Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BOKEH là vùng ngoài tiêu điểm lấy nét doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.56 KB, 4 trang )

BOKEH là vùng ngoài tiêu
điểm lấy nét
Mách bạn sáu cách để đạt bokeh (những đốm tròn của sự phản
xạ ánh sáng gây ra nơi vùng không nét trong ảnh) tốt hơn,
thậm chí bokeh đẹp.

Khi chọn giải pháp thu hẹp vùng ảnh rõnhằm tách chủ thể ra khỏi
bối cảnh, nhiều nhà nhiếp ảnh đãkhông để tâm đến tính thẩm mỹ
mà bối cảnh tạo ra được sau khi bị làm mờ.
Đó là sai lầm lớn, vì dù sao thì những vùng mờ nhòe đó, vẫn có
tiếng nói, vẫn mang hơi thở riêng của nó, và nếu chỉ dành thêm
chút quan tâm cho nó, tác phẩm hình thành sẽ tuyệt vời hơn rất
nhiều.
Bokeh là một thuật ngữ dùng để nói về những đốm tròn của sự
phản xạ ánh sáng (có thể nằm ở tiền cảnh, hoặc hậu cảnh - thường
ở hậu cảnh nhiều hơn) gây ra nơi vùng không nét trong ảnh. Khi
những đốm này "càng tròn bao nhiêu", bokeh càng đẹp bấy
nhiêu. Chính vì thế mà khi chế tạo ống kính, nhất là những ống
kính tele, người ta sẽ dùng nhiều lá lam khẩu độ hơn, và đường bao
phía trong được làm uốn lượn cong nhiều hơn, nhằm cho ra những
bokeh thật tròn ở mọi khẩu độ.
Có sáu cách vận dụng các biến số để điều khiển vùng ảnh rõ, hầu
đạt được hiệu năng cao nhất theo ý muốn.

1. Vận dụng khẩu độ
Khẩu độ càng mở lớn, vùng ảnh rõ càng mỏng, và người chụp
chỉ việc mở lớn khẩu độ ra, thậm chí mở hết, để hậu cảnh có được
độ mờ nhiều nhất. Những ống kính zoom thường có độ mở lớn
nhất "không lớn lắm" (thường chỉ là f/2.8), nên hiệu ứng mờ của
hậu cảnh không tốt bằng những ống kính có tiêu cự cố định (fix,
hay prime lens), thường có độ mở lớn nhất, cao hơn khá nhiều, như


f/2, f/1.8, f/1.4, f/1.2 , thậm chí f/0.9.
2. Vận dụng tiêu cự
Tiêu cự càng dài, vùng ảnh rõ càng mỏng. Vì vậy, khi muốn
chọn để có bokeh hậu cảnh tốt, người ta thường dùng ống kính tele
nhiều hơn . Những tiêu cự thông dụng của ống tele thời cuối thế kỷ
XX ở khoảng 85mm-135mm, thường được gọi là portrait lens.
Ngày nay, việc chọn ống kính chụp chân dung thay đổi khá nhiều,
với độ đa dạng cũng rộng hơn. Người ta thường chọn 70-200mm
(thông dụng nhất trong giới chuyên nghiệp), hay 70-300mm (thông
dụng nhất trong giới tài tử, vì không phải đầu tư nhiều).
3. Vận dụng điểm lấy nét
Điểm lấy nét càng gần, vùng ảnh rõ càng mỏng. Để có được
những bokeh đẹp, người ta thường chọn giải pháp chụp ở khoảng
lấy nét gần (như chân dung, macro ). Đặc biệt, khi tiến vào
những khoảng cách thật gần (khoảng vài tấc, với tiêu cự trung bình
khoảng 100mm), vùng ảnh rõ sẽ rất mỏng, cho dù có đóng nhỏ
khẩu độ lại thì vùng ảnh rõ cũng vẫn hết sức mỏng .
4. Vận dụng kích thước cảm biến
C ảm biến càng lớn, sẽ cho vùng ảnh rõ càng cạn, cảm biến càng
nhỏ thì vùng ảnh rõ càng sâu. Để có được bokeh đẹp, người ta có
khuynh hướng chọn những máy có kích thước cảm biến lớn, bằng
hay lớn hơn kích thước khổ phim 135. Những máy ảnh compact,
với kích thước cảm biến khoảng 10mm (đường chéo), khó có thể
tạo được bokeh mong muốn.


5. Vận dụng những bộ lọc
Việc gắn những bộ lọc phía trước ống kính, với những hình dáng
định trước, sẽ giúp thể tạo được những tác dụng nhất định đến
bokeh nơi hậu cảnh. Đã từng có thời, người ta dùng nó như những

filter effect, nhưng nay thì không còn thấy nữa.
6. Vận dụng góc nhìn
Cần hết sức quan tâm đến những biến thiên của bokeh nơi hậu
cảnh để có thể "đặt" chúng ở những vị trí thích hợp trong khuôn
hình, nhằm bổ sung tính biểu cảm của hậu cảnh. Đôi khi, người
ta có thể xem những bokeh này như "chủ thể" để thể hiện những
cảm xúc, hay ấn tượng nào đó củatâm tìnhriêng tư.
Người ta có thể vận dụng thủ pháp này như một "phong cách thể
hiện", và thực sự đã từng có những trường phái được ra đời như
thế

×