Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh viêm nang lông pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.77 KB, 5 trang )





Bệnh viêm nang lông
Viêm nang lông, hay còn được gọi là dầy sừng ở nang lông, là tình trạng khi
lớ sừng trên da quá dầy, khiến lông không thể đâm xuyên qua được. Việc
này sẽ khiến các sợi lông mọc ngược vào trong và cuộn lại trong nang lông
gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này để lâu sẽ khiến lỗ chân lông chở
nên chật chội, ngứa ngáy, mẩn đỏ và gây ra sẹo hoặc các vết thâm. Thậm
chí, trong một số trường hợp, viêm nang lông có thể phát triển thành nhọt,
cụm nhọt, đinh râu…

Nguyên nhân
Viêm nang lông thường do nhiễm khuẩn tại nang lông hoặc chân tóc, thường
do vi khuẩn gây ra (cũng có thể do nấm nhưng rất hiếm). Những nguyên
nhân gây viêm nang lông thông thường nhất: Sự cọ xát với quần áo hoặc
tăng tiết mồ hôi quá mức; tổn thương trên da do trầy xước hoặc mổ xẻ; dính
hóa chất Những người dễ bị viêm nang lông thường là người bị suy yếu hệ
miễn dịch như tiểu đường, suy thận, hoại huyết, ghép bộ phận; da bị tổn
thương sẵn; dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc bôi ngoài da loại
corticosteroid; béo phì; sinh sống tại những vùng khí hậu nóng và ẩm.
Triệu chứng

Ảnh minh họa.
Tổn thương giống mụn ở lưng và da đầu thường gặp trong bệnh lý viêm
nang lông. Đây là tình trạng viêm khu trú ở nang lông do nhiễm trùng, kích
thích hóa học (dầu máy), hoặc tổn thương vật lý (cọ sát do đội nón hoặc mặc
quần áo chật). Bệnh thường gây ngứa, tái phát từng đợt và lành không để
sẹo.
Điều trị


Đối với các trường hợp viêm nang lông nhẹ, chỉ cần giữ sạch vùng da bị
viêm, đắp ấm, dùng xà phòng diệt khuẩn vệ sinh da, bôi thuốc kháng sinh
theo chỉ định của bác sĩ bệnh sẽ khỏi.

Các trường hợp viêm nang lông nặng có thể được điều trị bằng ánh sáng. -
Ảnh minh họa.

Đối với các trường hợp viêm nặng, da có biểu hiện bị nhiễm trùng, có mủ,
các nốt viêm tái phát nhiều lần… Cần phải đi khám tại các cơ sở chuyên
khoa để có các điều trị phù hợp. Hiện tại, các trường hợp viêm nang lông
nặng có thể được điều trị bằng ánh sáng, rất có hiệu quả và việc điều trị
không quá phức tạp.
Phòng bệnh
Giữ vệ sinh thân thể; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, không nên thay
đổi dầu, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn như
xà bông chứa hắc ín (Polytar) hoặc lưu huỳnh (SAStid)…
Không nên đội nón chặt, mặc áo quần chật trong thời gian dài.
Hạn chế ăn đồ ngọt, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×