Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thâu tóm qua ngân hàng: Tại sao không? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.65 KB, 6 trang )

Thâu tóm qua ngân hàng: Tại sao
không?
Con đường thâu tóm doanh nghiệp đôi khi không phải là
đường thẳng.

Thay vì tiếp cận đối tượng mình muốn thâu tóm để đặt vấn đề,
công ty đi thâu tóm có thể thông qua bên thứ ba. Hình thức thâu
tóm này đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Cuối
tháng 10.2011, Vinacafé Biên Hòa cho biết thay đổi cổ đông lớn,
đánh dấu thời điểm Masan hoàn tất việc mua 50,11% cổ phần của
công ty này. Tuy nhiên, việc Masan tham gia điều hành Vinacafé
Biên Hòa đã được đặt nền móng từ 2 năm trước đó. Bên thứ ba
giúp Masan thực hiện được ý định trên là Công ty Chứng khoán
Bản Việt. Đơn vị này đã mua gom cổ phiếu của Vinacafé Biên
Hòa, rồi bán lại cho Masan.

Cũng là chiến lược mua gom trong thời gian dài, nhưng quá trình
thâu tóm Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB) lại
lại được tiến hành bởi một nhóm nhà đầu tư thông qua bên thứ ba
là Ngân hàng Eximbank. Cuối tháng 2 vừa qua, mặc dù chỉ nắm
khoảng 10% cổ phần STB
, nhưng Eximbank tuyên bố đại diện cho 51% cổ phần và yêu cầu
bầu lại Hội đồng Quản trị STB
. Sau đó, kể từ ngày 12.4.2012, các cá nhân và tổ chức có liên quan
đến Chủ tịch Hội đồng Quản trị đương nhiệm của STB
đã đồng loạt bán ra cổ phiếu STB
. Sự việc đã ngã ngũ.

Trong những vụ thâu tóm kể trên, bên thứ ba xuất hiện với vai trò
xúc tác đẩy nhanh quá trình mua bán, hoặc cũng có thể là công cụ
được người đi thâu tóm sử dụng để đánh vào đối tượng thâu tóm.


Một điều đáng chú ý, bên thứ ba đó có thể là ngân hàng.

Khi nợ trở thành vốn

Do tình hình kinh tế khó khăn, doanh thu tại nhiều doanh nghiệp
đã bị sụt giảm. Tuy nhiên, họ vẫn phải thanh toán chi phí hoạt
động và các khoản phải trả đến hạn. Không ít doanh nghiệp đã mất
cân đối nguồn tài chính, dẫn đến không thanh toán được nợ ngân
hàng.

Là chủ nợ, tiếng nói của ngân hàng rất có trọng lượng. Tiếng nói
này lớn đến đâu còn tùy thuộc vào mức độ ràng buộc của doanh
nghiệp đối với khoản nợ. Thông thường, doanh nghiệp không chỉ
có một chủ nợ mà là nhiều chủ nợ. Đối với mỗi khoản vay, doanh
nghiệp sẽ có những cam kết đảm bảo khác nhau với thứ tự ưu tiên
trả nợ khác nhau. Ngân hàng cho vay luôn muốn mình được ưu
tiên trước hết. Hiện nay, việc ngân hàng cho vay với điều khoản
rằng nợ sẽ được chuyển thành vốn góp trong một số trường hợp
nhất định là khá phổ biến. Đây là một cách để ngân hàng tự bảo vệ
mình.

Hành động này của ngân hàng lại tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp.
Đó là doanh nghiệp đang có rắc rối tài chính rất dễ trở thành đối
tượng bị thâu tóm. Bởi lẽ, không giống các trường hợp thâu tóm
theo kiểu thuận mua vừa bán, những doanh nghiệp bị dồn vào
đường cùng rất ít có khả năng mặc cả và thường bị mua với giá
thấp hoặc kèm theo các điều khoản bất lợi cho chủ doanh nghiệp.
Chẳng hạn, nhà đầu tư mới chỉ chiếm 20% vốn cổ phần nhưng có
quyền đề cử, miễn nhiệm ban giám đốc, hạn chế việc thay đổi một
số điều trong điều lệ của công ty.


Đó là điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư có tiền và có ý định thâu
tóm. Nhìn lại, ngân hàng đưa ra điều khoản chuyển nợ thành vốn
chỉ vì họ thấy có khả năng kinh doanh phần vốn này của công ty.
Nếu một doanh nghiệp khác đưa ra mức giá hợp lý cho phần vốn
này, ngân hàng có thể sẽ bán để thu tiền về. Như vậy, doanh
nghiệp càng khó chống đỡ.

Những nghi vấn xung quanh vụ Công ty Thủy sản Bình An
(Bianfishco) cũng xuất phát từ điểm này. Đầu năm 2012, khi
Bianfishco vỡ nợ, nhiều người đã đặt câu hỏi về vai trò của những
chủ nợ, mà ở đây là ngân hàng. Khi cho Bianfishco vay, không biết
các ngân hàng có đặt vấn đề Công ty sẽ quản trị tài chính như thế
nào khi có đến 10 chủ nợ và thực hiện các dự án khó khả thi như
nước uống Collagen.

Thậm chí có người cho rằng, ngân hàng đứng đằng sau sự suy kiệt
của Bianfishco. Trong cơ cấu cổ đông của Bianfishco, Habubank
chiếm 10%. Ngân hàng này cũng đã cho Bianfishco vay khoảng 64
tỉ đồng. Khi Bianfishco bị vỡ nợ, có thông tin một đối tác Đan
Mạch muốn mua lại Công ty. Cùng thời gian đó, có tin đồn đối tác
nước ngoài này đã tiếp xúc với Habubank từ trước khi chuyện vỡ
nợ được công bố.

Đích ngắm bất động sản

Tài sản ngân hàng chuộng nắm giữ vẫn là bất động sản hoặc cổ
phần tại những công ty bất động sản có quỹ đất tốt. Đầu tháng 2
vừa qua, Ngân hàng HSBC tại Philippines đã đồng ý bán toàn bộ
34% cổ phần tại Tập đoàn Ortigas cho Tập đoàn SM. SM là nhà

điều hành trung tâm thương mại lớn nhất tại quốc gia này, với 43
trung tâm mua sắm trên diện tích 4,5 triệu m2 tại các vị trí đắt đỏ ở
Philippines. Trong khi đó, Ortigas lại có quỹ đất 50 ha tại trung
tâm thủ đô Manila. Ông chủ của Tập đoàn SM, Henry Sy cho biết
đang thương lượng mua lại khoảng 60% cổ phần Ortigas với giá 1
tỉ USD. Ông đã theo đuổi thương vụ này từ cách đây vài năm và
một trong những việc ông phải làm là thuyết phục HSBC, cổ đông
lớn nhất của Ortigas, đồng ý bán.

Rõ ràng, đối với các ngân hàng, việc nắm giữ bất động sản luôn có
sức hấp dẫn của nó. Trên thực tế, nắm giữ bất động sản không khó,
không đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao. Bất động sản chỉ cần
người quản lý và ngân hàng có thể thuê. Về lâu về dài, giá đất
không bao giờ đi xuống. Nếu trường vốn, ngân hàng có thể đợi đến
khi có người đưa ra mức giá vừa ý để bán. Hơn nữa, hầu hết các
ngân hàng tại Việt Nam đều có công ty bất động sản riêng và các
công ty này có thể đảm nhận phần việc trên.

Hiện nay, tình hình nợ xấu trong nước, nhất là nợ liên quan đến bất
động sản, vẫn chưa bớt căng thẳng. Mặc dù dư nợ trực tiếp cho vay
bất động sản chỉ dưới 10%, nhưng có đến 60% dư nợ được đảm
bảo bằng bất động sản. Nợ xấu tăng đồng nghĩa có rất nhiều bất
động sản sẽ bị ngân hàng xiết nợ. Doanh nghiệp vì khó khăn nên
cũng sẵn sàng bán lỗ dự án.

×