TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
MÔN LUẬT HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHƯƠNG THỨC
ÁP DỤNG CỦA QUYỀN RÚT VỐN ĐẶC BIỆT
SDRs
LP: 19TM36A1 - NHM S: 10
Giảng viên: Nguyễn Thị Vân Huyền
Danh sách nhóm 10:
ST
T
MSSV HỌ ĐỆM TÊN GHI CHÚ
1
115501000
9
Trần Thị Lan Anh
2
115501001
4
Nguyễn Hồ Như Anh
3
115501003
9
Ngô Đào Hải Đăng
4
115501005
4
Nguyễn Phương Dung
Nhóm trưởng
0938042997
5
115501006
5
Võ Hướng Dương
6
115501008
2
Lê Thị Thu Hà
7
115501009
6
Phan Thị Hồng Hạnh
8
115501013
1
Nguyễn Thị Thúy Hương
9
115501014
3
Trần Lê Khanh
10
115501016
7
Bùi Thị Ngọc Linh
11
115501017
1
Mai Khánh Linh
12
115501017
4
Nguyễn Thị Ánh Linh
13
115501021
4
Đinh Thị Mơ
14
115501052
6
Nguyễn Thị Bích Ngọc
2
I. Khái niệm:
Quyền rút vốn đặc biệt (viết tắt từ tiếng Anh: SDRs), là đơn vị tiền tệ quốc tế
do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành vào năm 1969, đóng vai trò là một bộ
phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên. SDRs được phân bổ cho các
nước thành viên một lượng theo tỉ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF. Mặc
dù SDRs ra đời với ý nghĩa là một đơn vị tiền tệ có giá trị ban đầu là 1 USD hay
0,888671 g vàng, nhưng đến hiện tại nó hoàn toàn không có tính chất lưu thông mà
chỉ có ý nghĩa tính toán.
II. Lịch sử hình thành và phát triển
1. Nguyên nhân và ý nghĩa ra đời:
Sau chiến tranh Thế Giới thứ II, 44 quốc gia đã gặp nhau tại Bretton Woods,
New Hampshire, để xây dựng hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh
nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế. Tại đây, các nước đã thống nhất thành lập ra
một hệ thống tài chính được gọi là Bretton Woods (1944-1973) - bao gồm Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định
được xây dựng quanh đồng đôla Mỹ gắn với vàng. Theo đó, các quốc gia thành
viên phải cố định tiền tệ của họ với đồng USD theo tỷ giá hối đoái chính thức, và
Ngân hàng trung ương Mỹ phải đảm bảo có thể chuyển đổi USD thành vàng với
giá 35USD/ounce vàng. Tuy nhiên, với sự phát triển của thương mại và tài chính
3
quốc tế, nguồn lực dự trữ chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia trở nên
không đủ đáp ứng.
Năm 1969, SDRs được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra theo đề nghị của 10 nước
trong câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển,
Anh, Mỹ, Đức. Vì vậy, SDRs được khai sinh với mục đích là tài sản dự trữ có tính
chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên, góp
phần giúp duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. Vào thời điểm này, các nước
tham gia hiệp ước phải đảm bảo dự trữ vàng hoặc tiền tệ mạnh để có thể sử dụng
nó mua vào nội tệ khi cần thiết nhằm duy trì tỷ giá hối đoái .
Như vậy, SDRs ra đời đánh dấu sự thay đổi của hệ thống tỷ giá hối đoái cố
định sang TGHĐ linh hoạt hơn. Ngoài ra, SDRs còn giảm thiểu việc sử dụng USD
và vàng trong thanh toán quốc tế duy nhất. SDRs ra đời đã bổ sung vào quỹ dự trữ
tiền tệ thế giới, làm cho hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn, đồng
thời khiến cho thị trường hối đoái ổn định hơn
2. Quá trình phát triển
Ban đầu, SDRs được tính theo vàng: 1 SDR= 0,888671 g vàng = 1USD. Việc
lấy vàng và đôla làm đơn vị cho SDR xuất phát từ mục đích ra đời của nó. Với sứ
mệnh chống đỡ cho hệ thống tiền tệ Bretton Woods lúc đó đang lâm vào khủng
hoảng, mà hệ thống này lại gắn các đồng tiền thế giới với đồng đôla, đồng tiền mà
tiếp sau đó được các quốc gia thành viên của Hiệp ước thỏa thuận đổi ra vàng ở
mức 35 USD một ounce.
Năm 1974, SDR không được xác định bằng vàng nữa, mà căn cứ vào giá trị
một số đồng tiền của một số nước chủ yếu, gồm 16 nước mà mỗi loại chiếm tỷ
trọng từ 1% trở lên trong thương mại quốc tế: Hoa Kì, Anh, Pháp, Cộng hoà Liên
bang Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Canada, Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Đan
Mạch, Na Uy, Australia, Áo, Nam Phi.
Đến 1980, giảm xuống còn 5 nước: Mỹ (Đô la Mỹ), Anh (Bảng Anh),
Pháp (Phrăng), Đức (Mác) và Nhật Bản (Yên).
Từ năm 1999 đến nay, khi đồng tiền chung châu Âu (EUR) ra đời và có sự
thay đổi về tiềm lực tài chính của các nước phát triển, IMF đã đưa EUR vào rổ tiền
tệ và bỏ Franc (Pháp) và Mac (Đức) ra khỏi rổ tiền tệ. Sau khi hệ thống tỷ giá hối
đoái cố định bị sụp đổ và áp dụng tỷ giá thả nổi, tỷ giá của các đồng tiền thường
4
xuyên biến động. Vì vậy, IMF công bố hàng ngày Tỷ giá hối đoái của từng đồng
tiền quốc gia với SDRs.
Ngày nay SDRs ít được sử dụng như một tài sản dự trữ, mà chức năng chính
của nó là sử dụng như một tài khoản tại IMF của các nước thành viên và một số tổ
chức quốc tế khác, sử dụng như một đơn vị tính toán. Quốc gia nắm giữ SDRs có
thể đổi ra các đồng tiền khác theo hai cách:
+Thông qua thoả thuận trao đổi tiền với các nước thành viên khác.
+Thông qua một thành viên được chỉ định, có điạ vị đối ngoại cao để trao đổi
với một thành viên khác có vị thế yếu hơn.
Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của IMF liên quan đến quyền bỏ phiếu của
từng thành viên đối với các quyết định tài trợ, cho vay… của IMF.
III. Phương thức áp dụng:
SDRs có thể được sử dụng trong quan hệ tín dụng giữa các nước thành viên
IMF với quỹ này cũng như trong thanh toán cán cân thương mại giữa các quốc gia.
Khi giải ngân, có thể quy đổi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ,
Euro, hoặc Yên Nhật, tùy tình huống.
SDRs cũng được sử dụng trong một số thỏa thuận, công ước quốc tế như
Công ước Warsaw về trách nhiệm vật chất của các hãng hàng không đối với hành
khách, hành lý, hàng hóa chuyên chở; sử dụng để tính toán cước bưu chính, viễn
thông quốc tế theo thỏa thuận giữa các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế
giới (Universal Postal Union), Liên minh Viễn thông Quốc tế (International
Telecommunication Union).
IV. Xác định giá trị SDR:
1. Cách xác định từ năm 1960 đến 1974:
Từ 1969 đến tháng 6/1974, SDR được định nghĩa bằng giá trị của USD và
USD xác định theo giá trị so với vàng:
- Từ 1969 đến ngày 17 tháng 12 năm 1971: 35 USD = 1 oz vàng.
5
- Từ ngày 18 tháng 12 năm 1971 đến ngày 11 tháng 2 năm 1973: 38 USD = 1
oz vàng.
- Từ ngày 12 tháng 2 năm 1973 đến ngày 30 tháng 6 năm 1974: 42,22 USD =
1 oz vàng.
2. Cách xác định từ năm 1974 đến nay:
Năm 1973, chế độ tỷ giá hối đoái cố định sụp đổ nên từ tháng 7 năm 1974 đến
nay, SDRs được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền tệ, bao gồm các loại
tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài chính quốc tế.
- Tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tạo ra một SDRs được chọn theo tầm quan trọng tương
đối của nó trong thương mại và tài chính quốc tế. Việc xác định loại tiền tệ trong rổ
SDR và tỷ lệ của nó do Ban lãnh đạo của IMF thực hiện sau mỗi 5 năm. Tỷ lệ của
các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 1981 tới 2010 là:
+ 1981–1985: USD 42%, DEM 19%, JPY 13%, GBP 13%, FRF 13%
+ 1986–1990: USD 42%, DEM 19%, JPY 15%, GBP 12%, FRF 12%
+ 1991–1995: USD 40%, DEM 21%, JPY 17%, GBP 11%, FRF 11%
+ 1996–2000: USD 39%, DEM 21%, JPY 18%, GBP 11%, FRF 11%
+ 2001–2005: USD 45%, EUR 29%, JPY 15%, GBP 11%
+ 2006–2010: USD 44%, EUR 34%, JPY 11%, GBP 11%
- SDR được định giá bằng số bình quân gia quyền của các đồng tiền mạnh (đô
la Mỹ, Bảng Anh, Euro và Yên Nhật). IMF tiến hành phân bổ đồng SDRs cho các
nước thành viên đồng thời cũng được chính phủ các nước thành viên hỗ trợ.
1 SDR = Ʃ(giá trị quy ra USD của 4 loại tiền tệ) = Ʃ(tỷ trọng của 1 loại tiền tệ
trong rổ tiền tệ SDR x tỷ giá của loại tiền tệ đó so với USD) (công thức bình quân
gia quyền)
- Giá quy đổi theo đôla của SDRs được niêm yết hàng ngày trên website của
IMF
6
- Giá này được xác định dựa vào số lượng giao dịch của 4 đồng tiền trênquy
đổi ra đôla dựa theo TGHĐ niêm yết vào buổi trưa mỗi ngày trên thị trường tiền tệ
(thị trường ngoại hối) London. Nếu thị trường ngoại hối London đóng cửa thì dùng
tỷ giá trên thị trường ngoại hối New York, cuối cùng là tỷ giá trên thị trường ngoại
hối Frankfurt sẽ được sử dụng nếu thị trường New York cũng đóng cửa.
Ngày 01 tháng 4 năm 2007, tỷ giá quy đổi là: 1 SDR = 1,135 EUR = 1,51
USD.
Ngày 30 tháng 5 năm 2014, tỷ giá quy đổi là: 1 SDR= 1,13 EUR = 1,54 USD.
SDRs trong Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế về Bồi thường thiệt hại:
1. Đặc biệt là Công ước Vacsava quy định:
Nhiệm vụ người chuyên chở để phát hành vé hành khách;
- Yêu cầu các hãng hàng không phát hành vé hành lý cho hành lý kiểm tra;
- Tạo ra một khoảng thời gian giới hạn của hai năm để đưa ra yêu cầu bồi thường
(Điều 29); và
- Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở ở mức tối đa:
o 250.000 Francs hoặc 16.600 quyền rút vốn đặc biệt (SDR) cho thương tích cá
nhân;
o 17 SDR cho mỗi kg (bảng Anh) cho hành lý ký gửi hàng hoá, hoặc 20 USD cho
mỗi kg (bảng Anh) cho người không ký Công ước Montreal sửa đổi;
o 5.000 Francs hoặc 332 SDR cho hành lý xách tay của một khách du lịch.
Các khoản tiền giới hạn trách nhiệm ban đầu được đưa ra trong đồng franc
vàng (quy định tại điều khoản của một số lượng cụ thể của vàng bởi Điều 22 khoản
5 của Công ước). Số tiền này đã được sửa đổi bởi Nghị định thư Montreal 1999 để
thay thế biểu thức về hệ thống SDRs. Số tiền này có giá trị trong trường hợp không
có thỏa thuận khác nhau (trên một số tiền cao hơn) với người vận chuyển. Thỏa
thuận về khoản tiền thấp hơn là vô hiệu.
7
2. Công ước Montreal 1999, thay thế Công ước Vacsava quy định:
Công ước Montreal duy trì các quy định cốt lõi đã phục vụ cộng đồng vận tải
hàng không quốc tế trong nhiều thập kỷ (ví dụ, chế độ Warsaw), công ước mới đạt
được sự hiện đại hóa trong một số lĩnh vực quan trọng. Nó bảo vệ hành khách bằng
cách giới thiệu một hệ thống trách nhiệm pháp lý hai cấp mà loại bỏ các yêu cầu
trước của chứng minh việc cố ý bỏ qua của các hãng hàng không để có được hơn $
75,000 bồi thường thiệt hại, mà nên loại bỏ hoặc giảm kiện tụng kéo dài.
a. Bồi thường thiệt hại tai nạn:
Theo Công ước Montreal, các hãng hàng không hoàn toàn chịu trách nhiệm
pháp lý về những thiệt hại đã được chứng minh lên đến 113.100 quyền rút vốn đặc
biệt (SDR) (cập nhật từ 100.000 từ 31/12/2009 ), một sự kết hợp của giá trị tiền tệ
được thành lập bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) , khoảng $138,000 trên mỗi hành
khách tại thời điểm phê chuẩn của Hoa Kỳ vào năm 2003 (tính đến tháng 12/2011 ,
khoảng $175,800). Khi thiệt hại được tính toán hơn 113.100 SDR, hãng hàng
không có thể tránh trách nhiệm bằng cách chứng minh rằng tai nạn đã gây ra
những chấn thương hoặc tử vong không phải do sơ suất của họ hoặc là do sơ suất
của một bên thứ ba. Việc biện hộ này không áp dụng thiệt hại được tính toán ít hơn
113.100 SDR. Công ước cũng sửa đổi quy định về quyền tài phán của Warsaw
(Vacsava) và bây giờ cho phép các nạn nhân hoặc gia đình của mình để kiện các
hãng nước ngoài, nơi họ tiếp tục cư trú chính của họ, và yêu cầu tất cả các hãng
hàng không để thực hiện bảo hiểm trách nhiệm.
Công ước Montreal đã đưa ra chủ yếu là sửa đổi các khoản phải trả cho gia
đình nạn nhân tử vong hoặc tai nạn trong khi trên tầu bay .
b. Bồi thường về hành lý thất lạc:
Công ước Montreal thay đổi và nói chung là làm tăng trách nhiệm tối đa của
các hãng hàng không đối với hành lý thất lạc một số tiền cố định 1,131 SDR cho
một mặt hàng được kiểm tra (số lượng trong Công ước Warsaw được dựa trên
trọng lượng của hành lý). Điều này đòi hỏi các hãng hàng không bồi thường đầy đủ
cho hành khách chi phí các mặt hàng được mua thay thế cho đến khi hành lý được
giao, đến tối đa là 1,131 SDR. Trong vòng 21 ngày, bất kỳ hành lý chậm trễ được
8
coi là bị mất, ngay cả khi các hãng hàng không giao nó lại cho hành khách sau
khoảng thời gian đó.
3. Công ước Rome 1952
Công ước Rome năm 1952 . Công ước về thiệt hại gây ra bởi máy bay nước
ngoài đối với bên thứ ba trên mặt đất, bao gồm các nguyên tắc về trách nhiệm tuyệt
đối của người khai thác tàu bay gây thiệt hại cho bên thứ ba trên mặt đất, nhưng
đặt ra một giới hạn về số tiền bồi thường, được đặt ra trong đồng franc vàng và tính
toán liên quan đến máy bay liên quan. Tuy nhiên, một hội nghị ngoại giao triệu tập
vào năm 1978 dưới sự bảo trợ ICAO đã thông qua Nghị định thư sửa đổi Công ước
Rome. Các tính năng cơ bản của Nghị định thư là một sự gia tăng đáng kể trong
giới hạn trách nhiệm và sự biểu hiện của các giới hạn trong Quyền rút vốn đặc biệt
(SDRs) của IMF .
9