Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tín dụng đen cũng sợ nợ xấu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.88 KB, 5 trang )

Tín dụng đen cũng sợ nợ
xấu
Lãi suất tín dụng đen giảm khoảng 1-2% một tháng so với trước,
song không dễ vay. Một số chủ cho vay nặng lãi đặt ra những tiêu
chí với khách hàng không khác gì tín dụng ở nhà băng.



Gọi đến số điện thoại của đường dây cho vay nóng để vay 200
triệu đồng, chị Loan (Mỹ Đình, Hà Nội) bị một người tự xưng là
chủ chất vấn không khác gì cán bộ ngân hàng: Làm ở đâu, địa chỉ
nhà, thu nhập hàng tháng, vay tiền làm gì, đầu tư vào đâu, tài sản
thế chấp Cuối cùng, sau một hồi hỏi vòng vo, người này đã từ
chối cho vay với lý do chị không đủ điều kiện.

Làm kinh doanh lâu năm quen đi vay nóng, nên chị Loan biết
thường chỉ cần nói số tiền vay và có tài sản thế chấp là bên kia sẽ
thỏa thuận lãi suất, kiểm tra tài sản, viết biên nhận, sau đó giao
tiền. Nhưng sau cuộc gọi trên, chị bất ngờ vì lãi suất có giảm so
với trước, nhưng vay vốn bên ngoài cũng khó không khác gì vay
tại nhà băng.

Tại một số đường dây vay nóng được quảng cáo trên mạng và tiệm
cầm đồ, lãi vay đã giảm 1-2% so với trước, nhưng thủ tục lại khắt
khe hơn. Một số điểm cho vay nóng ở Hà Nội đang báo lãi suất 2,5
- 3% một tháng, thấp hơn so với mức 4-5% cuối năm 2011.

Chị Yến, một người chuyên cho vay nóng tại Hà Nội cho biết, thời
gian này, lãi suất vẫn giảm dù nguồn tiền khan hiếm. Mức lãi ngày
đang là 4.000 - 5.000 đồng một triệu một ngày, giảm 1.000 - 2.000
đồng so với trước, còn lãi tháng giảm 1- 2%, phổ biến hiện nay


khoảng 3%. Nhận cả môi giới tín dụng ngân hàng và "chợ đen",
chị Yến cho hay, lượng vay nóng vẫn nhiều hơn vì nhiều trường
hợp không đủ điều kiện để nhà băng giải ngân.

Bản thân những người cho vay nóng trên thị trường tín dụng đen
cũng khắt khe hơn trong lựa khách. Chị Yến cho biết, trước chỉ cần
khách có tài sản cầm cố như sổ đỏ nhà đất, chứng minh nhân dân
là vay được tiền. Thậm chí, nhiều trường hợp còn được ưu tiên trả
lãi cuối kỳ. Nhưng hiện tại, ngoài kiểm tra kỹ giấy tờ, người đi
vay, ngay cả khách quen còn phải đóng lãi đầu kỳ.

Hiện nay con nợ sẽ phải trả lãi một tháng một thay vì vay ngày
nào, trả ngày đó như trước. Với số tiền 500 triệu đồng lãi suất
4.000 đồng, mỗi ngày, tiền lãi phải trả là 2 triệu đồng. Người đi
vay phải đóng lãi 1 tháng, tương đương 60 triệu đồng. Nếu thời
hạn vay khoảng 10 ngày trở lên, có thể khoản lãi còn lại sẽ được
hoàn trả, nhưng dưới 10 ngày, phải xem xét. Điều này phụ thuộc
vào thỏa thuận ban đầu giữa người đi vay và người cho vay, chị
Yến tiết lộ.
Tại một số huyện ngoại thành Hà Nội - nơi trước kia hoạt động cho
vay nặng lãi, tín dụng đen nở rộ, thời gian này cũng đã có phần
trầm lắng hơn. Lãi suất tín dụng đen giảm đi đáng kể. Chị Hồng,
một trùm cho vay nặng lãi tại Đan Phượng (Hà Nội) thông tin, hiện
lãi suất cho vay tính là 2,5 - 3% một tháng (trước phổ biến 3 - 4%).
Lãi suất huy động vốn cũng dao động khoảng 1.700 đồng một triệu
một ngày. Rất ít người dám gom vốn với lãi suất 2.000- 2.500
đồng một triệu một ngày như trước.

Thay vì cho vay ồ ạt, các trùm tín dụng đen chỉ dám tìm khách
quen để "chọn mặt gửi tiền". Chị Hồng kể, hiện tại, các khoản siêu

lãi suất 10.000 đồng một triệu một ngày không có, vì cho các đối
tượng này vay dễ rủi ro. Tại địa phương chị, vụ vỡ nợ của cặp vợ
chồng chủ tiệm vàng Quang Quyên tháng 9/2011 kéo theo hàng
loạt "chân rết" sụp đổ, các trùm tín dụng đen vì thế giảm đi gần
một nửa.

Chị nói thêm, một số "chân rết" đang ôm nợ cả tỷ đồng phải bỏ
trốn, nên những người còn lại đều cẩn trọng hơn khi cho vay. Mặt
khác, trước kia cho vay, nếu không đòi được gốc và lãi, chủ nợ
thường siết đất, sổ đỏ. Nhưng giờ giá đất xuống thấp, nên các
"trùm" cho vay cũng không hào hứng.

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
nhận định, tín dụng đen vẫn song song tồn tại với ngân hàng là do
thị trường chính thức không đáp ứng đủ vốn cho sản xuất, kinh
doanh, và nhu cầu của người dân. Lãi suất tín dụng đen hạ nhiệt,
theo ông, có khả năng do tác động từ thị trường chính thức. Hiện
nay, thanh khoản của một số ngân hàng khá dồi dào, vốn tăng,
cung cầu vốn được cải thiện nên thị trường đen cũng vì thế mà
trầm lại, ông nói.

Về hiện tượng tín dụng đen sợ nợ xấu, chuyên gia này nhận xét,
ngay cả các trùm cho vay nặng lãi cũng sợ vỡ nợ, mất vốn. "Điểm
tốt là hạn chế được rủi ro, tổn thất cho xã hội. Song cũng sẽ có một
lượng vốn nhàn rỗi nằm im, không thoát ra được để phục vụ nhu
cầu thực", ông nói.


×