo, trứng cá…); rối
loạn thần kinh (hưng phấn quá độ, rối loạn giấc ngủ…); rối loạn mắt (tăng
nhãn áp, đục thủy tinh thể…).
Điều trị múa vờn bằng phenobarbital. Với bệnh nhân không đáp ứng thuốc
này có thể thay bằng haloperidol.
Nếu bệnh nhân có suy tim cấp hoặc có bệnh van tim phối hợp cần sử dụng
các loại thuốc lợi tiểu, trợ tim.

×