Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.2 KB, 34 trang )

Đề tài : Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam
Nhóm sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Đỗ Nhật Trang
Đào Thị Thu
Đàm Thị Thanh Huyền
Lê Ánh Dương
Hà Nội, 2011
Contents
1.Khái quát về nền kinh tế Trung Quốc
2. Thực trạng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
2.1. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.
2.2. Thực trạng thu hút đầu tư của Trung Quốc
2.3. Các chính sách đầu tư nước ngoài của TQ
3. Tình hình đầu tư nước ngoài tại VN và bài học kinh nghiệm từ TQ
3.1.Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam rút ra từ thực trạng đầu tư nước
ngoài tại Trung Quốc
1. Khái quát về nền kinh tế Trung Quốc
Đất nước Trung Quốc nổi tiếng là
một trong những cái nôi văn minh
nhân loại sớm nhất với lịch sử tồn tại
trên 3.500 năm. Với lịch sử hàng
nghìn năm phát triển, Trung Quốc
luôn biết mở cửa tiếp nhận tinh hoa
thế giới, thâu hoá tri thức, tạo dựng
nên gia tài văn hoá đầy trí tuệ mà luôn
giữ được sắc thái riêng biệt của mình
Năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa và thực hiện một


cuộc thay đổi vĩ đại trong lịch sử của, và đã đạt được những thành tựu đáng khâm
phục. Gần 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành
tựu to lớn, trở thành cường quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Từ năm 1979
đến 2005, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,4%, đạt mức cao nhất
thế giới. Tính riêng năm 2005, năm cuối cùng thực hiện "Kế hoạch 5 năm lần thứ 10",
GDP của Trung Quốc tăng trưởng 9,9%, đạt khoảng 2200 tỷ USD (gấp 50 lần so với
năm 1978), xếp thứ 4 thế giới; thu nhập bình quân của cư dân ở thành thị đạt khoảng
1295 USD, ở nông thôn đạt khoảng 403 USD. Về kinh tế đối ngoại, Trung Quốc kết
thúc thời gian quá độ sau khi gia nhập WTO; tổng kim ngạch thương mại đạt 1422 tỷ
USD, tăng 23,2%, xếp thứ 3 thế giới (gấp 60 lần so với năm 1978); dự trữ ngoại tệ đạt
941 tỷ USD, đứng đầu thế giới. Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành
nước thu hút đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất thế giới; năm 2005 FDI thực tế đạt 60,3
tỷ USD, đưa tổng số vốn đầu tư thực tế vượt 620 tỷ USD.
Tên
nước
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa
Thủ đô Bắc Kinh
Diện
tích
1,39 tỷ người (tính đến 2010)
Dân tộc 56 dân tộc (dân tộc Hán là chủ
yếu)
Tôn
giáo
Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi,
Thiên chúa giáo
Ngôn
ngữ
Tiếng Hán là tiếng phổ thông

Hành
chính
31 tỉnh, trong đó thành phố gồm
22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố
trực thuộc TƯ
Về đầu tư nước ngoài, năm 1989, chính quyền đã ban hành các đạo luật và nghị
định về khuyến khích nước ngoài đầu tư vào các vùng và các lĩnh vực ưu tiên cao.
Một ví dụ điển hình của chính sách này là Danh mục ngành khuyến khích, quy định
mức độ nước ngoài có thể được phép tham gia trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác
nhau. Mở cửa cho bên ngoài vẫn là trọng tâm của quá trình phát triển của Trung Quốc.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất khoảng 45% hàng xuất khẩu
Trung Quốc (dù đa số đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đến từ Hồng Kông, Đài Loan
và Ma Cao, hai trong số này thuộc quyền quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa),
và Trung Hoa Đại lục tiếp tục thu hút dòng đầu tư to lớn. Năm 2005, dự trữ ngoại tệ
vượt mức 800 tỷ USD, hơn gấp đôi mức năm 2003 và trong tháng 11 năm 2006,
Trung Hoa đại lục trở thành nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, vượt mức
1.000 tỷ USD.
Về đối ngoại, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa
bình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế
giới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với
các nước láng giềng theo phương châm "mục lân, an lân, phú lân" (thân thiện với láng
giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng). Hầu hết các quốc gia
và khu vực đều có nhu cầu thiết lập và mở rộng hợp tác với Trung Quốc trên mọi lĩnh
vực. Tính đến nay, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 38 quốc gia Đông
á, Đông Nam á, Nam á và Tây á. Các mối quan hệ này ngày càng được gia tăng lòng
tin về chính trị và hợp tác toàn diện, chặt chẽ về kinh tế.
Với tiềm năng kinh tế của mình, Trung Quốc ngày càng đẩy nhanh tốc độ và mở
rộng không gian hợp tác kinh tế thương mại với các quốc gia châu á, đặc biệt là đẩy
mạnh đầu tư quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc sẽ còn vươn lên mạnh mẽ
hơn nhiều trong thế kỷ XXI, trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký trên trường quốc tế -

cả về kinh tế lẫn vai trò chính trị. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang và sẽ phải đối
mặt với nhiều thách thức gay gắt trước những khó khăn trong nước cũng như trong
quan hệ với các nước, nhất là các nước liên quan trực tiếp đến quyền lợi của Trung
Quốc. Cả thành công, cơ hội và khó khăn, thách thức đều đặt Trung Quốc trước một
nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề để thể hiện vị thế nước lớn của mình.
2. Thực trạng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
2.1. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.
2.1.1.Tình hình đầu tư nước ngoài của Trung Quốc trong
những năm gần đây.
Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn Trung Quốc song hành với
chiến lược tìm kiếm nguyên vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước có thể
giúp kinh tế toàn cầu bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của các công ty Trung Quốc
đã tăng từ 5,5 tỷ USD trong năm
2004 lên 48 tỷ USD năm 2009. Phó
chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và
Cải cách Trung Quốc Trương Hiểu
Cường cho biết từ tháng 1 đến
tháng 9/2010 Trung Quốc đã đầu
tư 36,3 tỉ USD vào 2.246 xí nghiệp
ở 118 nước, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng đầu tư nước ngoài của Trung
Quốc hiện đã lên tới 1.000 tỉ USD, trong đó FDI chiếm 245,8 tỉ USD, đứng thứ 15 thế
giới và thứ 3 trong các nước đang phát triển. Và kết quả là FDI ra nước ngoài của
Trung Quốc đạt 59 tỷ USD vào năm 2010. Các quan chức Trung Quốc dự đoán con số
này có thể đạt 100 tỷ USD vào năm 2013.
Khu vực đầu tư chủ yếu của Trung Quốc là châu Á và tiếp đó là châu Phi. Hiện
có hơn 2.000 doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn ở Châu Phi với tổng đầu tư 32,2 tỉ
USD. Các nước và vùng lãnh thổ có kim ngạch FDI lớn của Trung Quốc là Hong
Hong, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Việt Nam,

Australia và Đức... Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài cũng kéo theo đông đảo dòng lao
động Trung Quốc ra nước ngoài. Số liệu chính thức cho biết tổng số nhân viên công ty
và lao động Trung Quốc ở nước ngoài vào khoảng 4 triệu người. Các lĩnh vực mà
doanh nghiệp Trung Quốc tập trung vào là năng lượng, khai khoáng và nông nghiệp.
Đây là số đầu tư trực tiếp phi tài chính, không bao gồm đầu tư của các ngân hàng,
công ty bảo hiểm và chứng khoán.
Bảng 1.1: Khái quát FDI ra nước ngoài của Trung Quốc những năm gần
đây:
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
5,5 tỷ 12,3 tỷ 21,16
tỷ
22,5 tỷ 52.15
tỷ
48 tỷ 59 tỷ
Nguồn (UNITED NATIONS CONFERENCE ON TRADE AND DEVELOPMENT)

2.1.2. Chiến lược đầu tư FDI của Trung Quốc hiện nay.
Để thu được lợi nhuận tối đa từ các khoản đầu tư ra nước ngoài thì các doanh
nghiệp Trung Quốc đang được chính phủ hỗ trợ bằng các chính sách để sử dụng vốn
một các có hiệu quả.
Với sự hậu thuẫn của chính phủ, các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang ráo
riết “thôn tính” các doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện giấc mộng trở thành “trùm
sò FDI” của thế giới. Giấc mộng này ấp ủ ngay từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách
mở cửa hồi đầu những năm 1980, với “Chiến lược con lăn” hay còn gọi là “Chiến lược
tuần hoàn”. Trước tiên là “hút” nhiều FDI về nước để hiện đại hóa, tiếp đó ra sức xuất
khẩu hàng hóa, tích lũy tư bản, rồi chuyển sang xuất khẩu tư bản ra thế giới, tức “tiến
ra ngoài”. Cứ “lăn đi lăn lại” như vậy cho tới khi Trung Quốc thực hiện được giấc
mộng thâu tóm các doanh nghiệp lớn của thế giới.
Để thực hiện chiến lược này, trong hơn 30 năm qua kể từ năm 1980 đến tới cuối
năm 2006, Trung Quốc đã “hút” FDI tới 685,4 tỉ USD với trên 590.000 hạng mục

công trình, đứng đầu bảng các nước đang phát triển và đứng thứ 5 thế giới. Cùng với
“hút” FDI, Trung Quốc đẩy mạnh phát triển ngoại thương chiếm lĩnh thị trường. Số
liệu thống kê của Trung Quốc cho biết kim ngạch ngoại thương Trung Quốc đã tăng từ
509,7 tỉ USD (năm 2001) lên 2.100 tỉ USD (năm 2007). Năm 2010, Trung Quốc đã trở
thành nước có GDP thứ hai thế giới sau Mỹ và vượt Đức trở thành nước xuất khẩu lớn
thứ nhất thế giới. Từ đó, Trung Quốc đã tích lũy được lượng tư bản to lớn, với 2.648,3
tỉ USD dự trữ ngoại tệ (tính tới 10/2010).
Đây chính là điều kiện để Trung Quốc có thể trở thành “trùm sò FDI” của thế
giới, tranh giành bá quyền với Mỹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho xung đột kinh
tế và thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước Phương Tây đã trở nên gay gắt
thời gian qua và tiếp tục nghiêm trọng hơn trong thời gian tới.
Có hai yếu tố giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.
Thứ nhất là Trung Quốc đã tạo ra một thế hệ công ty đủ sức cạnh tranh quốc tế, có thể
cung cấp cho các nước đang phát triển những đoàn tàu tốc hành, trạm điện, máy móc
khai mỏ và thiết bị viễn thông đủ chất lượng với giá cả thường thấp hơn nhiều so với
các nhà cung cấp khác. Yếu tố thứ hai là sự hỗ trợ của một hệ thống ngân hàng được
chính phủ huy động để hậu thuẫn cho các doanh nghiệp nói trên. Chiến lược của chính
phủ Trung Quốc là tạo thật nhiều chân rết trên khắp thế giới, nơi nào cũng phải có sự
hiện diện của Trung Quốc, từ đó dùng tiền của mình để tạo ra sức mạnh và ảnh hưởng
của mình trên toàn thế giới.
Quan chức cấp cao Yi Huiman của Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã tiết
lộ trong một cuộc hội thảo gần đây rằng ngân hàng của ông đang làm việc với chính
phủ để cung cấp “đường sắt đi kèm tài trợ” trên toàn thế giới. Vale, công ty khai mỏ
của Braxin tuần qua thông báo đã ký với hai ngân hàng Trung Quốc một thỏa thuận
cung cấp tín dụng 1,23 tỷ USD để mua 12 tàu thủy chở hàng cỡ lớn của Trung Quốc
để dùng làm phương tiện chuyên chở quặng sắt giữa hai nước.
Các ngân hàng Trung Quốc cũng đã cho công ty dầu mỏ Petrobras của Braxin
vay 10 tỷ USD và cho công ty khai khoáng quặng sắt Vale vay 1,23 tỷ USD. Năm
ngoái, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Braxin. Mối
quan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ giữa hai cường quốc kinh tế đang phát triển này

trong thập kỷ qua đã trở thành một biểu tượng của sự dịch chuyển kinh tế toàn cầu.
Rất có thể cặp đôi này cũng sẽ mở đường cho một trong những sự điều chỉnh lớn nhất
của nền kinh tế thế giới trong thập kỷ tới. Trung Quốc sẽ trở thành nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài lớn nhất ở Braxin năm nay sau khi ký một loạt thỏa thuận trong các lĩnh
vực khai mỏ, luyện thép, thiết bị xây dựng và phân phối điện.
Các dự án đầu tư nói trên là một phần của một xu hướng âm thầm nhưng vô
cùng quan trọng. Vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung
Quốc đang trở thành điểm tựa cho một chu kỳ mới tăng trưởng kinh tế bền vững giữa
châu Á và phần còn lại của thế giới đang phát triển.
Nếu đầu tư vào Braxin là một biểu tượng của thời kỳ mới trong đó kinh tế
Trung Quốc thâm nhập sâu hơn vào các nước đang phát triển, thì một biểu tượng nữa
đó là một loạt mạng lưới đường sắt do Trung Quốc xây dựng đang lan tỏa ra toàn cầu.
Các công ty chế tạo đường sắt Trung Quốc hiện nằm trong số những công ty làm ăn
hiệu quả nhất và trong nhiều năm qua đã hoạt động ở một số nước láng giềng Trung
và Đông Nam Á. Trong năm qua, các công ty này cũng đã ký được nhiều hợp đồng ở
những nơi khác như Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ và Áchentina. Các công ty đường sắt Trung
Quốc không chỉ đơn thuần lắp đặt đường ray mà còn hy vọng ký kết được nhiều hợp
đồng bán thiết bị đường sắt cao tốc cho nước ngoài, trong đó có đầu máy và hệ thống
điều khiển đường sắt. Khách hàng đầu tiên có thể là tuyến đường sắt cao tốc sắp được
xây dựng nối liền Sao Paulo với Rio de Janeiro.
Nếu đầu tư của Trung Quốc thực sự giúp tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới ở
các nước đang phát triển, nó sẽ là một liều thuốc bổ cho nền kinh tế toàn cầu, giữa lúc
nhiều nền kinh tế hàng đầu vẫn rất u ám, thậm chí đối mặt với nguy cơ suy thoái kép.
Sự kết hợp giữa nhu cầu nhập khẩu và đầu tư tăng mạnh của Trung Quốc là một lý do
giúp kinh tế Braxin đạt được mức tăng trưởng 8,9% trong nửa đầu năm 2010.
Tuy nhiên, đối với các nền kinh tế phương Tây, sự hiện diện của Trung Quốc
mang lại nhiều rủi ro. Chiến lược đầu tư của Bắc Kinh xem ra có thể mở đầu một thời
kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển và các
công ty quốc doanh Trung Quốc. Sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ phía chính phủ cũng
là lý do khiến các công ty Trung Quốc bị cáo buộc cạnh tranh không bình đẳng.

Không có gì ngạc nhiên, khi một số tập đoàn đa quốc gia như GE và Siemens trong
thời gian gần đây lên tiếng chỉ trích các chính sách công nghiệp của Bắc Kinh. Đây
chính là những tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực mà Trung Quốc đang ngày càng
có sức cạnh tranh như thiết bị điện và đường sắt.
Sức mạnh nổi lên của Trung Quốc cũng đặt ra vấn đề về tương lai của đồng
USD. Các quan chức Trung Quốc đã nói về mục tiêu dài hạn loại bỏ vai trò dự trữ
quốc tế của đồng USD bằng một giỏ tiền tệ khác, trong đó có thể bao gồm đồng nhân
dân tệ. Do thương mại với các nước đang phát triển phát triển mạnh, Bắc Kinh bắt đầu
có các bước đi quan trọng nhằm mở rộng phạm vi sử dụng đồng nhân nhân tệ, bao
gồm cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài sử dụng đồng tiền này đầu tư vào thị trường
trái phiếu trong nước. Một số nhà kinh tế cho rằng đồng nhân dân tệ có thể sẽ trở
thành đồng tiền giao dịch trong các hợp đồng buôn bán ở châu Á trong thập kỷ tới.
Nhìn ở khía cạnh nào thì cũng thấy là nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng
rất ấn tượng và số tiền dự trữ của các doanh nhân Trung Quốc cũng không nhỏ hơn
Quỹ Dự Trữ Ngoại Hối (FX Reserve) của Chính phủ là bao nhiêu. Điều này gây ra
một hiện tượng mới bắt đầu từ 10 năm qua là Trung Quốc hiện đang tài trợ cho rất
nhiều hoạt động kinh tế của thế giới, đã phát triển và đang phát triển. Trong khi Chính
phủ Trung Quốc dùng tiền dự trữ để mua trái phiếu và các khoáng sản cho nhu cầu sản
xuất nội địa; thì doanh nghiệp tư nhân có khuynh hướng mở rộng hoạt động xuất khẩu
của mình bằng cách mua lại các công ty Âu Mỹ có giá trị gia tăng cho hệ thống phân
phối (logistics) của ngành nghề mình. Một ưa thích khác của doanh nghiệp tư nhân
Trung Quốc là việc mua lại thương hiệu (Geely mua Volvo, Levono mua IBM PC…)
và đầu tư vào các liên doanh để mua công nghệ cao (không thành công lắm vì Âu Mỹ
vẫn bảo vệ kỹ những lợi thế cạnh tranh của họ).
Nhìn vào số tiền họ đã đầu tư như một bản đồ cho tương lai, ta có thể nhận rõ
những cá tính của đầu tư Trung Quốc. Điều này rất quan trọng cho những doanh nhân
muốn tiếp cận nguồn vốn này và cho những người làm chính sách kinh tế muốn tránh
những ảo tưởng về ý đồ của Trung Quốc. Theo luật lệ Trung Quốc, mỗi đầu tư ra nước
ngoài của doanh nghiệp hay công dân Trung Quốc trên 200.000 USD đều phải được
sự chấp thuận của Cục Đầu Tư Nước Ngoài nói trên. Dĩ nhiên con số đầu tư “chui”

của các tư nhân và số tiền chuyển ra nước ngoài để che dấu tài sản cũng là một con số
khổng lồ, nhưng không ai biết chính xác để rút kết luận. Điều chắc chắn là mọi hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài chịu sự kiểm soát và điều
hành chặt chẽ bởi chính phủ Trung Ương và nằm trong kế hoạch về kinh tế vĩ mô của
chính phủ. Xin ghi nhớ ở đây là Cục Đầu Tư Nước Ngoài nằm dưới sự điều khiển trực
tiếp của Bộ Kế Hoạch Quốc Gia.
Theo những tuyên bố của ông Fan Chung Yong - Cục Trưởng Cục Đầu Tư Nước
Ngoài của Trung Quốc, ta có thể rút ra các ngụ ý của ông về tiêu chí đầu tư FDI của
Trung Quốc ở nước ngoài. Sách lược gồm 4 điểm chính:
1. Giúp chính phủ thực hiện các mục tiêu chính trị;
2. Giúp kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững bằng cách thu gom những
tài nguyên và công nghệ cao;
3. Giúp các doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh hữu hiệu hơn với quốc tế
về thị phần, về kỹ năng quản trị, về thương hiệu;
4. Tạo ra lợi nhuận tốt đẹp hơn so với hoạt động nội địa.
Đây là kế hoạch chính thức; nhưng khi nhìn vào những dự án đầu tư đã giải ngân,
ta lại phát hiện vài sự kiện thú vị:
1. Nếu tiêu chí số một là mục tiêu chính trị, thì chính phủ Trung Quốc đã
không sử dụng tối đa vũ khí FDI này của mình. Lấy trường hợp một đồng minh
thân thiết nhất của Trung Quốc là Bắc Triều Tiên. Nếu Trung Quốc thực sự muốn
giúp Bắc Triều Tiên phát triển kinh tế thì chỉ cần 10% số tiền FDI năm 2009 (20 tỉ
USD), Bắc Triều Tiên sẽ có bước tiến nhảy vọt về GDP vì hiện nay GDP của họ
rất nghèo nàn (dưới 26 tỉ USD vào 2008). Có thể họ muốn giữ Bắc Triều Tiên
nghèo khó để phải luôn luôn tùy thuộc vào Trung Quốc và dễ sai bảo hơn? Tôi
không biết gì về chính trị nhưng nhìn vào kinh tế, ta thấy có nhiều câu hỏi hơn là
câu trả lời cho quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Một nước anh em về
chủ nghĩa khác của Trung Quốc là Cuba (GDP phỏng đoán là dưới 52 tỉ USD vào
2009) đã chỉ nhận khoảng 5 triệu USD đầu tư FDI của Trung Quốc. Với các quốc
gia cực tả, chống Mỹ như Iran hay Venezuela, FDI của Trung Quốc đều nhắm vào
dầu khí thay vì chính trị. Có lẻ “bụt nhà không thiêng”?

2. Về thu tóm tài nguyên, nhất là khoảng sản và dầu khí, thì Trung Quốc rất
năng động trong lãnh vực này. Những hoạt động của Trung Quốc tại Châu Phi, Úc,
Trung Đông đã tốn khá nhiều giấy mực và bình luận của thế giới. Tuy vậy, về công
nghệ cao, các công ty Trung Quốc đã thất bại phần lớn tại các quốc gia Âu, Mỹ,
Nhật, Úc. Các xứ này hiểu rõ lợi thế cạnh tranh duy nhất của họ với Trung Quốc là
công nghệ cao và thương hiệu, cũng như kỹ năng quản trị, nên họ đã tìm mọi cách
vô hiệu hóa chiến lược này của Trung Quốc. Vả lại, ngày nào mà Trung Quốc chưa
nghiêm túc xử lý các luật lệ về bản quyền trí tuệ, của Trung Quốc cũng như của
quốc tế, thì các doanh nghiệp IT và công nghệ cao sẽ tránh né Trung Quốc và coi
họ như kí sinh trùng.
3. Mặc dù Trung Quốc đã đầu tư FDI nhiều nhất vào Âu, Mỹ, Úc (khoảng
58% của tổng số FDI trên toàn cầu), nhưng ngoài hai thương hiệu Volvo và IBM
PC, họ đã không có một thành tích gì khác để trưng bày. Tuy vậy con số 58% này
nói rõ sự liên hệ mật thiết của nền kinh tế Trung Quốc và Âu Mỹ Úc. Trung Quốc
hiểu rất rõ rằng Trung Quốc không thể phát triển đơn phương như ước muốn mà
phải tùy thuộc rất nhiều vào thị trường, kỹ năng quản trị, công nghệ và ngay cả tài
nguyên của các nước Tây phương. Ngay cả Quỹ Dự Trữ Ngoại Hối của quốc gia
cũng đầu tư chủ yếu vào tiền mặt và trái phiếu của Âu Mỹ Nhật Úc. Một sự thực
mà các nhà yêu nước Trung Quốc không muốn nhìn nhận Trung Quốc cần Âu Mỹ
Nhật Úc hơn là ngược lại.
4. Điểm sau cùng của chính sách đầu tư FDI của Trung Quốc là tìm lợi
nhuận. Đây là thất bại lớn nhất của chính sách này. Theo lời thú nhận của ông Zhu
Zhixin, Phó Chủ tịch của Sở Kế Hoạch Quốc Gia (State Planning Commission vừa
đổi tên thành National Development and Reform Commission NDRC), thống kê
đến 2008 cho thấy chỉ 28% các hoạt động tại nước ngoài của doanh nghiệp Trung
Quốc là có lời; 47% là hòa vốn và 25% phải chịu lỗ liên tục hoặc đã đóng cửa rút
lui. Nhận thức được những bất lợi này, ông Bộ trưởng đã nêu ra 5 vấn đề lớn mà
doanh nghiệp Trung Quốc phải đối phó khi đầu tư vào nước ngoài:
+ Doanh nghiệp nhỏ hơn doanh nghiệp đối thủ, lại làm quá nhiều lĩnh vực, nên
không đi sâu vào ngành nghề gì.

+ Doanh nghiệp có truyền thống địa phương hóa, không quan tâm đến chuyện lan
rộng ra thế giới.
+ Không có công nghệ hay thương hiệu riêng.
+ Tổ chức doanh nghiệp còn luộm thuộm.
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ học nhiều bài học xấu từ các công ty quốc doanh lớn.
Điều này cho thấy Trung Quốc còn phải học nhiều về vấn đề đầu tư FDI tại nước
ngoài. Nhật đã trả nhiều bài học đắt giá về đầu tư nước ngoài ở hai thập niên 70’s và
80’s khi kinh tế của Nhật bứt phá ngoạn mục. Chỉ sau này, sau 20 năm phiêu lưu, đầu
tư nước ngoài của Nhật mới ổn định và thâu lợi.
2.2.2. Thực trạng thu hút đầu tư của Trung Quốc
Sau hơn 20 năm (từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách cải cách mở cửa, kinh
tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả thế giới.
Kim ngạch ngoại thương hai chiều của Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷ USD năm 1982
lên 510 tỷ USD năm 2001. Năm 2001, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu đứng thứ
bẩy thế giới (266,3 tỷ USD) và là nước nhập khẩu đứng thứ 8 trên thế giới (243,7 tỷ
USD). Cho đến nay, tương ứng với các thời kỳ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu
thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời
kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc.
Một trong những yếu tố tạo nền sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của Trung Quốc
trong hơn 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc liên tục đứng đầu các nước đang phát triển
và đứng trong tốp đầu trên thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thậm chí
đã vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2002 với 52,7 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở
thành động lực của sự phát triển kinh tế Trung Quốc và chính nó là yếu tố then chốt để
nước này thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Quan trọng hơn, nó là cơ sở

×