Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tác động của tín dụng đến tăng trưởng và lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.97 KB, 2 trang )

Tác động của tín dụng đến tăng trưởng và lạm phát
Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chứng minh rằng trong dài hạn, GDP thực tăng trưởng
như là kết quả của các nhân tố bên cung trong nền kinh tế, như tiến bộ kỹ thuật, tích lũy vốn, và
mức độ và chất lượng của lực lượng lao động. Một số chính sách của chính phủ có thể ảnh
hưởng đến các nhân tố bên cung này, nhưng CSTT nói chung không thể tác động trực tiếp đến
các yếu tố bên cung được ( có tác động gián tiếp chút ít đến bên cung), ít nhất là không làm
tăng khuynh hướng tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, những thay đổi của CSTT có ảnh
hưởng đến hoạt động kinh tế trong ngắn hạn. Chính vì vậy ở hầu hết các nước, nhất là các
nước phát triển sử dụng CSTT với mục tiêu duy nhất là để ổn định giá cả, và qua ổn định giá cả
sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Hơn nữa, mức độ tăng, giảm tín dụng là sự biểu hiện chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt
chặt. Sự gia tăng tín dụng sẽ có tác động làm tăng cung tiền, qua đó tác động đến lạm phát.
ảnh hưởng của tín dụng đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế sẽ không giống nhau giữa các
quốc gia, và trong mỗi giai đoạn phát triển của thị trường tiền tệ thì mức tác động của tín dụng
đến nền kinh tế trong cùng một quốc gia cũng không giống nhau. Tuy nhiên, sự tác động của
CSTT đến lạm phát và tăng trưởng qua các kênh ( tín dụng, lãi suất , giá tài sản tài chính, tỷ
giá) luôn phải có độ trễ nhất định. Kinh nghiệm thực tế đã chứng minh rằng, trung bình mất
khoảng một năm ở Anh và trong các nền kinh tế công nghiệp khác sự thay đổi CSTT có tác
động tối đa đến cầu và sản xuất, và nó mất thêm một năm nữa đối với những thay đổi cầu và
sản xuất có tác động đầy đủ nhất đến tỷ lệ lạm phát. Như vậy, CSTT của Anh và các nước
công nghiệp phát triển phải sau 2 năm mới tác động đến lạm phát.
Từ vấn đề lý thuyết và thực tiễn các nước, cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò của CSTT nói
chung và tín dụng nói riêng đối với tăng trưởng kinh tế và lạm phát, để từ đó có những nhận
định và giải pháp phù hợp hơn.
Đối với trường hợp của Việt Nam, trong ngắn hạn tín dụng cũng có vai trò nhất định đối với
tăng trưởng kinh tế, nhưng ảnh hưởng của tín dụng đối với lạm phát là lớn hơn. Một số nghiên
cứu gần đây về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế và ảnh hưởng của nó đến
CPI , cũng đã đưa ra kết luận rằng: Giả định những nhân tố khác không thay đổi, thì trong giai
đoạn 1990-1999 58,5% thay đổi trong sản lượng là do sự thay đổi thay đổi của các cú sốc tín
dụng, còn trong giai đoạn 2000-2005 là 38,8% thay đổi trong sản lượng là do thay đổi của các
cú sốc tín dụng với độ trễ 6 tháng ( Việt Hà 2006). Nghiên cứu này chỉ ra rằng, cũng với sự phát


triển của thị trường vốn, sự giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng thì vai trò của tín dụng
ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế sẽ giảm dần. Mặt khác, theo kết quả của mô hình SVAR
đánh giá tác động của cú sốc tín dụng đến sản lượng , lạm phát cho thấy, tín dụng tăng 1,6%
sẽ làm tăng mức sản lượng là 0,24% , lạm phát là 0,35% với độ chễ là 24 tháng (Việt Hà 2006).
Như vậy, có thể thấy vai trò của tín dụng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vẫn quan
trọng, nhưng đang có xu hướng giảm dần và ảnh hưởng của tín dụng đến lạm phát là lớn hơn
đến tăng trưởng.
Tín dụng tác động đến lạm phát cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứu tác động
của tín dụng đến CPI cuả Việt nam từ năm 1990-2005 tác động của tín dụng đến CPI nhạy cảm
hơn tác động M2 đến lạm phát, vì M2 của Việt nam ngoài việc chịu tác động của MB, còn chịu
tác động của việc tăng tiền gửi ngoại tệ của dân chúng và vòng quay tiền tệ không ổn định.
Theo kết quả của mô hình cấu trúc với 45 quan sát ( đã có sự điều chỉnh mùa vụ trong cả 2
biến CPI và tín dụng) từ năm 2000 đến 2005 về mối quan hệ giữa tín dụng và CPI cho thấy, khi
tín dụng tăng 1% (các nhân tố khác tác động đến CPI là không đổi) thì sẽ làm tăng 0,1% CPI
với độ trễ 14 tháng ( khả năng giải thích của mô hình là 93%).
Kết quả nghiên cưu trên có thể là một trong những cở sở để xem xét, đánh giá mức độ tăng
trưởng tín dụng 6 tháng qua có đáng lo ngại hay không và lựa chọn việc sử dụng công cụ tín
dụng cho tăng trưởng kinh tế hay kiểm soát lạm phát ?. Để có thêm thông tin nhận định thì việc
phân tích thực trạng tăng trưởng tín dung 6 tháng đầu năm là rất cần thiết.
Phân tích tăng trưởng tín dụng 6 tháng qua cho thấy: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đến thời
điểm 31/6/2006 bình quân khoảng 17% so với cùng kỳ, so với 31/12/2005 là gần 7%. Nếu cộng
cả khoản đầu tư của các TCTD vào trái phiếu của các doanh nghiệp ( thực chất là NH cho các
doanh nghiệp vay, nhưng không được phân tổ vào dư nợ cho vay nên kinh tế )và trái phiếu Quĩ
hỗ trợ đầu tư mức tăng trưởng tín dụng khoảng 7,5%. Bên cạnh đó, cam kết bảo lãnh đối với
các khách hàng của TCTD tăng tương đối cao trong 6 tháng đầu năm, nhất là cam kết bảo lãnh
L/C trả chậm, tạo cơ hội cho các tổ chức kinh tế sử dụng nguồn vốn nước ngoài cho phát triển
sản suất. Hơn nữa, mức độ phát triển của thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm nhanh hơn
mức dự đoán ( chỉ trong 6 tháng đầu năm đấu giá cổ phiếu trên thị trường sơ cấp đã thu được
số tiền khoảng 3.200 tỷ), cùng với các luồng vốn FDI ( số vốn thực hiện tăng 17% so với cùng
kỳ), vay trung dài hạn nước ngoài( vay ODA, vay thương mại) cũng tăng đáng kể (79%) so với

cùng kỳ .. đã giảm sức ép vốn vay ngân hàng, tạo điều kiện cho các NH mở rộng các tiện ích
ngân hàng khác, không quá phụ thuộc vào đầu tư tín dụng và có điều kiện chuyển dịch cơ cấu
đầu tư , nâng cao chất lượng tín dụng nhằm tăng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh trong
xu thế hội nhập. Điều này, cũng phản ánh sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư phát triển
theo chiều hướng tích cực và đúng với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ là
phát huy nội lực nhưng cũng tranh thủ tối đa nguồn vốn bên ngoài.
Thêm vào đó, sức ép tăng chỉ số giá tiêu dùng đến nay vẫn còn lớn, tính đến thời điểm
tháng 7/2006 chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,4% so với thàng 12/2005 và CPI bình quân 7 tháng là
7,84% thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng cao hơn mục tiêu đề ra. Để tăng trưởng kinh tế bền
vững, kiểm soát lạm phát ở mức sát mục tiêu và ổn định là rất cần thiết. Vì vậy, trong bối cảnh
hiện nay, khi mà CPI còn chưa ổn định, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, CSTT hướng vào mục
tiêu kiểm soát lạm phát sẽ hữu hiệu hơn là thông qua tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Hạ thấp mức lạm phát và duy trì ổn định là điều kiện quan trọng
để ổn định lãi suất thị trường ở mức thấp, qua đó kích thích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng.
Từ những phân tích và nhận định trên có thể thấy tăng trưởng tín dụng ở mức bình quân
17% trong 6 tháng qua là không đáng lo ngại đến tăng trưởng kinh tế và phù hợp với mục tiêu
kiểm soát lạm phát, khi mà vẫn còn nhiều sức ép tăng giá (giá cả chưa ổn định)./.
ThS. Nguyễn thị Kim Thanh

×