Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐIỂM DANH RỦI RO TỪ SỞ HỮU CHÉO ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.47 KB, 6 trang )

ĐIỂM DANH RỦI RO TỪ SỞ HỮU
CHÉO
Thâu tóm ngân hàng, nợ xấu và tăng vốn ảo là 3 rủi ro lớn
xuất phát từ sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng.

Có 3 rủi ro lớn xuất phát từ sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng
đã được Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương, nêu ra. Đó là thâu tóm ngân hàng, nợ
xấu và tăng vốn ảo, từ đó dẫn đến rủi ro mang tính hệ thống.
NCĐT đã trao đổi với ông Thành xung quanh vấn đề này.

Có thể hiểu đơn giản về sở hữu chéo như thế nào?

Sở hữu chéo xuất hiện khi một công ty A hay nhà đầu tư A đầu tư
vào công ty B, sau đó công ty B đầu tư lại vào công ty A hoặc cả
công ty A lẫn B đầu tư vào công ty C. Sau đó công ty C đầu tư
ngược trở lại vào công ty A và công ty B. Có thể hiểu đơn giản
như vậy. Trên thực tế, có thể chu trình của sở hữu chéo còn phức
tạp hơn thế nữa.

Theo quy định, một cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều
lệ của một ngân hàng, nhưng thông qua sở hữu chéo, họ vẫn thâu
tóm hoặc gây ảnh hưởng đến ngân hàng. Họ làm được điều này
bằng cách nào?

Họ có thể lách luật, thâu tóm ngân hàng bằng cách sử dụng hình
thức ủy quyền. Tức cá nhân A chỉ được sở hữu không quá 5% vốn
điều lệ của một ngân hàng, nhưng trên thực tế cá nhân này chỉ nắm
2%, còn lại ủy quyền vốn cho nhiều cá nhân hoặc tổ chức khác
không họ hàng gì với cá nhân A để cùng đầu tư vào một ngân
hàng. Vì thế, sở hữu chéo là vấn đề Việt Nam còn rất ít kinh


nghiệm và rất khó kiểm soát.

Ông thấy gì từ các mối quan hệ chằng chịt như vậy?

Điều này cần phải truy lại từ thời kỳ đầu những năm 1990, khi các
ngân hàng thương mại nhà nước đầu tư vào ngân hàng nhỏ để tái
cấu trúc các ngân hàng này.

Lúc đó, chỉ đơn thuần là ngân hàng lớn đầu tư vào ngân hàng nhỏ
chứ chưa lằng nhằng như sau này, khi các doanh nghiệp phi tài
chính đầu tư vào ngân hàng, trở thành những ông chủ ngân hàng
hay chiếm vị trí chi phối trong ngân hàng. Sau đó họ lại đầu tư vào
các ngân hàng khác. Các ngân hàng khác lại có chu trình đầu tư rất
phức tạp, đan chéo nhau như sở hữu chéo đã nói ban đầu. Do đó,
mức độ rủi ro cao hơn trong khi khả năng giám sát của chúng ta lại
không theo kịp tình hình thị trường.

Ông phân tích thế nào về rủi ro khác của sở hữu chéo trong hệ
thống ngân hàng?

Có một đặc điểm chung khi nói đến rủi ro của thị trường tài chính
ngân hàng. Đó là rủi ro mang tính hệ thống, dù rủi ro ấy ban đầu
chỉ xuất phát từ một vài tổ chức riêng lẻ. Vì đó là quan hệ giữa
dòng tiền với nền sản xuất thực, nên sự đổ vỡ của một vài tổ chức
sẽ không chỉ lan tỏa trong hệ thống ngân hàng (do mối quan hệ
lằng nhằng giữa các ngân hàng), mà còn ra cả hệ thống sản xuất
kinh doanh ngoài ngân hàng.

Với rủi ro nợ xấu, sở hữu chéo có mối liên hệ như thế nào?


Nợ xấu là hệ lụy của câu chuyện vừa nêu. Nếu giám sát không chặt
chẽ, dòng tiền có thể chuyển sang cho vay các dự án sân sau của
chính những người chi phối hoặc làm chủ ngân hàng. Việc nguồn
lực phân bổ không được đánh giá, giám sát đầy đủ sẽ dễ gây ra nợ
xấu. Khi đã xuất hiện nợ xấu, việc xử lý sẽ khó khăn hơn nhiều, do
mối quan hệ lằng nhằng của sở hữu chéo.



Các ngân hàng cũng có thể đầu tư chéo vào nhau, nắm cổ phần
của nhau, qua đó giúp nhau nâng vốn điều lệ một cách nhanh
chóng?

Điều này có thể đã xảy ra ở Việt Nam nếu quan sát 2 điểm. Thứ
nhất là những vụ việc gần đây và dòng tiền đầu tư của các ngân
hàng thương mại. Thứ hai là trong thời gian quá ngắn, họ lại có
được số vốn rất lớn để tăng vốn điều lệ. Đây là vốn sở hữu của
ngân hàng. Điều đó cho thấy vốn ảo là có thực trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam.

Điều này nguy hiểm ở chỗ, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá
rủi ro của hệ thống ngân hàng, vì có rất nhiều chỉ số dựa trên số
vốn sở hữu mà ngân hàng đang nắm, trong khi vốn đó là vốn ảo.
Các chỉ số không chính xác sẽ dẫn đến những sai lệch, cả về quản
trị ngân hàng lẫn giám sát hệ thống tài chính.

Về phía người gửi tiền hay doanh nghiệp giao dịch với ngân
hàng, sở hữu chéo tác động như thế nào đến họ?



Chắc chắn là có rủi ro, vì sở hữu chéo giảm tính minh bạch, giảm
khả năng giám sát và tăng khả năng đổ vỡ của một định chế tài
chính. Khi đó người gửi tiền sẽ chịu thiệt hại.

Kinh nghiệm của các nước vào những thời điểm khủng hoảng, cần
cải tổ hệ thống tài chính cho thấy, họ đều nâng mạnh số tiền bảo
hiểm, thậm chí bảo hiểm 100% giá trị khoản tiền gửi. Điều này là
để có được sự ổn định trong quá trình tái cấu trúc hay cải cách để
làm lành mạnh hệ thống ngân hàng. Ở nhiều nước trong giai đoạn
khủng hoảng 2008-2009, bảo hiểm tiền gửi đã giúp tránh được tình
trạng người dân quá lo lắng, ồ ạt đến ngân hàng rút tiền.

Như vậy, trong điều kiện bình thường, cần phải có một tỉ lệ bảo
hiểm tiền gửi nhất định, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng, nếu một
ngân hàng làm ăn kém thì ngân hàng đó phải chấp nhận phá sản.
Còn trong khủng hoảng mà cần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, có
thể buộc phải chấp nhận mức bảo hiểm tiền gửi rất cao, thậm chí là
100% giá trị khoản tiền gửi.

Có vẻ như sở hữu chéo toàn mang lại rủi ro?

Nếu sở hữu chéo nằm trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực,
hoạt động phi tài chính, trong một chừng mực nhất định nào đó,
nếu năng lực tài chính và quản trị của doanh nghiệp tốt thì sở hữu
chéo có thể tạo ra những lợi thế nhất định trong kinh doanh. Ví dụ
như lợi thế quy mô, lợi thế kiểm soát chuỗi giá trị.
Thế nhưng, nếu sở hữu chéo gắn với khu vực tài chính - ngân hàng
thì rủi ro sẽ rất cao. Nói chung, các nhà kinh tế đều rất e ngại với
chuyện không tạo ra một bức tường lửa giữa ngân hàng đầu tư và
ngân hàng thương mại. Bởi lẽ, bản chất sở hữu chéo là các dòng

vốn đầu tư lẫn nhau mà lại chịu sự chi phối của một người hay một
nhóm người nhất định.

×