Giáo dục thai nhi (thai
giáo) quý 3
Giáo dục thai nhi, thực chất là gây kích thích các giác quan của thai (cảm thụ
quan). Do môi trường đặc biệt của thai nhi, nên việc giáo dục thai nhi phải
thông qua người mẹ.
Các kích thích cảm thụ quan ở hệ thần kinh của mẹ có thể chuyển đến đại não
chưa thành thục của thai nhi, góp phần làm cho đại não của thai hoàn thiện
nhanh hơn. Một số kích thích còn được lưu giữ lâu dài ở một số trung khu
chức năng nào đó trong đại não, khi gặp điều kiện tốt nó sẽ bộc lộ bằng những
tài năng đáng kinh ngạc.
Tháng thứ 7
Âm nhạc: Lúc này thính giác thai nhi đã hoàn thiện. Bạn nên cho bé nghe
nhạc mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần chỉ kéo dài khoảng 10 phút để tránh gây mệt
mỏi cho não bé.
Cách thực hiện: Đặt tai nghe vào bụng dưới mẹ cường độ âm thanh khoảng
60 đề xi ben, hoặc vặn loa vừa nghe. Mẹ nằm nghe nhạc và thư giãn.
Trò chơi vận động: mẹ vỗ nhẹ vào chỗ bé vừa đạp, đợi khoảng 2-3 phút, bé sẽ
đạp lại vào đúng chỗ đó. Lâu dần, bé sẽ biết chơi với mẹ.
Đối thoại: trò chuyện với bé, kể cho bé nghe chuyện hơi dài, chuyện vui, vừa
kể vừa vuốt ve bé.
Ánh sáng: chiếu đèn pin vào thành bụng để kích thích thị giác của bé phát
triển.
Mới đầu thì chiếu đèn từ xa, sau chầm chậm đưa đèn lại sát thành bụng dưới.
Để đèn chiếu khoảng 20 giây, lại từ từ kéo đèn ra xa. Thực hiện mỗi ngày một
lần, trong vòng 5 phút không hơn.
Học ngoại ngữ: cho bé nghe băng học ngoại ngữ để giúp bé tăng cường khả
năng phân biệt các ngôn ngữ khác nhau. Cho bé nghe nhiều một ngoại ngữ
trong khi mang thai, sau này lúc ra đời và lớn lên, bé sẽ tiếp thu ngoại ngữ đó
nhanh hơn những bé khác.
Tháng thứ 8
Phương pháp liên tưởng: Mẹ nghe nhạc, xem sách truyện và liên tưởng đến
những hình ảnh tươi đẹp.
Ánh sáng: Từ tháng thứ 7-8, giáo dục bằng ánh sáng có hiệu quả nhất. Mỗi
lần 5 phút chiều ánh sáng vào bụng mẹ.
Âm nhạc: cho bé nghe nhạc cổ điển êm dịu, hoặc mẹ có thể dạy bé hát: Hát
xong một nốt nhạc, mẹ ngừng vài giây để thai tiếp thu, chờ bé « hát » xong thì
mới hát tiếp.
Đối thoại và vận động: kể chuyện và tập thể dục cho bé. Bố mẹ cùng trò
chuyện, vuốt ve bé.
Tháng thứ 9
Mẹ nghe nhạc, đọc sách văn học nho nhã, xem tranh nghệ thuật.
Âm nhạc : nhạc giàu cảm xúc, tiết tấu rõ ràng, thể hiện nội tâm tác giả. Mẹ
nghe nhạc, liên tưởng đến hình ảnh tốt đẹp.
Kết hợp ngôn ngữ, đối thoại, vận động và ánh sáng: cùng một lúc mẹ đi bộ
ngoài trời, nói chuyện với bé, tập thể dục cho bé và liên tưởng tới các vẻ đẹp
thiên nhiên. Mẹ có thể vén bụng để ánh sáng mặt trời rọi vào bụng.
Tháng sinh bé
Tâm lý mẹ bộn bề cảm giác mừng vui pha lẫn hồi hộp, lo sợ về cuộc vượt cạn
sắp xảy ra trong tương lai gần. Mẹ cần vui vẻ tự tin, không được lo sợ. Hãy
tĩnh tâm và nghỉ ngơi bằng cách xem tranh truyện, nghe nhạc, ngắm cảnh đẹp.
Về việc giáo dục bé, chỉ cần giáo dục nhẹ nhàng bằng ngôn ngữ và âm nhạc.
Bạn cũng đừng quên nói chuyện và nựng nịu bé.
Thời kỳ mang thai cuối, gánh nặng của bà mẹ mang thai càng tăng, phải đối
mặt với việc sinh đẻ, do đó họ rất cần sự quan tâm săn sóc của người chồng.
Giai đoạn này người chồng có một số nhiệm vụ sau :
Hiểu rõ trạng thái tâm lý của vợ, giải tỏa sức ép tâm lý cho vợ, phải
khoan dung độ lượng với nhiều cơn bực bội, khó tính của vợ, bày tỏ quan
điểm của mình đối với vấn đề sinh con trai hay con gái, cho dù sinh trai hay
gái đều phấn khởi như nhau.
Giúp vợ xóa tan nỗi sợ hãi lo lắng về chuyện sinh đẻ bằng cách cùng
vợ học hỏi những kiến thức về sinh đẻ.
Giúp vợ tập luyện những động tác bổ trợ khi sinh đẻ và kỹ thuật hít thở
khi chuyển dạ.
Cùng vợ học tập kiến thức nuôi con, kiếm tra lại những vật dụng cần
thiết để nuôi con, nếu còn thiếu thì phải chủ động bổ sung đầy đủ, chuẩn bị
khoản tiền đầy đủ để chi tiêu trong những ngày sắp tới.
Luôn bảo đảm mức dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi cho vợ, chuẩn bị
năng lượng cho kỳ sinh nở.
Người chồng nên chủ động đảm đương việc nhà, thường xuyên bảo
đảm an toàn cho vợ, tránh cho vợ không bị thương.
Tiến hành giáo dục thai nhi
Luôn chú ý tự mình theo dõi sức khỏe hai mẹ con, tránh xảy ra đẻ non.