Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁC SĨ TRONG THỜI BUỔI HIỆN TẠI. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.37 KB, 17 trang )



TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI BÁC SĨ TRONG
THỜI BUỔI HIỆN TẠI


Trách nhiệm của người bác sĩ, nói cho đúng ra, không phải là một vấn đề mới
mẻ, bắng cớ là từ trên bốn ngàn năm nay, tại Babylone, vua Hammourabi đã
ban hành một đạo luật mang tên ông để thưởng phạt những y sĩ trong khi
hành nghề, thưởng tiền bạc nếu khỏi bệnh và chặt tay chân nếu bệnh nhân
mang tật hoặc phải thiệt mạng.
Ảnh hưởng của đạo luật Hammourabi đã lan rộng ra khỏi Babylone và trong
Cựu Ước kinh, các triết gia Do Thái đã nói : “Có vay có trả, răng đền răng,
mắt trả mắt”.

Tuy nhiên ta phải công nhận là cho mãi cuối thế kỷ thứ 19, quan niệm về
trách nhiệm của người bác sĩ vẫn không hề thay đổi. Điều đó xét cho cùng
cũng không có g2 lạ, bởi y học trên hai ngàn năm, hoàn toàn gần như chỉ
chuyên về miêu tả, người bác sỉ ở thế kỷ trước, tuy biết rõ cơ thể học, nhân
thể sinh lý học và cách phân chia bệnh ra từng loại, nhưng đến khi chữa bệnh,
thì đành phải bó tay, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sốt rét cơn
(paludisme) thì mới cho uống Qui nine (tìm ra năm 1820)



Đừng nói đâu xa, cách đây mới khoảng 30 năm, những tiến bộ của phép trị
liệu vẫn tương đối không đáng kể, người bác sĩ có thể định bệnh được một
cách chắc chắn, nhưng đến khi chữa thì không chữa nỗi.

Nhưng tình thế ngày nay khác hẳn, Ngày nay, y học đã tiến một bước rất xza,


ngoài sức tưởng tượng của con người và hầu như cướp cả quyền tạo hóa, nào
mổ tim, thay tim, mổ óc, cắt phổi, ghép thận, ghép mắt v. v…

Nào chỉ có thế thôi !Ngày nay y học đã phát minh ra những thứ thuốc có thể
thay đổi hoàn toàn tâm tính của con người ta. ngày nay ai cũng biết nhờ y học
mà phụ nữ có thể hạn chế được sinh đẻ.

Tóm lại, thật đúng như lời nhà bác học Jean Rostand đã nói:”Ngày nay khoa
học đã khiến chúng ta trở nên những bậc thánh thần trước khi chúng ta xứng
đáng làm người”.

Và cũng chính bởi có những tiến bộ quá mau, tới mức phi thường, huyền ảo
của khoa học nên vai trò của người thày thuốc xứng với danh từ đó, ở thời đại
này, cần được xét lại, nhất là những trách nhiệm của họ, càng ngày càng
nhiều, càng ngày càng phức tạp và nặng nề gấp bội trước, vì thuốc càng hiệu
lực bao nhiêu lại càng nguy hiểm bấy nhiêu.

********

Trước khi đề cập tới vấn đề trách nhiệm của người bác sĩ, thiết tưởng cũng
nên định nghĩa trách nhiệm là gì ?

Thường thường vấn đề trách nhiệm chỉ được nêu ra khi có một biến cố nào đó
xảy ra, gây thiệt hại tới tài sản hoặc tính mạng của một hay nhiều người. Khi
ấy pháp luật sẽ can thiệp để phân xử và phán quyết có lỗi lầm hay không, có
lỗi sẽ bị trừng phạt. Tuy nhiên đối với người thày thuốc ngoài trách nhiệm
trước pháp luật ra, còn có trách nhiệm tinh thần, trách nhiệm trước tòa án
lương tâm nữa. Loại trách nhiệm này, hàng ngày người thày thuốc phải lãnh
trong khi hành nghề, khác hẳn trách nhiệm trước pháp luật.


Như trên vừa nói, ngày nay y học đã có một quyền lực ghê gớm, ngoài sức
tưởng tượng của con người. Ngày nay hầu hết các bệnh nhiễm trùng có thể trị
được, nhiều bệnh mà ngày xưa kia người bác sĩ phải bó tay, bây giờ khỏi là
thường, như bệnh thương hàn, bệnh lao, bệnh phong….

Nhiều chứng suyễn nặng có thể chữa được, nhờ tiếp máu mà hàng ngày trên
chiến trường các thương binh và những người bị ngộ độc, hoặc mắc nhiều
bệnh khác được thoát chết. Tuy nhiên, ta cũng nên biết rằng thuốc càng nhiều,
càng công hiệu, nhất là những loại thuốc hóa học, lại càng độc, càng nguy
hiểm.

Ngày nay trong khi hành nghề, người thày thuốc bắt buộc phải có những
quyết định hoặc hành động mà hậu quả cực kỳ quan trọng. Bất cứ một trụ
sinh nào, dù chích, dù uống, cũng có thể gây phản ứng được, nhiều khi thật
bất ngờ. Thuốc kháng đông(anticoagulant) có thể làm xuất huyết được. Ấy là
chỉ nói tới một vài thứ thuốc mà bệnh nhân thường dùng hàng ngày mà không
cần có toa bác sĩ.

Ngay đến những thuốc rất thông thường như Aspirine, nếu dùng quá liều hoặc
dùng lâu, cũng có thể làm xuất huyết, Những thuốc để trị chứng đau nhức mà
công chúng thường dùng không cần hỏi ý kiến bác sĩ như phenacetine, đã
từng làm nhiều người chết vì làm cho thận đau, thuốc pyramidon có thể làm
cho máu biến chất.

Nhiều tai nạn lưu thông xảy ra chỉ vì người lái xe đã lạm dụng thuốc an thần.
Nhiều lực sĩ đã bỏ mạng vì dùng quá nhiều loại thuốc kích thích, chúng ta hẳn
chưa quên vụ sản phụ sanh ra quái thai vì trong khi thai nghén đã dùng
thalidomide.

Nhiều bệnh mới đã xuất hiện chỉ tại dùng thuốc bừa bãi, tỉ dụ cortisone đã

làm cho loét bao tử, xương cốt tự nhiên gẫy, hoặc làm cho phát điên. Một vài
loại sulfamide đã gây ra bệnh ngoài da chết người.

Không riêng gì thuốc trụ sinh mới gây những phản ứng bất ngờ như trên vừa
nói mà bất cứ thuốc nào tuy không thuộc loại thuốc độc, dù uống hay chích
(chích mạch hay chích thịt ) cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng dược.
có người đã chết vì chích sinh tố B1 (Bevitine)

Ấy chính vì hàng ngày người bác sĩ phải hành nghề trong những hoàn cảnh
bất trắc như thế, chính vì lúc nào cũng phập phồng lo sợ mỗi khi cho bn dùng
thuốc và biết rằng thuốc càng có hiệu lực thì lại càng nguy hiểm, chính vì lúc
nào cũng cảm thấy trách nhiệm của mình nặng nề nên người bác sĩ phải luôn
luôn học hỏi. theo dõi những tiến triển của y khoa, phải có óc phê bình chớ
đừng ham mới, chuộng lạ, nhất là phải có nhiều kinh nghiệm, nhiều từng trải,
và sau hết, phải thận trọng, đầu óc lúc nào cũng phải nhớ tới câu châm ngôn
cổ trong y học: primum non nocere (trước hết đừng làm hại)

********

Người bác sĩ có trách nhiệm từ khi khám bệnh, định bệnh, cho đến lúc kê toa
hoặc bắt tay hành động.

Khám bệnh qua loa, khám tắc trách, quên hỏi một chi tiết để định bệnh cho
chính xác là phạm lỗi.

Trách nhiệm khi sữ dụng thời giờ: cần phân biệt bệnh năng nhẹ, để đi thăm
trước hay thăm sau;nếu là bệnh cấp cứu thì tức tốc đi ngay, bất kể thời tiết
hoặc đêm hôm, hi sinh cả giấc ngủ, bữa ăn, dù chính mình trong người không
được khỏe.


Trách nhiệm khi giải thích cho bệnh nhân, sao cho cặn kẻ, rành mạch, để họ
đừng hiểu lầm.

Trách nhiệm khi biên toa, biên cho rõ ràng để người dược sĩ có thể đọc được,
nhất là để cho bệnh nhân đừng uống quá liều. tôi nhớ có lần kê cho một bệnh
nhân mỗi ngày uống 6 viên thuốc, và ghi rõ trong toa cách 4 giờ uống một
viên. Thế mà thân chủ của tôi đã uống ngay một lúc 6 viên, nhưng may không
việc gì. Căn dặn cản thận trên giấy tờ mà còn thế, huống hồ là không căn dặn,
hoặc viết thoắng không ai đọc nỗi.

Người ta thường than phiền về chữ bác sĩ khó đọc, tôi xác nhận điều đó, và
cho rằng người thày thuốc nào, khi cho toa mà không biên rõ ràng, không dặn
kỹ cách thức dùng thuốc-nhất là loại thuốc độc- nếu lỡ xảy ra tai nạn, thì
người thày thuốc đó có lỗi.

Trách nhiệm khi khuyên bệnh nhân nghĩ ngơi, giải trí, hoặc đổi gió, đổi nghề.

Trách nhiệm khi cấp y chứng thư: phải cân nhắc từng chữ, từng câu. Một vài
bác sĩ thiếu lương tâm chức nghiệp, đã bị hội đồng quốc gia Y sĩ đoàn khiển
trách vì đã cấp y chứng thư mà không hề khám đương sự (như y chứng thư để
lấy bằng lái xe tự động-giấy khám sức khỏe) hoặc bị truy tố trước pháp luật vì
không thận trọng (cấp giấy cho phép dùng độc dược, ma túy…)

Lại còn trách nhiệm khi hành động nữa. Ngày xưa muốn định bệnh, người
bác sĩ chỉ cần 2 bàn tay và khối óc, nhưng ngày nay, bởi có những tiến bộ của
khoa học nên có nhiều phương pháp khám nghiệm rất chính xác, nhiều kỹ
thuật cực kỳ tinh xảo, với biết bao máy móc phức tạp mà người bác sĩ không
thể nào không biết được, và nếu quên không áp dụng kịp thời một phương
pháp cần thiết để định bệnh rồi chữa cho thật sớm, tức là phạm lỗi vậy.


Nhưng cũng như thuốc men, không một phương pháp nào là không nguy
hiểm đến tính mạng như: nhiếp ảnh động mạch, thông tim, thông ống dẫn
tiểu. . . vv. Ngay đến chích thuốc gì vào tĩnh mạch, cũng có thể làm cho tim
ngừng đập.

Ở trong bệnh viện người bác sĩ cũng có bổn phận dạy y tá không những về
mặt kỹ thuật mà cón huấn luyện họ trên phương diện luân lý và đạo đức nữa.

Ngần ấy thí dụ cũng đủ cho ta thấy trách nhiệm của người thày thuốc sống ở
vào thời đại này nặng nề là dường nào.

Có người sẽ bảo: nếu biết có thể nguy hiểm đến tính mạng, tốt hơn hết là
đừng làm gì cả, nhưng “nếu ai ai cũng nghĩ như vậy thì y học sẽ thụt lùi 50
năm, và hàng trăm thứ bệnh, ngày nay đáng lẽ có thể chữa khỏi, sẽ trở thành
những bệnh nan y” (Hamburger)

Thành thử người bác sĩ không những phải chịu trách nhiệm về những gì mình
làm. mà còn phải chịu trách nhiệm về những gì mình không làm nữa.

Vẫn hay rằng người bác sĩ không thể chữa được mọi bệnh, hoặc tự mình làm
lấy được tất cả các công việc, nhũng họ phải làm những gì cần thiết để tìm
cho ra bệnh và đẻ chữa. Và muốn tránh được phần nào những tai nạn bất ngờ,
người bác sĩ, như trên vừa nói cần phải cân nhắc. đắn đo mỗi khi cho toa, và
nhất là vì có những tiến bộ quá mau của y học nên người bác sĩ phải theo dõi
những tiến triển của y học, phải có đủ khả năng chuyên môn để chữa bệnh, và
sau hết phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình. Đây là một khía
cạnh mới mẻ về trách nhiệm của người bác sĩ trong thời buổi hiện tại.

Thật vậy! Cách đây mới khoảng 30 năm, những phương pháp thám chẩn và
trị liệu rất thô sơ và ít ỏi, có thể đếm trên đầu ngón tay được và người thày

thuốc chỉ cần chịu khó một chút là có thể hiểu biết hết.

Tôi nhớ hồi còn là sinh viên, được đọc cuốn sách của Ch. Fiessinger nhan
đề:Trị bệnh bằng 20 thứ thuốc (La therapeutique en 20 medicaments) nhưng
từ một phần tư thế kỷ nay, không có năm nào, tháng nào, có khi tuần lễ nào là
không thấy xuất hiện một phương pháp định bệnh mới, hoặc một thứ thuốc
mới để chữa bệnh. Ngày nay không một ngườ bác sĩ nào có thể nhớ xuể tên
các dược phẩm mà hàng ngày các cô trình dược viên đem chào tại phòng
mạch, hoặc có thì giờ đọc những quảng cáo thuốc mới sản xuất. Còn nói về
những bài báo mỗi tuần đăng trên các tạp chí y học đứng đắn, và những bản
trần tình có giá trị do các danh sư viết rồi gửi tới các hội y học, nhiều đến nỗi
giá để cả một ngày ngồi đọc nhan đề không thôi, cũng tài nào đọc hết.

Nói về sách y khoa, thời xưa, nghĩa là các đây mới vài chục năm, một cuốn
sách có thể dùng được trong một thời gian tương đối khá lâu (năm mười năm
là ít) nhưng ngày nay, sách đã đắt thì chớ, nhiều khi chưa đọc hết mà chỉ
trong vòng 6 tháng, sách đó đã thành cổ rồi.

Bời thế người bác sĩ suốt đời phải la một sinh viên hăng say học hỏi, và chính
để bổ khuyết những thiếu xót của người bác sĩ nên ngày nay, tại các quốc tia
tân tiến, y giới đã tổ chức cho bác sĩ học những lớp gọi là hậu đại học
(enseignement post-universitaire) để họ biết những tiến triển của y khoa, dồng
thời để đào tạo một số bác sỉ chuyên khoa, không ngoài mục đích phục vụ
quần chúng, đem lại cho người ốm một bảo đảm.

Ngày nay, làm thuốc mà chỉ có lương tâm thôi chưa đủ. Có lương tâm mà
không có học cũng vô ích. có lòng nhân đạo, vị tha, bác ái, mà không có đủ
khả năng chữa bệnh, cái đó rất nguy hiểm, nhất là khi gặp bệnh nặng. bởi
vậy” bổn phận đầu tiên của người bác sĩ trong thời buổi này là phải có học
thức vững chắc, phải luôn luôn đổi mới” (Jean Bernard)” Giá trị luân lý và

đạo đức, theo lời giáo sư jean Gosset phải đi đôi với giá trị chức nghiệp, dốt
nát và lừa bịp đều như nhau cả. Bổn phận của người bác sĩ là phải biết đến
nơi đến chốn và phải khéo léo về mặt kỹ thuật. ”

Vẫn hay rằng bể học mênh mông, không một ai dám tự hào là biết hết, nhưng
không biết mà không nhận thấy là mình không biết, đó là điều không thể tha
thứ được. Rât tiếc là từ thời Hippocrate tới nay, không có một quy luật nào
ghép sự dốt nát của người thày thuốc vào một trong những tội lỗi nặng.

Ngoài những trách nhiệm nói trên ra, người bác sĩ còn phải chịu trách nhiệm
khi xét đoán nữa.

Đã là thày thuốc, không ai là không mong cho bệnh nhân của mình chóng
khỏi, không ai là không muốn dùng những thứ thuốc mới nhất, để được tiếng
là thày thuốc giỏi, nhưng nếu những thứ thuốc kia mớii chỉ được báo chí ca
tụng (dù là báo y học) mà chưa được các danh sư đứng đắn thí nghiệm và
công nhận là không nguy hiểm, lại hiệu nghiệm, thì người bác sĩ phải thận
trọng, đắn đo, cân nhắc, không được nhắm mắt cho bệnh nhân dùng, hoặc
chiều theo thị hiếu của gia đình họ, để khỏi tiền mất tật mang, và có khi làm
cho bệnh nặng thêm lên.

Chúng ta hiện đang sống trong một kỹ nguyên mà kỹ thuật và tốc lực là 2
thiên thần thần mới nên người thày thuốc khi chữa bệnh thường gặp trở ngại
này: dùng thuốc men quá hấp tấp, bừa bãi, có khi táo bạo, những thuố cđó
phần lớn chưa được nghiên cứu kỹ càng trên căn bản khoa học, có khi chưa
đem ra thí nghiệm (cho súc vật) và vì vậy rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn.

Vậy bổn phận của người bác sĩ là phãi điều tra kỹ lưỡng để hiểu rõ dược tính
của những thứ thuốc mà mình kê cho thân chủ mình, nhất là phải có óc phê
bình, phải chọn lọc, xét đoán.


********

Trên đây là những trách nhiệm cá nhân mà hàng ngày người y sĩ phải lãnh
trong khi hành nghề. Tuy nhiên, không phải chỉ có trách nhiệm cá nhân mà
thôi. Ở thời đại này, không riêng gì trên lãnh vực y khoa mà trong mọi hoạt
động, muốn đạt được kết quả mỹ mãn, cần phải có sự tham gia, đóng góp của
nhiều người, tức là phải có một ê kíp để làm việc.

Nói cho đúng ra, đây không phải là vấn đề mới mẻ. Hãy lấy thì dụ một bác sĩ
làm việc trong bệnh viện: tuy rằng dưới quyền chỉ huy cũa ông có một số
giảng sư, phụ tá, sinh viên nội và ngoại trú, có sự phân công rất rõ rệt, nhưng
lỡ khi có tai nạn ( do một sinh viên nội trú gây ra chẳng hạn) thì người bác sĩ
trưởng phòng phải chịu trách nhiệm, không những trước lương tâm của mình
mà còn trước pháp luật nữa.

Nhưng hồi xưa, người ta nhận thấy trong ê kíp làm việc đó có tôn ti trật tự, và
người cầm đầu ê kíp có đủ khả năng chuyên môn, có thể kiểm soát được tất cả
công việc của cộng sự viên của mình, vì trước khi lên tới bậc thày người bác
sĩ đó đã tốn biết bao công phu học tập rồi. Nhưng ngày nay công việc của một
ê kíp trong một phòng giải phẫu chằng hạn thật vô cùng phức tạp. chung
quanh vị bác sĩ trưởng có một số rất đông chuyên viên, nào người chuyên
đánh thuốc mê, nào người chuyên về hồi sinh, về sinh vật học, hóa học, bệnh
lý cơ thể, tim, quang tuyến. . vv Không một người nào kể trên là không cần
thiết. Người cầm đầu ê kíp đó không thể nào làm lấy một mình được, không
tài nào kiểm soát được công việc của từng người một, mà chỉ biết những
nguyên tắc đại cương của mỗi ngành thôi. Thành thử trách nhiệm của người
chỉ huy đó phức tạp vô cùng. Vẫn hay rằng trước khi quyết định đã có sự thảo
luận kỹ càng giữa ông ta và các cộng sự viên rồi, nhưng dù sao, quyết định tối
hậu bao giờ cũng là công việc của một người thôi. Như vậy đủ rõ trách nhiệm

của người thày thuốc cầm đầu một ê kíp nặng nề là dường nào.

TRÁCH NHIỆM TẬP THỂ

Khi nói tới trách nhiệm của người bác sĩ trong thời buổi này , không thể
không đề cập đến vai trò quan trọng của y học xã hội, đã có từ 30 năm nay,
nhất là ảnh hưởng của ngành đó tới nền kinh tế quốc dân.

Người bác sĩ thường phân vân khi phải dung hòa quyền lợi cá nhân của thân
chủ mình và quyền lơi chung của xã hội. tỉ dụ: một người vừa khỏi bệnh và
cần nghỉ ngơi trong một thời gian để dưỡng sức, nếu người bác sĩ điều trị quá
dễ dãi, cho họ nghĩ nhiều tất sẽ thiệt hại cho năng suất cũng như tài chánh của
quốc gia. Tại một vài nước, cơ quan An ninh xã hội đã ngiên cứu biện pháp
trứng phạt những bác sĩ thuộc vào loại vô trách nhiệm trên.

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Ngoài trách nhiệm tinh thần cá nhân và tập thể ra, người bác sĩ còn phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật nữa.

Có trách nhiệm trước lương tâm thôi chưa đủ, pháp luật cần phải bệnh vực
quyền lợi của người bệnh, cần đem lại một phần nào cho họ một đảm bảo,
ngăn ng72a những hành động cẩu thả, sơ xuất của người bác sĩ nữa. tuy nhiên
hai loại trách nhiệm: tinh thần và pháp lý không giống nhau hẳn.

Trách nhiệm tinh thần như vừa kể trên, hàng ngày, trong khi hành nghề,
người thày thuốc luôn phải gánh vác. Trái lại pháp luật chỉ can thiệp khi nào,
đối với đệ tam nhân, người bác sĩ phạm lỗi thôi. Nói cho đúng ra, nhiều khi
chính vì sợ bị truy tố trước pháp luật mà người bác sĩ phải thận trọng, không
được dùng thuốc qua liều, không được bó bột uqa1 chặ, đừng để quên chiếc

gạc hoặc kìm, cặp, khi giải phẫu một bệnh nhân…v… Nhưng ếu lúc nào
người thày thuốc, trong khi chữa bệnh, nhất là bệnh nặng, mà tâm trí cứ mãi
nghĩ đi nơi khác, lo sợ bị tù tội, phải bồi thường, họ sẽ không dám có sáng
kiến nữa, họ không dám thử một phương pháp trị liệu mới trong khi thâm tâm
họ, họ biết có thể làm hơn được để cho bệnh nhân mau khỏi. Trái lại nếu họ
làm liều, họ có thể bị phạt vạ, vì đối với pháp luật “rủi ro bi coi như khinh
tội” (Jean Guitton)

Có một số luật gia đã thông cảm những nỗi hó khăn trên của người thày thuốc
và cho phép họ săn sóc bệnh nhân theo những dữ kiện đã thâu lượm được của
khoa học (données acquies de la science). Những thế nào là dữ kiện đã thâu
lượm được ?

Không nói ai cũng rõ ngày nay y học đã tiến rất xa, và sở dĩ tiến được là nhờ
có những bác sĩ đã không theo lề lối cũ, đã dám tiên phong, áp dụng những
phương pháp táo bạo mới, nghĩa là không dựa vào những dữ kiện cổ điển. Tỉ
dụ: người bác sĩ đầu tiên, khi đóng chiếc đinh đầu tiên lên một chiếc xương
gãy, hoặc mổ tim, ghép thận…. họ đâu có dựa vào dữ kiện đã thâu lượm nào
?

Bởi vậy, nhà làm luật đã thay thế câu: dữ kiện đã thâu lượm được bằng
câu:dữ kiện hiện hữu của khoa học( donnees actuelles de la science) mập mờ
hơn. tuy nhiên công thức này cũng không làm cho y giới thỏa mản, nên một
đề nghị khác –mềm dẻo hơn- đã được đưa ra: người bác sĩ tùy theo từng
trường hợp, phải cố gắng hết sức mình săn sóc bệnh nhân

Ngoài ra để trút bớt trách nhiệm của người bác sĩ, luật pháp khuyên họ nên
hỏi ý kiến bệnh nhân (hay gia đình) có khi bắt họ làm cam kết sẽ không khiếu
nại hoặc đòi tiền bồi thường nếu lỡ ra, sau khi giải phẫu hoặc dùng một thứ
thuốc mới, bệnh nhân có mệnh hệ nào. Nhưng thử hỏi một người không hề có

một kiến thức nào về y học, làm sao có thể ví với một người đã từng học
thuốc lâu năm lại có nhiều kinh nghiệm, và trút trách nhiệm kiểu đó cho họ là
giả dối.

Thành thử người bác sĩ không thể rũ trách nhiệm cho những người không
phải là thày thuốc mà phải có can đảm, có khi khổ tâm nhận lãnh TRÁCH
NHIỆM về phần mình, phải cố gắng chữa như khi chữa người thân yêu của
mình.

Tóm lại; PHẢI COI TRÁCH NHIỆM TINH THẦN NĂNG HƠN TRÁCH
NHIỆM PHÁP LÝ.

TINH THẦN TRÁCH NHIỆM

Bời có những trách nhiệm quá nặng nề như vậy nên người bác sĩ, xứng với
danh từ đó, cần được chuẩn bị để lãnh lấy. Không những không sợ, không
những không trốn tránh mà còn vui lòng nhận lãnh trách nhiệm của mình, dù
biết trước mình sẽ lo âu, phải hi sinh bửa ăn giấc ngủ, và có khi bị tù tội nữa.

Nhưng chính những giờ phút nguy hiểm lại là những giờ phút sung sướng
nhất trong đời người thày thuốc (như khi đẻ khó mà cứu được mẹ tròn con
vuông)

“Chính nhờ có trách nhiệm mà y học được coi như một nghề cao quý nhất “
(Duhamel). Nhưng tinh thần trách nhiệm không phải người nào cũng sẳn có
dễ dàng. Đối với người bác sĩ, tinh thần đó được rèn rèn luyện, hun đúc từ
lâu, khi còn là sinh viên y khoa, nhờ được thực tập trong 6, 7 năm liền trong
bệnh viện, nhờ sống trong một bầu không khí không sao quên được, vì hàng
ngày tiếp xúc với cái đau, cái buồn và ……. cái chết.


Chính trong thời gian làm nội trú, hoăc trong những đêm trục, gặp khó khăn,
hoặc đứng trước một tai nạn bất thình lình xảy ra, mình không trông cậy được
vào ai hết, phải tự mình xoay sở lấy, phải có một quyết định gấp, mộ hành
động kịp thời, chính trong những giờ phút đó, người sinh viên mới ý thức
được rõ rệt những trách nhiệm của một nghề đầy nguy hiểm, nhiều lụy hơn
vinh. Bởi sau mỗi quyết định, mỗi cử chỉ kia, có một tính mạng- tính mạng
của một con người- đang bị đe dọa.

Thật không gì vất vả bằng nghề thuốc, nhưng cũng không có sự huấn luyện
nào cao đẹp bằng, cao đẹp ở chỗ người bác sĩ luôn luôn tôn trọng và bảo vệ
sự sống còn của con người, không phân biệt giai cấp tôn giáo, chủng tộc,
…vv và đối với họ, chỉ có trách nhiệm trước lương tâm mới đáng kể thôi.

Vẫn hay rằng ở vào thời buổi này, ở trong nhiều giới, có những người trốn
trách nhiệm, hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, từ việc làm đến lời nói, có khi
không hiểu trách nhiệm là gì cả, nhưng riêng đối với người bác sĩ, việc lãnh
trách nhiệm là một lẽ sống của họ, và nếu không có gian nguy, nếu không có
trách nhiệm tinh thần cá nhân thì không thể nào có y học được.

KẾT LUẬN

Ngày nay người bác sĩ phải là người có học thức căn bản vững chắc, hiểu
rộng, biết nhiều. Khoa học càng tiến bộ, người bác sĩ càng phải được huấn
luyện kỹ càng chu đáo.

Không những phải có kiến thức về khoa học, có nhiều kinh nghiệm mà phải là
người có văn hóa để biết xét đoán, phê bình, bởi trong y học, không có bệnh
mà chỉ có con bệnh, không bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào cả.

Ngoài ra, người bác sĩ cũng phải là người có nhân phẩm, đạo đức, có thế mới

làm trọn nhiệm vụ cao cả của mình là phục vụ đồng bào, bảo vệ sức khỏe và
sinh mạng của quần chúng.

×