Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo dục thể chất trẻ 2-6 tháng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130 KB, 5 trang )



Giáo dục thể chất trẻ 2-6
tháng


Giáo dục trẻ là một môn khoa học, không thể đơn thuần dựa vào tùy hứng và
tình yêu con gần như si mê của cha mẹ. Vì vậy, mỗi bậc cha mẹ đều cần phải
học tập, nắm được những tri thức về nuôi dậy con.
Dạy đại tiện và tiểu tiện đúng cách

Trước khi cho trẻ bú bạn nhớ thay tã lót, hoặc ướt lúc nào thay ngay lúc ấy.
Tã lót mềm mỏng, thấm nước, khi quấn tã người lớn phải nhẹ nhàng.

Cha mẹ cần nắm được nề nếp tiêu tiểu của trẻ. Trẻ gần 3 tháng nên tập xi đái
để bé có phản xạ và lâu dần thành thói quen.

Trẻ 6 tháng tuổi, hãy cho bé tập ngồi bô có ghế tựa, nhưng mỗi lần chỉ đặt
ngồi từ 2-3 phút, không quá 5 phút và không nên xi quá nhiều lần, nếu không
sẽ hình thành tật xấu ở trẻ. Người lớn hãy luôn theo dõi để giúp trẻ có thói
quen đó, khi không cần quấn tã thì bé cũng đã quen ngồi.
Lúc trẻ ngồi bô, nên dùng những lời nói liên quan đến việc này để bé hiểu dần
và sau khi xong nên khen bé để duy trì nề nếp tốt (ví dụ: con ị đi nào, xì
xì…).



Dạy trẻ các động tác đơn giản

1. Lật mình tập lẫy
Khi trẻ được 3 tháng, hãy bắt đầu dậy trẻ tập lẫy trước mỗi lần cho bú. Thoạt


đầu để bé nằm ngửa trên phản gỗ hoặc mặt bàn. Người lớn dùng một tay đẩy
nhẹ nhàng hai cánh tay bé hướng về một bên, tay kia đẩy lưng bé, chầm chậm
lật bé nằm nghiêng, ngừng giây lát lật bé nằm sấp. Bố mẹ hãy cho bé nằm
một lát, với cách làm tương tự cho bé nằm trở lại vị trí cũ.
Người lớn phải chú ý, động tác làm phải rất nhẹ nhàng, nhất thiết không được
thô bạo, cẩu thả.

Có thể thay đổi phương pháp rèn luyện cho trẻ, ví dụ: Đặt bé nằm nghiêng
trên giường, dùng một thứ đồ chơi có thể phát ra âm thanh lôi cuốn sự chú ý
của bé, dụ bé đưa tay ra nắm, lật về vị trí nằm ngửa. Làm đi làm lại nhiều lần
như vậy.

2.Rèn luyện động tác tay
Khi trẻ 2 tháng, bé nắm tay lỏng hơn, có lúc bé duỗi hẳn những ngón tay ra,
nhưng đó chỉ là động tác vô thức thôi. Người lớn có thể tiếp tục xoa bóp nhẹ
nhàng từ đầu ngón đến bàn tay của bé. Sau đó nhẹ nhàng duỗi ra, gập vào
từng ngón tay của bé.

Ngoài ra, có thể tập cho bé xòe ngón tay ra, nắm ngón tay trỏ của bạn. Rồi
bạn lại rút ngón tay ra, lại đặt ngón tay vào, có thể làm đi làm lại mấy lần như
vậy.

Khi được 3, 4 tháng, bé thích sờ mó mọi thứ mà bé sờ được. Ban đầu chỉ là
một số động tác sờ mó vô thức với các vật ở quanh bé, bởi vì lúc này mắt và
tay bé chưa phối hợp được với nhau. Dần dần bé sẽ liên kết được động tác tay
với mắt. Lúc này bé chưa có kỹ năng cầm, tay thường đưa ra quá đồ vật, nắm
đồ vật cũng chưa vững. Thời kỳ này, bố mẹ nên chuẩn bị một ít đồ chơi để
cầm nắm, kích thích trẻ đưa tay ra lấy.

Khi trẻ ở giai đoạn 5, 6 tháng, động tác tay và mắt của bé căn bản đã phối hợp

được, có thể tùy ý nắm bắt đồ vật ở xung quanh, nhưng vẫn sử dụng cả bàn
tay. Cuối cùng, ngón tay cái và bốn ngón khác cũng tách rời nhau để nắm vật.
Lúc này, người lớn có thể luyện cho trẻ lấy đồ chơi trên bàn có mục đích,
bằng cách cầm đồ chơi lắc và gõ. Bố mẹ bé cũng có thể chuẩn bị một số đồ
chơi bằng nhựa hoặc cao su mềm, có tính đàn hồi, để trẻ tự do nắn bóp và
luyện ngón tay.

3.Tập cơ đùi và lực bàn chân
Giai đoạn trẻ 5 tháng tuổi, bé đã thành thạo các động tác như biết lẫy, biết
chuyển từ nằm ngửa sang nằm sấp, khi ngồi trong lòng người lớn thì lưng
thẳng. Lúc này, người lớn có thể tập cho bé: xốc hai nách bé lên, làm động tác
nhún nhảy, đạp chân nhưng không để trọng lượng dồn lên hai chân bé.

Khi được 6 tháng, nếu được xốc nách, trẻ sẽ nhảy cẫng lên, biết vồ đồ chơi
tuy chưa bắt được chính xác, biết lắc cho nó kêu. Có thể cho bé tập như trên
nhưng để bé nhún xuống sâu hơn, cho mông bé chạm tới đùi mẹ rồi mới nâng
bé lên, để bàn chân bé đặt hẳn xuống và hai bắp chân đứng thẳng.

Những động tác tập này luôn phải nhẹ nhàng và có thể kết hợp đếm “một,
hai” theo nhịp nhún của bé.


×