Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Luận văn: Phân tích chuỗi giá trị bưởi ở Vĩnh Long pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.08 KB, 22 trang )

Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
Luận văn
Phân tích chuỗi giá trị bưởi ở Vĩnh
Long
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
Mục lục
Luận văn 1
Phân tích chuỗi giá trị bưởi ở Vĩnh Long 1
Mục lục 2
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài “Phân tích chuỗi giá trị bưởi ở Vĩnh Long” được thực hiện nhằm
nghiên cứu, phân tích và qua đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh bưởi ở Vĩnh Long. Trước tiên, đề tài sẽ giới thiệu
chung về những loại bưởi ở Vĩnh Long, sau đó đề tài tập trung phân tích thực
trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ của bưởi ở thị trường trong và ngoài
nước. Tiếp theo, đề tài sẽ phân tích thị trường, sử dụng phương pháp so sánh
dựa trên những tiêu chí của công cụ PEST để so sánh về lợi thế kinh doanh và
sử dụng SWOT để phân tích sản phẩm về yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài
cũng như những thách thức và cơ hội. Đồng thời sử dụng công cụ 4P để tiến
hành hoạch định về hoạt động kinh doanh sản phẩm. Từ những bước trên, đưa
ra những giải phát nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh sản phẩm hiệu quả hơn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu nên đất đai màu mỡ, lại đảm
bảo đủ nước ngọt quanh năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là cây ăn trái. Với diện tích vườn cây ăn trái lớn chiếm 47
nghìn ha, bằng 40,1% diện tích gieo trồng nông nghiệp (năm 2010), Vĩnh Long
còn được mệnh danh là xứ sở của vườn cây ăn trái với nhiều chủng loại đa


dạng, phong phú, và có nhiều loại trái cây nổi tiếng và có giá trị kinh tế cao,
một trong những loại trái cây đặc sản đặc trưng của Vĩnh Long là bưởi. Bưởi
Năm Roi, bưởi Da Xanh, của Vĩnh Long là được đánh giá cao về chất lượng
mang tầm cỡ quốc gia và đạt chứng nhận Global GAP. Bưởi Vĩnh Long đã
được đưa ra xuất khẩu ở thị trường nước ngoài và được người tiêu dùng ngoài
nước ưa thích.
Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, đem lại thu
nhập cao hơn cho người nông dân, tỉnh đã chủ trương khai thác hiệu quả thế
mạnh từ vườn cây ăn trái bằng việc cải tạo và mở rộng qui mô vườn cây ăn trái
và đặc biệt chú trọng vào bưởi vì đây là loại trái cây ưu thế của tỉnh. Những
năm gần đây bưởi Vĩnh Long đã tạo được thương hiệu riêng và đạt được nhiều
thành tựu đáng mừng trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc sản xuất kinh
doanh, phân phối bưởi còn gặp nhiều khó khăn từ những nguyên nhân khách
quan và chủ quan, nhất là khó khăn trong việc quản lí chuỗi giá trị bưởi của
tỉnh nên giá thành bưởi còn kém sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.
Vì vậy, để làm rõ tầm quan trọng của vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Phân tích
chuỗi giá trị bưởi ở Vĩnh Long” để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh bưởi ở Vĩnh Long.
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích chuỗi giá trị bưởi ở Vĩnh Long từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bưởi ở Vĩnh Long.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu cụ thể 1: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Vĩnh Long.
- Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích thị trường ở Vĩnh Long
- Mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất các giải pháp
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp từ các tạp chí kinh tế, bài báo, internet,
tổng cục thống kê…
3.2. Phương pháp phân tích
- Đối với mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân
tích thực trạng sản xuất và tiệu thụ sản phẩm.
- Đối với mục tiêu cụ thể 2: So sánh, phân tích, tổng hợp các số liệu thu
được
- Đối với mục tiêu cụ thể 3: Từ mô tả và phân tích trên, sử dụng các
phương pháp suy luận, quy nạp để đưa ra các biện pháp.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Thời gian: Phân tích số liệu từ năm 2008 đến năm 2011
4.2 Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long
4.3 Đối tượng nghiên cứu: Bưởi ở Vĩnh Long.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
1.1KHÁI QUÁT TỈNH VĨNH LONG
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, cách TP.HCM
135km. Phía Bắc và Đông Bắc giáp hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Phía Tây Bắc
giáp tỉnh Đồng Tháp. Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh. Phía Tây Nam giáp tỉnh
Cần Thơ.
Diện tích đất tự nhiên 147.519 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong
toàn tỉnh là 117.061 ha, trong đó 75.929 ha đất trồng cây hàng năm và 39.534 ha đất
trồng cây lâu năm. (Niên giám thống kê Vĩnh Long 2004)
Vĩnh Long là tỉnh vùng đồng bằng nên có địa hình tương đối bằng phẳng (độ
cao trung bình từ 0,75 - 1m so với mặt biển). Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí
hậu nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.
Hằng năm một lượng lớn phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi đắp nên đất đai màu

mỡ thích hợp cho các loại cây trồng. Nhóm đất phù sa chiếm 30,29% diện tích đất tự
nhiên, tập trung nhiều ở huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh và một phần của
huyện Long Hồ và Tam Bình. Đây chính là vùng đất thuận lợi cho việc trồng trọt các
loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trong đó có bưởi.
Tỉnh Vĩnh Long có nguồn lao động rất dồi dào. Năm 2010 tổng số lao động
trên địa bàn tỉnh khoảng 744.237 người. Trong đó lao động đang làm việc trong
ngành kinh tế 610.362 người, lao động có khả năng lao động đang học phổ thông
46.507 người, lao động có khả năng lao động đang học chuyên môn nghiệp vụ, nghề
23.407 người, lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm 10.872 người.
Ngành nông nghiệp Vĩnh Long trong những năm qua đã có những bước phát
triển tương đối đều. Đặc biệt là ngành sản xuất bưởi ngày càng được phát triển và
chiếm diện tích khá lớn. Nhận thấy được nhu cầu của thị trường đã có nhiều Hợp
Tác Xã, công ty, vựa trái cây tham gia vào ngành sản xuất bưởi, đã giải quyết việc
làm cho hàng ngàn lao động chưa có việc làm và phát triển kinh tế Vĩnh Long.
1.2 THÔNG TIN VỀ BƯỞI VĨNH LONG
Cây bưởi có tên khoa học là Cirus maxima thuộc nhóm Citrus trong họ
rutaceace, bưởi là loại trái cây có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và y học, là loại cây
được trồng lâu đời và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam Việt Nam với nhiều giống
khác nhau. Huyện Bình Minh hiện có 3.400 ha bưởi Năm Roi, sản lượng bình quân
hàng năm ước đạt 30.000 tấn. Tính chung cả tỉnh Vĩnh Long, diện tích bưởi đến
4.500 ha, chiếm 46% diện tích bưởi cả nước và chiếm đến 54% sản lượng. ( Theo
tổng hợp từ tiếp thị nông sản Việt năm 2010).
Vĩnh Long là một trong những nơi nổi tiếng với nhiều giống bưởi ngon như
bưởi Năm Roi, Da xanh (ruột đỏ), bưởi Lông, Hương Đồng, Thanh Trà, …. Trong
đó, Bưởi Năm Roi đặc biệt nổi tiếng ở Vĩnh Long và cả nước nói chung, nó đã trở
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
thành trái cây đầu tiên của Việt Nam được đăng ký thương hiệu thông qua doanh
nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu Hoàng Gia, tỉnh Vĩnh Long. Nhưng gần đây
giống bưởi da xanh (ruột hồng) lại được ưa chuộng và có giá trị kinh tế khá cao,

đang được ứng dụng trồng rộng rãi trong tỉnh.
Sau đây là một số đặc điểm chính của 2 giống bưởi được trồng phổ biến nhất
tại Vĩnh Long ( Năm roi và Da Xanh).
Bảng 1: So sánh đặc điểm của bưởi Năm roi & bưởi Da xanh.
Bưởi Năm Roi Bưởi Da xanh
Nguồn gốc Nguồn gốc từ Long Tuyền- Cần
Thơ được mang về trồng ở Bình
Minh, Vĩnh Long. Hiện nay bưởi
được trồng nhiều ở các tỉnh Bến
Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh
Long
BDX có nguồn gốc đầu tiên ở
xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày,
tỉnh Bến Tre, sau đó được di
chuyển đến nhiều địa phương,
hiện đang được trồng nhiều ở
các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang,
Vĩnh Long…
Đặc điểm Dạng trái hình quả lê đẹp
Nặng trung bình 0,9 - 1,45 kg/trái
Vỏ trái khi chín có màu xanh vàng
đến vàng sáng, dễ lột và dày trung
bình (15-18 mm)
Tép màu vàng nhạt, bó chặt, dễ
tách khỏi vách múi
Nước quả nhiều có vị chua ngot,
ăn không the.
Mùi thơm
Ít đến không hột (0-10 hạt/trái),
hạt nhỏ

Tỷ lệ thịt quả >50%.
Dạng trái hình cầu
Nặng trung bình từ 1,2–2,5
kg/trái
Vỏ trái màu xanh đến xanh
vàng khi chín,dễ lột, khá mỏng
( 14-18mm)
Tép màu hồng đỏ, bó chặt và
dễ tách khỏi vách múi
Nước quả khá, vị ngọt, không
chua (độ brix 9,5-12 %)
Mùi thơm
Nhiều hạt (10-30 hạt/trái), hạt
to
Tỷ lệ thịt quả trên 55%
Nguồn: www.caygiong.com
Như vậy, có thể thấy bưởi Năm roi và Da xanh khá khác nhau từ hình dáng đến
màu sắc, mùi vị. Đây chính là hai lọai bưởi hiện đang được ưa chuộng, và bán chạy
trên thị trường, tuy nhiên bưởi Năm Roi vẫn có hiệu quả về kinh tế hơn do sản lượng
cao gấp đôi bưởi da xanh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
Vĩnh Long là tỉnh có diện tích trồng bưởi lớn nhất cả nước (khoảng 7.000
ha, 60.000 tấn ( năm 2008). Trong đó xã Mỹ Hòa chiếm trên 1.272 ha bưởi
năm roi, đạt tỷ lệ trên 80% đất sản xuất cho sản lượng khoảng 40.000 tấn trái /
năm. Các nhà vườn trồng bưởi năm roi ở đây thu nhập bình quân 100 triệu
đồng/ha/năm. Bưởi năm Roi Mỹ Hòa đã trở thành loại đặc sản nổi tiếng của

vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây bưởi đã gắn bó với nhân dân Vĩnh Long
từ rất lâu đời. Tại tỉnh Vĩnh Long, cây bưởi là một trong những cây trồng chủ
lực và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh nhà. Tình hình sản xuất bưởi tại
Vĩnh Long trong vòng 3 năm qua có nhiều biến động . Điều đó được thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình sản xuất bưởi ở Vĩnh Long giai đoạn 2009-2011
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha/năm) Sản lượng (tấn)
2009 9.500 3.295 31.300
2010 7.701 9.090 70.000
2011 3.400 8.924 30.000
Nguồn: Tổng hợp từ tình hình sản xuất bưởi Vĩnh Long
Nhìn vào bảng 2 ta thấy diện tích trồng bưởi mỗi năm của tỉnh đều giảm
nhưng năng suất mỗi năm đều tăng. Cụ thể năm 2009 diện tích là 9.500 ha đến
năm 2011 giảm còn 3.400 ha, còn năng suất thì tăng từ 3.295 tấn/ha/năm (năm
2009) tăng lên 9.090 tấn/ha/năm (năm 2010), năm 2011 giảm nhưng vẫn còn ở
mức cao là 8.924 tấn/ha/năm. Tính chung cả tỉnh Vĩnh Long, diện tích bưởi đến
4.500 ha, chiếm 46% diện tích bưởi cả nước và chiếm đến 54% sản lượng. Như
vậy, hoàn toàn có thể khẳng định đây là một cây trồng đặc sản có thế mạnh đặc
thù của Bình Minh nói riêng và Vĩnh Long nói chung. Do vậy, cần có một
chiến lược xây dựng thương hiệu và qui hoạch phát triển bưởi Năm Roi lâu dài.
Ngày 19-9-2008 Tổ chức thẩm định đánh giá tiêu chuẩn quốc tế (SGS)
tại Việt Nam đã chính thức cấp cho Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm
Roi Mỹ Hòa chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global G.A.P (Global Good
Agricultural Pratices - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) với 26 hộ tham gia
trên diện tích 23,49ha. Đây là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong
quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, đáp ứng điều kiện khắt
khe về xuất khẩu, là tấm thông hành để bưởi Năm Roi đi vào những thị trường
khó tính như EU, Mỹ…
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long

Thương hiệu của bưởi Năm Roi đã được phát triển mạnh ở Vĩnh Long.
Loại trái cây đặc sản này từng được xây dựng thương hiệu, chứng nhận Global
Gap vào năm 2008.
2.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
2.2.1 Tiêu thụ nội địa
Bưởi Năm Roi và các loại cây có múi được xác định là loại trái cây chủ
lực của tỉnh Vinh Long. Nhiều năm qua tỉnh đã quy hoạch, đầu tư các vườn cây
có múi nhằm tạo ra nhiều loại trái ngon, có chất lượng để xuất khẩu và cung
ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Những năm gần đây diện tích,
năng suất, sản lượng trái cây ở Vĩnh Long tăng khá cao, đặc biệt là diện tích
trồng cây có múi (bưởi, cam, quýt) của tỉnh ngày càng tăng, diện tích chiếm
gần 20% diện tích ĐBSCL, đang cho trái chiếm khoảng 70-75%. Sản lượng
cung cấp trên thị trường hàng năm hơn 50 nghìn tấn trái cây có múi, trong đó
co khỏang 31,3 nghìn tấn bưởi Năm Roi.
Bảng 3: Diện tích, sản lượng cây có múi của tỉnh Vỉnh Long,
ĐBSCL và cả nước
DIỆN TÍCH
Đơn vị: 1000 ha - Unit: 1000 ha
2008 2009 2010
CẢ NƯỚC 63.2 63.9 60.9
ĐBSCL 35.3 35.3 33.4
Vĩnh Long 5.7 5.9 6.2
SẢN LƯỢNG
Đơn vị: 1000 tấn - Unit: 1000.tons
2008 2009 2010
CẢ NƯỚC 676.7 683.5 720.1
ĐBSCL 433.9 437.8 471.5
Vĩnh Long 58.7 63.0 66.2
Nguồn: fsiu.mard.gov.vn/data/trongtrot.htm
Theo Ban chỉ đạo Chương trình rau, quả - Bộ NN & PTNT xây dựng kế

hoạch triển khai thực hiện quy hoạch 50.000 ha bưởi (năm 2010) trong đó có
Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, (bưởi Da Xanh, bưởi Năm roi). Tại Vĩnh
Long, căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình, trình độ nhà vườn và định
hướng thị trường từ năm 2010 quy hoạch các vùng cây ăn trái theo hướng quy
mô tập trung, sản xuất – chế biến – tiêu thụ theo quy trình chứng nhận
VietGAP/Global GAP. Dự kiến đến 2015 đạt 11.000 ha bưởi Năm Roi.
Nhìn chung từ khi đạt tiêu chuẩn Global G.A.P thì bưởi Năm Roi sẽ tiến
thêm một bước dài trong việc khẳng định thương hiệu của mình. Tạo điều kiện
thuận lợi cho các HTX, DNTN chế biến xuất khẩu của Bình Minh có đủ điều
kiện để xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường Quốc tế và nâng cao chất lượng,
giá cả của bưởi Năm Roi.
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
Năm 2008, sản phẩm của bưởi Năm Roi đã và đang có mặt nhiều nơi
trong thị trường nội địa, đang mở rộng thị trường xuất khẩu. Hàng năm, cung
cấp cho thị trường từ 80.000 - 100.000 tấn.
Năm 2009 Hợp tác xã chỉ có khả năng bao tiêu cho 24ha bưởi sản xuất
theo tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu Global GAP với giá 4.500 đồng/kg bưởi
xô, 7.000 đồng/kg bưởi loại một. Theo thống kê, khu vực ĐBSCL có khoảng
13.000ha bưởi, sản lượng trên 150.000 tấn/năm.
Đến năm 2010, Vĩnh Long xác định cây bưởi Năm Roi vẫn là cây ăn
quả đặc sản chủ lực của tỉnh trong việc chuyển dịch cơ cấu cây ăn quả trong
ngành nông nghiệp. Cùng với việc duy trì thị trường xuất khẩu ở các nước châu
Âu, cây ăn quả của Vĩnh Long đang hướng tới các thị trường Trung Quốc,
Nhật Bản, Singapore và Mỹ.
Năm 2011, giá bưởi Năm Roi trên thị trường đã khởi sắc với mức giá
khá cao. Giá thu mua mỗi kg bưởi Năm Roi tiêu chuẩn xuất khẩu tại vườn từ
11.500 - 12.500 đồng. Thương lái vào tận vườn để tìm mua bưởi xuất khẩu
nhưng số lượng mua được không nhiều. Nếu như thị trường nội địa hiện
chuộng bưởi da xanh thì bưởi Năm Roi được thị trường thế giới ưa chuộng

hơn. Xét về giá, cho dù bưởi da xanh đắt gấp 2 lần bưởi Năm Roi nhưng theo
các nhà vườn, bưởi Năm Roi vẫn có hiệu quả về kinh tế do sản lượng cao gấp
đôi bưởi da xanh.
2.2.2 Xuất khẩu và giá trị xuất khẩu.
Bưởi là loại quả được nhiều nước tên thế giới ưa chuộng , đặc biệt là các
nước Châu Âu. Và là mặt hàng trái cây chủ yếu của Việt Nam để xuất khẩu mà
tỉnh Vĩnh Long chiếm chủ yếu. Xuất khẩu bưởi giúp nông dân có nguồn đầu ra
ổn định, yên tâm trong quá trình sản xuất, giúp thương hiêu bưởi năm roi của
Vĩnh Long được nhiều nước trên thế giới biết đến.
Bảng 4: Sản lượng xuất khẩu bưởi giai đoạn 2009-2011
Năm 2009 2010 2011
Giá bán(đồng/kg) 7000-7500 6500-7000 11.500 - 12.500
Sản lượng( tấn) 600 180 72
Nguồn: Tổng hợp từ tình hình tiêu thụ bưởi Vĩnh Long
Nhìn vào bảng 4 ta thấy sản lượng xuất khẩu bưởi Năm Roi của HTX Mỹ
Hòa tỉnh Vĩnh Long ngày càng giảm. Năm 2009 sản lượng đạt 600 tấn. Tuy
nhiên, vào năm 2010 lại giảm xuống còn 180 tấn và 72 tấn vào năm 2011.
Để xuất khẩu sang các khu vực lớn như là Châu Âu, thì sản phẩm của
chúng ta cần phải trải qua qui trình kiểm nghiệm về chất lượng sản phẩm một
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
cách khắc khe. Trong năm 2009 các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tổ
chức quốc tế và doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng những khu vườn mẫu, vùng
trồng trái cây theo chuẩn GlobalGap để nâng cao chất lượng, xây dựng thương
hiệu cho trái cây đặc sản cho xuất khẩu. Nhờ vậy, việc xây dựng thương hiệu
đạt kết quả khả quan, trong năm 2009 hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với
Cty TNHH Rồng Đỏ - TP. HCM xuất 70 container bưởi Năm Roi sang thị
trường Anh và Hà Lan. Tính dến thời điểm này, HTX đã cung ứng được 30
container cho Cty này để phục vụ xuất khẩu.
Do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên sản lượng, chất lượng sản phẩm thấp,

chưa đồng đều, sản lượng trái cây đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ít, không đáp ứng yêu
cầu nhà nhập khẩu. Mặt khác, trồng bưởi theo quy trình Global GAP chỉ thực sự
mang lại lợi nhuận khi bưởi xuất khẩu ra nước ngoài, còn trong nước, người tiêu
dùng không quan tâm nhiều đến chất lượng đạt tiêu chuẩn GlobalGap, đa số
người tiêu dùng chỉ phụ thuộc và giá để mua sản. Một số nhà vườn trồng theo
tiêu chuẩn GlobalGap, phải đầu tư nhiều tiền, công sức nhưng giá bán sản phẩm
vẫn như giá các sản phẩm khác nên xin ra khỏi tiêu chuẩn GlobalGap
Các HTX và hộ nông dân vẫn chưa tìm được đối tác ở nước ngoài trực tiếp
mua trược tiếp sản phẩm của , việc xuất khẩu phải lệ thuộc một Cty trung gian.
Nên thường bị các công ty ép giá, khả năng “bẻ kèo” của các Cty này rất cao,
trồng bưởi theo quy trình Global GAP chỉ thực sự mang lại lợi nhuận khi bưởi
xuất khẩu ra nước ngoài.
Chính vì những nguyên nhân này dẫn đến sản lượng xuất khẩu bưởi của
Tỉnh Vĩnh Long ngày càng giảm. Ở HTX sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi
Mỹ Hòa. Năm 2011, đơn vị này chỉ xuất được 2 container, trong khi năm trước
xuất được 10 container. Có thể thấy, sản lượng xuất khẩu bưởi Năm Roi của
HTX này mỗi năm một giảm.
Vì vậy cần có những biện pháp giúp tình hình xuất khẩu bưởi của chúng
ta ngày càng được cải thiện hơn, giúp nhà nông và các công ty thu mua gắng kết
lại với nhau để đạt hiệu quả cao nhất.
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Nắm bắt thị trường là một yêu cầu nghiệp vụ vô cùng quan trọng trong
kinh doanh. Nếu chúng ta dựa trên những cơ sở không đáng tin cậy mà đi đến
một quyết định đầu tư quan trọng, tức là chúng ta đã sẵn sàng chấp nhận một tỉ
lệ rủi ro cao. Để hạn chế rủi ro, các bạn cần có một cơ sở đáng tin cậy. Chính vì
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
vậy, các nhà nghiên cứu đã tốn nhiều công sức để nghiên cứu làm thế nào để có
thể thu được kết quả tương đối chính xác nhất, phản ánh đúng nhất tình hình thị
trường, để dựa vào đó mà quyết định phương hướng kinh doanh của mình. Để

thực hiện việc nghiên cứu thị trường phục vụ cho một mục đích kinh doanh cụ
thể, chúng ta có thể phải đi qua một số bước cần thiết. Dưới đây là một số công
đoạn được đúc kết và được cho là cần thiết trong việc nắm bắt thị trường:
Nghiên cứu xu hướng thị trường thông qua phân tích 4 yếu tố thị trường
(PEST), Nghiên cứu mức độ cạnh tranh (SWOT), phân tích chiến lược 4P.
3.1 PHÂN TÍCH PEST
Các yếu tố Nội dung
Chính trị - Chính trị ổn định thuận lợi hoạt động sản xuất kinh doanh bưởi
- Được nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức quan
tâm phát triển
Kinh tế - Sự cạnh tranh lành mạnh cũng là cơ hội cho bưởi Việt Nam tự
khẳng định và hòan thiện hơn trên thị trường trong và ngòai
nước.
- Khi VN gia nhập WTO, bưởi Vĩnh Long phải cạnh tranh với
nhiều loại bưởi (trực tiếp) và trái cây khác (gián tiếp) trong khu
vực và trên thế giới (nhất là Thái Lan và Trung quốc)*
Xã hội - Nhu cầu thị trường về bưởi tươi và các chế biến từ bưởi tăng
cao trong những năm gần đây cả trong và ngoài nước
- Thói quen ăn bưởi tươi nhiều, nhưng uống nước bưởi ép còn ít
- Công dụng tốt của trái bưởi lên sức khỏe con người (giảm
choresterol, tăng vitamin C, chống sơ vữa thành mạch máu…)

Công nghệ - Sản xuất cây giống bưởi năm roi sạch bệnh bằng cấy mô
- Phương pháp bao bưởi bằng bao nhựa PE có thể bảo quản bưởi
trong vòng 3 tháng
- ‘Ứng dụng màng chitosan’ trong việc bảo quản bưởi, màng
chitosan cho chất lượng tốt hơn trong 3 tháng bảo quản. Màng
chitosan chống thoát hơi nước, kháng khuẩn, không gây độc cho
môi trường và con người. Với màng chitosan, màu sắc của vỏ
bưởi chỉ thay đổi chút ít so với lúc mới hái, nhưng vỏ bưởi vẫn

có màu đều nhau, và có thể ăn được sau 3 tháng.
3.2 PHÂN TÍCH SWOT CỦA SẢN PHẨM
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chiến lược SWOT
Điểm mạnh:
- Vĩnh Long là vùng có
nước ngọt quanh năm, có
điều kiện khí hậu, đất đai
thích hợp để trồng bưởi.
- Đa dạng về giống bưởi,
và có nhiều giống bưởi
chất lượng ngon, cho trái
quanh năm như Năm
Roi, Da Xanh đạt tiêu
chuẩn GAP
- Người nông dân có
kinh nghiệm lâu năm về
trồng bưởi.
- Có sự hỗ trợ và quan
tâm phát triển của Chính
phủ
Điểm yếu:
- Sản xuất nhỏ lẻ,
manh múng, không
tập trung, thói quen
canh tác lạc hậu chưa
quy hoạch tốt vùng
cây trồng.

- Việc áp dụng tiến
bộ khoa học công
nghệ về giống chậm,
còn khan hiếm về
giống có chất lượng
cao.
- Sản phẩm bưởi đạt
chất lượng còn hạn
chế, diện tích trồng
bưởi theo tiêu chuẩn
GAP còn nhỏ hẹp
không đủ đáp ứng thị
trường trong nước và
xuất khẩu
- Chưa có sự liên kết
giữa những người
tham gia trong chuỗi
giá trị, hệ thống phân
phối phần lớn vẫn
còn hoạt động độc
lập, thiếu những kiến
thức cơ bản về kinh
doanh hiện đại khiến
chi phí cao, chất
lượng giảm và giá
thành lớn
- Hệ thống kiểm tra,
giám sát kĩ thuật hoạt
động kém.
- Cơ sở vật chất còn

nghèo nàn; chưa
chuyển giao tốt các
tiến bộ kĩ thuật về
công nghệ sau thu
họach và công nghệ
chế biến.
- Thiếu kĩ năng
marketing, xúc tiến
thương mại, thương
hiệu bưởi chưa được
biết đến nhiều.
Cơ hội:
- Vĩnh Long đang đẩy mạnh
việc phát triển vùng chuyên
Chiến lược S – O
- Phát triển các giống
bưởi chất lượng.
- Mở rộng quy mô trồng
Chiến lược W – O
- Quy hoạch các
vùng sản xuất nhỏ lẻ,
thiếu tập trung.
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
3.3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 4P
Chiến lược marketing là việc sử dụng các loại chính sách khác nhau để thực
hiện được mục tiêu sản xuất, cũng như đầu ra cho sản phẩm.
3.3.1 Chiến lược sản phẩm (Product):
Chiến lược sản phẩm là đường lối, biện pháp nhằm tạo ra sản phẩm đáp
ứng nhu cầu trên thị trường, sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn trong
thời gian dài và chiếm được uy tín trên thị trường.

Hình 1: Sơ đồ một số thuộc tính của sản phẩm bưởi
Vai trò của chiến lược sản phẩm:
Chiến lược sản phẩm (P1) đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của các
chiến lược marketing.
Chiến lược sản phẩm cơ vị trí cực kỳ quan trọng, là nền tảng, xương sống của
4P, nó quyết sự định thành bại của chiến lược marketing. Nếu không có chiến
lược sản phẩm đúng đắn thì các chiến lược của bộ phận khác không có cơ sở
tồn tại. Chiến lược sản phẩm cực kỳ quan trọng bởi vì trong thời đại hội nhập,
không chỉ đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dung trong nước mà còn đáp ứng cho
xuất khẩu.
3.3.2 Chiến lược giá (price):
Giá bắt đầu hình thành từ khi nông dân bán cho khách hàng của mình.
Theo kênh tiêu thụ, bưởi đi từ người trồng (nông dân), thương lái, người bán sỉ,
người bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng. Theo kênh này, giá ở khâu cuối
cùng mà người tiêu dùng phải trả cao hơn giá ở khâu đầu tiên mà người nông
dân nhận được khoảng 42.5-95%, gấp 1,5-2 lần, trong đó có ít nhất 3 lần tăng
giá.
Bảng 1: Giá bán Bưởi
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Bưởi
năm roi
Sự lựa
chọn
Kiểu mẩu
An toàn
Đồng
nhất
Phẩm chất
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
Năm Thành viên trong chuổi Giá bán (đồng/kg)

Loại 1 Loại 2 Loại 3
Bưởi Năm Roi
2009
Nông dân 6000-6500 3000-3500 2000-2500
Thương lái 7000-7500 4000-5000 3000-3500
Người bán sỉ 8000-8500 5000-6500 4000-4500
Người bán lẻ 9000-10.000 7000-8000 5000-5500
2010
Nông dân 5000-6000 3500-4000 2000-3000
Thương lái 6500-7000 4500-5500 3000-4000
Người bán sỉ 8000-9000 6000-7500 4000-5000
Người bán lẻ 11000-12000 8000-9000 6000-7000
2011
Nông dân 7000-7500 5500-6000 3000-4500
Thương lái 8000-9000 6500-7500 5000-6000
Người bán sỉ 12000-13500 8000-9500 6500-7000
Người bán lẻ 15000-16000 10000-12000 8000-9000
Bưởi Da Xanh
Loại 1 Loại 2 Loại 3
2009
Nông dân 12000-14000 8500-90000 6000-7000
Thương lái 15000-18000 10000-12000 8000-9000
Người bán sỉ 20000-24000 14000-17000 10000-12000
Người bán lẻ 24500-26000 18000-20000 14000-15000
2010
Nông dân 19000-20000 14000-16000 10000-12000
Thương lái 21000-23000 17000-19000 13000-15000
Người bán sỉ 27000-30000 23000-32000 18000-21000
Người bán lẻ 39000-40000 34000-36000 29000-30000
2011

Nông dân 16000-24000 13000-20000 10000-15000
Thương lái 25000-30000 22000-28000 17000-20000
Người bán sỉ 35000-38000 29000-32000 22000-25000
Người bán lẻ 40000-50000 35000-39000 25000-30000

Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Vĩnh Long
- Nông dân – Thương lái: Lần tăng giá qua trung gian thương lái không cao
lắm, những người này chủ yếu là mua bán tại chỗ họ nhận được tiền hoa hồng
từ 3-6% tính trên giá họ mua, giá chỉ tăng 2.5 - 10%.
- Thương lái- Người bán sỉ: giá tăng cao nhất trong 4 lần tăng giá, từ 30-55%
so với giá mà thương lái mua vào vì họ phải chịu nhiếu chi phí như thuê mướn
mặt bằng, lao động, dụng cụ, bao bì, vận chuyển cho khách hàng …
- Người bán sỉ – người bán lẻ: giá tăng tương đối cao từ 7 - 25%. Lý do là vì
người bán lẻ cũng chịu nhiều rủi ro như hàng bán chậm, tỷ lệ hư hỏng cao, chất
lượng quả giảm nhanh sau vài ngày cho nên ngày đầu tiên phải bán giá cao để
bù lại cho những ngày sau giá sẽ giảm do chất lượng giảm.
3.3.3 Mạng lưới kênh phân phối (place):
Chuỗi Giá Trị Buởi Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
Chuỗi giá trị của bưởi Vĩnh Long bao gồm 3 kênh, kênh quan trọng nhất vẫn là
kênh:
Nông dân Thương lái Người bán sỉ  Người bán lẻ  Người tiêu dùng.
Đây là kênh chính, chiếm đến hơn 80% lượng tiêu thụ bưởi tại Vĩnh Long.
Ngòai kênh này, hai kênh còn lại tiêu thụ một lượng nhỏ hơn nhiều, bao gồm:
Nông dân Doanh nghiệp  Đại lí, siêu thị hoặc xuất khẩu (chiếm 7%)
Và, Nông dân Người tiêu dùng (10%)
3.3.3.1. Nông Dân
Nông dân thường được các thương lái bao tiêu nguyên vườn nên họ không
phải tham gia vào việc thu hoạch, bảo quản, mà vẫn đảm bảo bán hết được các

loại bưởi (cả loại dạt), đây là hình thức ưa chuộng nhất của nông dân trồng
bưởi. Ngòai ra, người nông dân có thể neo trái khi giá bưởi hạ xuống, thường
thì có thể neo quả trên cây từ 15 – 30 ngày nữa để chờ giá lên.
3.3.3.2 Thương lái/ Doanh Nghiệp
Thương lái nhỏ và thương lái lớn tập hợp thành một mạng lưới mua bán
rộng khắp trong, ngòai tỉnh và thu mua bưởi quanh năm sau đó bán cho người
bán lẻ, bán ra chợ hoặc đi các tỉnh xa Thương lái thu mua từ nông dân thường
mua mão ( mua hết vườn) nên họ se đảm nhiệm toàn bộ các khâu sau thu
hoạch.
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Nông dân/
hợp tác xã*
Thương lái
nhỏ
Thương lái
lớn
Người
bán
lẻ/siêu thị
Người bán
sỉ**
Tự bán lẻ
Người tiêu
dùng
Doanh
nghiệp tư
nhân/
Công ty
Xuất khẩu
(EU, Hồng

Kông, Trung
Quốc)
10%
5%
90 %
85-90 % tiêu
thụ nội địa
5 – 10% xuất khẩu
32-33%
50%
7%
10%
4%
3%
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
Thông thường trong một chuyến buôn bưởi , thương lái phải đầu tư một số vốn
khá lớn, trung bình khoảng từ 12 – 15 triệu/1 chuyến (đối với thương lái vừa và
nhỏ), 20 – 30 triệu / 1 chuyến đối với thương lái lớn.
3.3.3.3 Người bán sỉ
Đa số người bán sỉ bưởi tập trung tại thành phố, tỉnh thành lớn trong nước.
Cơ sở kinh doanh của người bán sỉ được đặt tại các chợ đầu mối, chợ lẻ và họ
sẽ nhận hàng từ thương lái. Sản lượng bưởi mà họ mua mỗi lần khá lớn, hơn 2
tấn/ 1 lần. Một số người bán sỉ tự tìm đến địa phương để mua sản phẩm, chủ
yếu là mua lại từ thương lái. Họ cũng tham gia xuất khẩu, nhưng chỉ xuất tiểu
ngạch, khoảng 3 – 6% qua Campuchia & Trung Quốc.
3.3.3.4 Người bán lẻ
Người bán lẻ có mặt khắp nơi họ thường thường mua lại từ người bán sỉ ở
chợ đầu mối hoặc các sạp lẻ. Qui mô bán lẻ tại các tỉnh, thành phố rất đa dạng,
nhất là tại 2 thành phố lớn: Hà Nội & Hồ Chí Minh. Người bán lẻ có thể là
những người đẩy xe đẩy bán trên đường, họ cũng có thể là những chủ sạp lớn,

với vốn kinh doanh có khi tới hàng chục triệu
Ngoài ra bưởi còn được bán thông qua các siêu thị ở TP.HCM, Hà Nội và các
đại lý ở các tỉnh ĐBSCL, Nha Trang, Bà Rịa VũngTàu, Đà Nẵng
3.3.3.5 Người tiêu dùng
Người tiêu dùng thường dựa vào các đặc điểm sau để mua hàng: trọng
lượng hay cỡ quả, độ chín hay màu sắc vỏ quả, hình dạng quả và giá bán. Bên
cạnh đó họ cũng quan tâm đến sự an toàn của sản phẩm.
3.3.4 Quảng cáo, truyền thông (Promotions):
Để giúp bưởi năm roi ở Vĩnh Long phát triển bền vững và và xây dựng
thương hiệu hàng hóa để vươn xa ra thị trường thế giới, thì kênh quảng cáo và
truyền thông chiếm vị trí quan trọng để đạt được mục đích này.
Với thành tựu đã đạt được trong việc sản xuất và xuất khẩu bưởi Vĩnh
Long, đặc biệt là bưởi đặc sản Năm Roi, tỉnh đang chú trọng đến công tác xây
dựng tiêu chuẩn chất lượng cho trái bưởi.
Hiện nay, bưởi Năm Roi đã là một thương hiệu khá nổi tiếng trong và
ngoài nước, được các nhà khoa học đánh giá không chỉ là giống bưởi ngon của
Việt Nam mà còn là giống bưởi ngon của thế giới. (Chỉ sau Israen). Công ty
sản xuất và xuất khẩu Hoàng Gia là đơn vị đã xây dựng thành công thương
hiệu Năm Roi Hòang Gia bằng việc đăng ký độc quyền kinh doanh thương
hiệu bưởi Năm Roi Hoàng Gia và làm chủ trang web www.5roi.com , giúp
quảng bá rộng rãi cho loại trái cây này ra thế giới.
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
Công ty Hoàng Gia đang ký hợp đồng thu mua với nông dân, phân loại,
đóng gói, dán logo thương hiệu lên từng trái, đóng thùng rồi giao cho các đơn
vị đặt hàng. Công ty cũng mở đại lý tiêu thụ trong nước, xuất khẩu dùng trang
web www.5roi.com để đưa thông tin đến với người tiêu dùng.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long đã chuyển giao và
xây dựng chương trình sản xuất theo hướng nông sản an toàn trên cây bưởi

Năm roi, loại trái cây này đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global
Gap, nhờ vậy bưởi ở Vĩnh Long không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà
còn tạo sức cạnh tranh và mở hướng ra thị trường xuất khẩu. Để đạt được
những thành tựu như trên, Vĩnh Long cũng gặp những khó khăn trong việc sản
xuất và tiêu thụ. Sau đây là một số khó khăn chủ yếu và những giải pháp nhằm
khắc phục trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở Vĩnh Long.
4.1 Khó khăn trong sản xuất
Khó khăn trong sản xuất Hướng khắc phục
1. Giống
- Cây giống còn mắc một số bệnh
chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả
như: mốc hồng, rày
- Quản lý dịch bệnh, côn trùng, an
toàn về thuốc bảo vệ thực vật còn
- Đồng thời, tích cực đầu tư nghiên
cứu các biện pháp hiệu quả chống các
bệnh mốc hồng, rày, thán thư… ngoài
ra, cần chọn giống có chất lượng tốt
- Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp
trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
nhiều vấn đề
2. Diện tích canh tác- đất đai
- Diện tích cây trồng nhìn tổng thể vẫn
chưa tập trung, chưa qui hoạch tốt
vùng trồng cây, Bên cạnh đó, diện tích
vùng chuyên canh ít
- Đất trồng còn nhiễm chất hóa học
3. Chăm sóc

- Phân bón, xử lý ra hoa nghịch mùa
bằng biện pháp xiết nước quá triệt để,
không tỉa cành, tỉa trái… dẫn đến thời
gian sinh trưởng, năng suất và chất
lượng sản phẩm thấp
4. Kỹ thuật canh tác
- Trình độ chuyển giao tiến bộ kĩ thuật
, TT Khuyến nông…còn bị hạn chế
thiệt hại do sâu bệnh gây ra, có hiệu
quả kinh tế cao, ít độc hại cho con
người và môi trường
- Hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật,
khắc phục những tồn tại, tăng cường
chuyển giao quy trình kỹ thuật, phổ
biến tiêu chuẩn cây giống cho nhà
vườn, hướng dẫn nông dân sử dụng
giống sạch bệnh
- Hạn chế các dự án qui hoạch khu
công nghiệp tại những vùng trồng bưởi
tập trung.
- Quan tâm ổn định vùng nguyên liệu,
tổ chức sản xuất mở rộng diện tích
theo quy hoạch, phù hợp tính thích
nghi của bưởi Năm Roi, tăng cường
mở rộng quy mô diện tích đạt chứng
nhận Global GAP
- Phải sử dụng hợp lý và cân đối giữa
phân hữu cơ và vô cơ, hạn chế tối đa
sử dụng chất kích thích và điều hoà
sinh trưởng cây trồng

- Hỗ trợ người nông dân thực hiện chủ
trương hiện đại hoá các khâu tưới tiêu,
chăm sóc …
- Áp dụng mở rộng cơ giới hóa công
đoạn chăm sóc, thu hoạch và sau thu
hoạch, giảm bớt chi phí lao động, giảm
giá thành sản phẩm;
- Hướng dẫn biện pháp xử lý ra hoa
hợp lý, áp dụng mở rộng cơ giới hóa
công đoạn chăm sóc, thu hoạch và sau
thu hoạch, giảm bớt chi phí lao động,
giảm giá thành sản phẩm;
- Hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật,
khắc phục những tồn tại, tăng cường
chuyển giao quy trình kỹ thuật, phổ
biến tiêu chuẩn cây giống cho nhà
vườn, hướng dẫn nông dân sử dụng
giống sạch bệnh, tăng cường quản lý
IPM, tăng cường phân hữu cơ cho cây,
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
4. 2 Khó khăn trong tiêu thụ.
Khó khăn trong tiêu thụ Hướng khắc phục
- Thông tin thị trường hầu như do
thương lái do tự lăn lộn thực tế mà
có. Thông tin chính thức và đều đặn,
mới mẻ hầu như không có khả năng
cung cấp đến tận thương lái, nhất là
thông tin thị trường xuất khẩu.
- Chợ đầu mối chuyên cho trái cây

hầu như rất ít, chủ yếu là chợ đầu
mối nông sản, lại nhỏ bé, không làm
đúng chức năng
- Xúc tiến thương mại của các cơ
quan chức năng tiến hành chậm chạp,
không hệ thống, mới chỉ tập trung
vào một vài cá nhân tiêu biểu
- Thương hiệu bưởi Năm roi Mỹ Hòa
chưa thật sự được nhiều người biết
đến, nên đôi khi người tiêu dùng
nhầm lẫn sản phẩm.
- HTX hoạt động chưa hiệu quả
trong thời gian qua, chưa liên kết
được với nông dân, hợp đồng
thường dựa vào sự tín nhiệm nên
thường diễn ra tranh chấp về quyền
lợi. Nên đôi khi nông dân bán sản
phẩm cho thương lái, dẫn đến bán
không được giá, tiêu thụ kém hiệu
quả.
- GTZ nên phối hợp với Trung tâm thông
tin (Bộ Nông nghiệp và PTNT) hỗ trợ cho
Vĩnh Long thành lập hệ thống giám sát &
thu thập & phổ biến thông tin, nghiên cứu
thị trường
- Thông qua hiệp hội các thương lái,
khuyến khích cá nhân, tập thể tham gia
dưới nhiều hình thức hợp tác (HTX,
doanh nghiệp TN, công ty ) vừa dễ dàng
truyền đạt thông tin mới, vừa tránh nhiều

rủi ro trong kinh doanh
- GTZ và Metro có thể xem xét nên có
một trung tâm tập kết bưởi tại Vĩnh Long
(cho cả các vùng lân cận)/hoặc một chợ
đầu mối lớn, giúp phân lọai nhanh, và
giúp đầu ra ổn định thông qua các hệ
thống tiêu thụ của Metro trên tòan quốc
và các đầu mối tiêu thụ khác. Đồng thời,
tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng
thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
thông qua việc ứng dụng công nghệ thông
tin, hỗ trợ thông tin tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm theo thị trường, nhu cầu thị
trường tiêu thụ.
- Việc giúp đào tạo xây dựng thương hiệu
bưởi cho Mĩ Hoà, Bình Minh, hoặc các
thương hiệu bưởi khác cần được hỗ trợ cụ
thể, vừa giúp giới thiệu & tìm kiếm các
thị trường mới cho sản phẩm.
- Cũng cố và nâng cao chất lượng hoạt
động của các HTX sản xuất và tiêu thụ
bưởi Năm Roi đủ mạnh, tăng cường tính
liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa nông dân
– nông dân, nông dân – HTX, nông dân –
DNTN, tổ chức tổ hợp tác, HTX, đảm bảo
quyền lợi cho xã viên, ký kết hợp đồng
sản xuất – tiêu thụ, giảm bớt áp lực trung
gian, thực hiện và quản lý tốt quy trình
sản xuất và tiêu thụ
- Hình thành cơ quan tư vấn về kỹ thuật

và thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản
phẩm.
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chúng ta thấy bưởi thuộc lọai dễ trồng và cho năng suất khá cao. Vĩnh
Long là tỉnh trồng bưởi nổi tiếng với Năm Roi, Da Xanh hiện đang được tập
trung trồng trên diện tích lớn. Bưởi ở Vĩnh Long là một giống bưởi ngon đạt
tiêu chuẩn GAP (nhưng với diện tích nhỏ) và đã phát triển bền vững và xây
dưng được thương hiệu trong và ngoài nước. Tuy nhiên chúng ta gặp một số
khó khăn trong chuỗi giá trị gần như chuỗi giá trị mang tính một chiều chi
phối, khiến cho người nông dân hầu như ‘bán cái mình có’,mà không hoàn toàn
‘bán cái người tiêu dùng cần’. Cần phải làm sao xây dựng được niềm tin của
các thành phần trong chuỗi giá trị, nâng cao ý thức và trách nhiệm từng khâu từ
việc chọn giống trồng cây, chăm sóc cho đến thu họach và lưu thông hàng
hóa. Để tạo những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng thì:
1. Chính quyền Vĩnh Long cần quan tâm, giúp đỡ và nhất là quyết tâm xử lý
những trường hợp vi phạm cũng như khuyến khích các cá nhân tập thể có đóng
góp trong khâu chuỗi giúp hàng hóa đạt chất lượng được lưu thông với giá
thành tốt nhất.
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
2. Tuyên truyền và khuyến khích thông tin hai chiều, xử lý phản hồi phản ảnh
kịp thời, nâng cao nhận thức và ý thức của người tiêu dùng.
3. Hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện các công việc một cách đồng bộ
và xuyên suốt từng khâu trong chuỗi, không thể chỉ tập trung vào một đối
tượng.
4. Nên có sự tham gia của các tổ chức tài chánh, ngân hàng, các quỹ phát triển
đầu tư… giúp đỡ giải thích những vướng mắc cụ thể về công nợ, vay vốn,

chuyển khỏan v.v. cũng như cam kết các hỗ trợ
5. Các khóa học về công nghệ sau thu họach cần thiết được tổ chức cho tất cả
các thành viên của chuỗi tham gia nhằm tăng nhận thức và vai trò của từng tác
nhân trong chuỗi.
6. Tập huấn cụ thể và chuyên sâu cho từng khâu chuỗi riêng biệt với từng chủ đề
liên quan ngay tại vườn (nông dân) hoặc cơ sở kinh doanh.
7. Cần hoạch định chiến lược xuất khẩu cho bưởi bao gồm cách thức đạt các
chứng chỉ của các thị trường riêng biệt cho bưởi tươi và chế biến, xúc tiến
thương mại, tìm thị trường xuất khẩu mới cho bưởi Việt Nam, cũng như hỗ trợ
một phần kinh phí cho từng dự án cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trái cây xuất khẩuViệt Nam: Thách thức thị trường khó, Thanh Dung- Đức Mạnh, ngày
đăng 23/06/2011.
/>age/vi-VN/Default.aspx
/> />%9Dng/T%E1%BB%89nhV%C4%A9nhLong/tabid/753/Default.aspx
/> />da-xanh-gia-cao-gap-5-lan-buoi-nam-roi/
/> />Tổng hợp từ tình hình sản xuất bưởi Vĩnh Long
Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng
Chuỗi Giá Trị Bưởi ở Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Hoài Giang SVTH:Nguyễn Hữu Trọng

×