Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo dục thể chất trẻ sơ sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.19 KB, 3 trang )



Giáo dục thể chất trẻ sơ
sinh


Vận động: Lúc này, em bé mới sinh của bạn vẫn còn hạn chế về vận động.
Trẻ không biết trở mình hay tự xoay người nằm nghiêng, nhưng khi khóc bé
biết đạp hai chân hay cử động tay của mình. Cha mẹ có thể nắn bóp chân, tay
cho trẻ, đặc biệt là khi bé mới ngủ dậy.

Sau khi trẻ đầy tháng, có thể tiến hành cho trẻ tập nằm sấp ngóc đầu trong
vòng 1-2 phút mỗi lần trước khi bú. (Trước tiên cho bé nằm trên mặt phẳng
cứng có trải nệm. Sau đó đặt bé nằm sấp, hai tay đặt phía trước để chống, tứ
chi sát mặt đệm. Lúc này bé sẽ không khóc, đầu chỉ ngọ ngoậy mà không cất
lên được. Thời gian luyện tập ban đầu khoảng một phút, sau đó tăng dần.)

Tập điều khiển bàn tay cho bé sơ sinh: Khi mới sinh, em bé đã có khả năng
nắm và giữ chặt đồ vật trong tay. Hãy cho bé nắm các ngón tay của bạn rồi
kéo bé ngồi dậy khỏi mặt nệm. Bài tập này giúp rèn luyện cơ tay và cơ bụng
cũng như củng cố khả năng cầm nắm của bé.

Khi đầy tháng, bé bắt đầu để ý tới chung quanh hơn. Hãy giúp bé để ý tới bàn
tay của mình bằng cách gãi gãi vào gan bàn tay và đầu ngón tay của bé. Cho
bé cầm ngón tay của bạn, rồi dùng tay kia từ từ gỡ nhẹ từng ngón tay của bé
ra.


Luyện tập trí lực
Lúc này, tuy chưa hiểu hết mọi thứ xung quanh, nhưng bé cũng có khả năng
cười một cách tự nhiên. Hãy trò chuyện tình cảm với bé, cù nách cho bé cười


hoặc phát ra những âm thanh "ọ ẹ".

Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều, tầm nhìn và sự tiếp xúc với môi trường xung
quanh cũng bị hạn chế. Bạn có thể bế bé ở nhiều tư thế khác nhau để cơ thể
của bé có phản ứng về nhiều mặt. Nên treo các đồ chơi vui nhộn, phát ra tiếng
kêu, hay những quả bóng nhiều màu sắc trên đầu giường/ cũi, để kích thích sự
tò mò và khả năng nhìn của trẻ.

×