Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Đề Tài: MNC và mối tương quan với các quốc gia liên quan pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 147 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP



ĐỀ TÀI:
CASE STUDY 3
“ MNC và mối tương quan với các quốc gia liên quan”

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Minh
Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Như Ý
Lưu Thị Quế Tiên
Phạm Phương Loan
Trang Nguyễn Xuân Thảo
Trương Nguyên Diễm Hằng
Lớp : TCDN 12 – K34



TPHCM, tháng 9 năm 2011
2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN




























3

MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
Phần A : MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MNC VÀ QUỐC GIA SỞ TẠI 8
I. Sơ lược về các môi trường đầu tư ở Australia 8
II. McDonald’s (video clip) 9

1. Sơ lược về McDonald’s 9
2. Phân tích Swot 10
3. Mô hình franchise và việc ứng dụng mô hình này của McDonald’s 11
3.1. Mô hình franchise 11
3.2. Mô hình frachise của McDonald’s 16
4. Bí quyết thành công của McDonal’s 21
III. McDonald’s Australia 23
1. Lịch sử hình thành và phát triển 23
2. Tình hình hoạt động 25
3. Chính sách đào tạo nhân lục 26
4. Lao động 27
5. Chính sách tiền lương 28
6. McDonald’s và vấ
n đề ‘good corporate citizen’ 28
6.1. Các định nghĩa về ‘good corporate citizen’ 29
6.2. Những quy định luật pháp về ‘good corporate citizen’ 31
6.3. Một số lợi ích mà ‘good corporate citizen’ mang lại 34
6.4. một số phương pháp chung cho vấn đề ‘good corporate citizen’ 36
6.5 So sánh phuong pháp quản lý cũ và phương pháp điều hành theo ‘ good corporate
citizen’ 37
6.6. Hoạt động của McDonald’s Australia trong việc xây dựng ‘good corporate citizen’
…………………………………………………………………………… 38
7.Những tiêu cực còn tồn tại của McDonald’s 44
IV. Thực trạng và các bài học cho Việt Nam 44
1. Nhượng quyền thương mại (franchise) tại Việt Nam 45
4

1.1. Vấn đề 45
1.2. Phân tích 45
1.3 Triển vọng của mô hình franchise tại Việt Nam 49

1.4. Ảnh hưởng của hệ thống franchise của các công ty nước ngoài lên công cuộc kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nước 54
2. Vấn đề ‘good corporate citizen tại Việt Nam’ 55
2.1 Một số vụ bê bối của các doanh nghiệp tại Việt Nam: 55
2.2 những thách thức khi thực hiện ‘good corporate citizen’ ở Việt Nam 56
2.3 Những giả pháp để xây dựng ‘good corporate citizen’ 58
Phần B : MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MNC VÀ QUỐC GIA CHỦ
NHÀ
…………………………………………………………………………… 60
I. Bối cảnh 60
1.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ 60
2. Giải thích hiện tượng đảo chiều công ty 74
2.1. Hệ thống thuế trên toàn thế giới so với thuế lãnh thổ 74
2.2. Xác định "Home" của doanh nghiệp đa quốc gia 78
2.3. Chính sách thuế quốc tế và khu vực pháp lý 80
II. Đảo chiều công ty (corporate inversion) 84
1.Định nghĩa 84
2. Lịch sử hình thành 85
3. Cấu trúc của giao dịch đảo chiều 88
3.1. Đảo chiều cổ phần 88
3.2. Đảo chiều tài sản 90
3.3.Đảo chiều Drop down 93
III. Động thái của nước chủ nhà trước sự đảo chiều của các MNCs 95
1.Một số Bill và kiến nghị sửa đổi 95
2. IRC § 7874 96
2.1. Mục đích 96
2.2. Nội dung 97
5

2.3. Hạn chế 98

IV. Stanley Works và dự định đảo chiều 103
1.Tổng quan về Stanley Works 103
2. Tại sao Stanley dự định đảo chiều 113
2.1. Tiết kiệm thuế 113
2.2. Tạo điều kiện cạnh tranh cho doanh nghiệp 114
2.3. Cắt giảm thuế phải nộp cho công ty ở Mỹ dưới các hình thức khác 115
3. Tiến trình đảo chiều 116
4. Những trở ngại Stanley gặp phải khi dự định đảo chiều 122
4.1. Phản ứng của cổ đông 122
4.2. Phản ứng của giới chính trị 123
4.3. Phản ứng của nguời lao động 124
4.4. Chủ nghĩa yêu nuớc và hình tượng của công ty 125
4.5. Chi phí khác cho một giao dịch đảo chiều 127
4.6. Các yếu t
ố quyết định các thay đổi giá trị của Stanley 127
NHẬN XÉT 133
V.Biện pháp khác tiếp cận việc tránh nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp
……………………………………………………………………………134
1.Sát nhập ra nước ngoài ngay từ đầu 134
2.Nếu bạn đang sáp nhập với một công ty ở nước ngoài, chọn nơi trở thành “home”của
doanh nghiệp bạn 136
3. Tìm nhà đầu tư mới như một phần của đảo chiêù 136
4. Re-domicile đến một quốc gia mà bạn tin rằng bạn có một sự hiện diện kinhdoanh đáng
kể…………. 137
5. Đảo ngược sang một đất nước mà trong đó bạn có một sự hiện diện kinh doanh đáng kể ……

VI. Vấn đề cạnh tranh về thuế 142
1.Thiên đường thuế 142
2. Quan điểm của các quốc gia 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

6






7

PHẦN A : MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MNC VÀ
QUỐC GIA SỞ TẠI
I. Sơ lược về các môi trường đầu tư ở Australia
Australia là một môi trường pháp lý minh bạch và hiệu quả nhất trên thế giới. Thông qua
cải cách chủ động, Australia đã thực hiện một cam kết mạnh mẽ để cung cấp cho các
doanh nghiệp điều kiện thích hợp cho sự phát triển và đầu tư.
Trong năm 2006, OECD đã trích dẫn phương pháp tiếp cận pháp luật Australia như tiêu
chuẩn thực hành tốt nhất cho các nước khác thuộc khối OECD.
Australia được khẳng định là có ít hạ
n chế nhất trong thị trường sản xuất của 30 quốc gia
OECD, có ít doanh nghiệp nhà nước nhất và cũng ít có những tác động hạn chế trong luât
định kinh doanh và hành vi ứng xử kinh tế.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Australia chỉ nất khoảng 2 ngày và Australia được xếp
hạng là nhanh thứ 3 thế giới trong thủ tục này.
Hệ thống quản lý ở đây an ninh và minh bạch.
Không giống các nước trong khu vực, Australia hoàn toàn không kiểm soát ngoại hố
i và
tiền tệ hoàn toàn quốc tế.
Các dòng vốn, lợi nhuận từ nước ngoài, dòng vốn quay về nước, tiền bản quyền và các
thanh toán thương mại vẫn còn phần lớn là không bị đánh thuế.
Chính sách của chinh phủ là minh bạch thứ ba trong khu vực và khuôn khổ pháp lý và

quy định của Australia đã được đánh giá là một trong 6 nền kinh tế hàng đầu thế giới
khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Chính phủ Australia cam kết cả
i tiến liên tục trong các lĩnh vực như cải cách sở hữu trí
tuệ (IP) và nhập cư kinh doanh đảm bảo một môi trường kinh doanh tốt.
8

Không chỉ trong chính sách của chính phủ, quản trị doanh nghiệp ở đây cũng cực kỳ tốt.
Australia được đánh giá là đứng thứ 6 thế giới và thứ hai trong khu vực về vấn đề quản tị
doanh nghiệp.
Ngoài ra, Australia được xếp thứ 7 thế giới và thứ 2 trong khu vực, sau Newzealand về
việc thực hành đạo đức kinh doanh.
Australia xếp thứ 8 thế giới và thứ 2 khu vực về sở hữu trí tuệ
.
Giá cả bất động sản cạnh tranh cao, với chi phí của không gian văn phòng ở thủ đô
Australia là rẻ hơn so với hầu hết các trung tâm thương mại toàn cầu.
Australia cung cấp chi phí năng lượng tương đối thấp, với chi phí điện rẻ hơn Anh,
Singapore, Đức, Hồng Kông và Nhật Bản.
Australia là một nước đánh thuế thấp thứ 9 trong khối OECD và nguồn thu từ thuế ở đây
đóng góp 30.8% thấ
p hơn mức trung bình 35.8% của khối OECD.
Lực lượng lao động ở Australia là lưc lượng lao động có tay nghề cao, và thù lao cho
quản lý tương đối thấp so với Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Hồng Kông, mức lương cho
chuyên gia có tay nghề cao thường thấp so với các trung tâm tài chính toàn cầu.
Có đầy đủ dịch vụ viễn thông và cơ sở hạ tầng tốt tại thủ đô.
Dịch vụ vận chuyển đáng tin cậy và hiệu quả
.
Chính phủ Australia cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng $27,000,000 vào tháng 6 năm
2013_2014 như một phần xây dựng cho tương lai quốc gia.
II. McDonald’s (video clip)

1. Sơ Lược về McDonald’s
Câu chuyện của McDonald's bắt đầu từ khoảng 50 năm trước đây ở San Bernadio,
bang California. Ray Kroc là một người bán hàng, chuyên cung cấp “milkshake - sữa
lắc trước khi uống và thức ăn trộn” cho một cửa hàng thức ăn phục vụ lái xe và khách
hàng qua đường của hai anh em Dick và Mac McDonald.
9

Kroc ước tính rằng cửa hàng này chắc chắn bán được trên 2,000 hộp milkshake hàng
tháng và từ đó, Kroc tò mò muốn biết nhiều hơn lí do tại sao công việc kinh doanh
của 2 anh em nhà McDonald lại phát đạt đến thế. Ông ta tới thăm cửa hàng “phục vụ
nhanh” này và cực kỳ kinh ngạc trước tốc độ phục vụ món Hamburger ở đây: 15 giây
cho một chiếc bánh hamburger 15 cent với khoai tây và sữa lắc. Kroc nhìn thấy tiềm
năng phát triển của công việc kinh doanh này và quyết đị
nh tham gia vào. Anh em
nhà McDonald đã đồng ý với lời đề nghị của Kroc về việc mua lại bản quyền “quán
ăn nhanh”. Và ngày 15 tháng 4 năm 1955, Kroc khai trương cửa hàng
McDonald’s phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô phía bắc
Chicago. (Oak Brook, Illinois
, U.S.)
Với tốc độ phát triển cực nhanh, hệ thống các cửa hàng McDonald’s bán được hơn
100 triệu chiếc bánh hamburger trong vòng 3 năm đầu tiên và cửa hàng McDonald's
thứ 100 được khai trương 4 năm sau đó, năm 1959. Tới năm 1961, Kroc trả 2.7 triệu
đô la Mỹ mua hết toàn bộ quyền lợi từ anh em nhà McDonald và năm 1963, việc bán
chiếc bánh hamburger thứ một tỉ đã được truyền hình trực tiếp trên tivi vào giờ quảng
cáo cao điểm.
McDonald’s không ch
ỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được
những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Ngày
nay, có khoảng 1.5 triệu người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi đầu
McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một

thương hiệu quốc tế đích thực.
2. Phân tích SWOT
• Điểm mạnh:
Đội ngũ nhân viện tận tâm tận lực
Danh tiếng.
Thương hiệu.
Quan hệ công chúng tốt.
10

Khả năng thích nghi tốt với từng quốc gia (chiến lược toàn cầu, hành động địa
phương).
Hệ thống Franchise, chi nhánh lớn mạnh.
Công nghệ hiên đại.
Sản phẩm luôn được kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thông tin sản phẩm được công khai
• Điểm yếu
Tiêu tốn quá nhiều cho đào tạo.
• Cơ hội
Một cơ hội nói chung là linh vực thức ăn nhanh đặc biệt thích nghi với cuộc
sống hiên đại ngày nay.
McDonald luôn đi tiên phong về vấn đề đưa ra cá sản phẩm thân thiện với sức
khỏe cũng như quy trình bảo vệ môi trường.
• Thách thức
Ngành thực phẩm đặc biệt trong lĩnh vực thức ăn nhanh là một thị trường màu
mỡ với rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
Với việc gia tăng tỉ lệ béo phì không ngừng của trẻ em đòi hỏi các công ty
trong lĩnh vực thức ăn nhanh nói chung và McDonald phải có những cải tiên
không ngừng về vấn đề dinh dưỡng.
3. Mô hình Franchise và việc ứng dụng mô hình này của McDonald’s
3.1 Mô hình Franchise

a. Khái niệm:

Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
11

 Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá,
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
quảng cáo của bên nhượng quyền.
 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành công việc kinh doanh.
Quyền của thương nhân nhượng quyền:
Trừ trường h
ợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau
đây:
• Nhận tiền nhượng quyền;
• Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng
quyền thương mại;
• Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự
thống nhất của h
ệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng
hàng hoá, dịch vụ
Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ
sau đây:
• Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận
quyền;
• Đào t

ạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân
nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
12

• Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương
nhân nhận quyền;
• Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng
quyền;
• Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền
thương mại.
Quyền củ
a thương nhân nhận quyền:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau
đây:
• Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên
quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
• Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận
quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thươ
ng mại.
Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau
đây:
• Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền
thương mại;
• Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí
quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyể
n giao;
• Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ
các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương
nhân nhượng quyền;

13

• Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng
nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
• Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên
nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp
đồng nhượng quyền thương mại;
• Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
• Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên
nhượng quyền.
Ưu điểm

Đối với Franchisor:
• Khả năng tập hợp các nhà bán lẻ độc lập lại với nhau và họ cùng sử dụng một
thương hiệu và quan điểm kinh doanh duy nhất.
• Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách
nhanh nhất.
• Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng
quyền.
• Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
• Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh
chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.
• Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa
của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản
thương mại hoặc pháp lý nào…
Đối với Franchisee:
14

• Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ (sử dụng thương

hiệu và quyền sử dụng hệ thống kinh doanh cũng như bán các sản phẩm và cung
ứng dịch vụ của bên nhượng quyền)
• Bên nhượng quyền đã hoàn thiện các họat động kinh doanh thường xuyên của họ
thông qua các thử nghiệm và sai sótÎtạo nên sẵn một thương hiệu giúp giảm
thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
• Tiết kiệm cho người chủ cửa hàng chi phí xây dựng và quảng cáo một thương
hiệu để cho khách hàng nhận biết
• Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa.
• Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.
• Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.
• Được hỗ trợ tài chính, hướng dẫn chọn địa điểm bán hàng, cung cấp sách hướng
dẫn về các họat động kinh doanh, hỗ trợ bán hàng và tiếp thị
• Các chương trình quảng cáo ở cấp độ toàn quốc, địa phương và tại nơi bán hàng.
• Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất
• Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.
• Những lợi ích về mặt tài chính: Chi phí mua nguyên vật liệu, hàng hóa và các dịch
vụ như quảng cáo, cũng như các chi phí trong việc thương thảo thuê địa điểm kinh
doanh và các điều khỏan cho thuê sẽ giảm đi.
Nhược điểm:

Đối với Franchisor
• Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh.
15

• Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.
• Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó.
• Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu…
Đối với Franchisee:
• Không phải là thương hiệu riêng của mình.
• Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.

• Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.
• Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước.
• Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
• Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…
3.2 Mô hình Franchise của McDonald’s
a. Yêu cầu đối với nhượng quyền của McDonald’s:
• McDonald phải là hoạt động kinh doanh duy nhất, Franchisee phải là cá nhân,
không phải là các công ty, không sở hữu hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh
doanh nào khác và không được vắng mặt hoặc làm việc bán thời gian. Họ phải
chuẩn bị sự đầu tư cho một công việc khó khăn và làm việc liên tục nhiều giờ để
đạt được thành công.
• Thời gian thực hiện m
ột hợp đồng nhượng quyền khoảng 20 năm
Franchisee trở thành một phần không thể tách rời của cộng đồng như là một
người sử dụng lao động, nhà cung cấp dịch vụ và lãnh đạo doanh nghiệp địa
phương.
• Franchisee phải tràn đầy năng lượng và có cách tiếp cận thực
16

• Franchisee đã có một doanh nghiệp hay sự nghiệp thành công, đã chứng minh vai
trò lãnh đạo đội nhóm.
• Franchisee phải cam kết đầy đủ thời gian tham gia kinh doanh chứ không phải là
một nhà đầu tư vắng mặt
b. Bạn sẽ được:
• Tuyển dụng và đào tạo các nhóm làm việc thành công
Tạo và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
• Cung cấp các kết quả
tài chính trong một môi trường thương mại
Quản lý đội đội ngũ nhân viên trong một môi trường làm việc áp lực cao nhưng
năng động

• Làm việc trong một số lượng lớn, môi trường khách hàng doanh thu cao
Làm việc trong một môi trường được chuẩn hoá ở mức độ cao theo định hướng
hoạt động / sản xuất
• Quản lý một doanh nghiệp thâm dụng vốn
Có trách nhiệm cá nhân cho sự thành công của một doanh nghiệ
p với một ít sự hỗ
trợ.
c. McDonald đặt, phát triển, xây dựng các nhà hàng và sở hữu các cơ sở.
Các đại lý trang bị cho các nhà hàng ở mức chi phí của riêng họ với thiết bị nhà
bếp, chiếu sáng, biển báo, bàn ghế, trang trí.
Một chìa khóa để thành công của McDonald’s trên toàn thế giới là đã nhấn mạnh
vào chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm ở địa điểm này đến địa đi
ểm khác
và từ quốc gia này đến quốc gia khác. Để duy trì các tiêu chuẩn này, họ yêu cầu
người nhận quyền phải.
• sử dụng các công thức nấu ăn và cấu trúc thống nhất cho thực đơn của McDonald.
17

• thực hiện theo tiêu chuẩn cụ thể bao gồm hệ thống kiểm soát hàng tồn kho, ghi-
lưu giữ sổ sách và tiếp thị.
• đáp ứng các tiêu chuẩn của McDonald cho những thứ như nhà hàng và bố trí trang
thiết bị và trưng bày biển báo.
Ngoài ra, người nhận quyền phải đồng ý với hoạt động nhượng quyền thương mại
McDonald theo tiêu chuẩn cụ thể đã đưa ra, các yêu cầu về ch
ất lượng, sạch sẽ,
dịch vụ và giá trị.
d. Chi tiêu tài chính của Bên nhận quyền bao gồm:
• Chi phí ban đầu bao gồm một khoản phí $ 60.000 được thanh toán cho
McDonald’s để bắt đầu một nhượng quyền thương mại. Lệ phí này đóng chặt
những nhượng quyền và các quyền mà đi với nó.

• Một chi phí ban đầu khác yêu cầu bên nhận quyền phải trả là khoản tiền đặt cọc có
hoàn lại $ 15.000 để bảo đảm cho sự trung thành của nhượng quyền thương mại.
• Chi phí cho bên nhận quyền và đào tạo đội ngũ nhân viên ban đầu thường là số
tiền $ 360.000.
• $ 1.200 Tài liệu lệ phí trả cho McDonald để trang trải việc chuẩn bị các tài liệu
hướng dẫn nhượng quyền thương mại.
• Xây dựng các nhà hàng sẽ cần khoảng 1,4 triệu $ gồm đồ đạc, phụ kiện và cảnh
quan.
Mỗi tháng có một khoản phí dịch vụ cố định và một lệ phí hệ thống được gắn liền
với một tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu của cửa hàng. Các đại lý cũng phải
đồng ý đóng góp một tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu được theo hướng gộp
chung với các chiến dịch tiếp thị quốc gia và địa phương. Bên nhận quyền phải trả
một khoản thanh toán cho thuê hàng tháng, hoặc là một khoản tiền nhất định hàng
tháng hoặc một tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu của nhà hàng.
18

• Ngoài ra người xin nhượng quyền thương mại phải có ít nhất $ 180.000 tiền mặt
thanh khoản là chi phí đầu tư trang thiết bị khác cho việc mở và bắt đầu cửa hàng.















19



Hệ thống Franchise của McDonald’s trên thế giới (Trích số liệu của
www.mcdonalds.com)


20

4. Bí quyết thành công của McDonald’s
• Nắm bắt tốt tâm lý khách hàng
Bí quyết thành công của Hennequin nằm ở phía ngày càng hiểu và nắm bắt tốt hơn tâm lý
khách hàng. Tại Mỹ, 70% khách hàng thường có xu hướng ăn trên đường, mua tại cửa
hàng và mang đi ăn ở chỗ khác. Người châu Âu không giống như vậy, họ có xu thế
thưởng thức đồ ăn nhiều hơn, nhà hàng cũng là nơi khách hàng gặp gỡ và nói chuyện.
Ông đã yêu cầu trang trí lại toàn bộ các cửa hàng theo mộ
t kiểu cách thống nhất. Kiểu
cách đóng gói sản phẩm cũng có 8 loại thống nhất trên toàn châu Âu. Các cửa hàng
nhượng quyền kinh doanh cũng chỉ có thể chọn 8 kiểu cách gói hàng trên.
Cửa hàng với thiết kế riêng dành cho châu Âu với màu nâu, phía bên trong là nội thất gỗ,
da và thép không rỉ
Màu vàng và đỏ của các cửa hàng truyền thống đã được thay bằng màu vàng, nâu, nội
thất theo kiểu những năm 1970 được thay bằng nội thất mới để
mang lại không gian đầy
lịch thiệp. Trong cửa hàng không có nội thất bằng nhựa plastic hay focmica mà là nội thất
gỗ, da và thép không rỉ.
Nhiều cửa hàng McDonald còn được trang bị Internet không dây và ghế kiểu quả trứng

thiết kế bởi kiến trúc sư người Thuỵ Điển Arne Jacobsen. Năm nay, McDonald sẽ đầu tư
khoảng 800 triệu USD để mở khoảng 150 nhà hàng và cải thiện nội thất cũng như chất
lượng c
ủa những nhà hàng đang hoạt động theo hình thức nhượng quyền kinh doanh hiện
tại.
 Phục vụ tốt nhu cầu khách hàng
Ngay cả khu vui chơi trong những cửa hàng Ronald McDonald cũng có những thay đổi
nhất định. Mang tên mới là Ronald Gym Clubs, mục tiêu của những cửa hàng này hiện
nay là giúp bọn trẻ có nơi luyện tập sức khoẻ.
21

Khu vui chơi này nằm trong một toà nhà riêng biệt với khu nhà hàng, ở nơi đây trẻ con có
thể tìm thấy mọi thứ để chơi, từ những sân bóng rổ mini, những ngôi nhà đầy màu sắc
cho đến những chiếc xe đạp nhỏ.
Mỗi nơi McDonald đến, thương hiệu này luôn mang những đặc điểm riêng. Trên thực tế,
những mẫu thiết kế cửa hàng này thành công đến mức McDonald đang có ý định áp dụng
nhữ
ng mẫu này ngược về Mỹ cho một số cửa hàng nhất định. Nếu giám đốc điều hành tại
Mỹ đồng ý, từ đầu năm sau, các cửa hàng McDonald tại Mỹ sẽ có diện mạo hoàn toàn
mới. Ông Hennequin tin rằng các mẫu mới này sẽ có khả năng phát triển tốt tại Mỹ.
Ông Hennequin bắt đầu sự nghiệp tại McDonald của mình 21 năm trước đây như một
giám đốc bán hàng chi nhánh. Chi
ến lược của ông là trung thành với những tiêu chí của
McDonald Mỹ trong lúc đó thay đổi một số điểm nhất định để phù hợp với người châu
Âu. Điều đó có thể thấy rõ trong cách quản lý nhà hàng, nhân viên và thực đơn.
Nếu khách hàng không thích một phần BigMac tại chi nhánh Piazza di Spagna ở Rome,
Italy, người đó có thể gọi một suất paste nóng. Tại Pháp, McDonald có phục vụ rượu và
một suất ăn đặc biệt có tên Le Saga du Fromage, trong đó bánh burger
được phủ bằng
pho mát Pháp.

 Một thương hiệu – đa góc nhìn
Trong lúc đó, sự cải tiến của McDonald không chỉ đơn giản ở thức ăn, hãng đã lấn sân
sang lĩnh vực café tại nhiều thị trường ở châu Âu và thành công.
Cho đến cuối năm nay, sẽ có khoảng 940 cửa hàng mang tên McCafes trên khắp châu Âu.
Những cửa hàng cafe này phục vụ khách hàng từ cà fê cappuccino và espresso kiểu Ý
cho đến nhiều loại café nổi tiếng củ
a Tây Ban Nha, bánh ngọt kiểu Đức và Áo. Chỉ riêng
tại Đức cho đến cuối năm nay sẽ có khoảng 547 cửa hàng McCafe. McDonald nay đã
đứng đầu chuỗi cửa hàng café của Đức.
22

Ông Hennequin đồng thời cũng muốn sử dụng công nghệ để cải thiện và nâng cao chất
lượng dịch vụ. Ví dụ như tại Pháp, McDonald bắt đầu sử dụng kiot để bán hàng bởi khá
nhiều khách mua hàng hiện nay sử dụng thẻ ghi nợ.
 Tạo ấn tượng
Quảng cáo tất nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới thành công nhưng cũng
không thể tách nó ra được. Cho tới tận bây giờ, số ti
ền đầu tư vào quảng cáo và khuyến
mãi của McDonald’s luôn chiếm một tỉ lệ cố định trong doanh thu của các cửa hàng.
III. McDonald’s Australia
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Với việc mở cửa hàng đầu tiên tại Yagoona, Sydney vào tháng 12 năm 1971,
McDonald’s Úc đã phát triển nhanh chóng, trở thành nhà hàng dịch vụ nhanh chóng
chiếm ưu thế ở Úc, đồng thời trở thành người sử dụng lao động lớn nhất của nước Úc.
Việc mở rộng được lan nhanh, cửa hàng nhượng quyền đầu tiên khai trương vào năm
1972. Đó là một kinh doanh nhượng quyền thương mại với hơn 2 / 3 nhà hàng sở hữu và
đi
ều hành bởi các nhà kinh doanh cá nhân và phụ nữ. Phần còn lại là do McDonald sở
hữu. Tuy nhiên, thành công không nhanh chóng được như vậy, các sản phẩm không phù
hợp với thị trường Úc, chẳng hạn như cá và khoai tây chiên. Nhận ra sai lầm này, menu

đã nhanh chóng điều chỉnh sang sự kết hợp truyền thống của bánh mì kẹp thịt và khoai
tây chiên và việc bán hàng bắt đầu tăng trưởng.
McDonald’s Úc đã nhanh chóng mở rộng sang các thị trường khác, và trong vòng 6 năm,
đã mở cửa hàng
ở Queensland, Victoria, Nam Úc và ACT, đưa một số mặt hàng phổ biến
của Mỹ vào menu, chẳng hạn như Chicken McNuggets và Happy Meals.
Với việc tiếp tục mở rộng menu trong bữa ăn sáng trong năm 1987, McDonald’s trở
thành QSR duy nhất tại Úc.
McDonald của Australia cũng đã phát triển sản phẩm mới McCafe, cửa hàng đầu tiên vào
năm 1994. Sự thành công không chỉ ở thị trường trong nước mà còn lây lan ra cả quốc tế.
23

Các doanh nghiệp là một trong những QSR nhượng quyền đầu tiên tại Úc nhận ra các
mối đe dọa thay đổi thói quen ăn uống họ tiếp tục tung ra sản phẩm lành mạnh cho sức
khỏe the Salad's Plus (later renamed to Lighter Choices), bao gồm xà lách, sữa chua và
lựa chọn thịt gà nạc .
Trong suốt quá trình tồn tại, công ty đã phải đối mặt với sựu cạnh tranh từ các đối thủ
nặng ký, được minh họa trong năm 2005, khi Jacks Hungry (chủ yếu Burger King)
đã
giới thiệu một menu bữa ăn sáng rất giống với các thực đơn sẵn có từ McDonald’s. Tuy
nhiên động thái này không có ảnh hưởng đáng kể đến kinh doanh của McDonald’s.
Công ty đã tiếp tục thử nghiệm với các lựa chọn mới trong thực đơn của nó, giới thiệu
Warm Salads trong năm 2006, cũng không phải thành công ngay lập tức nhưng đã đạt
hiệu quả trong một số thị trường. Trong n
ăm 2007, 9 tùy chọn trong thực đơn đã được
phê chuẩn trở thành Heart Tick, cái mà chỉ ra các bước mà doanh nghiệp đã thực hiện để
nâng cao giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm của mình. Ngày nay, McDonald của Úc vẫn
là một trong chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đứng vị trí thống trị ở Úc, chiếm gần 50% thị
trường nước Úc.
 Điểm qua các mốc thời gian chính của McDonald’s Úc

• Năm 1971, McDonald đã mở nhà hàng đầu tiên của h
ọ ở ngoại ô Sydney của
Yagoona.
• Trong năm 1978, Australian Drive-Thru đầu tiên mở ở Warrawong, New South
Wales (NSW).
• Trong năm 1986, nhà hàng McDonalds thứ 9.000 mở tại Sydney.
• McCafe đầu tiên của thế giới khai trương ở Melbourne vào năm 1993.
• McDonalds Úc tung ra sản phẩm bánh mì thịt kẹp hàng đầu của họ "The McOz"
vào năm 1999 trong thời gian cho Thế vận hội Sydney năm 2000, McDonalds là
nhà hàng chính thức của thế vận hội , phục vụ hơn 1,2 triệu bữa ă
n cho các vận
động viên, cán bộ, công chức và khán giả
24

• Trong năm 2001, McDonalds kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của mình tại Úc.
• Trong năm 2003, McCafe thứ 100 mở tại Úc.
• Ngày nay có hơn 780 nhà hàng McDonald trên khắp nước Úc, với khoảng 85.000
người làm việc trong các nhà hàng và cơ quan quản lý.
• 62% các nhà hàng trong hệ thống của McDonald Úc đã được xây dựng vào những
năm 1990.


2. Tình hình hoạt động kinh doanh của McDonald’s Australia
Hệ thống các cửa hàng của tập đoàn McDonald’s năm 2010 như sau Châu Mỹ (15,461
nhà hàng) ; Châu Âu(6,969) ; Châu Á / Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi(8,424
nhà hàng) ; Châu Mỹ Latinh(1,883 nhà hàng). Chuỗi cửa hàng McDonald’s Australia
nằm trong khu vực Châu Á / Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi với 813 nhà
hàng theo số liệu năm 2010., tức là chiếm cỡ 10% các cửa hàng của khu vực này. Sau đây
là doanh thu của các khu vực qua các năm.
25


Ta thấy doanh thu bán hàng của chuỗi cửa hảng tại APMEA năm 2009 là 3,714 triệu đôla,
trong khi theo như nhóm thuyết trình tìm hiểu doanh thu bán hàng năm 2009 của chuỗi
cửa hàng McDonald’s Australia là 900 triệu AUD, tương đương 810 triệu đôla Mỹ,
chiếm cỡ 20% doanh thu bán hàng khu vực APMEA. Nên có thể cho ta thấy hoạt động
kinh doanh của McDonald’s Australia là rất hiệu quả.


3. Chính sách đào tạo nhân lực
Có thể nói đây chính là một trong những nhân tố làm nên thành công của McDonald’s
Australia cũng như McDonald’s nóichung.
Mỗi người nhận quyền trước khi vận hành cơ sở của mình phải hoàn thành một chương
trình huấn luyện đầy đủ thời gian, kéo dài khoảng 9 tháng, mà họ phải tự trả học phí.
Khóa huấn luyện này rất cần thiết. Nó bắt đầu với công việc trong nhà hàng, mặc đồng

×