Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.2 KB, 4 trang )
Cây nhàu – Vị thuốc đa
năng
- Cây nhàu còn gọi là cây ngao hoặc nhàu rừng, nhàu núi (Morinda citrifolia L.).
Bộ phận để làm thuốc là vỏ cây, rễ, lá, quả. Các vị thuốc này sau khi thu hái đem
phơi khô hoặc sấy khô là được. Vỏ rễ nhàu chứa moridon, acid rubicloric, alizarin
α – methyl ether và một số dẫn chất của hợp chất anthraquinon có tác dụng hạ
huyết áp mạnh và kéo dài. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế nhẹ đối với hệ thần
kinh trung ương.
Dịch quả nhàu chứa chất damnacanthal có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào ung
thư do làm giảm lượng máu tới khối u, dịch chiết quả nhàu làm giảm sự tiết dịch
của niêm mạc dạ dày, tá tràng, rất tốt cho trường hợp viêm dạ dày thể đa toan hoặc
trường hợp trào ngược dịch dạ dày, viêm phế quản, hen suyễn, các bệnh tự miễn:
viêm khớp dạng thấp, vảy nến, tiểu đường týp 2, bệnh luput ban đỏ, bệnh nhiễm
khuẩn, viêm gan mạn tính… Lá nhàu có iridoid glycosid, có hoạt tính quan trọng
trong cơ chế bệnh sinh của bệnh ung thư. Cao lỏng rễ nhàu có tác dụng giảm đau,
chống viêm, tác dụng hạ đường huyết.
Theo YHCT, quả nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, có công năng
nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết. Được dùng trị táo bón, tiểu tiện không
thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng
cho cơ thể. Rễ nhàu vị chát, tính bình, quy vào kinh thận, đại tràng, với công năng
trừ phong thấp, nhuận tràng, bình can, giáng nghịch, dùng trị đau nhức xương
khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh yếu mệt, tăng cường miễn dịch
và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nhàu được dùng làm thuốc trị các chứng bệnh:
Trị tăng huyết áp: Rễ nhàu rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô, thái nhỏ, hãm hoặc
sắc 10 – 20g mỗi ngày; nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cho kết quả tốt