Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài học kinh nghiệm “hãy làm cha đỡ đầu cho một đứa trẻ”. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.63 KB, 3 trang )



Bài học kinh nghiệm
“hãy làm cha đỡ đầu cho
một đứa trẻ”


Nhiều năm qua các tổ chức phi lợi nhuận đã quyên góp tiền để làm giam nhẹ
các vấn đề toàn cầu: Nạn đói ở thế giới thứ 3, dịch bệnh AIDS, thiên tai,
v.v…

Bài học kinh nghiệm “hãy làm cha đỡ đầu cho một đứa trẻ”
Một số nhà tài trợ nhận thấy họ không biết số tiền do họ tài trợ đã được sử
dụng như thế nào. “Được rồi, tôi sẽ chi tiền tài trợ cho AIDS, nhưng số tiền
này dùng để mua thuốc hay trả lương cho bác sỹ?” Người ta ai cũng muốn
biết.

Có ai đó đã đưa ra ý tưởng giúp các nhà tài trợ biết được số tiền cua họ tài trợ
đang đi về đâu. Đó là chiến dịch “Hãy làm cha đỡ đầu cho một đứa trẻ” bao
gồm việc đưa số tiền quyên góp trực tiếp đến tay từng đứa trẻ cụ thể đang
sống tại một thành phố và trong một quốc gia xác định . Tổ chức quyên góp
gửi cho nhà tài trợ bức ảnh đứa trẻ cùng với tên tuổi của chúng. Mức quyên
góp tối thiểu đủ cho đứa trẻ được ăn học từ 6 – 13 tuổi.

Chiến dịch này trở thành chiến dịch thành công nhất tong lịch sử của các quỹ
quyên góp. Giải pháp đưa ra ở đây là thôi không nghĩ về nhu cầu tổng thể của
một nước, mà là tập trung vào các nhu cầu của từng con người cụ thể. Người
tiếp nhận viện trợ là người có thực với cái tên và bộ mặt rõ ràng. Điều này
giúo cho các nhà tài trợ gắn bó hơn với số phận của người được tài trợ.

Hầu hết các chiến dịch khác, các nhà tài trợ được bao đảm rằng số tiền của họ


được dùng để nhà ở hay trường học. Nhưng các nguồn tài lực cần thiết được
góp từ nhiều người, do vậy sự bảo đảm đó ít có tác dụng thỏa mãn các nhà tài
trợ.

Còn đối với chiến dịch “Hãy làm cha đỡ đầu cho một đứa trẻ”, sự thỏa mãn
của nhà tài trợ được nhân đôi. Nhà tài trợ không chi nhìn thấy bộ mặt của đứa
trẻ mà còn biết đứa trẻ nhận được cái gì.

×