Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Điều trị viêm nang lông. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.19 KB, 5 trang )

Điều trị viêm nang lông.


Bệnh viêm nang lông là bệnh ngoài da, có các biểu hiện như sau: Trên
vùng da, đặc biệt là da đầu, mặt, lưng, đùi, cánh tay xuất hiện nhiều nốt sần
nhỏ, có màu đỏ và gây ngứa ở vùng nang lông.


Nguyên nhân gây bệnh có thể là do lớp sừng quá dày, lông chân quá yếu
và mảnh, cạo, nhổ không đúng khiến vùng da tại đó bị tổn thương; do bẩm sinh và
di truyền dị ứng hoặc nhiễm khuẩn da

Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát
triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu. Đây là bệnh dễ chữa trị và khỏi rất
nhanh nếu dùng thuốc thích hợp.


Bên cạnh đó, bạn phải giữ vệ sinh da sạch sẽ, tắm rửa hằng ngày, không
mặc quần áo ẩm ướt, nên mặc quần áo thoáng mát, vải dễ hút mồ hôi, nhất là trong
mùa nắng nóng. Người hay bị viêm nang lông nên hạn chế ăn ngọt và nên ăn nhiều
rau, uống nhiều nước.
Tổn thương giống mụn ở lưng và da đầu thường gặp trong bệnh lý viêm
nang lông. Đây là tình trạng viêm khu trú ở nang lông do nhiễm trùng, kích thích
hóa học (dầu máy), hoặc tổn thương vật lý (cọ sát do đội nón hoặc mặc quần áo
chật).
Bệnh thường gây ngứa, tái phát từng đợt và lành không để sẹo.
Để điều trị bệnh thì bạn nên tắm bằng xà bông sát khuẩn hoặc thuốc tím
pha loãng thành màu hồng nhạt; thoa các thuốc màu sát trùng (Eosin 2%, Milian,
Castellani) hoặc mỡ kháng sinh như fucidic acid (Fucidin®), mupirocin
(Bactroban®). Nếu sau 7-10 ngày mà tổn thương vẫn không giảm thì chúng ta nên
đến bác sĩ chuyên khoa da để được điều trị bằng thuốc uống thích hợp như kháng


sinh, vitamin A acid, thuốc giảm ngứa…

Đối với tình trạng của bạn thì việc phòng bệnh tái phát là rất quan trọng. Để
phòng bệnh chúng ta nên thực hiện những việc sau:
- Giữ vệ sinh thân thể; gội hoặc tắm bằng loại dầu thích hợp, không nên
thay đổi dầu, nếu da nhờn nhiều thì có thể dùng các loại xà bông giảm nhờn như
xà bông chứa hắc ín (Polytar) hoặc lưu huỳnh (SAStid)…
- Không nên đội nón chặt, mặc áo quần chật.
- Hạn chế ăn ngọt, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước.
- Bỏ các thói quen xấu như ngoáy mũi, tai mà không rửa tay ngay bằng xà
bông.
Để điều trị hiệu quả, bạn nên đi khám và điều trị tại Viện Da liễu Trung
ương. Bạn không nên tự ý uống thuốc hay mua các loại thuốc về bôi khi chưa có
chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra tái khám là việc cần thiết để đảm bảo cho việc điều
trị bệnh dứt điểm.

×