Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bệnh viêm khớp nguyên nhân, điều trị ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.05 KB, 7 trang )





Bệnh viêm khớp -
nguyên nhân, điều trị
Viêm khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng
viêm. Viêm khớp thông thường được hiểu là viêm một hay nhiều khớp.
Viêm khớp thường có kèm triệu chứng đau khớp.

Có nhiều dạng viêm khớp khác nhau (trên 100 dạng). Các dạng viêm khớp
có thể có liên quan đến hiện tượng "mòn và rách" sụn khớp (viêm xương
khớp) hoặc hiện tượng đáp ứng miễn dịch quá mức (viêm khớp dạng thấp).
Nguyên nhân

Ảnh minh họa.
Các nguyên nhân bao gồm:
- Chấn thương (dẫn đến viêm xương khớp)
- Bất thường về chuyển hóa (Bệnh gout, giả gout)
- Di truyền, nhiễm trùng, hoặc không rõ nguyên nhân (bệnh viêm khớp dạng
thấp, bệnh lupus ban đỏ thệ thống)
Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm khớp thường là sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp.
Các triệu chứng của viêm khớp thường là sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp.
Nhiều dạng của viêm khớp thuộc bệnh lý thấp có thể ảnh hưởng đến các cơ
quan khác không có liên quan trực tiếp đến khớp. Do đó ở một số dạng viêm
khớp có thể có sốt, sụt cân, mệt, và thậm chí xuất hiện các triệu chứng ở
phổi, tim hay thận.
Điều trị


Người bị viêm khớp cần được nghỉ ngơi hợp lí.
Việc điều trị viêm khớp tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây nên viêm
khớp, độ nặng và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Tuổi tác và
nghề nghiệp cũng là những khía cạnh cần được xem xét để bác sĩ có thể đưa
ra những kế hoạch điều trị phù hợp.
Có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm xương khớp và các dạng
viêm khớp mạn tính khác mà không cần dùng thuốc. Thực tế, việc thay đổi
lối sống mà không cần dùng thuốc là phương pháp điều trị được ưa chuộng
đối với bệnh viêm xương khớp và các dạng viêm khớp khác. Khi cần thiết
thì có thể sử dụng thuốc cùng với việc thay đổi lối sống.
Tập thể dục: Đối với viêm khớp thì tập thể dục là cần thiết để duy trì khớp
khỏe mạnh, giảm đau, giảm hiện tượng cứng khớp, cải thiện sức mạnh của
cơ và xương. Mỗi cá nhân cần được thiết kế chương trình tập riêng bởi bác
sĩ vật lý trị liệu, bao gồm: các bài tập vận động về độ mềm dẻo, tăng trương
lực cơ, các bài tập về sức bền. Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể áp dụng
những liệu pháp nóng, lạnh khi cần thiết và có thể cố định bạn bằng những
thanh nẹp hay các thiết bị chỉnh hình khác để giúp nâng đỡ và điều chỉnh
khớp. Điều này đặc biệt cần thiết đối với viêm khớp dạng thấp. Các nhà vật
lý trị liệu cũng có thể áp dụng các liệu pháp bằng nước, mát-xa bằng nước
đá, hoặc kích thích các dây thần kinh qua da.
Nghỉ ngơi: cũng quan trọng như tập thể dục. Nên ngủ 8 - 10 tiếng mỗi đêm
và ngủ trưa.
Uống glucosamine và chondroitin: Đây là những chất giúp tạo sụn khớp,
một lớp chất đệm của mặt khớp. Những chất này an toàn và có thể sử dụng
thử. Nhiều bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng của họ được cải thiện.

Người bệnh cũng cần có một chế độ ăn nhiều vitamin và khoáng chất.
Ăn chế độ ăn nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là những chất chống
ôxy hóa như vitamin E. Các chất này có trong rau và trái cây.
Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ : Các dạng viêm khớp khác nhau

do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ có những cách thức điều trị riêng biệt.
Do đó không được tự ý dùng thuốc mà phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tiêm vào trong khớp một loại dịch khớp nhân tạo giúp trì hoãn nhu cầu phẩu
thuật ít nhất là tạm thời và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân viêm khớp.
Trong một số trường hợp, việc tiến hành phẫu thuật để tái tạo hoặc thay thế
khớp mới có thể giúp bệnh nhân duy trì cuộc sống bình thường hơn.

×